Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

LUYỆN TẬP 01

Bài 1.
1. Người ta làm một hình thoi từ bốn thanh mỏng giống nhau cùng chiều
dài bằng cách kẹp các đầu của chúng vào bản lề . Bản lề A cố định, bản
lề C chuyển động theo phương ngang với gia tốc a. Ban đầu các đỉnh A
và C nằm gần nhau, còn vận tốc điểm C bằng 0. Tìm gia tốc bản lề B
khi hai thanh AB và BC tạo thành một góc 2α? Giả sử chuyển động của
mọi bản lề đều trên mặt phẳng.

2. Có rất nhiều hình thoi như vậy được nối với nhau bằng các khớp
tạo thành một thước xếp. ( hình vẽ) . Đỉnh A1 được giữ cố định. Nếu
đỉnh An+1 được kéo với vận tốc không đổi v0 theo phương dọc trục các
hình thoi. Tính vận tốc của đỉnh Bk (1≤ 𝑘 ≤ 𝑛) khi góc A1B1A2 = 𝛼
B1
α

A1 A2 A3 An An+1

Bài 2. Một vật nặng A có khối lượng m được treo vào tâm của ròng
rọc C. Một dây khác nối từ điểm O cố định đến con trượt B chuyển
động trên thanh ngang. Vật B có khối lượng M. Các dây mềm không
dãn, không khối lượng. Bỏ qua ma sát và khối lượng các ròng rọc C
và D.
Tác dụng vào B một lực 𝐹⃗ có phương ngang hướng sang phải.
1. Ngay lúc tác dụng lực, vật B có vận tốc bằng 0 và gia tốc a (sang
phải), hãy xác định lực căng dây treo vật A theo a, m, g.
2. Xác định giá trị của a theo F, m, M, g ngay tại thời điểm tác dụng
lực.

Bài 3. Một hạt cườm nhỏ khối lượng m được xâu vào một vòng kim loại cứng A
bán kính R. Hạt này được gắn cố định vào một lò xo đàn hồi không khối
lượng, chiều dài tự nhiên 𝑙0 < 2𝑅, độ cứng k. Còn đầu mút kia của lò xo được
gắn với điểm A của vòng tròn. Toàn bộ hệ được xếp thẳng đứng. Hãy xác α
định các vị trí cân bằng tự do của hệ và nghiên cứu tính ổn định của chúng.


Bài 4. Một xe lăn có chiều dài AB = L, khối lượng M đặt trên mặt sàn nằm
ngang. Một người có khối lượng m, ban đầu đứng ở đầu A của xe.
1. Hỏi người đó phải nhảy với vận tốc 𝑣⃗0 (hướng và độ lớn) như thế nào để
rơi xuống đầu B của xe đúng lúc xe dừng? Cho biết hệ số ma sát giữa xe và
mặt sàn là μ. Bỏ qua ma sát giữa xe và mặt sàn trong thời gian tương tác giữa
người và xe.
2. Người rơi xuống đầu B, va chạm mềm với xe, bỏ qua thời gian tương tác giữa người và xe (so với
thời gian người đó bay trên không). Xác định độ dời của xe cho đến khi xe cùng người ở đầu B dừng
hẳn. Xem người như một chất điểm. Bỏ qua sức cản không khí. Gia tốc trọng trường là g.
Bài 5. Một khí cầu được bơm khí Hydrogen có tỉ trọng so với không khí là  . Vỏ khí cầu mềm, thể
tích không đáng kể, dẫn nhiệt tốt, và có thể tích tối đa là VM . Khối lượng của vỏ và các phụ tùng
mang theo là M. Trên vỏ có một van an toàn giữ cho khí Hydrogen trong khí cầu cùng áp suất với
không khí bên ngoài. Khí ở bên trong khí cầu luôn có cùng nhiệt độ với không khí bên ngoài.
c 7
Không khí ở bên ngoài ở trạng thái cân bằng đoạn nhiệt , với  = P = . Ở độ cao z = 0 áp suất khí
cV 5
quyển là p0 , khối lượng riêng của không khí là  0 . Vỏ khí cầu chưa tăng có thể tích là V0 < VM.
1. Khảo sát hợp lực tác dụng lên khí cầu và chứng tỏ khí cầu tại một độ cao xác định nào đó thì hợp
lực tác dụng lên khí cầu bằng 0.
2. Tính giá trị bằng số của độ cao khi hợp lực tác dụng lên khí cầu bằng 0, biết
kg m
0 = 1, 2 3
; g = 9,81 2 ; p0 = 105 Pa; VM = 950 m3 ; M = 650 kg;  = 0, 07;V0 = 750 m3
m s
3. Nếu vỏ khí cầu không có van an toàn và chịu được sự chênh lệch áp suất với môi trường bên
ngoài, nhiệt độ khí Hydrogen trong khí cầu bằng nhiệt độ khí quyển thì khi hợp lực tác dụng lên khí
cầu bằng 0 thì khí cầu đạt được độ cao bao nhiêu?
Bài 6. Tác nhân của một động cơ nhiệt là một mol khí lí tưởng đơn
nguyên tử. Động cơ hoạt động theo chu trình gồm ba quá trình được
mô tả trên đồ thị:
+ 1-2: quá trình đẳng nhiệt
+ 2-3: quá trình đẳng tích
+ 3-1: quá trình đoạn nhiệt
Biết hiệu suất của chu trình là H = 0,28 và chênh lệch giữa nhiệt độ cao
nhất và thấp nhất trong cả chu trình là ∆T = 600 K.
1. Tính công do khí sinh ra trong một chu trình.
2. Tính nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong chu trình.

You might also like