Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN FMS

Câu 1: Trình bày khái niệm hệ thống sản xuất linh hoạt FMS.

Hệ thống sản xuất linh hoạt là sự xắp xếp các máy được kết nối với nhau
bằng hệ thống vận chuyển. Các xe vận chuyển làm việc với máy trên các palet
hoặc trên các đồ gá giao tiếp với máy công tác.

FMS bao gồm các trạm gia công quá trình (processing work stations)
được kết nối với hệ thống vận chuyển vật liệu tự động, hệ thống kho tự động và
điều khiển hệ thống bằng hệ thống điều khiển tích hợp máy tính.

FMS gọi là hệ thống sản xuât linh hoạt do khả năng gia công (process)
nhiều loại chi tiết khác nhau, đồng thời ở các trạm gia công và sản lượng có thể
điều chỉnh tương ứng với sản luượng yêu cầu.

FMS là hệ thống sản xuất bao gồm tổ hợp các máy điều khiển số có tính
năng như nhau hoặc tính năng khác nhau để bổ xung cho nhau được kết nối với
hệ thống vận chuyển tự động. Mỗi quá trính của FMS được điều khiển bằng các
máy tính chuyên dụng.

Câu 2: Trình bày cấu trúc của hệ thống sản xuất linh hoạt FMS

Về cơ bản hệ thống FMS được tạo ra từ phần cứng và phần mềm.

Các phần tử phần cứng là xác thực và có thể nhìn thấy được như các máy
CNC, thiết bị vận chuyển vật liệu (xe tự hành), hệ thống dao cắt, máy đo toạ độ,
trạm làm sạch giao tiếp, thiết bị phần cứng máy tính.

Phần mềm không hiện hữu và nhìn thấy được như các chương trình CNC,
phần mềm quản lí về sự lưu thôngm thông tin về dao, file thứ tự làm việc của
máy CMM (máy đo toạ độ).

Theo cấu trúc thì FMS là một tổ hợp của tế bào giao công tự động và tế
bào kiểm tra tự động, được liên kết với nhau bởi một hệ thống nhất định, với
dòng vật liệu sự trợ giúp của hệ thống vận chuyển phôi tự động và điều khiển
nhờ mạng máy tính.

Câu 3: Trình bày phương pháp phân loại hệ thống sản xuất linh hoạt FMS

Dựa vào thời gian gia công chia làm hai loại:

Loại 1: không phụ thuộc vào dòng vật liệu của tế bào gia công tự động
(đồng nghĩa với module tự động). Loại này được cấu tạo từ các máy vạn năng
theo chương trình số cho phép liên kết với máy tính để điều khiển.

 loại 1 sử dụng trong nhưng trường hợp mà chi tiết có thời gian gia
công lớn (quá trình gia công được tập chung trên cùng 1 máy).

Loại 2: Gồm các tế bào gia công tự động, vạn năng được điều khiển từ
mạng máu tính và hệ thống vận chuyển phôi tự động. Trong FMS loại 2
các chi tiết cùng loại có thể được gia công theo nhiều tín trình công nghệ
khác nhau trên một tế bào gia công tự động (module sản xuất tự động)

 FMS loại 2 được sử dụng rộng rãi trong những trường hợp khi chi tiết
gia công có thời gian gia công không lớn.

Loại 3: Là dây truyền tự động linh hoạt. Trong FMS loại này mỗi nguyên
công được thực hiện chỉ trên một máy. Hệ thống vận chuyển phôi đảm
bảo tiến trình cứng cho mỗi chi tiết, thông thường nó đợc thực hiện dưới
dạng băng tải hoặc máy quay vòng.

Ngoài ra người ta còn chia ra thành nhiều loại FMS khác như:

FMS tuần tự: sản xuất từng loại chi tiết sau đó lập kế hoạch và chuẩn bị
cho sản xuất loại tiếp theo.

FMS ngẫu nhiên: sản xuất bất kì một chi tiết nào đó ở 1 thời gian.

