Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

SỞ Y TẾ LONG AN

BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA CỒN XOA
BÓP AN PHÚC BÌNH TRÊN NGƯỜI BỆNH THOÁI HOÁ KHỚP
GỐI VÀ NGƯỜI BỆNH THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƯNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ

LONG AN – NĂM 2024


SỞ Y TẾ LONG AN
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA CỒN XOA
BÓP AN PHÚC BÌNH TRÊN NGƯỜI BỆNH THOÁI HOÁ KHỚP
GỐI VÀ NGƯỜI BỆNH THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƯNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ


Tác giả: Võ Thành Sơn
Nguyễn Thị Hồng Vân

LONG AN – NĂM 2024


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại ................................................................. 3
1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền ............................................................... 5
1.3. Thoái hoá cột sống thắt lưng theo Y học hiện đại ................................................... 7
1.4. Thoái hoá cột sống thắt lưng theo Y học cổ truyền .............................................. 11
1.5. Cồn xoa bóp An Phúc Bình ................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 19
2.3. Biến số nghiên cứu ................................................................................................ 20
2.4. Tổ chức thực hiện .................................................................................................. 22
2.5. Phương pháp thực hiện .......................................................................................... 23
2.6. Kiểm soát sai lệch .................................................................................................. 24
2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................... 24
2.8. Phương pháp thống kê ........................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến nhất trong tất cả các bệnh lý cơ xương khớp.
Gánh nặng kinh tế đối với bệnh thoái hóa khớp ước tính chiếm 1 – 2,5% tổng sản phẩm
quốc dân (GNP) ở các nước phương Tây, gánh nặng này được dự đoán sẽ tăng lên đáng
kể khi tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng lên cùng với sự gia tăng tuổi thọ của con
người.
Trong đó, thoái hóa khớp gối (THKG) là nguy cơ dễ dẫn đến tàn tật cao nhất trong
các bệnh cảnh thoái hóa khớp. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối trên toàn cầu ở mức cao từ năm
2000 đến năm 2020, điều này có thể mang lại gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc sức
khỏe toàn cầu. Bên cạnh đó, thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL) là vị trí thường bị
thoái hóa nhất chiếm tỷ lệ 31,12% so với cột sống cổ 14%, gối 13% [1]. Bệnh gây tổn
thương lên toàn bộ khớp, xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt
dịch với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và phức tạp.
Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối, thoái hoá CSTL cũng được mô tả trong
các chứng Tý (Hạc tất phong) và chứng Yêu thống với các biểu hiện như đau mỏi vị trí
khớp, tê nặng tức ở xương khớp, vận động thì đau nhiều hơn và đỡ đau khi nghỉ ngơi.
[2]
Trong điều trị thoái hóa khớp gối và thoái hoá CSTL , điều trị nội khoa là phương
pháp được ưu tiên hàng đầu. Sự can thiệp ngoại khoa chỉ được cân nhắc khi bệnh nhân
không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc có tình trạng thoái hóa nặng tiến triển, giảm
nhiều chức năng vận động và thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.
Theo Y học hiện đại, việc điều trị chủ yếu dựa theo nguyên tắc điều trị triệu chứng và
phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp; Trong
đó, điều trị triệu chứng bao gồm các thuốc giảm đau như Paracetamol, Nonsteroidal
Anti-inflammatory Drugs (NSAID), Opiat và dẫn xuất Opiat, Corticoid, thuốc giãn cơ,
thuốc giảm đau thần kinh,… và kết hợp thuốc chống thoái hóa tác dụng kéo dài như
Glucosamine sulfat, Diacerin, Piascledine, Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin
sulfate,…Đặc biệt là ngoài hình thức thuốc uống thông thường còn hình thức dán, bôi
và xịt đều có tác dụng tại chỗ, giảm sưng viêm. Tương tự Y học hiện đại, Y học cổ
truyền phối hợp giữa sử dụng thuốc với các phương pháp khác như xoa bóp bấm huyệt,
châm cứu, thay đổi lối sống để cải thiện cơn đau, làm chậm quá trình thoái hóa và nâng
2

