LearnThrive Toolkit History - Bản Chính Thức

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 58

Hướng dẫn

Bạn đang ở trong tiết Lịch sử chán ngắt


như thường ngày. Sự kiện này, ngày
tháng kia, ôi… sao điên đầu quá mà vẫn
không nhớ nổi. Bạn nghĩ bụng, cuối cùng
thì môn Lịch sử có ý nghĩa gì cơ chứ? Và
làm sao để học vào đây?

Bạn khó mà tưởng tượng được liệu môn


Sử thực sự có kết nối gì với đời sống, có
tác dụng thực tiễn nào hay chỉ là những
kiến thức suông trên giấy.

Nhưng bạn hoàn toàn biết Lịch sử là một


môn học vốn cần được xem trọng, bởi nó
phản ánh chiều dài tiến hóa qua hàng
triệu năm của con người. Nhưng với một
học sinh lại cảm thấy thấy môn này thật
“khó nhai” như bạn thì bạn biết phải làm
gì bây giờ?

Nghĩ ngợi một hồi, bạn bỗng thấy hai mi


mình díu lại, và mọi thứ bắt đầu mờ dần
đi. Bạn không biết rằng bản thân đang
tiến vào một chuyến hành trình thám
hiểm vô cùng hồi hộp và kỳ thú…
Mục lục
CHẶNG 1

CHẶNG 2

CHẶNG 3

CHẶNG 4

LEARNING
TECHNIQUE

FINAL
Chặng 1
Vượn người
Dậy đi nào!

Ối! Mình đang ở


đâu thế này?
Đang trong tiết
Lịch sử cơ mà!
Mà sao bản thân
còn bị biến
thành con khỉ
nữa chứ?!
Đừng hoảng, nó chỉ là một phần trong chuyến phiêu lưu đầy
kỳ thú của chúng mình thôi. Chúng ta đang ở giai đoạn 6
triệu năm trước.
Cậu đang ở trong lớp “giáp” của vượn
người, vốn là tổ tiên khởi nguyên của loài
người chúng ta đó. Đến đây thì cậu biết
chúng ta đang “công phá” môn học nào
chưa?

Không lẽ là…
Lịch sử ư? Môn
học rõ là buồn
ngủ ấy hả?
Đừng vội kết luận sớm à nha, vượt qua hết
tất cả các chặng của chuyến thám hiểm,
chắc chắn cậu phải đổi góc nhìn đó, vì thật
sự lịch sử rất thú vị! Để bây giờ LearnThrive
giải thích cho bạn một vài yếu tố biến một
môn học này bỗng trở nên nhàm chán nhé:
Đầu tiên là cách tiếp cận.
Có lẽ ngay từ đầu cậu đã không có cảm
giác gì tốt với Sử vì bản thân phải tiếp
xúc với những phương tiện dạy

và học truyền thống


như sách giáo khoa,
sách bài tập cũ rích
và phương pháp dạy
truyền thống tại lớp
học của giáo viên.

Cùng với đó, có thể giáo


viên trên lớp giảng bài
mà không có công cụ
hay tài liệu hỗ trợ, khiến
cho việc hiểu bài của cậu
càng mơ hồ hơn.
Thiếu dẫn chứng
tham khảo cũng
là một nguyên
nhân.
Rất khó để chúng ta hiểu được
những khái niệm hay kết luận
lịch sử mà thiếu đi các dẫn
chứng để tham khảo và biện
chứng cho kiến thức ấy.

Đúng thật, nhiều khi Đồng thời, khi học Sử,


tớ chưa kịp hiểu gì nhiều lúc vì thời lượng
cả mà giáo viên đã tiết học mà cậu
giảng xong bài rồi. không được
giảng tường tận
về chi tiết các
sự kiện lịch sử,
nên thành ra đến lúc đã
kết luận rồi mà cậu chẳng
hiểu đầu cua tai nheo gì
hết đúng không nào
Đừng hoang mang
gì cả vì đây cũng là
một thực trạng phổ Việc học sinh và ngay cả
biến hiện nay mà. giáo viên cũng mặc định việc
học Sử cũng như chỉ học
thuộc các khái niệm và thông
tin đơn thuần khiến việc học
Sử trở nên khó khăn hơn rất
nhiều. Chẳng ai lại muốn học
một thứ mà chỉ bắt chúng ta
nhồi nhét các thông tin mà
bản thân vốn chưa hiểu hết
vào đầu cả phải không?

Môi trường học phổ biến hiện


nay cũng khiến Lịch sử trở
thành một bộ môn thiếu đi tính
thách thức đối với học sinh,
không rèn giũa được khả năng
trí tuệ của học sinh và khó phát
triển được khả năng tư duy phân
tích và phản biện nữa.
Ra là vậy. Cậu có thể
giải thích kĩ hơn được
không? Ý tớ là, rốt
cuộc thì vì sao môn Sử
lại có vẻ khó nhằn với
tớ đến vậy?
Đó là vì!

Nội dung kiến thức rộng:


Lịch sử là một môn học có bề
rộng thông tin rất lớn, xuyên suốt
khắp hàng thế kỷ và châu lục. Chỉ
tập trung vào việc ghi nhớ lượng
thông tin này có thể khiến chúng ta
Thiếu bối cảnh và sự kết nối: quá tải và dẫn tới sự chán nản. Nên
Môn Lịch sử ở trường thường được dễ hiểu rằng mới nhìn qua thì dễ bỏ
giảm tải về lượng chi tiết để phù hợp cuộc giữa chừng lắm đó :D! Nhưng
với chương trình học, khiến những
cũng có lẽ cậu cảm thấy môn này
kiến thức trong môn sử dường như
thật khó nhằn là bởi…
tồn tại độc lập mà không có đủ bối
cảnh và sự liên quan đến kiến thức
hiện có của học sinh. Chính điều này
khiến bọn mình khó mà hiểu được
tầm quan trọng của sự kiện lịch sử ấy
một môn học
cũng như ghi nhớ chúng đấy. Đồng thời, cũng là
nhưng nội dung
trong khối xã hội,
h Lịch sử cũng
trong chương trìn
ật thiết đến
không có kết nối m
g ra gần gũi với
các môn học đán
ay Mỹ Thuật,
nó như Ngữ Văn h
khó mà hình
khiến chúng mình
ơng quan của
dung được mối tư g.
Lịch sử với đời sốn
Đề cao học thuộc hơn là phân tích:
Phương pháp học truyền thống và sự đề cao điểm
số trong hệ thống giáo dục Việt Nam thường ưu
tiên việc học thuộc các thông tin thay vì phân tích
hay diễn giải các sự kiện lịch sử, cho dù bản chất
Sử vẫn là một môn khoa học, cần có sự nghiên
cứu. Chúng mình dễ gặp phải các vấn đề như học
vẹt, học chỉ để điểm cao nên sẽ thiếu sự hiểu biết
về quá khứ cũng như tầm quan trọng của nó. Việc
này cũng khiến người trẻ bọn mình thiếu cơ hội
tìm hiểu nhiều vấn đề tranh cãi, thiếu khách quan
trong việc đánh giá những vấn đề đó!

Ồ…Bây giờ thì tớ cũng


phần nào cảm thông
hơn chút với môn Sử
rồi. Kể ra thì môn Sử
cũng không đáng
ghét đến vậy chăng?
Nhưng tớ vẫn chưa rõ
làm thế nào để học
Sử cho hiệu quả cả…

Tớ thật vui khi nghe cậu


nói vậy đó! Và khoan
hãy vội vàng vì đây mới
chỉ là chặng bắt đầu
thôi, còn rất nhiều điều
hay ho đang đợi cậu ở
đằng sau nữa cơ.
Chặng 2
Người Tối Cổ
Ối! Mình lại đang ở
chốn nào thế? Mà
bỗng dưng mình
đứng thẳng lên được
rồi này? Không lẽ
mình đã… tiến hóa?

Chính xác! Bọn mình hiện đang đứng ở


đâu đó khoảng 4 triệu năm trước. Do
kiến thức ở chặng trước về những khó
khăn trong môn Lịch sử đã được cậu
thu nạp, nên cậu coi như đã “thăng cấp”
lên lớp giáp của người tối cổ.
Chà, mặc dù đi lại
trong lớp giáp này có
vẻ cũng không dễ
chịu cho lắm, nhưng…
cũng thú vị phết! Vậy
bây giờ chúng ta sẽ
học gì tiếp theo vậy
LeanThrive?

Đây là một phần cực kỳ thú vị và


cậu sẽ học được thêm rất rất
nhiều điều mới về não bộ của
chúng ta khi học Sử đó nha!
Ồ! Vậy thì tớ muốn được
biết ngay bây giờ.
Tất nhiên rồi! Đầu
tiên chúng ta hãy
bắt đầu với hồi hải
mã nhé.

Hà hải mỗi… hồi hải mã…


Tên gì mà kì khôi vậy? Haha, nghe
hơi lạ đúng
không?

"Hải mã", là "cá ngựa" đó.


Bộ phận trông có vẻ giống con “cá ngựa” này lại
đóng một vai trò siêu quan trọng trong việc hình
thành và củng cố trí nhớ, chuyển hóa kiến thức mới
thu nạp thành trí nhớ dài hạn. Điều này cũng bao
gồm việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử cụ thể theo giai
đoạn nè. Bạn “cá ngựa” này chính là một trợ thủ đắc
lực của não bộ giúp chúng ta điều hướng các thông
tin, ghi nhớ ngày tháng, các nhân vật lịch sử, cũng
như các quan hệ nhân - quả. Cũng đừng quên cảm
ơn hồi hải mã vì đã di chuyển các dữ kiện lịch sử ra
ngoài vùng vỏ não giúp tạo cho chúng ý nghĩa và
kết nối với các mảnh thông tin sẵn có khác nha!
Ồ ra thế. “Bạn cá ngựa” đúng là lợi
hại quá! Vậy còn những bộ phận
khác thì sao hả LearnThrive?

Tạm biệt hồi hải mã,


chúng ta sẽ di chuyển
lên phía trước một
chút, ở vùng vỏ não
trước trán nha!

Vùng nằm ngay dưới trán của cậu này sẽ chịu trách
nhiệm cho tư duy phản biện, phân tích và diễn giải
thông tin. Nó giúp chúng ta có thể đánh giá các minh
chứng lịch sử, xác định thiên kiến, và hình thành
những kết luận của chính chúng ta về các sự kiện lịch
sử đó! Ở đây, vùng trán trái sẽ có nhiệm vụ mã hóa
thông tin, còn vùng trán phải sẽ truy xuất thông tin.
Vùng vỏ não trước trán có nhiệm vụ duy trì khả năng
ghi nhớ thông tin. Các bài báo khoa học khác nhau đã
chứng minh rằng vùng vỏ não trước trán được kích
hoạt nhiều nhất trong các bài tập nhằm kích thích sự
di chuyển của thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn tới bộ nhớ
dài hạn.

Đúng vậy. Và chớ quên đến hạch hạnh nhân


nữa nè. Hạch hạnh nhân sẽ chỉ phát huy công
Oa nhiều thông tin
dụng của nó khi cậu thực hành việc học chủ
ghê. Đúng là bộ não
động thôi nha! Khu vực hình quả hạnh này có
chúng mình phải làm
nhiệm vụ xử lý cảm xúc và và có vai trò quan
việc rất cật lực để
trọng trong việc hình thành những cảm xúc
phục vụ cho quá
nhất định của chúng ta đối với những sự kiện
trình học tập của
lịch sử. Chính nhờ điều này mà ta có thể tạo ra
chúng ta đấy nhỉ.
mối liên kết giữa trải nghiệm cá nhân và những
khoảnh khắc lịch sử, khiến quá trình học trở
nên đáng nhớ và thu hút hơn nhiều!
THÙY THÁI DƯƠNG
Thùy thái dương cũng rất quan trọng khi
có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, ý nghĩa và
hiểu được các câu chuyện. Nó giúp
chúng mình hiểu được các bối cảnh lịch
sử, kết nối các mảnh thông tin lại với
nhau và xây dựng được một sự hiểu biết
chặt chẽ về lịch sử.

