Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


KHOA: NGÔN NGỮ ANH

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: LỄ HỘI ĐIỆN HÒN CHÉN
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Học phần : CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT
Mã sinh viên : 20F7510933
Nhóm học phần : NHÓM 8
Giảng viên phụ trách : TÔN NỮ THÙY TRANG

Huế, tháng 06 năm 2021

1
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 3

Lí do chọn đề tài ............................................................................................................................ 3


Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 3

Lịch sử nghiên cứu: ....................................................................................................................... 4

Bố cục ............................................................................................................................................ 4

B. NỘI DUNG ............................................................................................................................... 5

Chương 1: Giới thiệu, phân tích đặc điểm và ý nghĩa của Lễ hội điện Hòn Chén ở quê hương
Thừa Thiên Huế ............................................................................................................................. 5
Khái quát chung về Điện Hòn Chén.......................................................................................... 5
Lễ hội điện Hòn Chén ............................................................................................................... 6

Chương 2: Quan điểm của bản thân về việc giữ gìn và phát triển của Lễ hội: ............................. 7
Lễ hội Điện Hòn Chén và những thách thức trong đời sống đương đại ................................... 7
Quan điểm cá nhân về việc giữ gìn và phát triển Lễ hội trong giai đoạn hiện nay .................. 9

C. KẾT LUẬN............................................................................................................................. 11
Lễ hội Điện Hòn Chén – điểm nhấn du lịch Huế cần được bảo tồn và phát huy ....................... 11

Kiến nghị: .................................................................................................................................... 12

2
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng của lễ hội văn hóa truyền thống ngày
càng được nâng cao. Ngành du lịch ở đất nước Việt Nam đang dần khẳng định vị thế ở cả trong
nước và ngoài thế giới. Điều này vừa trở thành động lực cũng như thách thức của tất cả chúng
ta trên con đường xây dựng bộ mặt mới của cả dân tộc. Cũng vì thế, chúng ta phải tự đặt câu
hỏi rằng: Làm thế nào để duy trì và phát triển ngành du lịch của Việt Nam. Tự hào là một đất
nước có đầy đủ tiềm năng cũng như sức hấp dẫn không thua kém bất cứ quốc gia nào, chúng ta
nhận thức sứ mạng quan trọng của mình- giữ gìn và phát huy.
Suy cho cùng, giá trị cốt lõi của một nền tảng vĩ đại nào đó cũng được xây dựng từ
những tài nguyên vô cùng nhỏ bé nhưng phi thường. Bước tiếp hành trình phát triển du lịch, lễ
hội truyền thống không thể không được nhắc đến. Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại
các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) chính là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng
được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Với hi vọng lan tỏa niềm tự hào cho một lễ hội có lịch sử lâu đời, tôi chọn ‘Lễ hội Điện
Hòn Chén- Lễ hội văn hóa truyền thống quê hương’ là đề tài nghiên cứu của tôi.

II. Mục tiêu nghiên cứu


Tìm hiểu, giới thiệu và phân tích đặc điểm, ý nghĩa của Lễ hội Điện Hòn Chén. Qua đó,
dễ dàng phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt của Lễ hội, từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, tổ chức. Không chỉ vậy, điều này còn góp phần
nâng tầm giá trị văn hóa, nâng cao giá trị tinh thần và nét đẹp truyền thống của lễ hội; giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ phát triển du lịch lễ hội trên quê hương Thừa Thiên Huế trong
giai đoạn không thuận lợi hiện nay.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Địa danh: Điện Hòn Chén
Lễ hội điện Hòn Chén
Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ Mẫu của ngời Việt
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu Lễ hội điện Hòn Chén trong trong khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế .

IV. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng những phương pháp sau đây:
1. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin.
2. Phương pháp phân tích tổng hợp.
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu.

