Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.

Trong các nội dung (3 Nghị quyết và 1 Kết


luận) đã được nguyên cứu, học tập của Hội nghị
lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII, bạn tâm đắc nhất nội dung nào, vì
sao?
Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thông
qua 3 Nghị quyết và 1 kết luận là:
1. Nghị quyết số 27-NQ/TW, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XIII về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”;
2. Nghị quyết 28-NQ/TW, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XIII về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”;
3. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;
4. Kết luận số 45-KL/TW, ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về “Định hướng Quy hoạch tổng
thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Trong các nội dung (3 Nghị quyết và 1 Kết luận) đã được nguyên cứu,
học tập của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
XIII, em vô cùng tâm đắc với kết luận số 45-KL/TW, ngày 17/11/2022
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về
“Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn
đến năm 2050”. Trích theo tạp chí Quốc phòng toàn dân:“Nội dung chủ
yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 là phải xác định rõ và đúng những quan điểm, tư tưởng chỉ
đạo; những mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cần phấn đấu để đạt được; và
các định hướng lớn về phát triển và phân bố không gian phát triển các
ngành, lĩnh vực chủ yếu; định hướng tổ chức không gian phát triển theo
vùng, lãnh thổ; định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn; định
hướng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia... Trong
việc quy hoạch lần này, cần tập trung ưu tiên cho việc hình thành cơ bản
bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia; tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ
tầng đô thị, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng bảo vệ môi trường, thuỷ lợi,
phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ cấu
lại nền kinh tế, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi
thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới. Phát triển các
vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành
các "đầu tàu" lôi cuốn sự phát triển của quốc gia. Hình thành và phát
triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây; kết
nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị,
trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.” Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương
coi quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm
2050 là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược, cơ bản,
lâu dài. Để xây dựng một Quy hoạch tổng thể quốc gia có tính khả thi cao
và đáp ứng mục tiêu đề ra thì cần phải nhận thức đầy đủ những nội dung
của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhận thức rõ những thành tựu
phát triển trong những năm trước đó để tiếp tục phát huy và rút ra những
hạn chế còn tồn tại, chưa khắc phục được. Từ đó mới có thể rút ra được
một kết luận hoàn chỉnh nhất, là ý tổng kết quá trình của những năm
trước đó cũng như tổng kết bài học, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo.
Qua kết luận ta nhận thấy được tính đúng đắn và tinh thần trách nhiệm
của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã có cái nhìn rất toàn diện
khi đề ra phương hướng quy hoạch trên mọi lĩnh vực, mọi vùng miền của
đất nước. Do đó ta có thể thấy được sự quan tâm và thái độ tích cực của
các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Các cán bộ, Đảng viên đang nỗ lực
từng bước, đóng góp nhiều ý kiến sáng tạo, có hiệu quả trong việc quy
hoạch tổng thể quốc gia. Trung ương yêu cầu nội dung của Quy hoạch
phải xác định rõ và đúng những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; những mục
tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cần phấn đấu để đạt được; tập trung ưu tiên cho việc
hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia; hình thành và phát
triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc – Nam và trục Đông – Tây….
Kết luận này cũng chính là một lời hứa hẹn mà Đảng và Nhà nước đem
đến cho nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế, nhờ
kết luận này, chúng ta có thể nắm được ngắn gọn những định hướng quan
trọng đối với sự phát triển và sự đổi mới to lớn của đất nước trong tương
lai. Đây chính là lý do khiến em vô cùng tâm đắc đối với “Kết luận số 45-
KL/TW, ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XIII về “Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời
kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.”