THÙY CHẨM
Vùng Thùy chẩm nằm ngay đằng sau
của não của chúng mình dùng để xử lý
các thông tin thị giác. Đừng quên rằng
chúng ta phải tiếp nhận qua rất nhiều
hình ảnh, bản đồ và các tạo tác thời xưa,
mà thùy chẩm chính là chìa khóa quan
trọng giúp chúng mình có sự thông hiểu
giàu có và sâu sắc hơn về quá khứ đó!
HẠCH NỀN
Có lẽ với cậu, tên của bộ phận này có hơi lạ
lẫm, nhưng cũng có khả năng không kém
cạnh gì những bộ phận khác đâu nhé! Nhóm
hạt nhân nằm sâu trong não này giúp kiểm
soát các chuyển động và ra quyết định. Nó
liên quan đến các khía cạnh vận động khi học
lịch sử, chẳng hạn như ghi chú, viết bài luận
hay tham gia vào các hoạt động tương tác
trong lúc học nè! TIỂU NÃO
Đừng nghĩ bộ phận này nhỏ bé mà không quan
trọng nha! Bộ phận này có vai trò quan trọng trong
trí nhớ tiến trình, bao gồm việc học và ghi nhớ các kỹ
năng và thói quen. Nên chớ quên tới người bạn “nhỏ
mà có võ” này, bởi chức năng của nó có thể liên
quan đến việc tìm hiểu các mốc thời gian lịch sử, ghi
nhớ các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian và
phát triển các chiến lược hiệu quả để nghiên cứu
lịch sử đó!

Chúng ta càng hứng thú với việc học Sử bao nhiêu cũng tỉ lệ thuận với dopamine
được sản sinh ra trong não bộ à nhen. Loại hormone này là chìa khóa để việc học
và ghi nhớ của chúng mình được hiệu quả hơn đó! Việc chuyên tâm vào quá trình
học Lịch sử cũng kích thích sự sản sinh các liên kết neuron thần kinh mới, củng cố
chức năng nhận thức và nâng cao hiểu biết của chính tụi mình về quá khứ nữa nè!
Hóa ra để học sử
mình cần dùng nhiều hải mã,
chức năng của não bộ hệ th ốn g th ần kinh nhờ vào hồi
Hình thành trình hình
vậy ư. Vậy thì não va i tr ò qu an trọng trong quá
nơi đó ng học 1
í nh ớ củ a chún g ta. Do đó, khi ta
hoạt động thế nào để thành nên tr i năm 1945, ta
ức m ới về lịc h sử như về nạn đó
mình có thể ghi nhớ kiến th n học như vợ
n các tác phẩm vă
được thế? có thể chợt nhớ đế thức này
a Kim Lâ n th ì lú c này, 2 mảng kiến
nhặt củ i
của chúng ta. Kh
hình th àn h liên kết trong não bộ lại
sẽ , mảng còn
2 mảng kiến thức
động đến 1 trong n tỏa và phát
ng đồ ng th ời đư ợc nhớ đến. Sự la
cũ hồi hải mã giúp
g thần kinh trong
triển của hệ thốn dài hạn của
cố kh ả nă ng gh i nhớ ngắn hạn và
củng
Não bộ chúng ta hoạt động chúng ta.
theo cơ chế như khi ta nấu
một món ăn đó. Đầu tiên ta
sẽ chọn món ăn, từ đó ta sẽ
tìm đến các nguyên liệu
chính để nấu món ăn và
tiếp tục tìm kiếm các
nguyên liệu, gia vị khác giúp
món ăn của mình ngon
miệng hơn. Cùng với đó, ta
Trong khi các kết
sẽ tạm cất đi những nguyên nối mới được hình
tự động loại bỏ nh thành, não cũng
liệu không cần dùng đến. ững kết nối khôn
quá trình tiếp nhận g cần thiết để
Tương tự như thế, khi ta học kiến thức mới hiệu
bạn học lịch sử, cá quả hơn. Khi
c kết nối giữa các
kiến thức sử mới, não bộ sẽ quan, như hạch hạ vù ng não liên
nh nhân, nơi tạo ra
đồng thời thực hiện 2 chúng ta tìm ra m cả m xúc khi
ối liên hệ giữa trải
nhiệm vụ: và hoàn cảnh lịch ng hiệm cá nhân
sử cùng với vỏ nã
thực hiện phân tíc o trước trán, nơi
h khi chúng ta ph
giải các sự kiện lịc ân tích và diễn
h sử theo các góc
trở nên mạnh mẽ nh ìn khác nhau,
hơn. Trong khi đó
không quan trọng , những kết nối
trong quá trình họ
c yếu đi hoặc bị
loại bỏ để tránh gâ
y xao nhãng.
Cậu thấy thế nào? Hay
lắm đúng không? Học lịch
sử đúng cách còn giúp
chúng ta phát triển các
chức năng của não bộ
nữa đó.