3
IV. Lịch sử nghiên cứu:
Từ năm 1883 đến năm 1885, vì gặp một giai đoạn của lịch sử triều Nguyễn, vua Ðồng
Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là vua Tự Ðức. Ông nhờ mẹ là bà Kiên
Thái Vương lên đền Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na xem mình có làm vua
được không. Mẫu cho biết ông sẽ hài lòng.
Sau khi tức vị, năm 1886, vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang,
làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ, và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh
Mẫu. “Huệ Nam” nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam. Có một điều kỳ lạ, chính vua
Ðồng Khánh đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ và tự nhận mình là đồ đệ
của Thánh Mẫu, mặc dù nhà vua chỉ gọi thánh mẫu bằng "Chị". Theo nguyên tắc xưa, ông vua
nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng ở đây vua Ðồng Khánh lại hạ mình
xuống làm "em" của Mẫu. Hiện nay trong đền vẫn còn thờ vài bức tranh ảnh của chính nhà vua
được treo ở đây.
V. Bố cục
A. Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài.
II. Mục tiêu nghiên cứu.
III. Phương pháp nghiên cứu.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
V. Lịch sử nghiên cứu.
VI. Bố cục tiểu luận.
B. Phần nội dung:
Chương 1: Giới thiệu, phân tích đặc điểm và ý nghĩa của Lễ hội điện Hòn Chén ở quê hương
Thừa Thiên Huế
I. Khái quát chung về Điện Hòn Chén
1. Địa điểm
2. Nét độc đáo
3. Lịch sử
4. Kiến trúc
II. Lễ hội Điện Hòn Chén:
1. Địa điểm, thời gian tổ chức.
2. Đặc điểm, ý nghĩa của lễ hội.
Chương 2: Quan điểm của bản thân về việc giữ gìn, phát triển lễ hội trong giai đoạn hiện nay.
I. Lễ hội Điện Hòn Chén và những thách thức trong đời sống đương đại
II. Quan điểm cá nhân về việc giữ gìn và phát triển Lễ hội trong giai đoạn hiện
nay:
C. Phần kết luận, tài liệu tham khảo.
I. Lễ hội Điện Hòn Chén – điểm nhấn du lịch Huế cần được bảo tồn và phát huy
II. Kiến nghị.
4
III. Tài liệu tham khảo.

B. NỘI DUNG

Chương 1: Giới thiệu, phân tích đặc điểm và ý nghĩa của Lễ hội điện Hòn Chén ở quê
hương Thừa Thiên Huế

I. Khái quát chung về Điện Hòn Chén


.1. Địa điểm
Điện Hòn Chén, tên chữ là Huệ Nam Điện. Đây là một di tích tín ngưỡng tôn giáo và
danh thắng nổi tiếng của quần thể Di tích Cố đô Huế. Ngôi điện nằm ở bờ Bắc sông Hương
thuộc làng Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà (cách trung tâm thành phố Huế khoảng 07
km về phía Tây). Điện tọa lạc trên một quả đồi có tên là núi Ngọc Trản.

2. Nét độc đáo


Điện Hòn Chén thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Đây là địa điểm nổi tiếng để khám phá
văn hóa, tâm linh và cầu bình an, tiền tài rất được du khách tin tưởng. Điện Hòn Chén còn được
coi là di tích có nhiều giai thoại bí ẩn nhất ở Huế.
Một điều đặc biệt nữa khi đến Điện Hòn Chén là các nghi thức lễ hội. Đây là biểu hiện
tín ngưỡng của người dân địa phương về đời sống tâm linh và tín ngưỡng thờ cúng. Nơi linh
thiêng này là nơi duy nhất kết hợp tín ngưỡng dân gian với nghi lễ cung đình, văn hóa tâm linh
và lễ hội.
Kiến trúc độc đáo ở Điện Hòn Chén cũng vô cùng thu hút khách du lịch và các nhà
nghiên cứu lịch sử. Toàn bộ kiến trúc là nghệ thuật trang trí cao nhất của cuối thế kỷ 19.

3. Lịch sử
Điện Hòn Chén được xây dựng từ thời vua Gia Long, chủ yếu thờ Đạo giáo. Dưới thời
vua Nguyễn, Điện Hòn Chén được gọi là Ngọc Trản Sơn Từ (miếu thờ ở núi Ngọc Trản). Năm
1832, cung điện được sửa chữa, sau đó đổi tên là Huệ Nam với ý nghĩa “mang ân huệ cho
người nước Nam” dưới thời Đồng Khánh. Ngày nay, cung điện còn lưu giữ khoảng 664 lễ vật
hiến tế thuộc 284 loại có giá trị lịch sử quý giá từ thời kỳ này.
Điện Hòn Chén có tổng cộng 10 công trình kiến trúc được xây dựng trên núi Ngọc Trản.
Trong đó lớn nhất là Điện Minh Kính Đài. Trước đây, đây là nơi thờ nữ thần Po Nagar (Thánh
Mẫu) của người Chăm. Nữ thần được biết đến là người dạy con người tạo ra lúa gạo và trồng
cây trầm hương quý giá. Vì vậy, trong chùa có rất nhiều bàn thờ bằng gỗ tuyết tùng và lá cờ
nam là biểu tượng của nữ thần hiển linh. Bạn có thể khám phá tín ngưỡng độc đáo hòa quyện
giữa văn hóa Chăm với bản sắc tâm linh của người Việt.