cao sức khỏe tổng thể; Các bài thuốc Y học cổ truyền không những chỉ có đường uống
mà còn được bào chế ra nhiêu dạng dùng ngoài như cồn, rượu, cao dán,… Với ưu điểm
hạn chế tác dụng phụ, tác động trực tiếp vào vùng bị tổn thương, rút ngắn thời gian điều
trị. Cồn xoa bóp Phúc An Bình là một sản phẩn chứa đựng hầu hết các vị thuốc đóng
vai trò thông kinh hoạt lạc, trừ thấp, giảm đau trong điều trị, tuy đã đưa ra sản xuất và
sử dụng trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết
quả điều trị của cồn xoa bóp. Chính vì vậy chúng tôi thực hiên nghiên cứu “Đánh giá
tính hiệu quả và tính an toàn của Cồn xoa bóp An Phúc Bình trên bệnh nhân thoái
hoá khớp gối và bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng”
1. Đánh giá tính hiệu quả điều trị của việc sử dụng Cồn xoa bóp An Phúc Bình
trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối và bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng bằng thang
điểm VAS, WOMAC và Schorbe
2. Đánh giá tính an toàn của Cồn xoa bóp An Phúc Bình trên bệnh nhân thoái hoá
khớp gối và bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại [3]
1.1.1. Định nghĩa
Thoái hóa khớp (THK) là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý xương khớp và
là nguyên nhân chính gây đau, hạn chế vận động và tàn tật ở người trung niên và lớn
tuổi.
THK gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng
hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu
bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng
của THK là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất
cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn,
tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
1.1.2. Yếu tố nguy cơ
Sự quá tải và nguy cơ dễ tổn thương khớp là hai yếu tố chính dẫn đến THK. Với
một khớp ít chịu sự quá tải, các tổn thương do bất thường về cấu trúc giải phâu gây ra
sẽ dẫn đến THK. Ngoài ra, với một khớp bình thường phải chịu một chấn thương cấp
tính hoặc chịu tải quá mức cũng sẽ dẫn đến THK.
BN tuổi trung niên và cao tuổi là đối tượng dễ mắc THK và các bằng chứng THK
trên X quang thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên. Sự lão hóa làm chất nền sụn kém
tổng hợp tế bào sụn đẫn đến tình trạng sụn bị mài mòn dần theo độ tuổi, cơ yếu dần,
thần kinh hướng tâm dẫn truyền chậm hơn và các dây chằng dãn ra theo thời gian. Các
yếu tố này phối hợp với nhau dẫn đến tình trạng nhạy cảm với tổn thương của khớp.
[4][5]
Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản gây ra các bất thường
về mặt giải phẫu tại khớp khiến khớp dễ bị thoái hóa.
Béo phì là nguy cơ tiềm ẩn của THK gối và thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Béo phì thúc đẩy nhanh sự hình thành và tiến triển của THK gối vì nó gây ra sự quá tải
tại khớp gối và quá trình viêm diễn ra trong toàn cơ thể.
Công việc sử dụng khớp quá nhiều hoặc vận động thể chất quá mức cũng làm gia
tăng nguy cơ xảy ra THK. Sử dụng khớp quá thường xuyên, đặc biệt là những hoạt động
với thời gian dài và cường độ mạnh là một trong những nguy cơ chính gây ra chấn
4

