Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Buổi thảo luận thứ hai: Giao dịch dân sự

I. Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch
1.1. So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
Cơ sở pháp lý: Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.
- Thứ nhất, so với Bộ luật dân sự năm 2005, thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã thay từ
“người tham gia giao dịch” bằng từ“chủ thể”. Sự thay đổi này chỉ mang tính kỹ thuật,
không kéo theo sự thay đổi về nội dung. Tức là chủ thể tham gia giao dịch dân sự có thể
là cá nhân (con người về mặt sinh học) hoặc pháp nhân (con người về mặt pháp lý).
- Thứ hai, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 “Người tham
gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” so với điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự
năm 2015 “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập”.  Việc bổ sung này là hợp lý vì không phải tất cả các giao dịch dân sự đều có mục
đích và nội dung giống nhau. Tuỳ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của chủ thể
mà chủ thể được tham gia vào các giao dịch dân sự phù hợp với mình theo quy định tại
khoản 2 Điều 20, khoản 2, 3 và 4 Điều 21, khoản 2 Điều 22, khoản 2 Điều 24 của Bộ luật
Dân sự năm 2015.
- Thứ ba, Bộ luật dân sự năm 2015 không chỉ đề cập tới ‘năng lực hành vi dân sự’ mà
còn đề cập tới ‘năng lực pháp luật dân sự’.  Quy định này thể hiện sự tiến bộ nhưng sẽ
kéo theo những khó khăn trong quá trình áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015. Bởi lẽ Bộ
luật dân sự năm 2015 đưa ra yêu cầu này và khẳng định khi điều kiện này không được áp
dụng thì giao dịch vô hiệu (Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 đưa điều kiện tự nguyện lên trước điều kiện không
vi phạm điều cấm.  Điều này có nghĩa là Bộ luật dân sự năm 2015 đề cao yếu tố tự
nguyện trong giao dịch dân sự hơn yếu tố không vi phạm điều cấm. Đây là một điểm tiến
bộ bởi lẽ chúng ta thấy pháp luật dân sự không quyết định việc xác lập,thay đổi hay chấm
dứt các quan hệ của các chủ thể mà việc này do chính ý chí của các chủ thể quyết định,
yếu tố tự nguyện là yếu tố vô cùng quan trọng trong quan hệ dân sự. Sự thay đổi thứ tự
này là hoàn toàn hợp lý.
- Thứ tư, căn cứ theo khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 2 Điều 117
Bộ luật dân sự năm 2015 thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thay thế cụm từ “pháp luật” bởi
từ “luật”.  Có thể thấy rõ, nghĩa của ‘pháp luật’ rộng hơn so với ‘luật’. “Pháp luật” có
thể được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể
nào đó được quy định trong Hiến pháp, bộ luật, luật,…; trong khi đó “luật” để chỉ các
quy phạm pháp luật chỉ tồn tại trong các bộ luật, luật, là văn bản do chính Quốc hội ban
hành. Việc thay đổi từ ngữ có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu lực văn bản
luật so với các văn bản dưới luật, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định với
nhau.
1.2. Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở
tại Việt Nam?
* Tóm tắt bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20/12/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long:
- Nguyên đơn là ông J Ph T cùng với vợ là bà A Th Ph (L Th H), đại diện uỷ quyền bởi
anh L Th Ph. Bị đơn là bà L K Đ, đại diện bởi Ph H D T.
- Năm 2004, vợ chồng nguyên đơn mua phần đất diện tích 200m2 của bà L K Đ với giá
60.000.000 đồng và ngày 31/5/2004 bà L K Đ có lập giấy cho nền thổ cư. Đến ngày
02/6/2004 bà L K Đ tiếp tục bán cho nguyên đơn phần đất gắn liền với căn nhà mới xây
tổng diện tích là 1.051,8m2 và bà L K Đ có làm giấy nhường đất thổ cư. Ngày 16/3/2011
bà L K Đ có làm giấy cam kết thể hiện rằng bà đã bán cho nguyên đơn phần đất diện tích
1.251,8m2 và bà chỉ đứng tên hộ, khi nào nguyên đơn về Việt Nam thì bà trả lại nhà và
đất. Hiện nay nguyên đơn đã về Việt Nam và yêu cầu bị đơn giao trả nhà là 200m2 và đất
vườn có diện tích 1.051,8m2 (tổng giá trị là 500.000.000 đồng).
- Sau đó tại phiên toà sơ thẩm, phía nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu
bà L K Đ hoàn trả cho nguyên đơn số tiền 550.000.000 đồng. Phía bị đơn đồng ý trả lại
số tiền 13.950 USD mà bên nguyên đơn chuyển về, quy ra là 329.220.000 đồng nhưng
phía bị đơn tự nguyện trả số tiền 350.000.000 đồng và yêu cầu được sử dụng nhà và đất
sau này.
- Toà án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày
31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà
các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của pháp luật; buộc bà L K Đ phải hoàn trả cho
ông J Ph (Ph J T) và bà A Th Ph (L Th H) số tiền 350.000.000 đồng

* Theo bản án, đoạn cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà đất tại Việt
Nam:
Ở đoạn [2] phần “Nhận định của Toà án” đã cho thấy ông T và bà H không có quyền sở
hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể:
- Thứ nhất, Ông J và bà H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ, theo
quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005, vợ chồng ông J
và bà A không thoả mãn các điều kiện “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư
lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ
sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối
tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam”,”Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt
Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ
hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông
thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì không thuộc một trong những đối tượng
trên.
- Thứ hai, giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004
được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ
nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được công chứng,
chứng thực theo quy định tại Điều 127 của Luật Đất đai 2003 “Hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức
chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất” nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Từ đó, ông T và
bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

1.3. Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị
Toà án tuyên bố vô hiệu?
Ở mục 1 phần “ Quyết định” cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Toà án
tuyên bố vô hiệu. Cụ thể trong quyết định của bản án viết: “Vô hiệu giấy cho nền thổ cư
ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011
mà các bên đã xác lập do vi phạm đều cấm của pháp luật”
1.4. Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về
căn cứ để Toà án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?
Theo em Tòa án đã căn cứ vào Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005 để tuyên bố giao dịch trên
bị vô hiệu:
Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo dức xã
hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức
xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực
hiện hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống
xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Vậy nên khi căn cứ vào Điều 128 Bộ luật dân sự 2005 thì: “Giao dịch dân sự có mục đích
và nội dung vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”. Nên có thể
thấy, giao dịch dân sự của ông T và bà H với bà Đ đã vi phạm điều cấm của luật. Cụ thể
tại thời điểm lập giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày
02/6/2004, bà Đ đã vi phạm Khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2003:
Điều 121. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây thì được mua nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:
a) Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam;
b) Người có công đóng góp với đất nước;
c) Những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại
Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xậy dựng đất nước;
d) Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam;
e) Các đối tượng khác theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ông T và bà H không thuộc các đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền
1 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), “Bình luận một số điểm mới trong phần Quy định chung của
Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 14/2017

You might also like