Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TÂY TIẾN

QUANG DŨNG
Tan Khoa | Phân Tích | 220/08/2022
Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
(Ngày về - Chính Hữu)
Chiến tranh luôn là đề tài muôn thuở của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Nói đến
thơ ca kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, bạn đọc không thể nào không nhắc đến nhà
thơ xứ Đoài, Quang Dũng. Một nghệ sĩ đa tài: biết làm nhạc, vẽ tranh, sáng tác thơ văn.
Các tác phẩm của nhà thơ luôn nhìn nhận sự vật, hiện tượng qua lăng kính lãng mạn, vì
thế chất chứa một hồn thơ phóng khoáng, đôn hậu và tài hoa. Tiêu biểu trong PCST nhà
thơ phải kể đến là “ Tây Tiến ”, được viết vào một chiều mưa ở Phù Lưu Chanh. Tác
phầm đã nói lên nỗi nhớ Tây Tiến da diết và niềm tự hào của Quang Dũng về thời gian
sát cánh chiến đấu cùng đồng đội thân yêu. Cảm xúc nổi bật ở khổ thơ đầu là nỗi nhớ dai
diết, chất chứa về thiên nhiên và con người trên chặng đường hành quân gian nan vất vả
của đoàn binh giữa vùng rừng núi miền Tây Bắc. qua đó, nhà thơ đã khắc họa được vẻ
đẹp hào hoa, kiêu hùng của người chiến sĩ Tây Tiến.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!


Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
( chép câu đầu ..............câu cuối)

PAGE 1
Bài viết nắm nội dung chính, nghệ thuật, có mở rộng
Nắm kĩ năng nghị luận đoạn thơ
Tùy theo thời gian mà vận dụng mở rộng
Diễn đạt chưa mạch lạc, các đoạn thiếu liên kết, các câu chưa chặt chẽ, thiếu cảm
xúc và cảm nhận
Thừa từ ngữ nhiều, chính tả, dài dòng
Cần đọc kĩ và tự chỉnh sửa thêm.

Binh đoàn Tây Tiến - Quang Dũng là đại đội trưởng, một đơn vị quân đội được thành
lập vào năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở
thượng Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào. Sau khi rời đơn vị với nỗi nhớ da diết về đồng
đội gợi cảm hứng QD sáng tác “ Nhớ Tây Tiến” vào một chiều mưa ở Phù Lưu Chanh
sau đổi thành “ Tây Tiến”. Nỗi nhớ khôn mgui là cảm xúc chủ đạo, bao trùm cả bài thơ.
Ngay những dòng đầu tác phẩm nỗi nhớ tha thiết vang lên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
“Sông Mã” hình ảnh khởi nguồn của nỗi nhớ. Dòng sông trãi dài trên toàn
bộ địa bàn mà người chiến sĩ TT đi qua. với QD, “ Sông Mã ” như người bạn đồng hành,
một chứng nhân lịch sử ghi lại dấu chân oai hùng của thanh niên Hà Thành chiến đấu
bảo vệ đất nước. Nhà thơ đã gói gọn nỗi nhớ của mình trong tiếng gọi tha thiết “Tây
Tiên ơi! . “Xa rồi” gợi lên tâm trạng tiếc nuối của nhân vật trữ tình. Chỉ một từ “ơi”
người đọc như cảm nhận được cảm xúc dồn nén, nỗi niềm tha thiết, cháy bỏng của tác
giả. Điệp từ “nhớ” đặt ở đầu mỗi nhịp như hai nốt nhấn khiến gợi nỗi nhớ cháy bỏng, da
diết đến quặn lòng. “Nhớ về rừng núi” nhớ thiên nhiên Tây Bắc, nhớ con đường hành
quân cùng đồng đội. Còn vế thứ hai nhớ rất mông lung, vô định “nhớ chơi vơi”. Hai câu
thơ đầu, người đọc nhận ra sự tài hoa của người nghệ sĩ, Quang Dũng sử dụng cách hiệp
vần “ơi”, âm mở với từ láy “chơi vơi”, hai thanh bằng nhẹ nhàng, lan tỏa gợi cho người
đọc nỗi nhớ vang xa, vọng sâu trong lòng tác giả và bao thế hệ người đọc. Hai câu thơ

PAGE 2
mang cảm xúc bâng khuâng gợi nhớ bao kỉ niệm thân thương cùng đồng đội vào sinh ra
tử nơi chiến trường.
Trong nỗi nhớ vô định của nhà thơ, Tây Tiến một thời máu lửa mở ra là cung đường
hành quân gian nan mà người chiến sĩ phải đối mặt với bao hiểm nguy, thử thách:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,


Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Tác giả liệt kê địa danh “ Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông” gợi cảm giác xa lạ,
ẩn sâu trong rừng núi hiểm trở, heo hút, hoang sơ, là những nơi mà lính TT đã đi qua.
Tuy đoàn binh di chuyển trên một cung đường xa xôi, cách trở sự mệt mỏi về thân xác
nhưng người lính chưa bao giờ chùn bước. Cung đường hành quân gian khổ không
những được khắc họa ở chiều không gian mà còn mở ra chiều thời gian. “Sương lấp”,
không rõ thời gian nào, sáng sớm hoặc tối khuya. Nhưng có một điều chắc chắn, “đoàn
quân” đã di chuyển trong một điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không ngừng nghỉ. Các
anh ra đi khi trời tờ mờ sáng, các anh trở về trong những đêm trường hành quân nung
nấu vất vả. Trong câu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,”, QD đã sử sụng động từ
độc đáo “ lấp ” trong “ sương lấp” để chỉ màn sương dày đặc như những khó khăn đang,
che lấp đè nặng lên đôi chân người chiến sĩ. Tuy nhiên, gian khổ không khiến người lính
trẻ khuất phục, các anh vui vẻ, chấp nhận tất cả nguy hiểm ấy vì mục đích duy nhất là
mau chóng tiêu diệt sạch bóng quân thù.

Những đóa hoa xuất hiện trong “đêm hơi” mà không phải là trong đêm sương?
Phải chăng nếu trong đêm sương lạnh giá ta sẽ không tài nào nhìn ra được vẻ đẹp của
hoa. Để rồi nhà thơ lại để hoa về trong “đêm hơi” làm cho người đọc lien tưởng đến một
khung cảnh huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Hình ảnh nhân hóa “ hoa về” vừa là hình
ảnh tả thực của những bông hoa rừng nở rộ vừa là cách tác giả ẩn dụ, biểu trưng cho tâm
hồn chiến sĩ như những bó hoa đuốc sáng lòa, tỏa sáng giữa rừng núi Tây Bắc. Không
dừng lại, thanh bằng trong từ “ đêm hơi” càng gợi lên người đọc những hơi thở ấm áp

PAGE 3
tình đồng đội giữ rừng già buốt giá. Mặc dù người lính chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu
thốn, khốc liệt nhưng các chàng trai Hà Nội lãng mạn, ngắm nhìn đóa hoa nơi núi rừng
Tây Bắc.
Địa hình núi non hiểm trở “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” đoạn đường
gập ghềnh “khúc khuỷu”, có khi lại “thăm thẳm” như vực sâu chỉ cần một phút lỡ đãng
sẩy chân nằm lại nới lưng đèo dốc núi. Điệp từ “ Dốc ” kết hợp với từ láy “ khúc khủy”,
“ thăm thẳm” nhấn mạnh độ cao người lính phải trãi qua – địa hình gập ghềnh, hiểm trở.
Với thanh trắc được sử dụng 5/7 càng tạo nên âm điệu chắc khỏe, mạnh mẽ cho câu thơ,
gợi lên dốc nối dốc, đèo nối đèo, trùng trùng, điệp điệp. Người lính như đang treo mình
trên các triền núi đá chông chênh, giữ núi cao cheo leo và vực sâu "thăm thẳm”. Không
gian hoang sơ, vắng lặng “heo hút”. Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
ngắt nhịp 4/3 trong kết hợp phép đối lập “ Lên cao – xuống ”, điệp từ ngữ “ ngàn thước”
câu thơ như gãy đôi càng nhấn mạnh, cực tả độ cao và sâu của những dãy núi trập
trùng. Người chiến sĩ phải di chuyển trong tinh thần vội vã, khẩn trương, hết núi này, tới
núi khác, khó khăn, hiểm nguy. Những ngọn núi cao chót vót như đang hòa lẫn trong
đám mây trăng bồng bềnh, tạo nên một không gian núi rừng huyền ảo. Lính TT như ẩn
hiện giữa mây trời. Hình ảnh “ Súng ngửi trời” có sự kết hợp hài hòa giữa biện pháp
nhân hóa và hoán dụ. Mũi súng như “ ngửi ” trời xanh để cảm nhận độ cao ấy. Có lẽ,
Quang Dũng cùng binh đoàn TT đã đứng giữa một ngọn núi non cao chót vót mới có
cảm giác chân thưc như vậy. Qua đó, bạn đọc có thể hình dung được cá tính mạnh mẻ,
hóm hĩnh của người lính trẻ QD, đồng thời nhận ra tinh thần chiến đấu quật cường, oai
phong, lẫm liệt làm chủ thiên nhiên của các chiến sĩ TT “ Chí cao hơn đèo”. Hình ảnh
giàu chất lãng mạn ngợi ca tư thế hiên ngang, con người ngang tầm vũ trụ. Hình ảnh này
làm ta bất chợt nhớ đến hình ảnh” đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. với cách
nó ẩn dụ và nhân hóa đầy hóm hỉnh “Súng ngửi trời” đã gợi lên vẻ phong trần coi
thường gian lao, hiểm nguy của chàng lính trẻ. Thiên nhiên càng hùng vĩ, tráng lệ bao
nhiêu thì vẻ đẹp con người càng kì vĩ bấy nhiêu.
Nếu các câu thơ trên QD dùng nhiều thanh trắc gợi tả sự gian khổ, nguy hiểm thì
câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” được dệt bằng thành bằng, câu hỏi tu từ với
đại từ phiếm chỉ “ ai” tạo giọng điệu nhẹ nhàng, du dương. Trên cung đường hành quân,
người lính bắt gặp những mái nhà đồng bào vùng cao nơ “Pha Luông”. Những ngôi nhà
thấp thoáng trong cơn “ mưa xa khơi” trắng xóa đã khiến khung cảnh hành quân từ nguy