thương tại khớp. Điều này được giải thích như là một hậu quả của sự giảm khả năng
bảo vệ của các cơ nối khớp và dây chằng. Do đó, chấn thương khớp là một trong những
yếu tố nguy cơ chủ yếu đối với sự phát triển của viêm khớp. [5] [7]
Dị tật bẩm sinh: dị dạng kiểu Varus (chân vòng kiềng), dẫn đến nguy cơ mất sụn
cực kỳ cao ở khoang giữa hoặc bên trong khớp gối. Dị dạng kiểu Valgus dẫn đến sự
mài mòn sụn ở vị trí khoang bên ngoài khớp gối. Hai loại dị dạng bẩm sinh này gia tăng
áp lực lên vùng chịu tải nặng ở khớp gối, kết cục là sự mài mòn sụn quá mức. [5]
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tăng khi
vận động và giảm khi nghỉ ngơi, đau tại chỗ. Tính chất đau âm ỉ. Một số trường hợp có
sưng, nóng, đỏ tại vị trí khớp bị thoái hóa.
Hạn chế vận động chủ động và thụ động tại các khớp bị thoái hóa, mức độ hạn chế
không nhiều và có thể chỉ hạn chế ở một số động tác. Trường hợp hạn chế động tác
nhiều thường do các phản ứng co cơ kèm theo. Có thể có dấu hiệu “phá gỉ khớp” vào
buổi sáng, sau khi ngủ dậy hặc lúc bắt đầu hoạt động.
Các khớp bị thoái hóa không biế dạng nhiều như các bệnh khớp khác (viêm khớp
dạng thấp, gout…). Hiện tượng biến dạng khớp trong THK do mọc các gai xương, lệch
trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
Teo cơ chi phối vận động khớp do người bệnh ít hoạt động lâu ngày do đau.
Tiếng lạo xạo khi cử động khớp.
Có thể gặp tràn dịch khớp do phản ứng sung huyết và tiết dịch của màng hoạt dịch.
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College
of Rheumatology), 1991. [6]
(1) Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang).
(2) Dịch khớp là dịch thoái hoá.
(3) Tuổi trên 38.
(4) Cứng khớp dưới 30 phút.
(5) Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.
5

1.1.5. Điều trị [7][8]


Điều trị Nội khoa
- Vật lý trị liệu: Các phương pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp
suối khoáng, bùn có hiệu quả cao.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: Chỉ định khi có đau khớp.
• Thuốc giảm đau:
• Thuốc NSAID: Etoricoxia, Celecoxib, Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam...
• Thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emugel…
• Corticosteroid: Không có chỉ định cho đường toàn thân.
• Đường tiêm nội khớp: Hydrocortison, Methylprednisolon, Betamethasone
dipropionate, Acid hyaluronic
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm
- Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP).
- Cấy ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation): tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ
tự thân (Adipose Derived Stemcell-ADSCs), tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân.
Điều trị ngoại khoa
- Điều trị dưới nội soi khớp
• Cắt lọc, bào, rửa khớp.
• Khoan kích thích tạo xương (microfrature).
• Cấy ghép tế bào sụn.
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Được chỉ định ở các thể nặng tiến triển, có giảm
nhiều chức năng vận động. Thường được áp dụng ở những BN trên 60 tuổi. Thay khớp
gối một phần hay toàn bộ khớp
1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền [10]
Theo Y học cổ truyền (YHCT), THK gối không có bệnh danh riêng.
Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đến khám và điều trị THK gối thường có triệu
chứng đau, hạn chế vận động và khớp gối sưng hoặc biến dạng, nên THK gối
được quy vào chứng Tý, bệnh danh là Hạc tất phong.
Tý đồng âm với Bí, tức bế tắc lại không thông. Tý vừa được dùng để diễn tả biểu
hiện bệnh như là tình trạng đau, tê, mỏi, nặn, sưng, nhức, buốt ở da thịt, khớp xương;
vừa được dùng để diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự vận hành bị bế tắc không thông của
6

