Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:

3.1.1. Thiết kế nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu là cấu trúc tổng thể của nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu là
trung tâm kết nối các hoạt động cơ bản của dự án nghiên cứu: xác định mẫu, thước
đo, quy trình thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu để trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu.

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu:

֍ Phương pháp nghiên cứu định tính:

Sau quá trình thảo luận nhóm để tìm hiểu, xác định mô hình nghiên cứu phù hợp,
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của giảng
viên hướng dẫn và tham khảo một số bài báo cáo khoa học có liên quan thì kết quả
đưa ra được 6 nhân tố của mô hình nghiên cứu của sinh viên về sự lựa chọn.

Các thang đo được xác định đầy đủ (gồm 30 thang đo của 6 nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn của sinh viên lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường tại TP. Hồ Chí
Minh)

Trải qua các bước nghiên cứu định tính, các thang đo đã được xác định và bảng câu
hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 điểm.

֍ Phương pháp định lượng:

Bảng câu hỏi sau khi được xây dựng xong, đã được đưa vào khảo sát thực tế.
Thông tin thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát sẽ tiến hành xử lý qua phần mềm
SPSS 22 với các phân tích như sau:

- Phân tích thống kê mô tả


- Kiểm định Crobach’s Alpha
- Phân tích nhân tố (EFA – Exploratory Factor Analysis)
- Mô hình nghiên cứu tổng quát
- Phân tích tương quan hệ số Pearson
- Phân tích hồi quy (Regression)

3.2. Quy trình nghiên cứu:

Quy trình nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về thứ tự và công việc được thực
hiện trong nghiên cứu này. Quy trình nghiên cứu trình bày thông qua sơ đồ sau:

HÌNH 3.1: Sơ đồ trình bày quy trình nghiên cứu

3.3. Phương pháp chọn mẫu/ cỡ mẫu:

3.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu:

Dựa vào phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên: Chọn phương pháp này để
nghiên cứu khảo sát, vì nó dễ dàng, nhanh chóng và cho ra kết quả nhanh. Lấy mẫu
thuận tiện, câu hỏi được tạo trên google docs, mỗi câu hỏi được đo lường trên
thang đo Likert gồm 5 điểm. Thông qua quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành,
sau khi sàng lọc lại các bảng câu hỏi không phù hợp. Nghiên cứu sẽ được tiến hành
nhập dữ liệu vào phần mềm và tiến hành phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận các
mô hình nghiên cứu. Kết quả cuối cùng từ SPSS sẽ được phân tích, giải thích trình
bày thành bản báo cáo nghiên cứu.

3.3.2. Cỡ mẫu:

۰ Kích thước mẫu được xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1, tức là để đảm bảo
phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì ít nhất 5 quan sát cho 1
biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100. Vậy với 30 biến quan sát nghiên
cứu này thì cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu là 30*5=150.

۰ Để hạn chế rủi ro trong quá trình điều tra và đảm bảo điều kiện để chạy hồi quy
đảm bảo hớn nne tác giả quyết định chon cỡ mẫu là 259.

3.4. Xây dựng thang đo:

3.4.1. Biến độc lập:

Biến độc lập là các biến số tác động đến 1 biến số khác (biến phụ thuộc) trong câu
hỏi khảo sát. Sau đây là thang đo các biến độc lập của mô hình nghiên cứu.

Gia đình (GĐ):

Thể hiện qua sự cảm nhận của sinh viên về việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra
trường. Yếu tố này đo lường qua 5 biến quan sát, caccs biến quan sát được đo
lường bằng thang đô Liker 05 điểm.

