Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1:
1. Hãy nêu dẫn liệu chứng minh nguồn gốc cộng sinh của ti thể trong tế bào nhân thực (nhân
chuẩn).
2. Dựa vào những kiến thức trong quá trình nhân đôi của DNA, hãy trả lời ngắn gọn các câu
hỏi sau đây:
a. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện như thế nào?
b. Vì sao trên một chạc chữ Y (chạc nhân đôi) chỉ có một mạch của phân tử DNA được tổng
hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn?
c. Vai trò của enzim DNA pôlimerase như thế nào?
3. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a. Không phải mọi sự thay đổi trình tự nuclêôtit trên DNA đều dẫn tới sự thay đổi amino axittrên
prôtêin.
b. Không phải mọi đột biến dẫn tới thay thế một amino axittrên prôtêin đều làm mất hoặc giảm
hoạt tính của prôtêin.
4. Trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và
đột biến đa bội để có hiệu quả cao nhất?
Đáp án và thang điểm câu 1:
Câu Nội dung Điểm
1.1 - DNA của ti thể giống DNA vi khuẩn cấu tạo trần, dạng vòng. 0,25
- Ribôxôme của ti thể giống ribôxôme của vi khuẩn về kích thước và thành 0,25
phần rRNA.
- Quá trình tổng hợp prôtêin có nhiều điểm tương tự:
+ Được khởi đầu bằng foocmil-mêtiônin 0,25
+ Bị ức chế bởi kháng sinh chloramphenicol 0,25
1.2 a.
* Nguyên tắc bổ sung: 0,25
- A mạch khuôn liên kết với T môi trường nội bào.
- T mạch khuôn liên kết với A môi trường nội bào.
- G mạch khuôn liên kết với C môi trường nội bào.
- C mạch khuôn liên kết với G môi trường nội bào.
* Nguyên tắc bán bảo tồn: Phân tử DNA con tạo thành có một mạch của 0,25
DNA ban đầu, một mạch được tổng hợp từ các nucleotit môi trường nội
bào (1 mạch mới + 1 mạch cũ).
b.
- Hai mạch của phân tử DNA ngược chiều nhau (đối song song).
- Enzim DNA - polimerase tổng hợp mạch polinu mới luôn theo chiều 0,25
5’→3’
c.
- Vai trò: lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch
khuôn của DNA. 0,25
1.3 a. Không phải mọi sự thay đổi trình tự nuclêôtit trên DNA đều dẫn tới sự 0,5
thay đổi amino axittrên prôtêin là vì:
- Mã di truyền có tính thoái hóa, nên khi xảỵ ra đột biến thay thế 1 cặp
nuclêôtit ở tren gen làm xuất hiện bộ ba mới thay thế bộ ba cũ nhưng bộ ba
mới này mã hóa amino axit ban đầu (2 bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1
amino axit).
- Do đột biến xảy ra ở các đoạn intron của gen. Ở gen phân mãnh, nếu đột
biến xảy ra ở vùng không mã hóa thì không làm thay đổi amino axit trên
phân tử prôtêin. Ngụyên nhân là do sau phiên mã ra mRNA thì các đoạn
intron trên mRNA bị cắt bỏ, các đoạn intron không được dùng làm thông
tin để dịch mã.
- Do đột biến xảy ra ở vùng không mã hóa. Trên phân tử DNA có những
vùng không mang thông tin mã hóa amino axit. Ví dụ như các trình tự điều
hòa phiên mã, các gen giả, các yếu tố di truyền vận động. Đột biến ở những
vùng này không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin.
(Mỗi ý 0,25 tổng điểm không vượt quá 0,5)
b. 0,5
- Vị trí của amino axit bị thay đổi. Nếu amino axit ở vùng hoạt động của
prôtêin bị thay đổi thì ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin, nhưng nếu chỉ
thay đổi 1 amino axit ở vị trí không quan trọng thì ít ảnh hưởng tới chức
năng của prôtêin.
- Do tính chất của amino axit mới so với amino axit ban đầu. Nếu amino
axit mới cùng tính chất hóa học với amino axit ban đầu thì cấu trúc và chức
năng của prôtêin ít thay đổi hoặc không bị thay đổi.