khí huyết kinh lạc. Chứng Tý là bệnh do ba thứ khí Phong-Hàn-Thấp cùng phối hợp
xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra đau, sưng, nặng, mỏi ở cơ nhục khớp xương.
1.2.1. Nguyên nhân
Khí huyết bất túc: Bẩm sinh tinh huyết kém do từ sự nuôi dưỡng của mẹ lúc mang
thai không tốt, hoặc do dinh dưỡng không đúng, hoặc do dị tật làm ảnh hưởng đến khí
huyết trong cơ thể, huyết hư khí trệ làm cho sự vận hành không thông, doanh vệ không
điều hòa, gây đau nhức, tê mỏi, nặng ở cơ, xương, khớp.
Nội thương: Bệnh lâu ngày làm cho Can Thận hư, gây mất quân bình hoạt động
của sự nuôi dưỡng cân, mạch, xương – tủy. Can Thận âm hư ảnh hưởng đế huyết dịch,
cũng ảnh hưởng đến sự tưới nhuần thường xuyên các bộ phận này mà gây tắc, ứ và đau;
Sự lão hóa ảnh hưởng đến chức năng hoạt động ngũ tạng nói chung cũng là một nguyên
nhân gây nhức mỏi, tê nặng khớp xương và bắp thịt ở người có tuổi.
Chấn thương: Chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến xương, cân mạch, chấn
thương đụng giập ảnh hưởng đến huyết dịch, cơ nhục, gây ứ huyết và gây đau.
Do 3 thứ khí Phong-Hàn-Thấp thừa cơ xâm phạm gây ứ trệ ở kinh lạc, xương
khớp.
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán thể lâm sàng theo Y học cổ truyền
Phong hàn thấp
Bệnh cảnh Phong hàn thấp có 7 triệu chứng chính và không có triệu chứng phụ.
Các triệu chứng chính là: đau khớp gối, khớp không nóng, khớp không đỏ, vận động
đau tăng, sợ gió, sợ lạnh, chất lưỡi hồng.
Phong thấp nhiệt
Bệnh cảnh Phong thấp nhiệt có 11 triệu chứng. Trong đó có 3 triệu chứng chính và
8 triệu chứng phụ.
- Triệu chứng chính: đau khớp gối, tâm phiền, rêu khô.
- Triệu chứng phụ: khớp đỏ, sờ đau tăng, chườm lạnh dễ chịu, mình nóng, khát
nước, rêu vàng, mạch hoạt, mạch sác.
Can thận âm hư
Bệnh cảnh Can thận âm hư có 11 triệu chứng. Trong đó có 8 triệu chứng chính và
3 triệu chứng phụ.
7

- Triệu chứng chính: đau khớp gối, khớp không sưng nóng đỏ, cứng khớp, biến
dạng khớp gối, lạo xạo khớp gối, hạn chế vận động khớp, lưng gối đau mỏi, gầy.
- Triệu chứng phụ: teo cơ, cốt chưng lao nhiệt, di tinh.
1.2.3. Điều trị
Phong hàn thấp
Pháp trị: Khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh (ĐHTKS).
Châm cứu
- Châm tả và cứu các huyệt:
• Tại chỗ: A thị huyệt, Độc tỵ (ST.35), Dương lăng tuyền (GB.34), Lương khâu
(ST.34), Tất nhãn, Âm lăng tuyền (SP.9), Huyết hải (IV-10), Ủy trung (BL.40).
• Toàn thân: Phong long (ST.40), Túc tam lý (ST.36).
• Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình.
• Nếu kèm Can Thận hư thì châm bổ thêm các huyệt: Thận du (BL.23), Can du
(BL.18), Tam âm giao (SP.6), Thái khê (KI.3), Thái xung (LR.3), Quan nguyên (CV.4).
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
- Các kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm.
Phong thấp nhiệt
Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong thông lạc.
Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang.
Châm cứu (Phác đồ YHCT-BYT)
- Châm tả các huyệt:
• Tại chỗ: A thị huyệt, Độc tỵ (ST.35), Dương lăng tuyền (GB.34), Lương khâu
(ST.34), Tất nhãn, Âm lăng tuyền (SP.9), Huyết hải (IV-10), Ủy trung (BL.40).
• Toàn thân: Phong long (ST.40), Túc tam lý (ST.36).
• Châm tả thêm huyệt Đại chùy (GV.14), Nội đình (ST.44)
• Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình.
- Các kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm.
- Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
1.3. Thoái hoá cột sống thắt lưng theo YHHĐ [15],[17]
1.3.1. Định nghĩa
8

Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine) là
bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống
thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái
hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn
và màng hoạt dịch.
1.3.2. Nguyên nhân
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động
nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới,
tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động ... Do tình trạng chịu áp
lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự
tổn thương sụn khớp, phần dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng
bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng
Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có tính chất
cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng,
có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục
khục khi cử động cột sống. Đau cột sống thắt lưng do thoái hóa không có biểu hiện triệu
chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân. Nói chung bệnh nhân đau khu trú tại
cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị
đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống
sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh
tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau (Cộng hướng tử cho phép chẩn đoán mức độ
hẹp ống sống).
1.3.4. Cận lâm sàng
– Xquang thường quy cột sống thẳng, nghiêng: hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, mâm đĩa
đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
Trường hợp trượt đốt sống có chỉ định chụp chếch 3/4 phải, trái nhằm phát hiện tình
trạng gẫy cuống đốt sống “gẫy cổ chó”.
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa: bình thường.
– Chụp cộng hưởng từ cột sống: chỉ định trong trường hợp có thoát vị đĩa đệm.
1.3.5. Chẩn đoán xác định
9

