Báo cáo thí nghiệm bài 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA LÝ

Bài 7: ĐỘ NHỚT VÀ PHÂN TỬ KHỐI CỦA POLYMER


NHÓM 3
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vinh Tiến
Lê Trọng Phúc- MSSV: 22128166 Ngày thực hiện: 26/03/2024
Nguyễn Vũ-MSSV: 22128208 Điểm:
Nguyễn Thiên An-MSSV: 22128094
I) YÊU CẦU
- Trình bày được các khái niệm và cách tính các loại độ nhớt của chất lỏng.

- Giải thích được nguyên lý, cấu tạo và cách sử dụng nhớt kế Ostwald.

- Xác định được phân tử khối của polymer bằng phương pháp đo độ nhớt.

II) LÝ THUYẾT
Phân tử khối chất polymer có thể xác định bằng nhiều phương pháp khác
nhau dựa vào sự phụ thuộc của một tính chất vật lí nào đó của hợp chất polymer
vào phân tử khối của nó. Các đặc trưng đó có thể là áp suất thẩm thấu, độ phân tán
ánh sáng, độ nhớt, độ giảm nhiệt độ đông đặc, độ tăng nhiệt độ sôi v.v... của dung
dịch polymer.

Phương pháp đo độ nhớt là phương pháp đơn giản về mặt thực nghiệm,
đồng thời cho phép đánh giá phân tử khối trong khoảng tương đối rộng (M = 104-
106), tuy phương pháp này không hoàn toàn chính xác.

Truớc hết ta hãy xét một số định nghĩa chung về độ nhớt như: độ nhớt tuyệt
đối, độ nhớt tương đối, độ nhớt riêng, độ nhớt rút gọn và độ nhớt đặc trưng.

Độ nhớt tuyệt đối (η)


Theo định luật Poadây, nếu một chất lỏng chảy qua một mao quản chiều dài
L(cm), bán kính r (cm) dưới tác dụng của áp suất P (đin/cm2), sau thời gian t chảy
qua được một thể tích V, thì độ nhớt tuyệt đối được tính theo công thức sau:

(1)

Nếu chất lỏng chảy qua mao quản chỉ do tác dụng trọng lực của nó, thì

P = gHd (2)

g- gia tốc trọng trường;

H – hiệu chiều cao mức dung dịch trong mao quản

D- tỉ trọng dung dịch

Thay giá trị P từ (2) vào (1) ta có:

Đơn vị của

Nếu các phép đo được thực hiện trong cùng một nhớt kế, thì các đại lượng
V, L, H, r là các giá trị không đổi.

Khi đó η = kdt (3)

Trong đó được gọi là hằng số của nhớt kế. k được tính theo thời
gian mà chất lỏng có độ nhớt biết sẵn chảy qua nhớt kế.

(4)

ηo, do, to là độ nhớt, tỉ trọng và thười gian chảy của chất lỏng chuẩn.
Biết K sẽ xác định được độ nhớt tuyệt đối của chất lỏng theo hệ thức (3),
trong đó t là thời gian chảy trung bình của chất lỏng đó.

Độ nhớt tương đối (ηtđ)

Để xác định phân tử khối polymer người ta không cần biết giá trị độ nhớt
tuyệt đối, mà chỉ cần biết độ nhớt tương đối của dung dịch polymer.

ηtđ = (5)

Muốn xác định độ nhớt tương đối cần biết thời gian chảy qua mao quản cùa
nhớt kế ở nhiệt độ xác định của cùng một lượng dung dịch (t) và dung môi (to).
Nếu xem tỷ trọng của dung dịch và dung môi là bằng nhau (khi dung dịch tương
đối loãng) thì từ (3) rút ra:

ηtđ =t/to (6)

Độ nhớt riêng (ηr)

Độ nhớt riêng là tỉ số giữa hiệu số độ nhớt của dung dịch và dung môi trên
độ nhớt của dung môi. Độ nhớt riêng được xác định bằng hệ thức:

ηtđ – 1 (7)

Độ nhớt rút gọn (ηrg)

Độ nhớt rút gọn là tỉ số của độ nhớt riêng dung dịch với nồng độ của nó
(nồng độ của dung dịch polymer thuờng được biểu diễn bằng số gram polymer
trong 100 mL dung môi):

(8)

Độ nhớt đặc trưng ([η]):

Độ nhớt đặc trưng là giới hạn của độ nhớt rút gọn, khi nồng độ của dung
dịch tiến tới zero:
(9)

Để ước lượng phân tử khối chất polymer người ta sử dụng hệ thức Mark-
Houwink biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ nhớt đặc trưng và phân tử khối chất
polymer.

