Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

LUYỆN TẬP 7

Bài 1.
Một người dạo chơi A đi theo một con đường thẳng với vận tốc không đổi 𝑣0 . Ở thời điểm ban
đầu, con chó M của người đó đứng cách ông ta một khoảng d trên đường vuông góc với con đường.
Con chó chạy về phía chủ của nó với vận tốc v. Cho biết 𝑣 > 𝑣0 . Tính thời gian đuổi theo.
Cho tích phân
𝜋
2
1 𝜃 𝜆 𝜆
∫ 2
(tan ) 𝑑𝜃 = 2
sin 𝜃 2 𝜆 −1
0
Gợi ý: Khảo sát chuyển động trong hệ tọa độ cực.

Bài 2.
Trên mặt bàn nằm ngang có ba tấm gỗ có khối lượng và
chiều dài như nhau. Hệ số ma sát giữa chúng là μ, 2μ, 3μ.
Nếu dùng búa gõ tấm trên cùng (trong thời gian rất ngắn)
theo phương ngang y = 0 để có vận tốc v0 thì tấm nà dừng
lại sau 1,6 s. Bây giờ người ta gõ tấm 3 bằng một búa nhỏ
theo phương nằm ngang để tấm này cũng có v0.
a. Tính thời gian cả hệ dừng lại sau khi gõ.
b. Tính quãng đường tấm 3 đi được cho đến khi dừng
lại theo v0, μ, g

Bài 3. Hai vật cùng khối lượng m nối với nhau bằng một lò xo có độ cứng k và đặt trên mặt phẳng
nghiêng góc α so với phương ngang. Giữ hai vật đứng yên, lò xo không bị biến dạng và trục lò xo
song song với đường dốc chính của mặt phẳng nghiêng. Biết vật dưới không có ma sát với mặt
nghiêng, còn hệ số ma sát giữa vật trên và mặt nghiêng là μ. Thả hệ, tìm độ dãn lớn nhất của lò xo;
xét các trường hợp:
a. Vật trên luôn đứng yên.
b. Vật trên luôn trượt.
c. Vật trên bắt đầu trượt khi lò xo dãn một đoạn.
Tìm điều kiện của μ trong từng trường hợp.

Bài 4.
1. Một chiếc xe ô-tô khối lượng M có khoảng cách giữa hai trục bánh xe là ℓ1 + ℓ2 đang chuyển
động với vận tốc v trên một đường nằm ngang (hình a). Khối tâm G của xe nằm cách trục trước một
khoảng ℓ1 và nằm ở độ cao h tính từ mặt đường. Chiếc xe đột ngột dừng nhờ hãm phanh. Độ lớn gia
tốc trong quá trình hãm cho đến khi xe dừng hẳn là hằng số và bằng a. Trong một chiếc ô-tô thực,
giữa thân xe và trục bánh xe có gắn hệ thống giảm xóc bằng lò xo. Nhưng trong bài toán này ta không
xét đến lò xo và coi như vị trí khối tâm của xe là không đổi. Kí hiệu hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt
đường là μ, gia tốc trọng trường là g.
a. Tìm giá trị các phản lực 𝑅1 , 𝑅2 mà mặt đường tác dụng lên bánh trước và bánh sau của xe
(Hình a).
b. Khối lượng 𝑀 = 1540 𝑘𝑔, khoảng cách giữa hai trục là ℓ1 + ℓ2 = 2,8 𝑚; ℓ1 = 1,2 𝑚; độ
cao khối tâm ℎ = 5,6 𝑚, hệ số ma sát nghỉ 𝜇 = 1,0; 𝑔 = 9,8 𝑚/𝑠 2 ; quãng đường hãm phanh 𝐿 =
40 𝑚. Hãy xác định giá trị gia tốc hãm 𝑎 và vận tốc 𝑣1 của xe trước khi hãm phanh.
Hình a
2. Chiếc xe chuyển động với vận tốc v không đổi trên một đoạn đường hình vòng cung nằm
ngang. Khối tâm của xe vẽ nên một cung tròn bán kính r. Ở hình b cho thấy mặt đường nghiêng với
mặt nằm ngang một góc θ. Độ cao của khối tâm là h, khoảng cách giữa bánh trái và bánh phải là s.
Hệ số ma sát nghỉ giữa mặt đường và bánh xe là μ, gia tốc trọng trường là g.