Chẩn đoán thoái hóa cột sống đơn thuần dựa vào những dấu hiệu:
- Lâm sàng là đau cột sống có tính chất cơ học.
- Xquang cột sống thắt lưng thường quy (thắng – nghiêng – chếch % hai bên): hẹp
khe khớpvới bờ diện khớp nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ
liên hợp đốt sống.
- Cần lưu ý bệnh nhân phải không có triệu chứng toàn thân như: sốt, gầy sút cân,
thiếu máu...
Cần làm các xét nghiệm máu (bilan viêm, phosphatase kiềm..) để khẳng định là các
thông số này bình thường. Trường hợp có các bất thường về lâm sàng (đau quá mức,
gầy sút cân, sốt...) hoặc tốc độ lắng máu tăng cao cần phải tìm nguyên nhân khác.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng ít khi diễn ra một cách đơn thuần, đa phần kết hợp
với thoái hóa đĩa đệm cột sống, có thể thoát vị đĩa đệm cột sống và ở người có tuổi,
thường phối hợp với loãng xương, lún xẹp đốt sống do loãng xương.
1.3.6. Điều trị
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ...) kết hợp với các
thuốc thoái hoá tác dụng chậm.
- Phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Trường hợp có chèn ép rễ có thể chỉ định ngoại khoa.
Phục hồi chức năng
+ Vật lý trị liệu: xoa bóp trị liệu, kéo nắn cột sống, kéo giãn cột sống bằng máy kéo,
nhiệt nóng trị liệu, điện trị liệu
+ Phục hồi chức năng Sau khi chẩn đoán xác định bệnh nhân bị thoái hóa cột sống
quá trình PHCN trải qua 3 giai đoạn
* Giai đoạn nghỉ ngơi, bảo vệ sự ổn định của CSTL (4 – 8 tuần)
- Nghỉ ngơi, bao gồm không tham gia thể thao, hoạt động giải trí hoặc lớp giáo dục
thể chất, nằm đệm cứng, ngồi – di chuyển – mang đồ đúng tư thế. Nhấn mạnh các vận
động cơ bản. Cân nhắc đeo đai cột sống thắt lưng nếu vẫn còn triệu chứng sau 2-4 tuần.
* Giai đoạn phục hồi chức năng
PHCN cơ sở( 1 – 4 Tuần): Bài tập duy trì tầm vận động cột sống thắt lưng trong
giới hạn bệnh nhân có thể chịu đựng. Duy trì tầm ổn định của cột sống.
10

- PHCN lấy lại chức năng của cột sống thắt lưng (2 – 4 tuần): Tập theo tầm vận
động CSTL
Tập đề kháng tăng sức mạnh cơ CSTL. Khôi phục tầm vận động bình thường CSTL.
Đánh giá chuỗi vận động của bệnh nhân và tìm giải pháp khắc phục.
- PHCN lấy lại khả năng linh hoạt trong sinh hoạt hàng ngày – thể thao: Tập khả
năng điều hợp, thăng bằng, khả năng ổn định của CSTL trong các mặt phẳng vận động.
Tập tăng sức bền, sức mạnh cơ. Đào tạo kỹ năng vận động trong thể thao.
* Giai đoạn quay trở lại cuộc sống hàng ngày
- Bệnh nhân lấy lại được tầm vận động bình thường của CSTL, không đau hoặc gần
như không đau khi nghỉ ngơi cũng như khi vận động. Có thể thực hiện các kỹ năng liên
quan đến thể thao mà không khó khăn.
Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập bảo vệ và tăng sự linh hoạt của cột sống cũng như
tư thế
đúng trong sinh hoạt hằng ngày và chơi thể thao.
Điều trị nội khoa
Thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của WHO
+ Bậc 1: paracetamol 500 mg/ngày uống 4 đến 6 lần, không quá 4g/ngày. Thuốc có
thể gây hại cho gan.
+ Bậc 2 - Paracetamol kết hợp với codein hoặc kết hợp với tramadol: Ultracet liều
2-4 viên/24giờ, tuy nhiên uống thuốc này thường gây chóng mặt, buồn nôn. Efferalgan-
codein liều 2–4 viên/24giờ.
+ Bậc 3: Opiat và dẫn xuất của opiat. Thuốc chống viêm không steroid: Chọn một
trong các thuốc sau. Lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng
tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: Piascledine, Glucosamine sulfate và
chondroitin sulphat, uống trước ăn 15 phút, dùng kéo dài trong nhiều năm.
- Thuốc ức chế IL1: diacerhein 50mg (viên 50mg) 1-2 viên /ngày, dùng kéo dài
trong nhiều năm.
- Tiêm corticoid tại chỗ tiêm ngoài màng cứng
11