(10)

K và a là hằng số phụ thuộc vào bản chất của dung môi và nhiệt độ, a
thường có giá trị trong khoảng 0,5 đến 0,8.

Độ nhớt đặc trưng được xác định bằng thực nghiệm như sau:

Pha một loạt dung dịch polymer có nồng độ phần trăm từ rất nhỏ đến lớn
dần (nồng độ cao nhất không quá 1 g/100 mL dung môi). Sau khi đã xác định độ
nhớt tương đối của mỗi dung dịch, tính độ nhớt rút gọn cho mỗi dung dịch, rồi xây

dựng đồ thị như trong hình 1.

Đoạn thẳng mà đường biểu diễn cắt trục tung sẽ cho ta độ nhớt đặc trưng.

Hình 1. Sự phụ thuộc của độ nhớt rút gọn vào nồng độ


Nếu biết các giá trị của K và a, bằng thực nghiệm xác định [η] ta có thể tính
được phân tửu khối M của polymer.
Giá trị K và a đối với một số hệ polymer-dung môi cho sẵn trong các tài
liệu tra cứu.

Nhớt kế Ostwald

Nhớt kế Ostwald có hình chữ U, một bên có


mao quản đường kính khoảng 0,6 -0,8 mm. Phần
trên cùa mao quản nối liền với một hay hai bầu thể
tích khoảng 1-2 mL. Nhớt kế Ostwald dùng để xác
định độ nhớt với từng nồng độ xác định. Thể tích
dung dịch dùng cho mỗi một lần đo phải hoàn toàn
bằng nhau.

Hình 2. Nhớt kế Ostwald

III) THỰC NGHIỆM


1) DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

Dụng cụ Số lượng Hóa chất Số lượng


Nhớt kế Ostwald 2 Dung dịch PVA 1% 1L
Cốc 100 mL 4 Acetone (rửa nhớt kế) 50 mL
Pipet 10 mL 2
2) THÍ NGHIỆM:

Mục đích của thí nghiệm là xác định phân tử khối của polymer polyviny
lalcohol (PVA) bằng phương pháp đo độ nhớt ở 30 oC với nhớt kế Ostwald.

Từ dung dịch PVA 1% đã pha sẵn ban đầu, pha loãng thành 50 mL mỗi
dung dịch 0,1%, 0,2%, 0,3%, 0,4%, 0,5%.

Xác định độ nhớt của dung môi:

Tráng nhớt kế bằng nước cất.


Dùng pipet lấy 7 mL nước cất cho vào nhánh không có mao quản của nhớt
kế, dùng quả bóp cao su đẩy nước qua nhánh có mao quản lên quá mức A một ít,
rồi gỡ quả bóp cao su cho nước chảy tự nhiên và dùng đồng hồ bấm giây đo thời
gian nước chảy từ ngấn A đến ngấn B. Đo lại 5 lần, lấy giá trị trung bình (chú ý
thời gian mỗi lần đo không được khác nhau quá 0,2 giây). Giá trị đo được là thời
gian to

Tiến hành xác định độ nhớt các dung dịch PVA từ loãng đến đặc (không cần
tráng nhớt kế) như đã làm ở trên, mỗi dung dịch phải đo 5 lần để lấy giá trị t trung
bình.

Sau khi làm xong thí nghiệm, nhớt kế phải được tráng bằng nước cất nhiều
lần, và lần cuối bằng acetone, sau đó sấy khô trong tủ sấy ở 60 oC.