PAGE 4
hiểm, trắc trở dần trở nên thi vị, bay bỗng, lãng mạn. Những giây phút hiếm hoi mà
người lính trẻ được phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên yên bình, nơi
đồng bào miền núi sinh sống với tâm hồn lãng mạn, yêu đời mà lòng chợt gợn lên nỗi
nhớ nhà da diết. Qua giây phút hòa bình hiếm hoi đó, càng làm người chiến sĩ trân trọng,
khát khao hòa bình, là động lực để các anh tiếp tục, vững vàng chiến đấu để bảo vệ biên
giới Việt - Lào. và các anh sẽ trở về bên mái ấm gia đình.
Không giống những nhà thơ viết về chiến tranh cùng thời, Quang Dũng miêu tả
cuộc chiến một cách toàn diện. Bên cạnh việc khắc họa khung cảnh thiên nhiên thi vị,
nên thơ thì sa trường khốc liệt, hi sinh vẫn được tác giả miêu tả chi tiết. QD không hề né
tránh hiện thực trần trụi nhưng với cách diễn đạt của nhà thơ thì sự mất mát không hề
nặng nề mà rất nhẹ nhàng, thanh thản.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Trên đường hành quân khó khăn, vất vả người lính vừa phải chống chọi với thiên
nhiên và mưa bom, bão đạn khắc nghiệt của quân thù, sự hi sinh là điều không thể tránh
khỏi. Tất cả những gian khổ ấy được dồn về từ láy “dãi dầu”. Thay vì viết “mất, chết, hi
sinh,.. ” qua lăng kính lãng mạn của QD đã trở thành “ không bước nữa ”, biến từ thế bị
động sang chủ động như một cách nói giảm nói tránh, giúp xoa dịu đi nỗi đau mất mát
đồng đội nơi sa trường. Bao tiếc thương, trân trọng đồng đội ra đi, được tác giả đã gói
gọn trong tiếng gọi “Anh bạn”, đầy thân thương, trìu mến nhưng không kém phần day
dứt, khôn ngui. Trên con đường Tây Bắc bao người đã “ không bước nữa” và “ bỏ quên
đời!” nơi rừng thiêng nước độc. Các anh xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Đó cũng là bản
lĩnh, tinh thần chung của các tráng sĩ yêu nước thuở xưa:
“Chí làm trai, dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn, nhẹ tựa hồng mao”
(Chinh Phụ Ngâm – Đặng Trần Côn )
Các anh “gục lên súng mũ” trong tư thế ra đi không hề bi thảm nhưng đầy oai phong,
lẫm liệt, kiêu hùng như Lê Anh Xuân từng ngợi ca trong thi phẩm “Dáng đứng Việt
Nam”:
“Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”