Bảng 3.1: Thang đo gia đình

Kí hiệu Câu hỏi


GĐ1 Gia đình ảnh hưởng đến quyết định
chọn ngành nghề của bạn sau khi ra
trường
GĐ2 Gia đình hỗ trợ tài chính cho quyết
định nghề nghiệp (khởi nghiệp, kinh
doanh ...)
GĐ3 Bạn gặp khó khăn khi thuyết phục gia
đình về quyết định nghề nghiệp
GĐ4 Gia đình có truyền thống làm nghề này
từ trước
GĐ5 Gia đình có kiến thức và hiểu biết về
nghề nghiệp bạn chọn

Thông tin tham khảo (TT):

Đo lường thông qua các đánh giá khác của sinh viên về mức tương xứng giữa
thông tin để khảo sát và những gì tìm hiểu nhận được sau khi tìm kiếm. Sự ảnh
hưởng của các yếu tố này được đo lường qua 5 biến quan sát, các biến quan sát
được đo lường bằng thang đo Likert 05 điểm.

Bảng 3.2: Thang đo thông tin tham khảo

Kí hiệu Câu hỏi


TT1 Tôi chọn ngành nghề này theo lời
khuyên của bạn bè
TT2 Tôi chọn ngành nghề này theo tư vấn
của giảng viên
TT3 Tôi chọn ngành nghề này theo trào lưu,
xu thế nghề nghiệp
TT4 Tôi chọn ngành nghề này theo tư vấn
của chuyên gia
TT5 Tôi chọn ngành nghề này theo thông
tin trên phương tiện truyền thông

Đặc điểm cá nhân (ĐĐ):

Thể hiện qua mức độ ảnh hưởng hưởng của sinh viên về việc lựa chọn nghề
nghiệp. Để đo lường mức độ tác động của yếu tố này có 5 biến quan sát, các biến
quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 05 điểm.

Bảng 3.3: Thang đo đặc điểm các nhân

Kí hiệu Câu hỏi


ĐĐ1 Tôi chọn ngành nghề này phù hợp với
năng khiếu
ĐĐ2 Tôi chọn ngành nghề này phù hợp với
sở thích
ĐĐ3 Tôi chọn ngành nghề này theo tính
cách của bản thân
ĐĐ4 Tôi chọn ngành nghề này phù hợp với
sở thích
ĐĐ5 Tôi chọn ngành nghề này do mức độ tự
tin của bản thân

Giá trị nghề nghiệp (GT):


Là yếu tố thể hiện cái “ chất riêng ” của mỗi cá nhân lựa chọn nghề nghiệp, tạo nên
sự khác biệt trong công việc của họ. Yếu tố này có 5 biến quan sát, các biến quan
sát được đo lường bằng thang đo Likert 05 điểm.

Bảng 3.4: Thang đo giá trị nghề nghiệp

Kí hiệu Câu hỏi


GT1 Tôi chọn ngành nghề này do tính hấp
dẫn của công việc
GT2 Tôi chọn ngành nghề này do danh tiếng
của doanh nghiệp
GT3 Tôi chọn ngành này do vị trí của ngành
nghề này trong xã hội
GT4 Tôi chọn ngành nghề này do có cơ hội
việc làm đúng chuyên môn sau khi tốt
nghiệp
GT5 Tôi chọn ngành nghề này do có kỳ
vọng thu nhập cao sau khi ra trường

Cơ hội việc làm (CH):

Là những vấn đề liên quan đến các sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên sau khi
ra trường, thời gian và địa điểm tìm kiếm việc làm. Mức độ tác động yếu tố này có
5 biến quan sát, các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 05 điểm.

Bảng 3.5: Thang đo cơ hội việc làm

Kí hiệu Câu hỏi


Tôi chọn ngành nghề này do có cơ hội
CH1
ứng tuyển cao
Tôi chọn ngành nghề này do có tỉ lệ
CH2
chọi thấp
Tôi chọn ngành nghề này yêu cầu phù
CH3
hợp với bản thân
Tôi chọn ngành nghề này do thị trường
CH4
lao động đang được quan tâm
Tôi chọn ngành nghề này do mức
CH5
lương và cơ hội thăng tiến

Quyết định chọn ngành nghề (QĐ):

Thể hiện qua cảm nhận trải nghiệm thực tế của sinh viên trong quá trình lựa chọn
nghề nghiệp sau khi ra trường tại Tp. Hồ Chí Minh. Yếu tố này có 5 biến quan sát,
các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 05 điểm.