4. Kiến trúc Điện Hòn Chén

5
Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác
nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản . Núi Ngọc Trản xưa được đặt tên là Ngọc
Trản sơn (núi Chén Ngọc) do trên đỉnh có một chỗ trũng xuống, đường kính vài mét, nước mưa
thường đọng lại, trông giống cái chén đựng nước trong. Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn
Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, gắn liền với truyền thuyết
vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc xuống dòng sông Hương và một con rùa nổi lên ngậm chén
ngọc trả lại cho nhà vua.. Trong đó, nổi bật nhất là Minh Kính Đài. Khu này nằm chính giữa,
bên trái là Điện Ngũ Hành Sơn, bàn thờ các quan, am và ông Hồ. Bên phải là Đền Thánh, Viện
Cát Trinh, nhà quan. Minh Kính Đài là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động nghi lễ, hành hương
vào khoảng tháng 3, 7 âm lịch.
Minh Kính Đài được chia thành 3 cung điện theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm cung
điện thứ nhất, cung điện thứ hai và cung điện thứ ba. Trong đó lần lượt là khu thờ tự, khu thờ tự
và khu dâng hương. Kiến trúc của Minh Kính Đài cũng rất đặc biệt với nghệ thuật khảm sành
sứ đỉnh cao, mang biểu tượng chim phượng hoàng hội tụ.
II. Lễ hội điện Hòn Chén:
1. Địa điểm, thời gian tổ chức:
a. Địa điểm: điện Hòn Chén, làng Hải Cát, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Thời gian tổ chức: lễ hội diễn ra trong vòng 2 ngày mồng 2 – mồng 3 tháng 3 và tháng
7 với tên gọi ta tháng 7 kỵ Cha và tháng 3 kỵ Mẹ.
2. Phân tích đặc điểm, ý nghĩa của Lễ hội:
a. Đặc điểm:
Ngoài những lễ hội xuất hành đầu năm diễn ra trong tháng Giêng, các lễ hội trong tháng
3 Âm lịch cũnng được tổ chức với quy mô không kém phần long trọng. Một trong số đó là lễ
hội Đền Hòn Chén nhằm suy tôn Thánh mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội được tổ chức để tưởng
niệm thánh mẫu Yana.
Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc
"bằng" (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén,
nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải
Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng.... Trước lễ tế là lễ
đưa tất cả các vị thần trong làng về đình làng. Sau lễ tế là lễ rước Thánh Mẫu diễn ra trên sông
Hương, lễ rước thuyền từ điện Huệ Nam về đình làng Hải Cát. Các cặp thuyền được trang trí
bằng nến sáng và cờ nhiều màu sắc. Đoàn rước có bàn thờ Thánh, long kiệu Thánh Mẫu, quan
tài và các biểu tượng như tán, mông, cờ, quạt ... trong tiếng nhạc của phường hát, phường bát
âm. Sau khi tế xong, dân làng làm lễ Túc Yết theo nghi thức cổ truyền. Hát cúng, lên đồng, hầu
bóng diễn ra thâu đêm. Sáng hôm sau là lễ chính tại đình. Sau đó là Bài hát của Chúa. Buổi
chiều, đoàn rước long trọng trở về Điện Hòn Chén. Kết thúc lễ hội là lễ phóng sinh, thả đèn.
Đẹp nhất vẫn là lễ rước Đức Mẹ được tổ chức tại các “phòng”. Trên mỗi bậc thang đều
có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với kiệu. Trên kiệu là ngai vua phong Thánh Mẫu, tiếp đến là bàn
6
thờ, kiệu và trượng của hai Bà Chúa Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu. Sau đó là lễ
rước kiệu và cờ quạt.
Kiệu Thánh Mẫu là kiệu thêu trang trí bởi các trinh nữ, còn các cung nữ mang bình
hương, ống trầu cau, bình trà, hộp đựng đồ trang sức, người mang cờ, biển, sông, ô, gối, quạt.
vv ... Các chàng trai trẻ. mang đồ cúng, bát và các loại vũ khí khác. Đám rước rực rỡ sắc màu
và trang nghiêm. Khi đoàn dừng chân ở bến nước, đoàn rước từ chân sông lên đình làng Hải
Cát, có phường kiệu.
b. Ý nghĩa của lễ hội:
Huế không những được biết đến với các lăng tẩm cổ kính, các ngôi chùa hàng trăm năm,
các ngôi làng đề thờ ... mà nó còn biết đến với Điện Hòn Chén nơi tâm linh luôn được mọi
người tín ngưỡng và tôn quý nhất. Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo
mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo thu hút hàng ngàn khách tham
quan . Người dân du khách gần xa từ Bắc vào Nam cứ đến độ tháng 3 hay tháng 7 đều sắp xếp
mọi công việc mà đến đây để trải nghiệm cũng như cầu nguyện những điều tốt đẹp cho cuộc
sống con người.
Lễ hội điện Hòn Chén hay còn gọi là ‘lễ Vía mẹ’ không chỉ dành riêng cho những người
theo đạo Thiên Tiên Thánh Mẫu mà còn dành cho những người theo đạo Mẫu, đạo hiếu, nhân
nghĩa. Hãy thể hiện sự tôn trọng bản thân, gạt bỏ cái xấu, cái dở. Hãy biến việc thờ cúng tâm
linh thành một lễ hội ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống và con người Việt Nam.
Lễ hội Điện Hòn Chén là dịp mà tín đồ và du khách thập phương có thể tề tựu để tôn vinh lòng
hiếu hỉ đối với mẫu hệ, cũng là một nghi lễ văn hóa quan trọng góp phần vào những tinh hoa
văn hóa Việt Nam. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị
văn hóa truyền thống
Du khách và người dân có thể nắm bắt thời gian mà đến đây cúng kiến, cầu xin phước
lành. Ý nghĩa đặc thù mang đậm tính chất tâm linh thần bí, ai bước chân đến đây cũng đều có
một cảm giác lạ thường.