FMS module: cho phép người sử dụng mở rộng các loại FMS kể trên.
Câu 4: Trình bày các hiệu quả của hệ thống sản xuất linh hoạt FMS

Mục tiêu chính trong sản xuất là máy nhận được vật liệu hoặc chi tiết
đúng trong thời gian. Nếu quá nhiều hoặc quá sớm sẽ tạo ra sự ứ đọng, quá ít
hoặc quá chậm sẽ tạo ra sự chậm trễ tiến độ và máy không hoạt động. Kết quả là
trong nhiều trường hợp là không khai thác hết khả năng của thiết bị.

FMS giúp quản lí và điều khiển các nhân tố khó kiểm soát trong khi vẫn
đáp ứng đưươc các yêu cầu khác hàng bằng hai cách:

Nâng cao điều khiển sản xuất qua:

✓ Giảm số thay đổi khi kiểm soát.

✓ Trang bị các phương tiện để nhận biết và xử lí nhanh với những sai
lệnh trong kế hoạch sản xuất.

✓ Giảm sự phụ thuộc vào cong người.

Giảm lao động trực tiếp qua:

✓ Giảm sự vận hành của công nhân.

✓ Loại bỏ sự phụ thuộc vào kĩ năng của thợ máy.

Nâng cao việc sử lí với:

✓ Những thay đổi về kĩ thuật.

✓ Thời gian dừng máy.

✓ Lỗi dao.

✓ Vận chuyển vật liệu chậm.

Nâng cao sự thích nghi sự đồng bộ hoá nhanh và dễ dàng với khối luượng
sản phẩm thay đổi và khi thêm sản phẩm mới.

Tăng khả năng khai thác các tính năng tự động để thay thế sự can thiệp
bằng tay.
Câu 5: Trình bày đặc điểm cấu trúc và các yêu cầu của máy CNC trong hệ
thống sản xuất linh hoạt FMS.

Đặc điểm cấu trúc của máy CNC:

Phần máy công cụ bao gồm: Các hệ thống công tác và chấp hành (cơ
khí, điện, thuỷ lực) để thực hiện chức năng gia công. Phần máy công cụ về cơ
bản có cấu trúc như các máy thông thường.

Phần điều khiển bao gồm: Bộ điều khiển (Controller), thuờng gọi là bộ
CNC gồm phần cứng và phần mềm thực hiện các chức năng điều khiển. Hệ đo
lường và điều khiển vị trí, hệ điều khiển công tác (như trục chính của máy công
cụ).

So với các máy thông thường thì chế độ làm việc của máy CNC năng nề
hơn như: tốc độ trục chính cao gấp 5 -10 lần, tốc độ chạy dao cao hàng trăm lần.
Vì vậy yêu cầu kĩ thuật của máy CNC khắt khe hơn máy bình thường.

Các yêu cầu đối với máy CNC:

Độ cứng vững, tĩnh và động của hệ thống cơ khí cao, đảm bảo độ chính
xác kích thước với chất lượng bề mặt gia công cao ngay cả khi gia công thô
(Công suất lớn) lẫn khi gia công tinh (tốc độ trục chính cao).

Độ cứng vững cao còn là yếu tố đảm bảo cho máy hoạt động ổn định khi
gia tốc lớn, tốc độ trục chính cao. Sử dụng vật liệu có khả năng giảm chấn, hấp
phụ giao động cũng như cho phép tăng tính năng ổn định cơ học.

Tính ổn định nhiệt của hệ thống cao, biện pháp để đạt được điều này là
không chỉ làm giảm ma sát chuyển động mà còn là phân bổ nhiệt hợp lí, dùng
vật liệu và kết cấu tản nhiệt mạnh.

Momen quán tính của các cơ cấu chuyển động nhỏ cho phép chúng làm
việc với gia tốc lớn.
Câu 6: Trình bày hiệu quả của tập hợp các máy CNC trong hệ thống sản
xuất linh hoạt FMS.

Tăng thời gian máy:

Thời gian của các máy phụ thuộc vào mức độ tự động hoá của hệ thống
FMS và độ phức tạp của chi tiết gia công, giảm thời gian thay giao. Tập hợp các
máy CNC thành hệ thống FMS cho phép tăng hệ số thời gian máy lên đến 50 –
70%.