Bảng 3.6: Thang đo quyết định lựa chọn nghề nghiệp

Kí hiệu Câu hỏi


QĐ1 Tôi thấy việc làm tôi chọn là đúng
Chọn ngành nghề này là một trong các
QĐ2
quyết định ưu tiên của tôi
Tôi sẽ theo đuổi công việc này đến
QĐ3
cùng
Tôi đã đặt ra mục tiêu rõ ràng về ngành
QĐ4
nghề này
Đam mê và sở thích cá nhân để theo
QĐ5
đuổi công việc này
3.5. Phương pháp thu thập số liệu:

3.5.1. Số liệu sơ cấp:

۰ Từ việc sử dụng ý kiến từ bảng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay để thu thập nguồn dữ
liệu sơ cấp cho nghiên cứu.

۰ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, gửi bảng câu
hỏi khảo sát trực thuyến thông qua Email, Facebook, Zalo, trang mạng phổ biến,
diễn đàn công cộng cho bất kỳ sinh viên ra trường nào đang tìm kiếm việc làm.

3.5.2. Số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu từ tham khảo qua các sách báo, tạp chí chuyên ngành, trang mạng
để nắm được tình hình tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề
nghiệp.

3.6. Xử lý và phân tích số liệu:

3.6.1. Xử lý số liệu:

۰ Để có được dữ liệu, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng khảo sát. Được thực hiên
khảo sát trên Google Docs bằng hình thức online theo đường link:

https://docs.google.com/forms/d/e/
1FAIpQLSdL5jRaxQxhG4cKyLVKcyuASsBMMrXtaOVyLObSc8XqlPWq2w/
viewform?usp=sf_link

۰ Sau khảo sát thu được 259 phiếu trả lời. Dữ liệu của cuộc khảo sát sau khi thu
thập sẽ được chọn lọc và loại bỏ những bảng trả lời không phù hợp ( bỏ trống, chỉ
chọn một mức độ đồng ý với tất cả câu hỏi). Sau đó bnagr khảo sát sẽ được mã
hóa, nhập dữ liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS22 để tiến hành phân tích. Nội
dung dữ liệu gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin cá nhân họ và tên (thang đo định danh), số điện thoại ( thang đo
định danh), thông tin chung về giới tính ( thang đo định danh), chuyên ngành học
( thang đo định danh), từng làm việc qua công việc nào ( thang đo định danh),
quyết định lựa chọn nghề nghiệp có ảnh hưởng gì ( thang đo định danh), tìm kiếm
thông tin tuyển dụng ở đâu ( thang đo định danh), yếu tố nào được quan tâm nhất
khi lựa chọn nghề nghiệp ( thang đo định danh), lý do đi làm thêm là gì ( thang đo
định danh), quan tâm đến lựa chọn nghề nghiệp có đặc điểm như thế nào ( thang
đo định danh).

Phần 2: Các yếu tố quyết định sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường hiện nay: Yếu tố gia đình, thông tin tham khảo, đặc điểm cá nhân, giá trị
nghề nghiệp, cơ hội việc làm, quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Sử dụng thang đo
Likert gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đnahs giá của người
trả lời. Các biến được thiết kế từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn
đồng ý.

3.6.2. Phân tích dữ liệu:

Sau khi làm sạch dữ liệu thu được, mã hóa và nhập dữ liệu vào SPSS, chúng tối đã
tiến hành thực hiện các bước phân tích dữ liệu theo trình tựu như sau:

۰ Phân tích thống kê mô tả Frequency để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

۰ Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm xác định mức độ tương quan
giữa các thang đo, loại những biến quan sát không đạt yêu cầu.