Chương 2: Quan điểm của bản thân về việc giữ gìn và phát triển của Lễ hội:

I. Lễ hội Điện Hòn Chén và những thách thức trong đời sống đương đại
Lễ hội như một hình thức sinh hoạt cộng đồng mạnh mẽ, phản ánh sâu sắc các giá trị văn
hóa của cộng đồng làng xã. Con người sáng tạo ra lễ hội trước hết để thỏa mãn nhu cầu tinh
thần, sau đó là thể hiện ước mơ, khát vọng về một cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc. Việc
tổ chức lễ hội hàng năm diễn ra phù hợp với nhịp sống của cư dân nông nghiệp, để tồn tại và
phát triển trong một xã hội công nghiệp cần phải thay đổi và chuyển mình. Điều đó trở thành
thách thức lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

1. Cơ hội
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường,
giao lưu và hợp tác quốc tế, người dân có cơ hội tiếp cận với những thông tin mới về hoạt động

7
kinh tế, chính trị, các hoạt động kinh tế, văn hóa. Đặc biệt, khi ranh giới giữa văn hóa thành thị
và nông thôn, truyền thống và hiện đại ngày càng bị xóa nhòa, tác động ngày càng mạnh mẽ.
Trong những năm qua, công tác quản lý và hướng dẫn phương thức tổ chức lễ hội truyền
thống đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thiết thực. Điều đó góp phần xây dựng môi trường
văn hóa truyền thống lành mạnh, tạo động lực tinh thần, thúc đẩy lao động sản xuất, xây dựng
và phát triển kinh tế.
Những năm gần đây, công tác quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nền nếp. Nội
dung lễ hội phong phú, đa dạng. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về vấn đề xã
hội hóa trong tổ chức lễ hội ngày càng được nâng cao, phát huy vai trò chủ thể và năng lực
sáng tạo giá trị văn hóa của cộng đồng. Qua đó, các giá trị văn hóa truyền thống và thuần phong
mỹ tục được bảo tồn, phát huy.
Công tác quản lý tài chính trong thời gian diễn ra lễ hội được chặt chẽ, tiền công đức,
tiền giọt dầu được công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích. Các vấn đề an sinh xã hội,
bảo vệ môi trường được quan tâm. Nhờ đó thể hể hiện sự đồng thuận của chính quyền và nhân
dân trong việc tổ chức lễ hội. Nguồn kinh phí thu được từ lễ hội đã thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, phát triển du lịch địa phương, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội. Việc thực hiện nếp sống
văn minh trong lễ hội được coi trọng và có nhiều chuyển biến tích cực.
Trên đây là những dẫn chứng khẳng định rằng không chỉ Việt Nam nói chung, tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng đã và đang có rất nhiều những thuận lợi, những mặt tốt đang dần được chú
ý và khai phá, mặt chưa tốt đang dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Chính bởi lẽ đó, chúng ta
càng thêm tự hào và trân quý những giá trị truyền thống lâu đời, mang vẻ đẹp, cốt cách của con
dân Việt Nam.