Ôi, hay thật ấy, nhưng tớ


thấy…mọi người hay nói gì
mà học lịch sử để cải thiện
cả tư duy ngôn ngữ và tình
yêu với đất nước mình? Điều
này giải thích theo khoa học
thì có đúng không
Learnthrive ơi?
Myelin là một chất béo màu trắng, bảo vệ
các đường dẫn truyền thần kinh giúp tăng
tốc độ giao tiếp hay tăng khả năng tiếp nhận
và phản xạ với ngôn ngữ đó. Học lịch sử thúc
đẩy quá trình myel hóa ở các vùng não liên
Đúng là như vậy đó. quan, cho phép chúng ta truy cập và truy
Khi học lịch sử, não xuất thông tin lịch sử nhanh hơn và hiệu quả
bộ sẽ xảy ra quá trình hơn. Hiểu đơn giản hơn, khi chúng ta càng
myelin hóa đó. Để tớ học đúng cách thì khả năng ta có thể ghi
giải thích kĩ hơn nhé nhớ sẽ tăng lên khi các chuỗi sự kiện được
chắp nối với nhau tạo thành 1 mạng lưới
trong não bộ của chúng ta.

sử tăng cường
Bên cạnh đó, học lịch
ước trán, nơi
hoạt động ở vỏ não tr
ản biện, phân tích
hình thành tư duy ph
n lịch sử, thùy
và giải thích các sự kiệ
ôn ngữ và ý
thái dương, nơi xử lý ng
các câu
nghĩa, cần thiết để hiểu
chẩm, nơi diễn
chuyện lịch sử và thùy
an từ sơ đồ, bản
giải thông tin trực qu
ời gian của các
đồ, hình ảnh, dòng th
sự kiện lịch sử.

Không chỉ vậy, tích lũy kiến


thức lịch sử trong thời gian
Tuyệt thật đấy, vậy dài giúp tăng khối lượng
mà tớ cứ nghĩ chỉ chất xám ở các vùng liên
học toán, lý, hóa quan, tăng khả năng đồng
mới giúp chúng ta cảm của chúng ta
thông minh lên
chứ.
Ui, đau quá, ôi, cơ thể
tớ bị sao thế này, ôi,
lông trên cơ thể tớ đi
đâu mất rồi, sao đầu
tớ cùng tròn hơn,
người tớ hình như
cao lên đó! Có vẻ như
chúng ta
đang ở thời kì
của người
tinh khôn rồi.
Chặng 3
Người Tinh Khôn
Nhưng tớ vẫn không hiểu, mình có nhiều cách
để phát triển não của mình mà, tại sao phải học
lịch sử và cố gắng ghi nhớ những sự kiện ấy?
Dù gì cũng là câu chuyện từ quá khứ, tại sao
cần gợi nhắc lại nhiều như vậy làm gì ta?

Tớ không nghĩ vậy đâu, hiểu biết


về Lịch sử là điều cần thiết để
hiểu được hiện tại vì hầu hết các
sự kiện hiện tại đều có nguồn
gốc sâu xa từ những sự kiện đã
xảy ra trong quá khứ đó.

Bằng cách này, lịch sử đóng một vai trò then chốt không chỉ trong
việc hình thành nhận thức của cá nhân về xã hội mà còn ảnh
hưởng đến sự hiểu biết của họ về bản thân và những người xung
quanh. Khi học lịch sử, chúng ta đang tìm hiểu về chính thế giới của
chúng ta như bản thân chúng ta đã thay đổi thế nào qua từng thế
kỷ, sự biến đổi của các đế chế, quốc gia và hệ thống xã hội, từ đó ta
sẽ lý giải được tình hình mối quan hệ hiện nay giữa người với người,
quốc gia này với quốc gia khác.
Hay là về chính con
người chúng ta:
Tìm hiểu truyền thống, lễ kỷ niệm và
phát triển sự đồng cảm với các thế
hệ đi trước - Cách mạng tháng 8,
Ngày giải phóng miền Nam, v.v. Tìm
hiểu sâu sắc về hành vi của con
người - Các nền văn minh Đông
Nam Á, v.v.

Hay là cả các vấn đề ngày nay:


Cậu có bao giờ thắc mắc tại sao cuộc chiến tranh phức tạp và
diễn biến nhanh chóng giữa Ukraine và Nga không? Chà, nó
bắt nguồn từ sự căng thẳng lịch sử từ nhiều thế kỷ trước, sau
đó vào cuối những năm 1900 là Chiến tranh Lạnh và sự cạnh
tranh về phạm vi ảnh hưởng giữa các siêu quốc gia (Mỹ và
Liên Xô). Tóm lại, giao tranh cuối cùng đã nổ ra ở miền Đông
Ukraine vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea, một loạt
sự kiện xảy ra sau đó dẫn đến cuộc xung đột ngày nay (H.
Yevsieieva, 2023). Chiến tranh Lạnh là gì? NATO là gì? Tầm
quan trọng của Crimea là gì? Chà, đó là một số thứ hấp dẫn
mà ta cần học để hiểu chuyện gì đang xảy ra!
Đúng thật những kiến
Hmm, vậy tớ cùng cậu
thức đó thật hữu ích
khám phá các khía cạnh
nhưng tớ thật sự
không vui khi phải
khác của môn lịch sử nhé.
ghi nhớ rất nhiều Biết đâu khi cậu thấy
những thông tin như hứng thú với nó thì việc
thể mỗi lần đến giờ học sử trở nên dễ dàng
kiểm tra đó! hơn thì sao?!

Khi cậu học lịch sử, chúng ta sẽ được chứng


kiến trận chiến WW2 và sự trả thù của quân
Đồng minh hay trở thành 1 thuyền viên trong
những chuyến đi của Christopher Columbus.
Hoặc chúng ta có thể cùng nhau khám phá bí
ẩn và âm mưu trong vụ ám sát Abraham
Lincoln vẫn là nguồn gốc của sự mê hoặc và
tranh cãi cho đến ngày nay. Những tình tiết
xung quanh cái chết của ông, những thuyết âm
mưu và di sản lâu dài của ông đều góp phần
tạo nên sự hấp dẫn của sự kiện lịch sử này.