IV) KẾT QUẢ:


1) Kết quả thô:

t 1+t 2+t 3+ t 4 +t 5
Giá trị thời gian chảy trung bình: tTB=
5

Nước 17. 17.28 17.2 17.3 17.2


22 9 8 6

0.1% 17. 17.62 17.5 17.5 17.4


PVA 58 7 1 8

0.2% 17. 17.82 17.8 17.7 17.8


PVA 80 5 5 5

0.3% 18. 18.17 18.1 18.0 18.1


PVA 12 0 5 2

0.4% 18. 18.44 18.4 18.5 18.4


PVA 43 6 4 2
0.5% 18. 18.89 18.9 18.9 18.9
PVA 95 1 2 1

2) Kết quả tính

t
Độ nhớt tương đối (ηtđ): tđ = t
0

t−t 0
Độ nhớt riêng (ηr): ηr = = tđ – 1
t0

ηr
Độ nhớt rút gọn (ηrg): ηrg =
C

Số TT Nồng độ % Thời gian ηtđ ηr ηr/C


chảy (s)
1 Nước 17.29 1
2 PVA 0,1% 17.5 1.015037 0.012 0.12
3 PVA 0,2 % 17.81 1.016773 0.0291971 0.145985
4 PVA 0,3% 18.11 1.055523 0.0452789 0.15093
5 PVA 0,4% 18.46 1.067669 0.0633803 0.158451
6 PVA 0,5% 18.92 1.093117 0.0861522 0.172304

f(x) = NaN x + NaN


R² = 0 đồ thị ηr/C = f(C)
12

10

8
ηr/C

0
0 2 4 6 8 10 12

C
Đồ thị cắt trục tung ở điểm 0.1144

Nên [η] = 0.1144.

Với a = 0.64, K = 0.0005430 và [η] = 0.64 (poise)

→ M = 4272 (g/mol)

Nhận xét:

Nồng độ dung dịch càng tăng thì thời gian chảy từ A đến B càng tăng và độ
nhớt cũng tăng. Điều này xảy ra là do nồng độ tăng làm số lượng phân tử polymer
trong dung dịch cũng tăng theo từ đó lực ma sát nội sinh cũng sẽ lớn hơn làm tăng
độ nhớt của dung dịch.

V) CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN


1) Trình bày khái niệm và ý nghĩa của các loại độ nhớt tuyệt đối, độ nhớt
tương đối, độ nhớt rút gọn, độ nhớt riêng, độ nhớt đặc trưng

Độ nhớt tuyệt đối:

+ Khái niệm: Độ nhớt động lực hay độ nhớt tuyệt đối, ký hiệu là η, là lực
tiếp tuyến trên một đơn vị diện tích bề mặt, được biết như một ứng suất trượt τ
(biểu thị bằng pascal), cần thiết để di chuyển một lớp chất lỏng 1m2 song song với
mặt phẳng trượt ở tốc độ (v) là 1 m/s so với lớp chất lỏng song song ở một khoảng
cách (x) là 1m.

+ Ý nghĩa: Được đặc trưng bởi điện trở bên trong, được hình thành giữa
các phân tử của chất lỏng, để ở lại với nhau và không phân tán, điều này ảnh
hưởng đến dòng chảy của nó và xác định độ nhớt của nó.

Độ nhớt tương đối:


+ Khái niệm: Là tỷ số của độ nhớt dung dịch trên độ nhớt của dung môi.
Nếu xem tỷ trọng của dung dịch và dung môi là bằng nhau (khi dung dịch tương
đối loãng) thì ηtđ =t/to.

+ Ý nghĩa: Sự khác nhau giữa thời gian chảy riêng của dung môi và thời
gian chảy của dung dịch.

Độ nhớt rút gọn :

+ Khái niệm: Là tỉ số của độ nhớt riêng dung dịch với nồng độ của nó
(nồng độ của dung dịch polymer thuờng được biểu diễn bằng số gram polymer
trong 100 mL dung môi).

+ Ý nghĩa: Được đặc trưng bởi sự ảnh hưởng của nồng độ đến độ chảy của
chất tan trong dung dịch.

Độ nhớt riêng:

+ Khái niệm: Là tỉ số giữa hiệu số độ nhớt của dung dịch và dung môi trên
độ nhớt của dung môi

+ Ý nghĩa: Sự khác nhau giữa thời gian chảy riêng của chất tan trong dung
dịch và thời gian chảy của dung môi.

Độ nhớt đặc trưng:

+ Khái niệm: Là giới hạn của độ nhớt rút gọn, khi nồng độ của dung dịch
tiến tới zero.

+ Ý nghĩa: Để ước lượng phân tử khối chất polymer người ta sử dụng hệ


thức Mark-Houwink biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ nhớt đặc trưng và phân tử
khối chất polymer.

2) Trình bày cách xác định độ nhớt đặc trưng của một dung dịch polymer
bằng nhớt kế Ostwald và cách tính phân tử khối của một polymer.

- Đo thời gian chảy của nước cất (t0) khi chảy qua nhớt kế Ostwald ở một
thể tích xác định (V). Dùng pipet lấy 7 mL nước cất cho vào nhánh không có mao
quản của nhớt kế, dùng quả bóp cao su đẩy nước qua nhánh có mao quản lên quá
mức A một ít, rồi gỡ quả bóp cao su cho nước chảy tự nhiên và dùng đồng hồ bấm
giây đo thời gian nước chảy từ ngấn A đến ngấn B. Đo lại 5 lần, lấy giá trị trung
bình (chú ý thời gian mỗi lần đo không được khác nhau quá 0,2 giây). Giá trị đo
được là thời gian to

- Từ dung dịch PVA 1% đã pha sẵn ban đầu, pha loãng thành 50 mL mỗi
dung dịch 0.1%, 0.2%, 0.3%, 0.4%, 0.5%.Tiến hành xác định thời gian chảy của
dung dịch PVA như đã làm với nước cất.

- Ta tính toán được độ nhớt tương đối của dung dịch polymer so với nước

cất bằng công thức:

ηtđ =t/to

- Từ độ nhớt tương đối đã tính ta có thể xác định được độ nhớt riêng bằng

công thức:

ηtđ – 1

- Từ độ nhớt riêng ta xác định được độ nhớt rút gọn của dung dịch bằng
công thức:

- Sau đó xây dựng đồ thị r/C = f(C) như trong hình

- Tra được các thông số K,a và giá trị [ղ] thực nghiệm vừa xác định được.
Sau đó tính phân tử khối của PVA bằng hệ thức Mark- Houwink [η] = KMa .

3) Những yếu tố sau ảnh hưởng nhớt thế nào đến độ nhớt tuyệt đối của một
dung dịch polymer: nồng độ, nhiệt độ, phân tử khối polymer, độ phân nhánh,
tương tác giữa polymer và dung môi.
- Theo định luật Poadây, nếu một chất lỏng chảy qua một mao quản chiều
dài L(cm), bán kính r (cm) dưới tác dụng của áp suất P (đin/cm2 ), sau thời gian t
chảy qua được một thể tích V, thì độ nhớt tuyệt đối được tính theo công thức sau:

Nồng độ: khi tăng nồng độ dung dịch polymer lên thì thời gian (t) mà dung
dịch chảy qua một thể tích (V) sẽ tăng, từ đó độ nhớt tuyệt đối sẽ tăng bởi vì độ
nhớt tuyệt đối tỷ lệ thuận với thời gian (t).

- Nhiệt độ: nhiệt có tác dụng rất khác nhau đối với chất lỏng và chất khí.
Làm nóng một chất lỏng dẫn đến sự phân tách lớn hơn các phân tử của nó, nghĩa
là các lực giữa chúng bị suy yếu. Do đó độ nhớt của chất lỏng giảm khi nó được
làm nóng.

- Phân tử khối polymer: Phân tử khối của polymer nhỏ thì độ nhớt tuyệt đối
của polymer sẽ nhỏ. Điều này xảy ra khi có quá trình phá hủy phân tử (cracking cơ
– hóa) và đòi hỏi phải có nhiệt độ cao và ứng suất lớn vì vậy làm cho độ nhớt giảm
đi và sự chảy được thúc đẩy nhanh hơn.

- Độ phân nhánh: Trong quá trình chảy các phân tử sẽ duỗi dài theo hướng
chảy cho đến đến khi xác lập được các giá trị cân bằng của hình thái sắp xếp duỗi
thẳng. Sự duỗi thẳng của các đại phân tử và sự dịch chuyển của chúng trong trạng
thái này tỉ lệ thuận với sự tăng độ nhớt tuyệt đối của hệ thống .

- Tương tác giữa polymer và dung môi: Thực nghiệm cho thấy khi cho
thêm một dung dịch phân cực vào dung dịch polymer sẽ khiến độ nhớt tuyệt đối
của dung dịch sẽ tăng.

You might also like