Tăng hệ số sản xuất theo ca:

Đạt được nhờ khả năng phục vụ nhiều máy, đồng thời nhờ vào việc chuẩn
bị các công việc chính ở ca thứ nhất và khả năng làm việc 2, 3 ca với số ít công
nhân.

Sử dụng hệ thống thay giao tự động có thể tăng hiệu suất sản xuất theo ca
lên 2 lần khi sử dụng, thêm cả hệ thống cấp phôi tự động thì hệ số tăng lên gấp 3
lần.

Giảm vốn lưu thông nhờ giảm được chu kì sản xuất: do giảm được chu
trình sản xuất xuống.

Giảm công nhân sản xuất.

Câu 7: Trình bày chức năng của máy đo tọa độ CMM trong hệ thống sản
xuất linh hoạt FMS.

CMM là thiết bị đo vạn năng, cho phép đo chính xác các thống số hình
học, kích thước thẳng kích thước góc, bán kính dây cung hoặc vòng tròn, kiểm
tra các thông số không gian, độ thẳng của mặt, độ phẳng của bề mặt, độ tròn, độ
song song, độ vuông góc giữa các đường và bề mặt.

Tuỳ khả năng tính toán của phần mềm, CMM có thể cho các thông số thứ
cấp như: tổng chiều dài, tổng các góc, diện tích bề mặt => đó là các chức năng
thường có ở các CMM độc lập.
CMM cho phép quét và ghi lại toạ độ các điểm của bề mặt 3D. Dữ liệu
này sau đó được dùng để dựng lại mô hình, chỉnh sửa thiết kế hoặc tính quỹ đạo
dao cho máy CNC.

Khi làm việc trong một hệ thống sản xuất tự động, trong các tế bào hay hệ
thống sản xuất linh hoạt CMM hoạt động theo chương trình lắp sãn, quy định
thủ tục làm việc của CMM.

Các chương trình điều khiển CMM được lưu trong máy tính trung tâm,
chương trình này chứa các lệnh điều khiển máy lần lượt đo các thông số hình
học cần thiết. Mỗi chủng loại chi tiết đưa vào kiểm tra trên CMM cần một
chương trình riêng, khi chi tiết được gá lên máy thì chương trình kiểm tra tương
ứng được gọi và thực hiện. Kết quả đo được phân tích, so sánh với dung sai
trong dữ liệu mà máy tính đưa kết luận có đạt hay không. Nếu chi tiết không đạt
nó sẽ bị trả về và trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện cảnh báo.

Câu 8: Phân tích nguyên lý hoạt động của trạm lưu trữ tự động trong hệ
thống sản xuất linh hoạt 900A.

Phôi được đặt vào khay chứa phôi.


Nhận tín hiệu yêu cầu phôi từ trạm Robot và cung cấp 2 loại phôi cho tay
máy.

Bộ lái trục X, Y di chuyển đến vị trí lấy phôi ,sau đó xi lanh trục Z đẩy ra
để lấy khay chứa phôi, trục Y nâng lên để nhấc phôi và trục Z thu lại bắt đầu di
chuyển đến vị trí cấp phôi, đặt phôi ở khay chuyển phôi và đợi tín hiệu từ trạm
robot.

Câu 9: Nêu các thiết bị điều khiển trên trạm lưu trữ tự động trong hệ thống
sản xuất linh hoạt 900A và nêu chức năng của chúng.

Module điều khiển trục:

• Sử dụng động cơ DC để vận chuyển phôi.

• Sử dụng truyền động vít me để di chuyển trục toạ độ kết hợp với
các cảm biến để nhận biết vị trí phôi và vị trí đặt phôi.

• Trục X, Y được trang bị các cảm biến có thể dừng ở bất kì vị trí nào
mà nó muốn.

• Sử dụng động cơ có đảo chiều.

Các linh kiện chính: Động cơ DC bánh răng, role điều khiển, cảm biến
tiệm cận.