Những giai th
oại vui nhộn
Các chính sá
ch b ành trướng c
những năm 19 ủa Hitler tron
30 và sự thất g
ông ta trong bại thảm hại
Thế chiến th của
trong việc tái ứ 2 : N ỗ lực của Hitler
vũ trang nướ
Liebestraum c Đ ức và giành đ
(tái vũ trang ược
Tây Ban Nha, R h in e la nd, Nội chiến
Thỏa thuận H
Sự đáp trả ké ả i quân Anh-Đứ
m hiệu quả c c) +
có vẻ như mộ ủ a L ON khiến ông ta
t thế lực đáng
bại trong Thế g ờ m, bất khả ch
chiến thứ 2, n iến
hưng anh ấy
phải những s đã mắc
ai lầm chết n
gười.
- Sự trỗi dậy của Hitler: Hoàn cảnh chính
trị thuận lợi hay Khả năng lãnh đạo?
- Một số thông tin cơ bản về Chiến tranh
thế giới thứ nhất và sức mạnh của phe
Đồng minh so với Sức mạnh Trung tâm
- Hoàn cảnh chính trị thuận lợi: Chính phủ
Weimar yếu kém, siêu lạm phát, ảnh hưởng
của cuộc Đại suy thoái
- Khả năng của Hitler: Kỹ năng hùng biện
mạnh mẽ, tổ chức lại đảng Quốc xã, v.v.
- Chiến tranh Triều Tiên: Nội chiến hay
chiến tranh ủy nhiệm?
- Tìm hiểu Chiến tranh Lạnh: căng thẳng
và xung đột quân sự giữa 2 siêu cường
(Mỹ và Liên Xô)
- Liên Hợp Quốc đã học được gì từ những
sai lầm của Hội Quốc Liên?

Ồ, chẳng khác gì 1 chuyến phiêu lưu nhỉ!


Chúng ta còn có thể xây dựng các cuộc tranh
biện như một hội nghị mô phỏng hay đóng vai
các nhà chính trị để đàm phán về lợi ích quốc
gia chúng ta nữa phải không?
Chặng 4
Người hiện đại
Vậy là chúng ta lại
“xuyên không” tiếp hả?
Có điều, sao mà tớ thấy
quang cảnh xung
quanh hiện đại, quen
thuộc ghê… Ồ! Cơ thể tớ
đã trở lại như cũ rồi nè!

Đúng vậy, nghĩa là chúng ta


đã sắp gần đến đích của
hành trình này rồi đó. Thế
nhưng chặng cuối là một
chặng cực kỳ quan trọng, nó
sẽ giúp cậu cách để học tốt
môn Sử gấp nhiều lần luôn
đó nha!
Tớ háo hức quá
chừng luôn rồi đây
nè. Cậu nhanh nói
cho tớ biết với
LearnThrive.

Đương nhiên rồi. Khi


học Sử, cậu hãy nhớ:
Thử thách tất cả những gì được
học để phát triển kỹ năng tư duy
phản biện:
Hãy đặt ra câu hỏi cho thông tin mà cậu
học được, và hãy tránh việc chấp nhận
tất cả chúng như một lẽ đương nhiên
mà không có sự nghi hoặc, dò xét nào
nhé. Hãy đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời
nha!

Học chủ động hơn:


Cậu có thể học chủ động bằng
cách tham gia vào quá trình thảo
luận với bạn bè, tranh biện, các mô
hình giả lập lịch sử và các công cụ
khác có thể nâng cao hiểu biết của
cậu về sự kiện, khái niệm đó nhé!
Đứng ở đa dạng góc nhìn
khác nhau:
Cậu có thể thử đặt bản thân vào
vị trí của các bên liên quan khác
nhau để phân tích sự kiện lịch sử
từ nhiều góc nhìn khác nhau, để
công nhận và hiểu sâu hơn về
tính phức tạp, đa chiều của nó nè.
Lịch sử cũng giống như trái hành
tây vậy đó, muốn hiểu tường tận
thì phải tách từng lớp lang của nó
ra mới được!

Kết nối lịch sử với hiện tại:


Hãy tìm cách để áp dụng những kiến thức lịch sử và
tất cả những sự kiện cậu đã học vào những vấn đề
hay thách thức trong bối cảnh hiện tại. Bởi Lịch sử sẽ
có ý nghĩa gì nếu không có giá trị thực tiễn nào chứ?
Thực tế là chúng chính là nền tảng cho hiện tại. Vì
vậy nên cậu hoàn toàn có thể sử dụng những kiến
thức lịch sử vào đời sống hàng ngày, thậm chí là
nghiền ngẫm về tình hình thế giới đó nha!
Wow, nghe một hồi thì
cũng có nhiều thứ hay
ho à nha. Nhưng nếu tớ
đang muốn có những
cách học thật hiệu quả
cho môn Sử để “công
phá” các bài kiểm tra thì
làm thế nào?

Vậy thì cậu hãy ghi nhớ


thật rõ 3 bước sau đây
để càn quét mọi bài thi
môn Lịch Sử nha!
Ở lớp:

ó th ể d ùn g b út chì để Cậu hãy ghi bà


Cậu c i thật rõ ràng
vào những những gì cậu h
khoanh ngay ọc được từ bài
th ể tro n g p h ần ghi bài giảng và bài th
chủ uyết trình. Tuy
gì đã xảy nhiên, cậu hãy
của cậu. Điều cố gắng tạo ra
? V ì sa o? Kh i nào? Để sự kết nối về n
ra guyên nhân -
làm gì? kết quả giữa cá
c chủ thể thay
vì chỉ ghi chép
đơn thuần.
Ở nhà:

Một cách cực hiệu quả nếu cậu


vẫn không hiểu nội dung bài giảng
trên lớp là tìm những trò chơi liên
quan đến nội dung học của cậu.
Lên Google và gõ tìm kiếm “[Nội
dung học] + Game” (ví dụ:
Industrial Revolution Game) và
bắt đầu chơi thôi!