2. Thực trạng và những khó khăn đang đối mặt


Song song những cơ hội mà chúng ta đang có trong quá trình phát triển du lịch và quảng
bá lễ hội truyền thống, chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn trước mắt và những hậu quả
chưa thể giải quyết triệt để. Đây vừa là thách thức, vừa là động lực trên con đường xây dựng bộ
mặt mới, hoàn thiện hơn của cả dân tộc.
Tác động của kinh tế thị trường đôi khi dẫn đến nhận thức sai lệch về mục tiêu của lễ
hội, tư lợi, coi lễ hội là cơ hội để trục lợi. Các yếu tố kinh tế và thương mại đã thấm vào hầu hết
các lễ hội. Ngày càng có nhiều người làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, môi
trường, dịch vụ, ... đã thay đổi nếp sống, nếp nghĩ, coi lễ hội trở thành việc trục lợi của mỗi cá
nhân. Điều đó làm mất đi sự cân bằng với các giá trị đồng của lễ hội, làm cho những chất liệu
quý giá vượt qua hệ giá trị và đạo đức truyền thống, và bản sắc văn hóa của lễ hội bị mờ nhạt.
Sự chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế, xã hội đã tạo cơ
hội mở rộng giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng dân cư trong và ngoài lãnh thổ quốc gia.
Đồng thời, điều đó cũng làm tăng nguy cơ xuống cấp, biến dạng của lễ hội truyền thống. Có xu
hướng chạy đua nâng cấp lễ hội bằng cách thêm bớt tùy tiện những yếu tố xa lạ với thuần
phong mỹ tục của cộng đồng, vừa tốn kém, vừa làm mất đi tính thực tế, trần tục, đơn điệu của
lễ hội truyền thống.
8
Các sản phẩm truyền thống mang đặc trưng vùng đất Tổ phục vụ du khách làm quà lưu
niệm chưa thực sự hấp dẫn để thu hút du khách. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của
lượng khách ngày càng đông, nhất là vào các dịp lễ hội lớn, gây áp lực cho địa điểm tổ chức lễ
hội, tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an ninh trật tự. Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền,
vận động nhân dân thường xuyên chấp hành nội quy lễ hội, tôn trọng và bảo vệ môi trường, ...
Một số người tham gia lễ hội có ý thức chấp hành nội quy lễ hội, tôn trọng và bảo vệ môi
trường sống không cao. Tình trạng xả rác bừa bãi, mất vệ sinh còn diễn ra phổ biến tại các lễ
hội.
Việc thực hiện nếp sống văn minh ở lễ hội chưa cao: đốt nhiều vàng mã, thắp hương, đặt
giọt dầu không đúng nơi quy định, mất vệ sinh môi trường ... Vẫn có tục lệ là bỏ tiền xuống
giếng, bỏ tiền vào thần tượng. Thái độ của những người được phân công phục vụ nhân dân
trong lễ hội ở nhiều nơi chưa lịch sự. Việc các đồ thờ cúng công đức không phù hợp với cảnh
quan, kiến trúc của di tích vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, một số lễ hội không thể diễn ra
theo dự định, trong đó có lễ hội Điện Hòn Chén. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đối với
kinh tế du lịch của tỉnh.
Bên cạnh những người sùng bái, yêu thích tôn giáo, cũng có không ít người cho rằng việc
tổ chức lễ hội này là mê tín dị đoan, thậm chí là cực đoan. Nhiều người lo sợ hầu hết các hoạt
động đều có nguy cơ bùng phát, tạo ra nhiều mối đe dọa cho người dân, trong đó có tình trạng
“buôn thần, bán thánh”. Vì vậy, trong một thời gian dài, các hoạt động này bị cấm tổ chức.
Điều này làm mất đi giá trị và vẻ đẹp vốn có của lễ hội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự
biến mất của lễ hội này trong thời gian không xa.
Đứng trước thực trạng nặng nề, khó khăn chồng chất, ngay tại thời điểm này, nhiệm vụ
vủa cá nhân quan trọng hơn bao giờ hết. Việc trước mắt mà tất cả chúng ta phải đề cao là ý thức
của cả dân tộc trong sự nghiệp giữ gìn lễ hội truyền thống và phát triển du lịch.