Câu 2: Qua việc học tập Chuyên đề năm 2023,


về “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của
nhà trường; giáo dục sinh viên rèn luyện bản
lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, ý
thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và
xã hội”, là tân sinh viên Luật bạn cần phải có
phương hướng hành động gì để phấn đấu làm
hiệu quả theo tư tưởng của Bác?
Khi trở thành một tân sinh viên Luật, tiêu chí đầu tiên về đạo đức của tôi
là phấn đấu làm hiệu quả theo tư tưởng của Bác. Đầu tiên theo tư tưởng
của Hồ Chí Minh bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là sự thể hiện
tính giai cấp, “tính Đảng” trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm; ; là luôn
“nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với
dân”; là “phải quyết tâm suốt đời phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Đó là
phẩm chất cao quý của người cách mạng, đó là đạo đức cách mạng, đó là tính
Đảng, tính giai cấp, nó đảm bảo cho sự thắng lợi của Đảng, của giai cấp, của
nhân dân” . Bên cạnh đó, chúng ta cần phải “Kiên định chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chính Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hơp
với thưc tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; kiên định đường lối đổi mới”. Khi tìm hiểu về thuở thiếu thời của
người thiếu niên Nguyễn Sinh Cung, chúng ta đã biết về tư chất, bản lĩnh được
hình thành từ rất sớm của Hồ Chí Minh. Về sau, với cương vị là lãnh tụ của
một đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước suốt 24 năm, qua rất nhiều hoạt động
của mình, Hồ Chí Minh đã thể hiện một bản lĩnh chính trị sắc bén của một nhà
lãnh đạo, của một vĩ nhân với tầm nhìn và tư duy vượt thời đại. Năm 1858,
thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Dưới ngọn cờ của giai cấp phong
kiến và tầng lớp sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã lần
lượt dẫn dắt các phong trào yêu nước của nhân dân ta hòng đánh đuổi thực dân
Pháp, giành lấy độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Nhưng dù dưới lập trường tư
tưởng nào, theo phong kiến, hay theo khuynh hướng mới dân chủ tư sản đầu
thế kỷ XX, thì các phong trào đấu tranh của nhân dân ta vẫn lần lượt bị thất bại,
bị thực dân Pháp đàn áp một cách đẫm máu. Bước sang đầu thế kỷ XX, phong
trào giải phóng dân tộc đã lâm vào bế tắc, khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và
đường lối cứu nước. Khi cả dân tộc đang đắm chìm trong đêm dài nô lệ, chưa
tìm được lối ra cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thì Hồ Chí Minh ra đi tìm
đường cứu nước. Hành trang của Người là tấm lòng nồng nàn yêu nước,
thương dân và hoài bão cứu nước, cứu dân. Trong sách Chuyện kể về Bác
Hồ, NXB Giáo dục Việt Nam, kể lại câu chuyện về “Hai bàn tay”. Lúc bấy
giờ là năm 1911, anh Ba (tên gọi lúc đó của Bác Hồ) còn rất trẻ, cùng bạn là
anh Lê dắt nhau đi nhiều nơi trong thành phố, những cảnh tượng đầy rẫy
bất công đập vào mắt họ. Anh Ba nói với anh Lê: Tôi muốn đi ra nước
ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế
nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào nước ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra
cũng có điều mạo hiểm, ví dụ như khi đau ốm. Anh có muốn đi với tôi
không? Anh Lê đáp: “Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”
“Đây, tiền đây”- anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm
việc. Chúng ta sẽ bất cứ việc gì để sống và để đi. Chúng ta có thể thấy
rằng với câu chuyện thời còn rất trẻ của Bác, đã thể hiện bản lĩnh của
người thanh niên yêu nước chân chính, với lòng dũng cảm, sẵn sàng vượt
qua mọi trở ngại, dám nghĩ, dám làm. Bản thân tôi với tư cách là một sinh
viên Luật việc rèn luyện bản lĩnh chính trị là một nhiệm vụ quan trọng
của thanh niên, nhằm xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Nam vừa
“hồng” vừa “chuyên”, là rường cột gánh vác nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều này sinh viên chúng ta
cần phải tìm hiểu sâu sắc về tư tưởng của Hồ Chí Minh: Đọc các tác
phẩm của Bác, tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Bác để hiểu rõ hơn về
tư tưởng của Bác. Không những vậy, sinh viên cần cố gắng học tập chăm
chỉ “ Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự
động học tập” bởi học tập là nền tảng quan trọng để phát triển bản lĩnh
chính trị. Tiếp đến tham gia các hoạt động đoàn thể như đoàn thanh niên,
hội sinh viên để rèn luyện kĩ năng trở thành người có năng lực và tầm
nhìn; tham gia các hoạt động xã hội như Mùa hè xanh để hiểu rõ thực tế
về cuộc sống và có cơ hội giúp đỡ người khó khăn. Mặt khác sinh viên
cũng cần phải có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Sinh viên cần hiểu rõ những chỉ dẫn của Bác về tinh thần, trách nhiệm:
Theo chỉ dẫn của Bác phải chủ động, sáng tạo, hết lòng, hết sức hoàn
thành công việc, nhiệm vụ được giao; phải có tinh thần và trách nhiệm
cao đối với tự phê bình và phê bình; phát huy ưu điểm, sửa chửa, khắc
phục hạn chế khuyết điểm, phải có tinh thần cầu thị, có chí tiến thủ,
khiêm tốn, không kiêu ngạo,… Tiếp theo sinh viên cần rèn luyện những
kỹ năng và phẩm chất cần thiết để trở thành người có ích cho xã hội và
gia đình như thực hiện những hành động đúng đắn, không vi phạm pháp
luật, không làm những việc gây hại đến gia đình và xã hội cũng như nên
tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ những người khó
khăn, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Và cuối cùng cần phải biết
trân trọng và yêu quý gia đình, đóng vai trò là một thành viên có ích
cho gia đình, vâng lời với bố mẹ chăm ngoan hoàn thành tốt bổn phận
của một người con.