Nghe podcast và xem video


liên quan đến chủ đề cậu học
cũng là một cách bổ ích để giết
thời gian đó. Dạng hoạt hình hay Kings And
Generals.
mô phỏng sẽ rất hiệu quả à nha! The Hisst
ocrat.
Cậu có thể tham khảo các kênh HistoryMa
rche.
sau nè: Fire Of Le
arning.
The Great
War.
Sam O'ne
lla Acade
my.
Extra Cre
dits
Lúc ôn tập:

Một tip hiệu quả mà ít


người biết là tạo biểu đồ
thời gian của tất cả
những sự kiện lịch sử cậu
đã học theo thứ tự thời
gian, từ đầu đến cuối.

Để tớ lấy ví dụ cho cậu dễ hiểu ha. Từ một sự kiện


chính (ví dụ, Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
năm 1858), tạo ra các nhánh liên kết (giống sơ đồ tư
duy vậy á) đến các sự kiện liên quan khác (như
Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862) và mô tả lý do đằng
sau mối liên kết ấy bằng mũi tên. Như vậy là chỉ
cần nhìn vào biểu đồ thôi, cậu đã có một “phả hệ”
siêu chi tiết của tất cả những thông tin quan trọng
liên quan đến nhau rồi!

Woah, chắc sau hôm nay tớ phải thử


luôn mới được. Nghe hào hứng ghê á!
Vậy cậu có những phương pháp học nào
để ai cũng có thể học hiệu quả và bền bỉ
môn Sử không hả LearnThrive?
Learning
Techniques
Phương pháp học
Học xen kẽ á,
tốt nhất cho môn
sao nghe lạ thế?
lịch sử là học xen
Là mình sẽ học
kẽ đó
sử ở giữa các
khoảng thời gian
học môn khác á?

Cũng gần giống


như vậy á. Để tớ
giải thích dễ hiểu
hơn nè.

HỌC XEN KẼ
Xen kẽ là một quá trình mà trong đó chúng ta kết hợp
các môn học hoặc chủ đề khác nhau trong khi học để
cải thiện việc học của mình. Tương tự như khi cậu
dùng lượng giác, vecto để giải các bài tập vật lí thì khi
học sử, cậu có thể hiểu rõ hơn về 1 sự kiện nào đó
thông qua các tác phẩm văn học. Hay khi học về chiến
lược xâm lược và sự cai trị của Pháp tại Việt Nam,
chúng ta có thể tìm hiểu các sự kiện liên quan tại thời
điểm đó như chiến tranh thế giới thứ 2. Do tham chiến
nên Pháp sử dụng lính đánh thuê hay áp dụng các loại
thuế nặng nề lên người dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Ừ ha, hay thật ấy.
Nghĩ lại mới thấy
mọi thứ chúng ta
được học dù ở các
lĩnh vực khác nhau
thì đều có sự liên kết
với nhau.

Chính xác, như vậy, môn sử


trở nên thật hữu ích và dễ
nhớ đúng không nào?
Đúng thế
LearnThrive
Hm, nhưng mà có cách
ạ.
nào khiến môn học vui
hơn không nhỉ? Khi tớ
đang nghỉ ngơi, thật khó
thể bắt đầu vùi đầu vào
hàng tá kiến thức khác
nhau để ghi nhớ chúng.

Cậu nghĩ sao về những trò


chơi và các mô phỏng ảo
như Civilization IV/V, Age of
Empires, or Risk, đây đều là
các tựa game có tính lịch sử
cao và chính xác.

Nó không chỉ giúp các vấn đề, sự kiện lịch sử trở nên
trực quan hơn mà còn mang lại nhiều niềm vui cho
người chơi nữa đó.
Ui, lần đầu tớ biết đến
những trò chơi như
thế đó. Vậy là tớ sẽ
không cần cảm thấy
áp lực khi nghĩ đến sử
nữa, nó cũng chỉ là
một trò chơi thôi.

Một phương pháp bất khả


chiến bại cho môn sử nữa
đó là kỹ thuật Feynman -
gồm 4 bước đơn giản, mà
không chỉ áp dụng được
cho môn sử mà còn nhiều
môn học khác nữa.

Chỉ cho mình với!



Bước 1: Chọn một ch
đề/đề tài
tài này
Học và tìm hiểu về đề
ng
cho tới khi bạn nghĩ rằ
a khá
mình đã hiểu được kh
về chủ đề đó

Bước 2: Dạy đề tài này cho một đứa con nít


5 tuổi (hay diễn giải nó bằng một câu
chuyện đơn giản.
Điều quan trọng của bước này không phải là tìm một
đứa con nít sẵn sàng ngồi nghe bạn dạy, mà là giải
thích đề tài này theo những ngôn từ đơn giản mà một
đứa nhóc năm tuổi cũng có thể hiểu được rõ ràng –
như Einstein nói: “Nếu không thể giải thích đơn giản
một thứ gì đó, thì có nghĩa bạn chưa hiểu đủ về điều
đó.” Tìm ra xu hướng giảng dạy đơn giản sao để có thể
truyền đạt được cho một đứa nhóc năm tuổi về một
đề tài bất kỳ nào đó là thử thách của bạn.
Bước 3: Từ đó, xác định những lỗ
hổng kiến thức của bản thân về đề tài
Khi dạy đứa trẻ năm tuổi, bạn có thể sẽ tự
xác định được những lỗ hổng về kiến thức
của bản thân với những đoạn bế tắc trong
giải thích, hoặc những lúc đứa trẻ năm tuổi
(nếu bạn đã tìm được một nhóc) không hiểu
rõ vì hướng giải thích của bạn hoặc bởi vì
những từ ngữ quá phức tạp. Đối mặt thẳng
với những lỗ hổng này, và rồi học để hiểu rõ
thêm về chúng.

ớc 4 : L à m chỉn chu lại



g iả i th ích cũ, rồi bắt
cách
t ừ b ướ c 2 cho tới khi
đầu lại
thoả mãn
Nghe thú vị đấy,
nhưng Learnthrive
cho mình một ví
dụ cụ thể được
không?

Được bạn nhé! Hãy tưởng tượng bạn đang dạy lại
về chiến tranh thế giới thứ 2. Trước tiên bạn hãy đọc
thật nhiều tài liệu về chủ đề này, rồi tạo nên một
dòng thời gian nắm giữ các sự kiện quan trọng
nhé! Tiếp đó, hãy cố gắng giải thích một cách càng
dễ hiểu càng tốt (ví dụ như chiến tranh thế giới thứ
2 là cuộc chiến giữa quân đoàn Đồng Minh (gồm có
Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô) và quân đoàn Phát xít
(gồm có Đức, Ý, và Nhật Bản.) Từ đó bạn hãy nhận
ra những lỗ hổng của bản thân, ví dụ như không
biết cuộc chiến kết thúc thế nào chẳng hạn. Hãy
tiếp tục giải thích và tìm hiểu cho tới khi bạn thấy
ổn nhé. LearnThrive chúc các bạn thành công!
Ghi chép tốt

Tuy nhiên, đừng quên học tập nghiêm


túc trong lớp nha. Lắng nghe các kiến
thức qua lời giảng của thầy, cô vô cùng
quan trọng đó. Vì có những điều thầy, cô
sẽ không nhắc chúng ta ghi chép nhưng
đều là những chi tiết đáng tâm đắc đó.
Cậu có thể thử ghi chép kiến thức mà
không phụ thuộc hoàn toàn vào thầy, cô.

Chỉ nghe thôi không được sao


Learnthrive ơi? Tớ thật sự rất lười
ghi chép hàng tá thông tin trong
mỗi tiết học vì chúng quá dài!

Không được đâu nè. Cậu biết không, ghi chép


chính là cách chúng ta học chủ động hơn đó
bởi lẽ việc ghi chép giúp học sinh tích cực
tham gia vào tài liệu, buộc chúng ta phải xử lý
và tổng hợp thông tin thay vì nghe hoặc đọc
một cách thụ động. Sự tham gia sâu hơn này
cho phép hiểu và ghi nhớ tốt hơn các khái
niệm, sự kiện và chi tiết lịch sử.
Ra là vậy sao. Cậu có tip nào cho quá
trình ghi chép kiến thức không? Bình
thường tớ toàn chép hết trong sách
giáo khoa thành ra trông rất đáng sợ
khi nó cứ dày đặc toàn chữ là chữ.

Có chứ nè.
Bộ não của chúng ta, vốn tò mò và
thích phiêu lưu, thích những ghi chú
thỏa mãn về mặt thị giác hơn là những
ghi chú nguệch ngoạc dày đặc và buồn
tẻ mà. Vậy nên, cậu có thể ghi chép dưới
dạng sơ đồ tư duy để phần ghi chép trở
nên ngắn gọn hơn. Nhìn 1 cái là thấy các
kiến thức chính cần tìm liền nè.

Nhưng cậu cũng cần đảm bảo sơ đồ có


cấu trúc rõ ràng, sắp xếp thông tin theo
thứ bậc, có điểm chính, điểm phụ và chi
tiết hỗ trợ. Điều này giúp chúng ta dễ
dàng nắm bắt được cấu trúc tổng thể
của các câu chuyện lịch sử và xác định
các lập luận chính.
Cái này tớ biết nè. Hoặc nếu nhiều sự kiện,
Chúng ta sẽ dùng các thì mỗi màu sẽ dùng cho
mã màu khác nhau các phần có mục đích
để biểu thị các nhánh tương tự nhau: tên sự
khác nhau của sự kiện màu đỏ nè, nguyên
nhân màu xanh, lãnh đạo
kiện đúng không nè?
và lực lượng tham gia
màu vàng,... kiểu vậy
đúng không á?

Xuất sắc luôn, chính xác rồi


đó. Ngoài ra, chúng ta cũng
có thể ghi chép thành 1 hệ
thống các sự kiện theo dải
thời gian nữa đó.

Tùy theo từng bài và mục đích sử dụng, chúng ta có


thể lựa chọn nhiều cách ghi chép, tổng hợp kiến thức
khác nhau sao cho phù hợp với bản thân mình. Vậy là
việc ghi chép cũng trở nên hiệu quả và hỗ trợ tốt hơn
cho quá trình học sử của chúng ta đúng không nào?
Đúng thế LearnThrive ạ, việc vẽ sơ đồ
chẳng khác nào biến học sử, ghi chép
các sự kiện thành 1 trò chơi sắp xếp
thông tin, nhìn vào giống như 1 bản vẽ
đa sắc màu, đẹp thật ấy.

Chưa hết đâu,


LearnThrive còn một
phương pháp cho bạn
nữa, chắc chắn là sẽ
rất hữu ích luôn.

Còn nữa sao?


Là gì vậy,
LearnThrive
mau bật mí đi.
Nó nằm ở tư duy nhiều hơn và
LearnThrive tin là sẽ giúp ích cho
việc học Sử của bạn rất nhiều. Tuy
thời điểm sự kiện diễn ra vẫn rất
quan trọng nhưng nó không phải là
yếu tố hàng đầu mà bạn nên tập
trung tới khi đọc, hiểu và muốn nhớ
một sự kiện lịch sử. Thay vào đó, hãy
nghĩ theo khái niệm về chủ nghĩa
hiện thực và lợi ích quốc gia. Chủ
nghĩa này cho rằng bất kỳ sự kiện
hay hoạt động nào diễn ra đều được
thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia, bao gồm
bảo vệ chủ quyền, an ninh và thịnh
vượng kinh tế. Dưới đây là một số
cách mà khái niệm ‘lợi ích quốc gia'
dẫn đến chiến tranh nè:
Tranh chấp
lãnh thổ:
Các quốc gia có thể tiến hành chiến
tranh để bảo vệ hoặc mở rộng lãnh
thổ của mình, đặc biệt nếu lãnh thổ
có thể mang đến những lợi ích khác
ngoài bảo vệ an ninh của một quốc
gia.
Lợi ích chiến lực:
Chiến tranh cũng thường được sử
dụng để có thể bảo đảm các nguồn
lực chiến lược hoặc đem đến những
lợi thế chính trị nhất định cho an ninh
quốc gia và mức độ thịnh vượng kinh
tế của họ. Ví dụ như họ sẽ giành được
quyền kiểm soát tài nguyên lớn hơn,
có quyền lực kinh tế hơn, có ảnh
hưởng đến các quốc gia khác hơn,...

Uy tín và danh dự:


Thường khi ta gặp một thử thách, ta sẽ
muốn đối đầu và vượt qua nó để giữ
danh dự, cho thấy sự uy tín ở năng lực
của mình. Điều này cũng tương tự đối
với các quốc gia, khi họ đứng trước
một thách thức với lòng tự hào dân tộc
của mình, họ sẽ không ngại bước chân
vào các cuộc chiến để bảo vệ nó.

Vì vậy, khi nói đến các sự kiện lịch sử, hãy tìm hiểu
nó dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực và khái
niệm lợi ích quốc gia nhé. Dám chắc khi đó bạn sẽ
thu thập và nhớ thông tin dễ dàng và lâu hơn!
1.
Luyện tập bằng phương
pháp lặp lại ngắt quãng
Thay vì việc đọc đi đọc lại sách với vở
của mình, hãy sử dụng bộ thẻ ghi
nhớ trên quizlet chẳng hạn, rồi tự
test bản thân, hay luyện tập trả lời
những câu hỏi tự luận, trong nhiều
khoảng ngắt quãng, để thông tin có
thể được lưu trữ tốt hơn.

2.
Khám phá thế giới lịch sử
bên ngoài những trang sách
Để có được kiến thức và hiểu biết sâu rộng hơn về lịch
sử, đặc biệt là để khám phá được sự hay ho kỳ diệu của
nó, thì ngoài slides hay sách giáo khoa được cung cấp,
LearnThrive rất recommend bạn xem những bộ phim
tài liệu như The Vietnam War, series Phim Tài Liệu Chiến
Tranh Việt Nam (Youtube) chẳng hạn, hay video minh
hoạ trên Youtube - hay mà cuốn, dễ nhớ dễ học
(Oversimplified, Sử lược - Tóm tắt lịch sử, EZ Sử, v.v.),
hay để trải nghiệm lịch sử “người thật việc thật", bạn có
thể thăm các bảo tàng, di tích lịch sử - nhưng lần này,
hãy thật sự quan sát và học hỏi từ hướng dẫn viên cũng
như các bảng thông tin nhé!
3. Học từ ý chính
Thay vì cố gắng nhớ từng chi tiết của từng sự
kiện lịch sử (đương nhiên, nếu được thì quá tốt
rồi :)), hãy bắt đầu với việc nắm bắt được
những ý chính, hay dòng chảy của sự kiện.

Trong mọi vấn đề hay câu hỏi của môn Sử,


câu trả lời đều có những từ khoá quyết định
bản chất của vấn đề. Đúng từ khoá là đúng
vấn đề nhưng sai từ khoá là sẽ sai bản chất
vấn đề. Chính vì vậy, việc gạch chân hay sử
dụng bút highlight để đánh dấu từ khóa sẽ vô
cùng hữu ích trong việc nắm bắt được ý chính.

4.
Tự viết lại các vấn đề theo
cách hành văn của bản thân
Learnthrive có một tips như thế này,
mỗi khi đọc xong một đoạn hay mục lục
nhỏ trong sách giáo khoa, tóm tắt lại nó
bằng 1 đến 2 câu bên cạnh, để một là
giúp ta nắm bắt được ý chính, ôn bài
hiệu quả hơn, 2 là giúp bản thân lưu loát
hơn trong cách diễn đạt ý và luyện viết.
Bài Tập
Bạn hãy tạo dòng thời gian về Cách mạng
Tháng Tám ở Việt Nam, từ Hội nghị Yalta ở
Berlin đến Tuyên ngôn Độc lập.
Bạn hãy xem video này và trả lời các câu hỏi
sau:

Có phần nào trong video mà bạn đặc biệt


quan tâm không?

Bạn có thể xác định lý do đằng sau việc rút lui


của Hoa Kỳ không? Bạn có nghĩ việc họ rút lui
là hợp lý không?

Chính phủ miền Nam Việt Nam liệu có bị coi là


“chính phủ bù nhìn”? Họ có thể hoạt động mà
không cần sự hỗ trợ của Mỹ?
Kết thúc
Vậy là cậu đã đi đến điểm cuối của
chuyến hành trình vừa kì thú và bổ
ích này. Có lẽ sau khi tỉnh dậy, cậu
sẽ quên mất tớ, nhưng tớ chắc
rằng, với lòng nhiệt huyết và tình
yêu với Lịch sử cậu nuôi dưỡng
được qua những thử thách vừa rồi,
cậu sẽ khắc ghi trong mình những
kiến thức cậu học được hôm nay.
Và hãy nhớ, học lịch sử là việc của
một đời, để liên tục soi chiếu lên
những thước phim quá khứ mà gầy
dựng nên thành lũy của hiện tại và
thắp lên ngọn lửa của tương lai.
Chào cậu, và chúc cậu thành công
trên những hành trình tiếp theo
của bản thân mình…
Reng…! Reng…!
Chuông báo hiệu giờ học kết thúc vang lên.
Bạn giật mình tỉnh giấc khi tiết học Lịch sử
vừa qua đi, và thay vì cảm thấy nhẹ nhõm
như mọi lần, bạn lại bồi hồi một cảm giác tiếc
nuối. Nhưng điều đáng nói là… giấc mơ vừa
nãy chân thật đến kì lạ. Hình như điều gì
trong bạn đã đổi khác đi chăng?

You might also like