Module lưu trữ phôi: Có 16 khay chứa phôi, các khay chứa là hoàn toàn
độc lập với khay cấp phôi cho robot. Mỗi khay có một phôi và một lò xo. Có 2
loại phôi, loại A được lưu trữ từ lớp 1 đến lớp 3 của module lưu trữ, loại B được
lưu trữ ở lớp 4.

Module khay và phôi:

• Nó có thể được lập trình thay đổi vị trí đặt phôi, thay đổi vị trí lưu
trữ phôi theo chương trình người dùng, trong chương trình mẫu,
màu đen, đỏ và kim loại được đặt ở vị trí nhất định.

• Phôi được phân phối trong 4 lớp của module lưu trữ.
Câu 10: Trình bày kết cấu của máy đo tọa độ CMM trong hệ thống sản
xuất linh hoạt FMS.

Giống như các máy CNC, các máy CMM có thể có kiểu đứng, kiểu
ngang. Về kích thước cũng có loại để bàn, cũng có loại lớn phải đặt lên trên nền.

CMM có kết cấu trung tương tự như máy CNC, có bàn dao, đầu dò, các
đường trượt và các động cơ dẫn động đầu dò theo trục X, Y, Z. Tuy nhiên, do
yêu cầu làm việc: chuyển động nhẹ nhàng, chính xác và không sinh lực lơn nên
CMM sẽ có những đặc điểm khác.

Thân máy rất vững chắc, thường được đúc từ vật liệu đặc biệt có khả năng
ổn định trước sự rung lắc và thay đổi nhiệt độ, mang mặt bàn, ga rất chính xác.
Trong một số trường hợp, trên thân máy có gắn hệ thống ổn định, chống rung
sóc dùng khí nén.

Các đường trượt được chế tạo chính xác làm bằng kim loại hoặc được phủ
hợp kim gốm chống mòn và giảm ma sát. Một số máy được trang bị các đường
trượt trên đệm khí nén và thuỷ tinh.

Hệ thống điều khiển rất chính xác, có khả năng di chuyển đầu dò theo 3
trục với độ chính xác tới vài phần tram um.

Phần mềm CMM tạo ra các giao diện người dùng (menu, giao diện đồ
hoạ, công cụ lập trình), đảm bảo chức năng nhận, phân tích (phương trình hình
học, phân tích thống kê, đánh giá kết quả đo) lưu trữ dữ liệu đo, điều khiẻn các
hoạt động của máy và giao tiếp với các thiết bị khác trong hệ thống sản xuất.

Phần lớn CNC được trang bị CAD/CAM chuyên dùng và có khả năng kết
nối, trao đổi dữ liệu với các hệ CAD/CAM thương mại khác, cho phép người
dùng tái tạo vật thể hiệu chỉnh mô hình và lập trình cho máy CNC.
Câu 11: Phân tích nguyên lý hoạt động của trạm phân loại sản phẩm trong
hệ thống sản xuất linh hoạt 900A.

Lưu trữ các sản phẩm khác nhau vào các đường trượt nhất định.

Câu 12: Nêu các thiết bị điều khiển trên trạm phân loại sản phẩm trong hệ
thống sản xuất linh hoạt 900A và nêu chức năng của chúng.

Module băng tải: Băng tải chuyển động chuyển sản phẩm theo chiều
ngang. Truyền động bằng động cơ DC bánh răng, điều khiển bằng rơle điều
khiển. Các linh kiện chính của module băng tải:

• Thiết bị điều chỉnh lực căng.

• Động cơ DC bánh răng Rơle điều khiển.

• Cảm biến quang kiểm tra sản phẩm.

Cảm ứng sản phẩm vào: Sản phẩm được nhận biết bằng cảm biến quang
cảm biến phôi vào.

Vận hành tùy chỉnh thanh trượt sản phẩm: Thiết lập, Số 1 đặt để lưu
trữ sản phẩm màu trắng. Số 2 cho sản phẩm màu đỏ. Số 3 cho sản phẩm màu
đen.

Module đệm: Sử dụng để ngăn sản phẩm và điều chỉnh tốc độ truyền.
Các linh kiện chính: gồm có xi lanh tác động đệm, và van đtù 5/2 tác động đơn :
sử dụng để ngăn sản phẩm và điều chỉnh tốc độ truyền.
Module xi lanh đổi hướng: Đưa sản phẩm vào các đường trượt lưu trữ
theo ý đồ của người dùng. Hoạt động chuyển hướgn từ module băng tải sử dụng
xi lanh quay. Các linh kiện chính: Xi lanh tác động kép, Cảm biến tiệm cận, Van
điện từ 5/2 tác động đơn.

Module đường trượt: lưu trữ sản phẩm mặc định theo ý đồ người dùng.
Các linh kiện chính: Đường trượt, giá đỡ, thanh trụ.

Module cảm biến kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra sản phẩm đã đi vào
đường trượt hay chưa, nếu sản phẩm ko đi vào đường trượt lưu trữ, hệ thống
không cho phép tiếp tục làm việc. Các linh kiện chính: Cảm biến quang phản xạ,
bộ phản xạ quang, thanh trụ.

Câu 13: Phân tích nguyên lý hoạt động của trạm kiểm tra sản phẩm trong
hệ thống sản xuất linh hoạt 900A.

Cảm biến kiểm tra vật liệu, cảm biến quang sử dụng nguyên lý phản xạ để
kiểm tra và cảm biến điện dung, điện cảm để xác định màu và cấu tạo bề mặt
của của phôi. Và sử dụng cảm biến quang để đo chiều cao của 3 loại phôi.
Câu 14: Nêu các thiết bị điều khiển trên trạm kiểm tra sản phẩm trong hệ
thống sản xuất linh hoạt 900A và nêu chức năng của chúng.

Module nâng: phân biệt vật liệu, kết cấu phôi, kiểm tra độ cao, và module
nâng sử dụng xi lanh rodless. Các thiết bị chính: Xilanh rodless, Cảm biến tiệm
cận, van điện tử tác động kép 5/2, Xilanh có điều khiển tốc độ (van tiết lưu).

Module kiểm tra vật liệu: kiểm tra kết cấu của phôi hoặc vật liệu. Các
linh kiện chính: Cảm biến điện dung, Cảm biến điện cảm, Khay nâng, Xilanh
đẩy phôi, Van điện từ tác động đơn 5/2, Xilanh điều khiển tốc độ (Van tiết lưu).

Theo sự kết hợp giữa các cảm biến dò tìm để phân loại phôi liệu: Mỗi cảm
biến xác định loại phôi liệu, đánh giá tín hiệu để xác định loại phôi liệu.

Module đo chiều cao phôi: đo và phần biệt các phôi có chiêu cao khác
nhau. Các linh kiện chính: Khối đo chiều cao, Cảm biến quang, Xilanh tác động
kép chuyển phôi, Photoelectric sensor, Van điện từ 5/2 tác động đơn, Van tiết
lưu. Module đo chiều cao có 2 cảm biến, theo tín hiệu kiểm tra của cảm biến S1
S2. Phôi có chiều cao trung bình => Cảm biến S1,S2 không tác động. Phôi có
chiều cao thấp hoặc quá cao => Cảm biến S1 hoặc S2 tác động.

Module truyền động băng tải: được điều khiển bằng động cơ DC bánh
răng gồm khối điều chỉnh lực căng, khối truyền động băng tải, động cơ DC loại
bánh răng, rơ le, relay.

Thanh trượt phối liệu để vận chuyển phôi: Chức năng chính là vận chuyển
phôi.
Câu 15: Phân tích nguyên lý hoạt động của trạm gia công sản phẩm trong
hệ thống sản xuất linh hoạt 900A.

Sau khi cảm biến quang xác nhận có phôi, bàn xoay quay 1 góc 45 độ đưa
phôi đến vị trí gia công (Phôi đưa tới vị trí khoan => Kiểm tra lỗ khoan => đẩy
phôi).

Module máy gia công khoan phôi và kiểm tra kích thước phôi.Sau đó bàn
xoay đưa phôi liệu tới vị trí cho trạm tiếp theo.