1.4. Thoái hoá cột sống thắt lưng theo Y học cổ truyền [2][10]
Đau thắt lưng thuộc chứng Yêu thống. Thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng
có quan hệ mật thiết với tạng thận.
1.4.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
+ Hàn thấp: Thường gặp ở những người làm việc, sinh hoạt ở nơi ẩm, lạnh lâu
ngày hoặc bị cảm phải hàn thấp gây trở ngại kinh lạc, khí huyết trong đường kinh
mạch vùng thắt lưng bị bế tắc.
+ Thấp nhiệt: Do bị cảm phải tà khí thấp nhiệt hoặc do hàn thấp lâu ngày không
khỏi tà khí lưu lại kinh lạc uất lại hóa nhiệt mà gây ủng trệ kinh lạc.
+ Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương vùng lưng, sai tư thế làm cho khí trệ huyết
ứ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.
+ Nội thương: Can chủ cân, thận chủ cốt tủy, do sức yếu, lao lực quá độ, người
già yếu hoặc mắc bệnh lâu ngày làm thận tinh bị suy tổn, can huyết hư không nuôi
dưỡng được kinh mạch mà sinh bệnh.
1.4.2. Các thể lâm sàng
Thể hàn thấp: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do lạnh.
- Triệu chứng:
Đau nhiều vùng thắt lưng, đau tăng khi trời lạnh, ẩm, cơ cạnh cột sống co cứng,
ấn đau, không đỏ, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn.
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn.
+ Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
+ Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (hàn thấp).
Thể thấp nhiệt: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do nhiễm
khuẩn vùng cột sống.
- Triệu chứng:
Vùng thắt lưng đau kèm theo sưng nóng đỏ hoặc có cảm giác nóng bứt rứt, có thể
sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy. Mạch nhu sác.
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt.
+ Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
12

+ Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (thấp nhiệt).


Thể huyết ứ: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do căng giãn dây
chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khối u vùng cột sống thắt lưng.
- Triệu chứng: Đau lưng xuất hiện sau khi vác nặng, lệch người hoặc sau một
động tác thay đổi tư thế đột ngột, đau dữ dội ở một chỗ, cự án, vận động bị hạn chế,
thay đổi tư thế thì đau tăng, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết. Mạch sáp.
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.
+ Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
+ Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.
Thể can thận hư: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do thoái hóa
cột sống thắt lưng, loãng xương, gặp ở người cao tuổi.
- Triệu chứng: Đau âm ỉ, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ ngơi đau giảm ít.
Trường hợp dương hư thì sắc mặt nhợt, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh đau, sắc lưỡi
nhợt. Mạch trầm tế. Nếu âm hư thì miệng họng khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân
nóng, lưỡi đỏ. Mạch tế sác.
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực.
+ Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận hư, bệnh tại kinh bàng quang.
+ Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương), ngoại nhân (phong hàn
thấp).
Thể thận dương hư:
- Triệu chứng: Vùng thắt lưng đau âm ỉ, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ
ngơi đau đỡ ít, sắc mặt nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh, tiểu đêm, đại tiện
phân nát, sắc lưỡi nhợt. Mạch trầm tế.
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, hàn.
+ Chẩn đoán tạng phủ: Thận dương hư.
+ Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).
1.4.3. Điều trị
1.4.3.1. Thể hàn thấp
13

* Thuốc uống trong:


– Cổ phương: Can khương thương truật thang:
– Đối pháp lập phương:
Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
– Nghiệm phương:
Lá lốt 20g; Sài đất 10g; Thiên niên kiện 20g;
Thổ phục linh 20g; Rễ cây xấu hổ 16g; Hà thủ ô 20g;
Quế chi 20g; Cỏ xước 20g; Sinh địa 10g
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 3 lần trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.
* Thuốc dùng ngoài:
– Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.
– Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.
– Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa
bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Châm hoặc cứu:
Châm tả các huyệt:
+ Tại chỗ: A thị; Thượng liêu (BL.31); Yêu dương quan (GV.3); Thứ liêu
(BL.32); Giáp tích vùng thắt lưng; Thận du (BL.23); Đại trường du (BL.25); Yêu du
(GV.2)
+ Toàn thân: Hoàn khiêu (GB.30); Ủy trung (BL.40); Dương lăng tuyền (GB.34);
Côn lôn (BL.60)
Lưu kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
– Các kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm. Lưu
kim 20 – 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
– Điện nhĩ châm: Các điểm cột sống, Não, Thượng thận.
Nhĩ châm 1 lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
– Hoặc cấy chỉ vào các huyệt: Thận du (BL.23); Giáp tích L4-L5, Đại trường du
(BL.25); Yêu du (GV.2); Yêu dương quan (GV.3).
Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ
phù hợp. Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng từ 7 đến 15 ngày, sau thời gian tự tiêu
của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.
14

– Xoa bóp bấm huyệt:


Các thủ thuật xát, xoa, miết, phân, hợp, day, bóp, lăn, chặt vùng lưng, phát, ấn,
bấm các huyệt A thị, Giáp tích và du huyệt tương ứng vùng đau. Vận động cột sống
thắt lưng.
Xoa bóp 30 phút/lần/ngày, một liệu trình điều trị từ 10 đến 15 ngày.
– Thủy châm:
Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp vào các huyệt như châm, ngày
1 lần, mỗi lần 2 đến 3 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 10 đến 15 ngày.
Tùy từng trường hợp cụ thể người thầy thuốc lựa chọn thuốc phù hợp với chẩn
đoán.
– Giác hơi vùng lưng (Ngày giác một lần).
– Xông thuốc vùng thắt lưng bằng máy.
1.4.3.2. Thể huyết ứ
* Thuốc uống trong:
– Cổ phương: Thân thống trục ứ thang:
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
– Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp trị
– Nghiệm phương: Ngải cứu 12g; Trần bì 08g; Tô mộc 12g; Kinh giới 12g Nghệ
vàng 10g; Uất kim 10g
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
* Thuốc dùng ngoài:
– Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau. –
Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.
– Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa
bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Châm: Châm tả các huyệt giống thể hàn thấp, thêm các huyệt Cách du 2 bên.
– Điện nhĩ châm, điện mãng châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống
thể hàn thấp.
1.4.3.3. Thể Can thận hư
* Thuốc uống trong:
– Cổ phương: Độc hoạt ký sinh thang
15

Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.


– Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp trị
– Nghiệm phương: Đỗ trọng 12g; Rễ cỏ xước 12g; Cẩu tích 12g; Cốt toái 12g Dây
đau xương 12g; Hoài sơn 12g; Tỳ giải 12g; Thỏ ty tử 12g;
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
* Thuốc dùng ngoài:
– Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.
– Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.
– Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa
bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Điện châm, điện mãng châm: Châm tả các huyệt giống thể hàn thấp, thêm châm
bổ huyệt: Thái khê (KI.3); Tam âm giao (SP.6); Thận du (BL.23); Thái xung (LR.3).
– Điện nhĩ châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống thể hàn thấp.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi
người bệnh.
1.5. Cồn xoa bóp An Phúc Bình
1.5.1. Giới thiệu về Cồn xoa bóp An Phúc Bình
Nguồn gốc Cồn xoa bóp An Phúc Bình nghiên cứu cải tiến từ bài thuốc bí truyền,
đã kiểm chứng lâm sàng, đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc số VD-25102-
16. Sản phẩm chứa nhiều loại dược chất có tác dụng dược lý điều trị trong các trường
hợp bị đau lưng, đau nhức khớp, nhức mