III.GIAO DỊCH DÂN SỰ DO CÓ LỪA DỐI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

III.

GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI


3.1 Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005 và
BLDS 2015
Điều 127 BLDS 2015: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên
kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập
giao dịch đó
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba
làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Điều 132 BLDS 2005: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác
lập giao dịch đó
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực
hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của
mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.

3.2 Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình không cung cấp
thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch.
Một số ví dụ về pháp luật nước ngoài trong việc giao dịch đảm bảo:

 Điều 9 Bộ quy tắc Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code) về giao
dịch bảo đảm (gọi là Điều 9 UCC);
 Đạo luật thống nhất về lợi ích bảo đảm đối với đất đai (Uniform Land Security Interest Act)
của Hoa Kỳ;
 Đạo luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản của New Zealand và một số bang của
Canada (gọi là PPSA-Personal Property Security Act);
 Pháp luật về giao dịch bảo đảm của một số quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Civil Law như:
Pháp, Liên bang Nga, Ba Lan
Có 2 hệ thống pháp luật là Civil Law và Common Law:
+ Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law, các quy định về
giao dịch bảo đảm có phạm vi điều chỉnh khá hẹp, giới hạn đối với một số biện pháp bảo đảm cụ thể
là như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ…; trong đó cầm cố và thế chấp là hai biện pháp phổ biến
hơn cả. . Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Pháp phân định các biện pháp cầm cố và thế
chấp được thực hiện trên cơ sở yếu tố chuyển giao tài sản bảo đảm. Điều 2017 và Điều 2114 Bộ luật
Dân sự Pháp, “Cầm cố là một hợp đồng theo đó người có nghĩa vụ giao cho người có quyền một tài
sản nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, còn “quyền thế chấp là quyền trên những bất động sản
được sử dụng vào việc thi hành một nghĩa vụ”. Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Cộng
hòa liên bang Nga lại phân biệt cầm cố và thế chấp thuần túy theo tiêu chí loại tài sản, theo đó, biện
pháp cầm cố được áp dụng đối với động sản và biện pháp thế chấp được thực hiện đối với bất động
sản. Khoản 2 Điều 334 Bộ luật Dân sự của Cộng hòa liên bang Nga: “Việc cầm cố thửa đất, doanh
nghiệp, công trình xây dựng, công trình kiến trúc, căn hộ chung cư và các bất động sản khác (thế
chấp) được điều chỉnh theo quy định của Luật về Thế chấp tài sản. Các nguyên tắc về cầm cố quy
định trong Bộ luật này được áp dụng đối với thế chấp, trừ trường hợp Bộ luật này hoặc Luật về Thế
chấp tài sản có quy định khác”.
+ Tại các quốc gia theo hệ thống Common Law như Hoa Kỳ, New Zealand và một số bang của
Canada, các quy định về giao dịch bảo đảm có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm các giao dịch
bảo đảm truyền thống như cầm cố, thế chấp và các giao dịch có tính chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
như thỏa thuận bán hàng có bảo lưu quyền sở hữu, cho thuê động sản dài hạn… Pháp luật về bảo
đảm thực hiện ở các quốc gia này đều coi lợi ích bảo đảm là nguồn gốc của mọi giao dịch bảo đảm
khác. Các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp… chỉ là cách thể hiện cụ thể của lợi ích bảo đảm.
Điều 9 UCC không giải thích khái niệm “lợi ích bảo đảm”, tuy nhiên trên cơ sở Điều 9 UCC, New
Zealand và một số bang của Canada đã cụ thể hóa khái niệm này trong Luật về bảo đảm của mình.

You might also like