II. Câu hỏi về quy chế, quy định trong công tác
đào tạo và công tác sinh viên

1. Những trường hợp nào sinh viên phải đăng ký học lại? Những
trường hợp nào sinh viên được đăng ký học cải thiện điểm?
a) Đăng ký học lại: Áp dụng cho sinh viên các lớp hình thức đào tạo
chính quy các khóa đang trong thời hạn được theo học tại Trường, có
học phần đã học từ học kỳ 2 trở về trước nhưng chưa đạt yêu cầu ( bị
điểm F ) muốn được học lại hoặc có kết quả đã đạt từ điểm C trở
xuống điểm D (từ 4,0 đến 6,0 tính theo thang điểm 10) muốn được học
cải thiện điểm.
b) Đăng ký học cải thiện điểm: Chỉ áp dụng đối với sinh viên các khóa
học theo học chế tín chỉ (văn bằng 1), có học phần đã học đạt từ điểm
C trở xuống điểm D (từ 4,0 đến 6,0 tỉnh theo thang điểm 10). Riêng
đối với sinh viên các khóa tuyển sinh năm 2021 trở về sau (văn bằng 1
và văn bằng 2), sinh viên có điểm học phần được xếp loại đạt được
đăng ký học lại để cải thiện điểm theo nguyện vọng. Điểm chính thức
của học phần là điểm cao nhất trong các lần sinh viên đăng ký học và
kiểm tra, thi.

2. Những trường hợp nào sinh viên bị Nhà trường ra quyết định
cảnh báo buộc thôi học? Trường hợp nào thì sinh viên bị buộc
thôi học?
 Những trường hợp sinh viên bị Nhà trường ra quyết định cảnh báo
buộc thôi học: Sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy dưới 1,5.
Sinh viên bị kỷ luật từ hình thức đình chỉ học tập trên 1 học kỳ trở
lên.
 Trường hợp sinh viên bị buộc thôi học: Sinh viên bị kỷ luật từ hình
thức buộc thôi học. Sinh viên không hoàn thành chương trình học
trong thời gian quy định. Sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ
học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng
có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gaay ảnh
hưởng xấu đến Nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù
giam.

3. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên?


- Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên gồm: Hiệu trưởng;
Phòng Công tác sinh viên, các Phòng, Trung tâm phụ trách công tác
sinh viên; Khoa; Cố vấn học tập và lớp sinh viên.

4. Các danh hiệu thi đua, khen thưởng định kỳ toàn diện đối với cá
nhân, tập thể lớp sinh viên?
a) Đối với cá nhân:
- Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: Khá, Giỏi, Xuất sắc.
- Tiêu chuẩn xếp loại:
+ Đạt danh hiệu sinh viên Khá: xếp loại học tập và rèn luyện từ khá
trở lên;
+ Đạt danh hiệu sinh viên Giỏi: xếp loại học tập từ giỏi trở lên và xếp
loại rèn luyện từ tốt trở lên;
+ Đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc: kết quả học tập đạt từ 3,6 (thang
điểm 4) hoặc từ 9,0 (thang điểm 10) trở lên và xếp loại rèn luyện xuất
sắc.
- Danh hiệu cá nhân được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên.
- Không xét khen thưởng đối với sinh viên bị kỷ luật hoặc có điểm kết
thúc học phần trong năm học đó dưới mức trung bình.
-Số cá nhân được biểu dương tặng Giấy khen của Hiệu trưởng tiêu
biểu trong học tập và rèn luyện không quá 15% trong tổng số sinh
viên đạt danh hiệu sinh viên giỏi, xuất sắc.
b) Đối với tập thể lớp sinh viên:
Danh hiệu tập thể lớp sinh viên gồm 2 loại: Lớp sinh viên Tiên tiến và
Lớp sinh viên Xuất sắc.
- Tiêu chuẩn đạt danh hiệu Lớp sinh viên Tiên tiến:
+ Có từ 50% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Khá trở lên;
+ Có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên Giỏi trở lên;
+ Không có cá nhân xếp loại học tập hoặc rèn luyện từ yếu trở xuống,
bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;
+ Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức
nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua
trong Nhà trường.
+ Có kết quả xếp loại chi đoàn, chi hội trong năm học từ loại vững
mạnh trở lên
- Tiêu chuẩn đạt danh hiệu Lớp sinh viên Xuất sắc:
+ Đạt danh hiệu Lớp sinh viên Tiên tiến;
+ Có từ 20% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Giỏi trở lên;
+ Có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc.
+ Số lớp sinh viên Xuất sắc, lớp sinh viên Tiên tiến được biểu dương
tặng Giấy khen của Hiệu trưởng không quá 15% tổng số lớp sinh
viên.
Sinh viên, tập thể đạt các thành tích được tặng Giấy khen của Hiệu
trưởng và tiền thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.