II. Quan điểm cá nhân về việc giữ gìn và phát triển Lễ hội trong giai đoạn hiện nay:
Việc giữ gìn và phát triển Lễ hội điện Hòn Chén trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ
cấp thiết, đòi hòi sự chung tay của cả đoàn thể và cá nhân, các tổ chức ban ngành, nhà nước và
hơn cả là chính chúng ta. Lễ hội truyền thống là một trong những hoạt động văn hóa có ý nghĩa
tốt đẹp ở mỗi vùng, mỗi cộng đồng dân tộc; là chất keo tạo nên sự kết nối cộng đồng, nơi gắn
kết cộng đồng bởi sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Từ đó, lễ hội
đã góp phần là cầu nối giữa các thế hệ, bồi đắp tình yêu quê hương, làng xóm. Trong thời kỳ
đất nước đang hội nhập, việc bảo tồn và phát huy một lễ hội truyền thống mang nhiều giá trị
lịch sử, nét đẹp của đất nước là cần thiết. Điều này vừa phát huy những giá trị truyền thống tốt
đẹp, vừa góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Những năm gần đây,
lễ hội văn hoá truyền thống đã trở thành một loại hình du lịch phát triển mạnh ở mỗi địa
phương và ngày càng có sức thu hút đối với khách du lịch.

9
Ở góc độ văn hóa, đối với sự đa dạng văn hóa của các cộng đồng, với những giá trị lịch
sử được tích lũy lâu đời của một cộng đồng có nền văn hóa riêng, ‘lễ hội điện Hòn Chén’ có thể
được coi là một di sản văn hóa. Một trong những di sản văn hóa hàng đầu của dân tộc Việt
Nam xứng đáng được tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, phát triển và quảng bá. Vào cuối năm 2016,
“Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện cho nhân loại. Lễ hội điện Hòn Chén cũng dần thu hút nhiều du khách hành
hương hơn.
Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay: dịch bệnh hoành hành, kinh tế suy thoái… thì
việc bảo tồn và phát triển lễ hội là vô cùng khó khăn. Nhưng không vì thế mà chúng ta cho
phép mình lơ là trong việc bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống.
Thời gian tới, để tiếp tục làm tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống phát huy
giá trị tích cực của lễ hội. Đối với công tác chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn mọi hoạt động của lễ
hội, nhà nước cần nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp, chính quyền địa phương . Xác định rõ
vị trí, vai trò chủ trì trong công tác giám sát của ban tổ chức lễ hội, ban quản lý di tích trong
công tác quản lý, tổ chức và giải quyết các vấn đề nảy sinh tại lễ hội và tại di tích. Hạn chế tối
đa các hoạt động tiêu cực có thể xuất hiện trong lễ hội.
Phải không ngừng đổi mới cách thức, phương tiện tổ chức; linh động trong khâu chuẩn
bị và quản lí. Thêm vào đó, người làm công tác quản lý phải cùng bắt tay vào cuộc giữ gìn an
ninh trật tự, bảo đảm thuần phong mĩ tục làm sao cho Lễ Hội Điện Hòn Chén là một điểm đến
an lành, may mắn, để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách mỗi khi đến Huế. Hơn thế,
công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân về giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội phải
được chú trọng mục đích nhằm phát huy giá trị tinh hoa truyền thống văn hóa của Cố đô Huế
nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trên địa bàn trong công tác quản lý
và tổ chức lễ hội. Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, xử lý
kịp thời, nghiêm minh các vi phạm trong hoạt động lễ hội theo quy định của pháp luật, thuyết
phục các cơ sở thanh tra. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất.
Việc tuyên truyền, giới thiệu về lễ hội, di tích phải được tìm hiểu, nghiên cứu khoa học
kỹ lưỡng trước khi tuyên truyền. Việc làm này nhằm giữ được nét đặc trưng của lễ hội, tránh
sao chép, bắt chước các lễ hội khác. Tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn
hóa, văn minh trong lễ hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân và du khách khi tham gia lễ
hội. Tăng cường vận động nhân dân và du khách thập phương tham gia lễ hội, nhất là các hộ
kinh doanh dịch vụ tại lễ hội có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích, ứng xử văn minh
trong sinh hoạt tâm linh và lễ hội, không ép giá, không chèo kéo khách hàng. Việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý di tích và tổ chức lễ hội phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm
nâng cao năng lực tổ chức, quản lý của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở. Tăng cường xã hội hóa
trong các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, để các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các
hoạt động nghi lễ, vui chơi trong lễ hội.
Chung tay gìn giữ những giá trị văn hóa tinh thần, suy nghĩ và hành động thể hiện cái
Tâm, cái hướng Thiện là xây dựng những giá trị văn hóa truyền thống.
10
Làm tốt công tác quản lý lễ hội truyền thống trên quê hương Đất Tổ- miền đất cội nguồn
của dân tộc Việt Nam chính là thiết thực góp phần phát huy giá trị của di sản văn hóa để phát
triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch mà sản phẩm chính đó là các lễ hội truyền thống trên
quê hương Đất Tổ.

C. KẾT LUẬN

I. Lễ hội Điện Hòn Chén – điểm nhấn du lịch Huế cần được bảo tồn và phát huy
Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của người Việt Nam. Người Việt tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu
nhiên như thần thánh hay anh hùng dân tộc. Lễ hội điện Hòn Chén cũng là một lễ hội mang ý
nghĩa thiêng liêng như vậy. Mỗi vùng đất có một phong tục riêng. Và lễ hội cũng vậy, đây là
những gì làm cho miền đất đó trở nên độc đáo. Tôi tự hào được sinh ra trên vùng đất mang
nhiều dấu tích lịch sử, là chốn bình yên cho những tâm hồn ưa thích sự nhẹ nhàng, và càng tự
hào hơn khi Huế đang sở hữu nét văn hóa truyền thống lâu đời mang tên lễ hội điện Hòn Chén-
tinh hoa văn hóa đặc sắc của cả dân tộc.
Huế là vùng đất tâm linh bởi nơi đây có rất nhiều đền đài, lăng tẩm. Trong số đó, nơi đây
có lẽ là nơi được nhiều du khách ghé thăm nhất, bởi hầu hết du khách đến đây không chỉ để
chiêm ngưỡng một di tích danh lam thắng cảnh độc đáo mà còn để chiêm bái, cầu bình an. tiền
bạc, sức khỏe. Nơi đây chứa đựng nhiều giai thoại và nhiều câu chuyện kỳ bí. Với giai thoại lâu
đời và nhiều tầng ý nghĩa lịch sử, việc tổ chức Lễ hội Điện Hòn Chén không chỉ là dịp để
truyền bá tín ngưỡng linh thiêng của vùng, mà còn là dịp để bạn bè và du khách quốc tế hội tụ.
Hãy đến đây để lắng nghe những âm thanh huyền bí của ca hát và nhảy múa. Qua đó, chúng ta
có thêm cơ hội bạn bè thế giới chiêm ngưỡng những nét đẹp tuyệt vời của đát nước chúng, một
nền văn hóa cổ kính nhưng không kém phần hiện đại. Hòa mình vào Lễ hội, chúng ta càng
thêm yêu và trân trọng những nét đẹp tâm linh mà ông cha ta đã gìn giữ bao đời nay. Qua việc
tìm hiểu những nét đặc sắc và ý nghĩa của Lễ hội Điện Hòn Chén, chúng ta không chỉ có thêm
những kiến thức bổ ích, thiết thực về lễ hội trên quê hương mình mà còn thấm nhuần ý thức gìn
giữ, bảo tồn nét văn hóa lịch sử. Bảo vệ và phát triển lễ hội đang là nhiệm vụ cấp bách trước
tình trạng có thể mai một bất cứ luc nào.
Không may thay, không chỉ nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới đang trải qua sự
kiện lịch sử chấn đống- đại dịch Covid-19 hoành hành. Việc phát triển kinh tế nói chung và
ngành du lịch nói riêng đang đối mặt với muôn vàn khó khăn. Như trong tình thế ‘ngàn cân treo
sợi tóc’ như hiện nay, việc quảng bá lễ hội truyền thống cũng không thể diễn ra đúng như kế
hoạch. Biết là vậy, nhưng chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ, vai trò cũng người dân trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu không thể tổ chức đúng như kế hoạch thì việc các lễ hội
truyền thống nói chung không được đề cao như trước là điều xảy ra không sớm thì muộn. Vậy
nên, là một người dân của đất nước Việt Nam, là một thanh niên yêu nước, tôi muốn lan tỏa
11
niềm tự hào cũng như hi vọng mọi ngời sẽ cùng chung tay xây dựng một được giàu mạnh. Và
điều mà tôi mong mỏi nhất là thanh niên chúng ta hãy tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa, lễ
hội truyền thống của đất nước mình cho bạn bè xung quanh, gia đình và xã hội.