c. Hãy tìm tổng các phản lực 𝑅1 + 𝑅2 tác dụng lên hai bánh trái và hai bánh phải cũng như tổng
các lực ma sát 𝐹1 + 𝐹2 song song với mặt đường.
d. Cho biết hệ số ma sát nghỉ và góc nghiêng mặt đường thỏa mãn 𝜇. tan 𝜃 < 1. Hãy tìm vận tốc
cực đại v mà xe có thể chuyển động mà không bị trượt.
e. Cho biết điều kiện 𝑠. 𝑡𝑎𝑛𝜃 < 2ℎ. Hỏi xe có thể chuyển động với vận tốc lớn nhất bằng bao
nhiêu mà vẫn không bị lật.
f. Cho 𝑠 = 1,54 𝑚; ℎ = 0,56 𝑚; 𝜇 = 1,0; mặt đường nằm ngang (θ = 0). Trong trường hợp này
xe dễ bị lật hơn hay dễ bị trượt hơn?

Bài 5. Trong bình thủy tinh kín có thể tích 1 lít, đang chứa chứa 50 ml nước lỏng và hơi nước ở
nhiệt độ 900C. Đồng hồ đo áp suất không khí nối với bình thủy tinh hiển thị 160 kPa.
a. Khối lượng nước lỏng trong bình là bao nhiêu?
b. Tăng nhiệt độ của bình lên từ từ đến 125°C. Khối lượng nước lỏng trong bình lúc này là bao
nhiêu? Khi đó đồng hồ đo áp suất chỉ bao nhiêu?
c. Sau đó van trên cổ bình được mở. Hãy ước tính bao nhiêu nước sẽ sôi.
Áp suất bên ngoài là 101,3 kPa, nhiệt dung riêng của nước ở ở 125C là 4260 J/(kg/K). Có thể bỏ
qua nhiệt dung và độ giãn nở nhiệt của kính. Sử dụng các phép làm tròn hợp lý trong quá trình tính
toán. Các số liệu khác được cho dưới đây
Ở 900C khối lượng riêng của nước là 𝜌𝑓1 = 965 𝑘𝑔/𝑚3 ; khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là
𝜌𝑔1 = 0,424 𝑘𝑔/𝑚3 và áp suất hơi bão hòa là 70,1 kPa.
Ở 1250C, khối lượng riêng của nước là 𝜌𝑓2 = 939 𝑘𝑔/𝑚3 ; khối lượng riêng của hơi nước bão hòa
là 𝜌𝑔2 = 1,2 𝑘𝑔/𝑚3 và áp suất hơi bão hòa là 232 kPa
Nhiệt hóa hơi của nước là 2187 kJ/kg
Bài 6.
Một lượng khí lý tưởng lưỡng nguyên tử có các quá bình biến đổi p
theo chu trình 0 - 1 - 2 - 3 - 0 như hình. Quá trình 0 - 1 làm nóng 1 2
p1
đẳng tích; quá trình 1 - 2 dãn nở đẳng áp; quá trình 2 - 3 làm lạnh
đẳng tích; quá trình 3 - 0 nén đẳng áp. Trong quá trình biến đổi,
nhiệt độ của khí đạt giá trị nhỏ nhất là Tmin = T0 và đạt giá trị lớn p0 3
0
nhất Tmax = 4T0. V
1. Tìm giá trị của p1 theo p0, a ? Công thực hiện của khối khí trong O V0 aV0
chu trình theo p0, V0, a?
2. Hãy tìm giá trị a tại đó hiệu suất chu trình cực đại (ηmax). Tìm giá
trị cực đại đó.
3. Cho giá trị của a = 2. Giả sử có quá trình biến đổi chậm trạng thái của khí từ 1-3 trên đồ thị p-V là
một đường thẳng. Tìm điểm (p, V) mà tại đó khối khí chuyển từ nhận nhiệt sang nhả nhiệt?

You might also like