- Do amino axit đó bị cắt bỏ trong quá trình điều hòa sau dịch mã. Ở sinh
vật nhân thực có cơ chế điều hòa sau dịch mã. Nhiều trường hợp chuỗi
polipeptit sau khi được tổng hợp sẽ bị ezym cắt bỏ đi một đoạn peptit, sau
đó gắn đoạn polipeptit còn lại với các phân tử khác như gắn với glucôzo để
tạo thành peptidoglucô. Nếu đột biến làm thay đổi amino axit ở đoạn bị cắt
bỏ thì không ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của prôtêin.
(Mỗi ý 0,25 tổng điểm không vượt quá 0,5)
1.4 Kì trung gian có 3 pha: pha G1, pha S và pha G2
- Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen 0,25
→ Vì ở giai đoạn này diễn ra quá trình nhân đôi DNA. 0,25
- Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần xử lý côsixin ở pha G2 (hoặc cuối 0,25
pha G2) của kì trung gian
→ Vì sự tổng hợp vi ống hình thành thoi vô sắc bắt đầu ở pha G2. Cơ chế 0,25
tác động cùa côsixin làm ức chế sự hình thành các vi ống → ức chế hình
thành thoi phân bào → hiệu quả tạo đột biến đa bội sẽ cao.
Câu 2:
1. Nêu chức năng của mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình
khảm động. Trong những thành phần chính đó thì thành phần nào có thể ảnh hưởng đến tính
động của màng?
2. Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của hạch nhân (nhân con) ở tế bào sinh vật nhân thật.
3. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có
lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức
năng của các loại tế bào này.
4. Dựa vào sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể dùng kháng
sinh đặc hiệu chỉ để tiêu diệt vi khuẩn mà không làm tổn hại đến các tế bào người?
Đáp án và thang điểm câu II:
Câu Nội dung Điểm
2.1 - Chức năng của mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh
chất:
+ Phopholipid là chất lưỡng cực do đó nó không cho các chất tan trong 0,25
nước cũng như các chất tích điện đi qua, và cho các chất tan trong lipid,
các chất có kích thước nhỏ không phân cực không tích điện đi qua.
+ Prôtêin của màng có thể là enzime, các kênh vận chuyển các chất, là 0,25
các thụ thể...
+ Cacbonhydrat chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với 0,25
prôtein hoặc lipid đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo
vệ. 0,25
+ Cholesteron có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững
chắc hơn. 0,5
- Thành phần ảnh hưởng đến tính linh động của màng đó là phôtpholipid
và cholesteron: nếu nhiều đuôi axit béo không no thì tính động sẽ cao hơn
so với chứa nhiều axit béo no, hay chứa nhiều cholesterol thì màng cũng
ổn định hơn. Ngoài ra prôtêin cũng có ảnh hưởng tới tính linh động của
màng.
2.2 - Hạch nhân là một cấu trúc có trong nhân tế bào sinh vật nhân thật. Nó 0,25
gồm có DNA nhân và các phân tử rRNA do chính DNA nhân mã hoá,
ngoài ra nó còn gồm các protein được “nhập khẩu” từ tế bào chất.
- Hạch nhân là nơi “lắp ráp” (đóng gói) các phân tử rRNA và protein, 0,25
hình thành các tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của ribosom, trước khi
những cấu trúc này được vận chuyển ra tế bào chất và tham gia vào quá
trình dịch mã (tổng hợp protein).
2.3 a. Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng 0,25
để tiết ra ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của
các lizôxôm.
b. Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá 0,25
trình tổng hợp lipid, chuyển hoá đường và giải độc.
c. Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng
tổng hợp và tiết ra các kháng thể. 0,25
d. Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc.
0,25
2.4 - Tế bào vi khuẩn có thành peptidoglican, tế bào người không có thành 0,5
peptidoglican → dùng kháng sinh tác động vào thành tế bào vi khuẩn.
- Ribôxôme của vi khuẩn và người khác nhau nên dùng kháng sinh tác 0,5
động vào ribôxôme ngăn cản quá trình dịch mã của vi khuẩn.
Câu 3:
1. Một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng bao trong màng có tính thấm chọn lọc được ngâm
vào cốc chứa loại dung dịch khác (Hình 1). Màng thấm cho nước và đường đơn glucose và
fructose đi qua nhưng không cho disaccharid sucrose đi qua.

a. Vẽ bằng mũi tên liền cho thấy sự chuyển động của chất tan vào hoặc ra khỏi tế bào. Vẽ bằng
mũi tên gạch nối để chỉ sự thẩm thấu thực của nước nếu có.
b. Dung dịch ngoài tế bào là đẳng trương, ưu trương hay nhược trương? Cuối cùng hai dung
dịch có nồng độ chất tan giống nhau hay khác nhau?
