Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Tìm hiểu chung


1. Tác giả
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Huế.
-Ông Giác ngộ lí tưởng cách mạng năm 1936. Năm 1938 được kết nạp vào
Đảng Cộng Sản.
- Là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạnh” Việt Nam thế kỉ XX.
- Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của
con người Việt Nam hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống, tính dân tộc.
2. Tác phẩm Từ ấy
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào
hàng ngũ của Đảng.
b. Vị trí (SGK)
c. Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, cách mạng.
- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.

II. Đọc hiểu văn bản


1. Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, cách mạng
-Trạng từ chỉ thời gian "Từ ấy": đánh dấu thời khắc quan trọng trong cuộc
đời: giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản.
- Nghệ thuật ẩn dụ:
+ “nắng hạ” : ánh nắng nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ → khẳng định
cách mạng như một nguồn sáng vĩ đại.
+“Mặt trời chân lí”: Chân lí của Đảng, của Cách mạng.
- Sử dụng các động từ mạnh:
+"bừng": ánh sáng phát ra đột ngột
+"chói": chiếu sáng mạnh mẽ
-Nghệ thuật ẩn dụ và so sánh trực tiếp:“Hồn tôi"-"vườn hoa lá"; "rất đậm
hương và rộn tiếng chim", kết hợp với các từ ngữ giàu sức biểu cảm “ đậm”,
“ rộn”.
==> Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả
cụ thể niềm vui sướng, say mê của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng
cộng sản.
2. Nhận thức mới về lẽ sống
- Từ ngữ:
+ "buộc lòng tôi với mọi người" -> diễn tả sự tự nguyện quyết tâm cao độ
vượt qua giới hạn cái tôi cá nhân sống hoà nhập với mọi người.
+ "Tình trang trải trăm nơi" - hoán dụ bộc lộ sự đồng cảm sâu xa với mọi
người.
+ "hồn khổ": hướng tới đối tượng quần chúng lao khổ
- Ẩn dụ "khối đời": khối người, tập thể đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong
cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung -> khi cái
tôi hoà mình vào cái ta cá nhân hoà mình vào tập thể cùng chung lí tưởng thì
sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội
=> Người chiến sĩ cách mạng có lẽ sống lớn gắn bó hài hoà trong môi
trường cuộc sống của quần chúng lao khổ để thực hiện lí tưởng giải phóng
giai cấp dân tộc.
* Tiểu kết: Khi đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của
quần chúng lao khổ, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh kì diệu
không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm
của những trái tim. Qua đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và
hiện thực cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
3. Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm .
- Hình ảnh nhà thơ - người chiến sĩ Cách mạng với sự chuyển biến lớn lao
trong tình cảm, nguyện gắn bó với đại gia đình quần chúng lao khổ:
+Cấu trúc câu khẳng định:" Đã là", điệp từ "là": khẳng định ý thức tự giác
của tác giả
+Đại từ xưng hô: "con", "em", "anh": những từ chỉ mối quan hệ trong gia
đình
+Hình thức liệt kê:"con của vạn nhà","em của vạn kiếp","anh của vạn đầu
em nhỏ": cụ thể hóa lẽ sống của nhà thơ bằng cách nêu lên mối quan hệ của
bản thân với các tầng lớp cần lao trong xã hội
-> nhấn mạnh, khẳng định tình cảm đầm ấm, thân thiết -> Cảm nhận mình là
thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
- Từ ngữ: "kiếp phôi pha", "không áo cơm", "cù bất cù bơ" -> Tấm lòng
đồng cảm xót thương quần chúng lao khổ. Căm giận bất công ngang trái,
quyết tâm chiến đấu giải phóng quần chúng lao khổ. (Tình cảm lớn)
=> Người chiến sĩ cách mạng mang vẻ đẹp của tuổi trẻ, phơi phới men say lí
tưởng với niềm vui, lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Lý tưởng cách mạng không
chỉ giúp nhà thơ có lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm hẹp hòi của giai
cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ bằng
tình yêu thương gia đình ruột thịt.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc;
- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu
- Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
- Thơ gần gũi với hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng…
2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là lời tuyên ngôn cho tập “ Từ ấy” , là lời tâm
nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cộng Sản .

You might also like