5. Nêu tóm tắt các hành vi sinh viên không được làm theo quy chế
Công tác sinh viên.
Theo quy chế Công tác sinh viên, các hành vi sinh viên không được
làm là:
Vi phạm pháp luật; các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
các quy định, nội quy của Nhà trường, đặc biệt là các hành vi sau:
 Xúc phạm danh dự, uy tín, xâm phạm thân thể của người khác.
 Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: mang tài liệu vào phòng
thi, xin Điểm; thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ;làm hộ
tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp…
 Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường; say rượu, bia khi đến
Trường, vào lớp học.
 Tổ chức hoặc tham gia biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật, tham gia
tệ nạn xã hội, gây rối trật tự an toàn.
 Tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.
 Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc.
 Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo sử
dụng vũ khí, các loại hóa chất cấm sử dụng; các ấn phẩm và các tài
liệu cấm theo quy định của Nhà nước; tham gia, truyền bá các hoạt
động mê tín dị đoan trong Nhà trường và các hành vi vi phạm đạo
đức khác.
 Thành lập, tham gia các hoạt động chính trị trái pháp luật; tổ chức,
tham gia các hoạt động mang danh nghĩa Nhà trường khi chưa được
Hiệu trưởng cho phép.
 Đăng tải, chia sẻ bài viết, hình ảnh dung tục, đồi trụy; xâm phạm an
ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước; xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của Nhà trường, danh dự và nhân phẩm của cá nhân
trên mạng.
 Xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ.
 Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

6. Kết quả đánh giá điểm rèn luyện được sử dụng để làm gì?
 Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kì, năm học của sinh viên được
lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường, được sử dụng trong
việc xét duyệt học bổng, xét khen thưởng – kỷ luật, xét thôi học,
ngừng học, xét lưu trú kí túc xá, xét giải quyết việc làm thêm, xét
miễn giảm chi phí, dịch vụ và sinh hoạt trong ký túc xá và ưu tiên
khác tùy theo quy định của sở giáo dục đại học
 Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học của sinh viên được lưu
trong hồ sơ quản lý người học của cơ sở giáo dục đại học, làm căn
cứ để xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp.
 Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học được ghi chung vào bảng
điểm kết quả học tập và lưu trong hồ sơ của sinh viên khi tốt nghiệp
ra trường.
 Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được cơ sở giáo dục đại học
xem xét biểu dương, khen thưởng.
 Sinh viên bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong hai học kỳ liên tiếp
thì phải tạm ngừng học ít nhất một học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu
bị xếp loại rèn luyện yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai thì sẽ
bị buộc thôi học.
7. Tham gia bảo hiểm là nhiệm vụ của sinh viên. Nếu sinh viên
không tham gia bảo hiểm y tế sẽ bị xử lý như thế nào?
Sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế sẽ bị xử lý kỷ luật:
Lần 1: Nhắc nhở bằng văn bản, trừ điểm rèn luyện.
Lần 2: Bị khiển trách.
Lần 3: Bị cảnh cáo.
8. Những nội dung cơ bản mà Cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên trong
quá trình học tập tại trường?
Thảo luận và hướng dẫn cho sinh viên chương trình đào tạo toàn
khóa, chương trình đào tạo chuyên ngành và cách lựa chọn học phần,
tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng học phần cho phù hợp với
quy định của Trường;
Hướng dẫn cho sinh viên đăng ký môn học cho từng học kỳ;
Hướng dẫn sinh viên phương pháp học đại học, phương pháp tự học
và kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài
liệu học tập và thường xuyên theo dõi kết quả học tập của sinh viên.
Nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút;
Trả lời các câu hỏi của sinh viên liên quan đến việc học tập của sinh
viên trong phạm vi thẩm quyền của mình;
Hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn vướng
mắc trong học tập;
Phối hợp Trợ lý khoa và các tổ chức Liên chi Đoàn, Hội sinh viên để
theo dõi đánh giá toàn diện về học tập và rèn luyện của sinh viên.
8.1.Đối với sinh viên năm nhất: Phổ biến cho sinh viên biết những nét
cơ bản về bộ máy tổ chức Nhà trường và cơ cấu tổ chức của khoa;
hướng dẫn nội dung cơ bản các Quy chế, quy định hiện hành tại
Nhà trường liên quan đến sinh viên; phổ biến cơ bản phương pháp
học tập, NCKH ở bậc đại học cho sinh viên.
8.2.Đối với sinh viên từ năm hai: Phổ biến những thay đổi trong quy
định hiện hành; phổ biến các công việc khác theo yêu cầu quản lý
của Trường/Khoa/Bộ môn có liên quan đến lớp sinh viên.

You might also like