۰ Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định các nhóm biến quan sát (nhân
tố) được dùng để phân tích hồi quy.
۰ Phân tích tương quan hồi quy nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên
cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác
động đến mức độ sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua chương 3 chúng tôi đã dựa trên những lý luận cơ bản về những nhân tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay, các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, dựa trên cơ sở lý thuyết về sự lựa chọn, chất
lượng nghề nghiệp cũng như các mô hình nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc sử
dụng các phương pháp đề nghiên cứu và xây dựng các thang do dùng để phân tích
sự lựa chọn của sinh viên đối với tìm kiếm việc làm. Chúng tôi đã xây dựng bảng
câu hỏi trên Google Does nhằm khảo sát sinh viên sau khi ra trường tại TP.Hồ Chí
Minh để tìm ra yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa của họ và tiến hành khảo sát
thông qua các trang mạng xã hội. Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng khảo sát
chúng tôi sử dụng những kiến thức mà giảng viên hướng dẫn để sử dụng ứng dụng
SPSS22 trong việc xử lý dữ liệu dùng trong nghiên cứu.

Sau khi xử lý dữ liệu xong. Đã dựa trên quy trình nghiên cứu và các phương pháp
nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng nhằm tìm ra nhân tố khiến sự lựa
chọn nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay, tìm ra mức độ lựa chọn
của sinh viên đối với từng nhân tố ảnh hưởng. Từ đó tổng hợp những mặt hạn chế
và yếu kém của các nhân tố, đồng thời căn cứ vào những đánh giá và những ý kiến
đóng góp của người được khảo sát để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đến sự lựa chọn nghề nghiệp.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát và thống kê mô tả các biến


4.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

TRẢI NGHIỆM

Đã làm qua công việc part – time


Đã từng làm qua công việc full – time
Chưa làm việc bao giờ

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Hình 4.1. Cơ cấu mẫu khảo sát

Nhận xét:
- Theo giới tính: Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu cho thấy
trong tổng số 233 sinh viên tham gia khảo sát có 149 sinh viên chiếm 70%
thuộc giới tính nữ và 84 sinh viên chiếm 30% thuộc giới tính nam.
- Trải nghiệm từng làm qua các công việc: Có 169 sinh viên đã làm qua
công việc part-time chiểm tỷ trọng cao nhất 73%, tiếp theo là số sinh viên đi
làm qua công việc full-time chiếm 18% còn lại là sinh viên chưa đi làm bao
giờ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 9%
- Ý kiến đưa ra quyết định có ảnh hưởng đến gia đình: Đa số sinh viên
tham gia khảo sát chọn có chiếm 70% là ảnh hưởng đến gia đình, phần trăm
còn lại là không chiếm 30 trong tổng số 233 sinh viên đã tham gia khảo sát.
- Phương tiện tìm kiếm thông tin tuyển dụng việc làm: Đa phần những
sinh viên tham gia khảo sát đều sử dụng trên các website tuyển dụng của các
công ty 43%, phương tiện tiếp theo là trên mạng xã hội có tỷ trọng 40%,
11% là thông qua bạn bè/ người thân giới thiệc, mức tỷ trọng cuối cùng là
6% số sinh viên kahor sát chọn một số phương tiện khác.
- Yếu tố đặc điểm của cá nhân: Có 68 người chiếm tỷ lệ cao nhất là sở thích
cá nhân 29%, yếu tố mức lương đứng thứ hai trong tổng là 233 người khảo
sát chiếm 21%, xu hướng thị trường và xã hội có 15%, 13% là môi trường
làm việc, yếu tố tư vấn từ bạn bè/thầy cô có 10%, địa điểm việc làm thích
hợp có 3% bằng với phần trăm của ngoại hình, sức khỏe, tố chất của bản
thân cuối cùng là đặc điểm khác của mỗi sinh viên có 6%.

4.1.2 Thống kê mô tả các biến.

Độ lệch
Biến Diễn giải N Trung bình
chuẩn
GIA ĐÌNH (GĐ)
THÔNG TIN THAM KHẢO (TT)

ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN (ĐĐ)

GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP (GT)

CƠ HỘI VIỆC LÀM (CH)


QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ (QĐ)

You might also like