2. Trong quá trình quang hợp nước được hình thành ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào có
thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha đó?
3. Năng lượng hoạt hóa là gì? Tại sao sự sống lại sử dụng enzyme để xúc tác cho các phản ứng
sinh hóa mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?
Đáp án và thang điểm câu III:
Câu Nội dung Điểm
3.1 a. 1,0

b. - Dung dịch ngoài tế bào là môi trường nhược trương. Nó có ít sucrose


vì chất tan này không qua màng. 0,5
- Cuối cùng thì 2 dung dịch sẽ có cùng nồng độ chất tan. Thậm chí sucrose
không thể qua màng thì dòng nước (thẩm thấu) cũng sẽ dẫn đến trạng thái 0,5
đẳng trương.
3.2 - Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp 0,25
- Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy
đủ: 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6H2O + 6O2 0,25
* Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi
nguyên tử đánh dấu có trong glucozơ và nước => Như vậy, ôxi của nước 0,25
là ôxi từ CO2, vì CO2 chỉ tham gia vào pha tối.
3.3 - Năng lượng hoạt hóa là năng lượng nhỏ nhất cần cung cấp để cho phản 0,25
ứng xảy ra.
- Hạn chế của việc tăng nhiệt độ:
+ Nếu cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt năng bằng cách tăng nhiệt 0,25
độ thì phải tăng nhiệt độ lên rất cao, như thế protein có thể bị biến tính
(thậm chí phân hủy), các chất hữu cơ khác cũng có thể bị phân hủy (hoặc
bị oxi hóa), tế bào sẽ chết.
+ Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ của hầu hết các phản ứng đều tăng theo, kể 0,25
cả phản ứng cần thiết và không cần thiết.
- Ưu thế của xúc tác enzime
+ Enzime có tính chọn lọc khi xúc tác, có nghĩa là mỗi enzim thường chỉ 0,25
xúc tác cho một phản ứng nhất định.
+ Enzime làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng 0,25
Câu 4:
1. Dưới đây là hình vẽ minh họa 4 tế bào động vật ở các giai đoạn khác nhau của nguyên phân.

Hãy sắp xếp các tế bào trên (bằng chữ số tương ứng của mỗi tế bào) theo trật tự phản ánh đúng
thứ tự diễn ra trong nguyên phân.
2. Những tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể thuộc mỗi loài được thể hiện ở những thời
điểm nào trong chu kì nguyên phân?
3. Vi khuẩn lactic đồng hình (Streptococcus mutans) rất phổ biến trong khoang miệng, nhất là
ở trẻ em. Chúng là liên cầu khuẩn Gram dương, bất động, có thể sống hiếu khí và kỵ khí
a. Vi khuẩn lactic đồng hình là gì?
b. Ở những con bò sau khi chữa bệnh bằng Penixilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư
kháng sinh. Vi khuẩn nêu trên có khả năng lên men sữa này hay không ? Vì sao?
c. Các bà mẹ thường khuyên con nhỏ ăn kẹo xong phải xúc miệng, nếu không rất dễ bị sâu
răng, lời khuyên đó dựa trên cơ sở khoa học nào?
d. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn ký sinh gây bệnh?
4. Một số loại virut gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo ra được vắcxin phòng
chống. Hãy cho biết đó là loại virut có vật chất di truyền là DNA hay RNA? Giải thích.
Đáp án và thang điểm câu IV:
Câu Nội dung Điểm
4.1 1→3→2→4 1,0
4.2 – Tính đặc trưng về số lượng biểu hiện ở pha G1 của kì trung gian. 0,5
– Tính đặc trưng về hình thái (hình dạng, kích thước) biểu hiện ở kì giữa 0,5
nguyên phân.