PAGE 5
Họ là những anh hùng nguyện ngã xuống “ Để tổ quốc bay lên bát ngát mùa
xuân”. Những công lao to lớn ấy, mãi mãi khắc sâu, ghi dấu trong lòng con dân đất Việt.
Người linh TT bất chấp gian nan, nguy hiểm đang rình rập nơi “ Rừng hoang
sưuong muối”
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch, cọp trêu người
Với bút pháp tả thực kết hợp nghệ thuật nhân hóa “thác gầm thét” gợi lên một
không gian rừng thiêng nước độc, âm u, tĩnh mịch. Đó là nơi mà các chiến sĩ đã phải đi
qua trong suốt chặng đường hành quân. Những con thác hung bạo ầm ầm đỗ suốt đêm
như lời de dọa từ thiên nhiên đối với binh đoàn TT. QD đã khéo léo trong việc lồng
ghép địa danh “Mường Hịch” vào câu thơ, dấu nặng cho thấy những bước chân nặng nề,
đáng sợ như dấu chân bóng cọp vờn người, rình rập, chờ đợi con mồi. “Cọp” - Chúa tể
sơn lâm, dữ tợn, sẵn sàng vồ lấy con mồi. Nhưng trong đôi mắt của người lính trẻ, loài
thú hoang hung bạo ấy như một loài vô hại, đáng yêu gói gọn trong từ “trêu”. Qua đó,
người đọc nhận ra lính TT nói riêng là chủ của núi rừng hoang dã. QD đã rất tinh tế
trong việc khắc họa tính cách ngão nghễ, ngang tàng của người lính trẻ. Từ láy kết hợp
điệp từ “Chiều chiều”, “Đêm đêm” thể hiện vòng thời gian tuần hoàn, lặp đi lặp lại, khó
khăn chồng chấtkhó khăn mà người chiến sĩ phải trãi qua. Nhưng thiên nhiên vùng Tây
Bắc có khó khăn, dữ dội bao nhiêu thì tinh thần các anh vệ quốc quân càng được tôi
luyện can trường, quả cảm bấy nhiêu.
Nỗi nhớ về kỉ niệm bên bữa cơm quân dân đã được QD kể lại trong 2 câu thơ:
Nhớ ôi! Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Mở đầu của kỉ niệm là nỗi nhớ về TT, về đồng đội của nhà thơ được gói gọn trong
từ cảm thán “Nhớ ôi!”. Thời gian hiếm hoi các chiến sĩ được dừng chân bên bếp lửa rực
hồng nới bản làng xóm núi. Tình cảm đồng đội, quân dân vẫn mãi tha thiết. Hình ảnh
“cơm lên khói” nghi ngút như nỗi nhớ quê hương của người lính trẻ xa nhà lan tỏa khắp
không gian. câu thơ cuối đoạn “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” QD sử dụng từ độc
đáo “ mùa em”. “ Mùa em” không chỉ là mùa lúa chín vàng mà là mùa hương tình ngọt
ngào, tha thiết, trìu mến của thiếu nữ Mai Châu duyên dáng. Một hương thơm căng tràn
sức sống, vương vấn, tinh tế khắc khoải trong trái tim hào hoa của chàng trai đất Hà
Thành tuổi mười tám, đôi mươi. Quang Dũng không chỉ miêu tả những rung động đầu

PAGE 6
đời, dịu dàng, tình tứ của người lính cố đô mà còn ngợi ca tấm lòng hiếu khách, nồng ấm
tình quân dân của con người vùng Tây Bắc. Tình cảm nồng nàn giữa quân và dân được
Chế Lan Viên viết cảm động qua những vần thơ trong “Tiếng hát con tàu”
“… Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương”
Đoạn thơ đầu “Tây Tiến” với các pháp nghệ thuật: điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ, kiệt kê,
… được QD sử dụng linh hoạt, trãi dài theo dòng nỗi nhớ tác giả. Ngôn từ trang trọng,
gợi hình gợi cảm, mang vẻ đẹp tỏa ra từ đáy vực tâm hồn của cảm xúc, của suy tư cùng
giọng thơ tha thiết, nhẹ nhàng đã in sâu vào tâm hồn đọc giả. Một chặng đường hành
quân gian khổ, nguy nan của binh đoàn TT trên cung đường hoang sơ, hiểm trở nhưng
không kém phần thơ mộng, lãng mạn. Đi cùng với cuộc trường chinh ấy là biết bao kỷ
niệm, niềm tiếc thương sâu sắc dành cho đồng đội đã hi sinh của nhà thơ xứ Đoài.
Kết thúc khổ thơ đầu “Tây Tiến”, đọng lại trong lòng đọc giả nhiều dư âm. Với
thể thơ 7 chữ vừa mang yếu tổ cổ điển xen lẫn hiện đại, sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữ
thơ ca – âm nhạc – hội họa đã đem đến người đọc nhiều liên tưởng su xa, xen lẫn bi
thương và lãng mạn. Âm hưởng bi tráng, hào hùng cũng như nỗi nhớ da diết là cảm xúc
chủ đạo, xuyên suốt của bài thơ. Tất cả đã khắc họa nên hình tượng người chiến sĩ TT
can trường, quả cảm, hiên ngang, bất khuất trên chặng đường hành quân gian khổ,
nhưng không kém phần hào hoa, lãng mạn. Chỉ ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ xứ
Đoài mộng mơ mới có thể lột tả hết quá khứ đau thương của người lính mà không hề
nặng nề. Quả đúng như một độc giả từng nhận định “Quang Dũng, một ngọn hút đầy tài
hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu
lẳng, đau thương mà không hề bi lụy”.

PAGE 7

You might also like