Câu 16: Nêu các thiết bị điều khiển trên trạm gia công sản phẩm trong hệ
thống sản xuất linh hoạt 900A và nêu chức năng của chúng.

Module bàn xoay: Điều khiển động cơ DC bánh răng và xoay chi tiết.
Linh kiện chính: Động cơ DC bánh răng => Điều khiển động cơ dùng rơle, Cảm
biến dò tìm vị trí, Cảm biến điện cảm kiểm tra góc quay 450, Cảm biến quang
dò tìm phôi liệu đến.

Module gia công khoan: Kẹp thôi cho gia công khoan, xilanh khoan. Linh
kiện chính: Động cơ khoan DC => Điều khiển động cơ sử dụng rơle, Xilanh tác
động kép, Cảm biến tiệm cận, Van tiết lưu, Van điện từ 5/3 tác động kép.

Module sửa phôi: Sửa lại phôi khi bị lỗi. Linh kiện gồm: Xilanh tác động
kép, Van điện từ 5/2 tác động đơn, Van tiết lưu. Chú ý: Cần kiểm tra kỹ điều
kiện để tránh trường hợp bàn xoay xoay trong khi xilanh sửa phôi hoạt động.
Module kiểm tra lỗ khoan: Sau khi phôi được khoan đưa vào kiểm tra lỗ
khoan. Linh kiện chính: Xilanh tác động kép dò tìm lỗ khoan, Van điện từ 5/2
tác động đơn, Van tiết lưu.

Module khay trượt: Phôi liệu từ trạm trước chuyển tới bàn xoay qua thanh
trượt. Có một dãy khí được khoan trên bề mặt khay trượt để phôi dẽ dàng trượt
xuống đứng nơi. Linh kiện chính: Đường trượt, rãnh khí, vách đỡ.

Câu 17: Phân tích nguyên lý hoạt động của trạm xử lý trong hệ thống sản
xuất linh hoạt 900A.

Sau khi hoàn thành công việc tại trạm gia công, qua kết nối cc-link bắt đầu
cho phép trạm xử lý làm việc: Sau khi kết thúc quá trình gia công, trạm xử lý
chuyển phôi tới trạm tiếp theo hoặc đưa phôi lỗi tới đường trượt ở giữa trạm.
Sau đó quá trình lại trở lại vị trí ban đầu.

Câu 18: Nêu các thiết bị điều khiển trên trạm xử lý trong hệ thống sản xuất
linh hoạt 900A và nêu chức năng của chúng.

Xilanh Rodless: Thiết bị với xilanh Rodless và thanh chạy kết nối từ trạm
trước tới trạm sau. Các phôi lỗi sẽ được đưa tới thanh trượt giữa trạm và sau đó
xilanh trở về vị trí ban đầu đợi hoạt động tiếp theo. Linh kiện trong bao gồm:
Xilanh rodless, Cảm biến tiệm cận, Van điện từ 5/3 tác động kép, Van tiết lưu.
Module gắp: Gắp phôi liệu từ bàn xoay và tới trạm tiếp theo. Linh kiện
bao gồm: Xilanh với cảm biến tiệm cận, Van điện từ 5/2 tác động đơn, Van tiết
lưu.

Module thanh trượt: Các phôi liệu lỗi từ trạm gia công sẽ được đưa tới
thanh trượt này. Nếu phôi lối đầy, đèn cảnh báo sẽ nháy sáng. Linh kiện bao
gồm: Thanh trượt, giá đỡ, cảm biến báo đầy phôi.

Câu 19: Phân tích nguyên lý hoạt động của trạm nén trong hệ thống sản
xuất linh hoạt 900A.

Từ trạm robot đưa một tín hiệu sang trạm nén tạo phôi nắp và cung cấp
phôi cho trạm robot.

Robot cung cấp tín hiệu cho phép tạo phôi → trạm nén làm việc, trạm robot
đợi.

Câu 20: Nêu các thiết bị điều khiển trên trạm nén trong hệ thống sản xuất
linh hoạt 900A và nêu chức năng của chúng.

Module phân phối: ống lưu phân phối, lưu trữ phôi giám sát thông qua
cảm biến sợi quang, có nhiều hơn 2 phôi trong ống chứa thì trạm mới làm việc,
đèn cảnh báo sẽ nháy sáng khi số phôi ít hơn. Linh kiện chính: xi lanh tác động
kép, cảm biến sợi quang giám sát phôi, xi lanh với cảm biến tiệm cận, van điện
từ 5/2 tác động đơn.
Module chuyển đổi thủy lực và nén: Việc nén cần nhiều áp lực, trong hệ
thống này ta sử dụng bộ chuyển đổi thuỷ lực áp suất. Nếu sử dụng hệ thống thủy
lực sẽ tăng hiệu quả đào tạo tuy nhiên hệ thống sẽ rất phức tạp, vì vậy ta sử dụng
bộ chuyển đổi thủy lực. Linh kiện chính gồm: Xilanh tác động kép, Cảm biến
tiệm cận, Van điện từ 5/2 tác động đơn, Bộ chuyển đổi thủy lực Xilanh nén.

Khoang chưa của module nén: Có một khoang để gia công nén phôi, sau
khi nén xong xilanh phía dướikhoang sẽ đẩy phôi ra để vị trí cho một phôi khác.
Linh kiện bao gồm: Xilanh tác động kép, Cảm biến sợi quang nhận phôi, Van
điện từ 5/2 tác động đơn.

Module chuyển phôi: Robot gắp phôi được đẩy ra vị trí đợi sau khi hoàn
thành quá trình nén.

Câu 21: Phân tích nguyên lý hoạt động của trạm đệm trong hệ thống sản
xuất linh hoạt 900A.

Cung cấp phôi từ trạm đệm tới cho robot, ngoài ra còn có chức năng đệm.

Cung cấp phôi đến trạm truyền động, robot đợi phôi, tín hiệu gửi tới robot
khay đặt phôi.
Câu 22: Nêu các thiết bị điều khiển trên trạm đệm trong hệ thống sản xuất
linh hoạt 900A và nêu chức năng của chúng.

Module xy lanh chuyển động lên xuống: Cung cấp phôi từ trạm đệm đến
trạm robot, đồng thời là điểm đệm. Linh kiện chính gồm: Xilanh tác động kép
(điều chỉnh bằng van tiết lưu), Cảm biến tiệm cận, Cảm biến tiệm cận vị trí, Van
điện từ 5/2 tác động kép, Truyền động băng tảt trên và dưới.
Băng tải truyền động: Khay truyền động băng tải bao gồm 2 lớp truyền
động. Linh kiện chính gồm: Khối điều chỉnh sức căng, các bước truyền động,
động cơ bánh răng, điều khiển điện.
Cảm biến xác định phôi: Xác định tín hiệu kết cấu phôi và gửi kết cấu cho
trạm sau phân biệt kim loại hay phi kim, màu sắc link kiện chính: cảm biến điện
dung, điện cảm, cảm biến quang, van tiết lưu.
Câu 23: Phân tích nguyên lý hoạt động của trạm tay máy trong hệ thống
sản xuất linh hoạt 900A.

Robot lấy các phần phôi từ các trạm 5, 6, 7 lắp ráp lại thành một sản phẩm
hoàn chỉnh sau đó chuyển tới trạm sau qua đường trượt phôi.
Câu 24: Nêu các thiết bị điều khiển trên trạm tay máy trong hệ thống sản
xuất linh hoạt 900A và nêu chức năng của chúng.

Modul Robot 6 trục gồm rotbot 6 trục, Bộ điều khiển robot, Bộ đk cầm tay,
Van điện từ 5/2 tác động kép. Có thê được lập trình theo ý người dùng để lấy và
chuyển phôi.

Module tay gắp khí nén: Sử dụng cho gắp phôi. Bao gồm: Mâm cặp kép,
Xillanh với cảm biến tiệm cận, Van điện từ 5/2 tác động đơn, Van tiết lưu (điều
khiển tốc độ).

Module đường trượt phôi: chuyển sản phẩm từ robot đến trạm tiếp theo.
Linh kiện gồm: Đường trượt, thanh gá.

You might also like