4.3 a. Khái niệm: vi khuẩn lactic đồng hình là vi khuẩn chuyển hoá đường 0,25
thành axit lactic. sản phẩm chính là axit lactic
b. Nếu trong sữa còn dư lượng pênixilin thi vi khuẩn lăctic đồng hình 0,25
không thể phát triển được, không thể biến lăctôzơ thành axit lăctic được
vì penixilin ức chế sự hình thành mạch peptit trong murêin của vi khuẩn, 0,25
đặc biệt vi khuẩn trên là vi khuẩn gram dương có thành murêin rất dày
nên rất mẫn cảm với pênixilin.
c. Có cơ sở khoa học vì vi khuẩn lăctic biến đường còn sót ở chân răng
thành axit lăctic, hợp chất này ăn mòn chân răng tạo điều kiện cho các vi 0,25
khuẩn khác xâm nhập ăn mòn chân răng.
d. Vì trong sữa chua lên men tốt, vi khuẩn lăctic đã tạo ra môi trường
axit, pH thấp ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh vì những vi khuẩn 0,25
này thường sống trong điều kiện pH trung tính.
4.4 - Virut có vật chất di truyền là RNA. 0,25
- Giải thích:
+ Virut có vật chất di truyền là RNA dễ phát sinh ra các đột biến hơn
virut có vật chất di truyền là DNA vì DNA có cấu trúc bền vững hơn 0,25
RNA.
+ Vì vậy virut RNA có thể nhanh chóng thay đổi đặc tính kháng nguyên 0,25
của mình làm cho hệ miễn dịch của người không đối phó kịp nên người
ta không thể tạo ra được vắcxin phòng chống chúng.
Câu 5:
1. Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nuclêôtit như sau:
Mạch 1: TAC ATG ATC ATT TCA ACT AAT TTC TAG CAT GTA
Mạch 2: ATG TAC TAG TTA AGT TGA TTA AAT ATC GTA CAT
Gen này được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi pôlipeptit chí gồm có 5 axit
amin. Hãy xác định mạch nào trong hai mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng
hợp nên mRNA và viết các dấu 5’ và 3’ vào các đầu của gen. Giải thích tại sao lại đi đến kết
luận như vậy.
2. Một loài 2n = 40, có chu kì tế bào diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn
thời gian phân bào trong chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra kì đầu, kì
giữa, kì sau, kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3:2:2:3. Một hợp tử tiến hành phân chia liên tiếp nhiều
lần tạo các tế bào con.
a. Xác định thời gian kì trung gian, thời gian nguyên phân và thời gian từng kì cùa nguyên
phân?
b. Xác định số nhiễm sắc thể và trạng thái tồn tại của nhiễm sắc thể ở các tế bào con tại thời
điểm 32 giờ.
Đáp án và thang điểm câu V:
Câu Nội dung Điểm
5.1 - Mạch 1 là mạch khuôn để tổng hợp nên mRNA 0,5
Vì nếu đọc từ phải (đầu 3') qua trái (đầu 5') thì ta sẽ thấy bộ ba thứ nhất
TAC là mã mở đầu và sau 4 bộ ba kế tiếp ta gặp bộ ba kết thúc ACT (trên 0,5
mRNA là UGA).
Vì vậy ta có thể đánh dấu các đầu của gen như sau:
3’ TAC ATG ATC ATT TCA ACT AAT TTC TAG CAT GTA 5’ 0,5
- Mạch 2 cho dù đọc từ trái qua phải hay phải qua trái ta cũng chỉ gặp
được bộ ba mở đầu TAC nhưng sau 4 bộ ba kế tiếp ta không gặp được bộ 0,5
ba kết thúc nào ứng với 3 bộ ba kết thúc trên mRNA là UAA, UAG hay
UGA.
5.2 Gọi x là thời gian của kì trung gian của một chu kì tế bào, y là thời gian
nguyên phân. Theo bài ra ta có: x + y = 11
x-y=9
=> x = 10, y = 1 0,5
Vậy kì trung gian diễn ra trong 10 giờ, nguyên phân diễn ra trong 1 giờ.
* Thời gian diễn ra từng kì trong nguyên phân:
- Thời gian kì đầu = thời gian ki cuối = (3/10) x 1 giờ = 0,3 giờ = 0,3 x 0,25
60 phút = 18 phút
• Thời gian kì giữa = thời gian kì sau = (2/10) x l giờ = 0,2 giờ = 0,2 x 60 0,25
phút = 12 phút
Tại thời điểm 32 giờ: 11 giờ x 2 + 10 giờ => hợp tử nguyên phân hai lần
tạo ra 22 = 4 tế bào mới, và 4 tế bào này vừa kết thúc kì trung gian 0,5
- Số lượng nhiễm sắc thể: 40 x 4 = 160 0,25
- Trạng thái nhiễm sắc thể: Trang thái kép 0,25

You might also like