II. Kiến nghị:


Lễ hội truyền thống mang nhiều giá trị tinh thần quan trọng, có ý nghĩa to lớn với toàn
dân tộc. Vậy nên, để góp phần bảo tồn và phát triển lễ hội điện Hòn Chén nói riêng mà lễ hội
truyền thống nói chung, tôi có một vài đề xuất như sau:
Nhà nước cần nâng cao công tác quản lí, tổ chức lễ hội hơn. Cần phân chia nhiệm vụ rõ
ràng, những hoạt động tiêu cực diễn ra trong lễ hội cần được xử lý nhanh chóng và triệt để.
Không đùn đẩy trách nhiệm cũng như lịnh hoạt hơn trong công tác xử lí tình huống diễn ra
trong buổi lễ. Cần phát huy hơn vai trò lãnh đạo của mình và dùng biện pháp nghiêm khắc hơn
với người tham gia lễ hội để lễ hội diễn ra một cách trọn vẹn và thành công.
Có sự chuẩn bị chu đáo cho lễ hội để giảm bớt những tiêu cực trong lễ hội, nhất là vấn đề
tổ chức, quản lý trong lễ hội để đảm bảo an ninh trật tự cho lễ hội. Ban tổ chức lễ hội cần thúc
đẩy yếu tố truyền thống, phát huy giá trị tâm linh. Văn khấn có nội dung nhân văn, đặc biệt là
đảm bảo vai trò của người thờ cúng để truyền đạt các giá trị văn hóa của lễ hội.
Một số hoạt động không còn phù hợp trong lễ hội cần được gỡ bỏ và thay thế. Tuy nhiên,
các bộ phận chuyên ngành nên tham khảo ý kiến người dân trước khi đưa ra quyết định để trách
làm bất mãn nhân dân. Những truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn và quảng bá rộng rãi đến
du khách. Đề xuất thêm phương án tu sửa, phục hồi nơi diễn ra nghi lễ. Tuyên truyền, khuyến
nghị người dân không đốt đồ mã, vàng mã tại di tích, cơ sở thờ tự và lễ hội.
Về phía nhân dân, cần nâng cao ý thức và trách nhiệm của chính mình trong sự nghiệp
bảo về nét văn hóa của dân tộc. Hãy thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia các lễ hội
truyền thống, đặc biệt là những nơi chốn slieeng thiêng. Chúng ta nên tìm hiểu, nghiên cứu
nhiều lễ hội truyền thống để có sự hiểu biết sâu rộng hơn. Hơn hết, chúng ta phải tự nhận thức
được vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội tuyền thống.
Tuyên truyền và quảng bá chính xác lễ hội truyền thống của dân tộc cho bạn bè thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lễ hội điện Hòn Chén- Wikipedia
2. Tài liệu thuyết minh du lịch Huế – Điện Hòn Chén (Điện Huệ Nam)
3. Khám Phá Lễ Hội Điện Hòn Chén Thừa Thiên Huế
4. Điện Hòn Chén – Di tích ẩn chứa nhiều giai thoại kỳ bí

12

You might also like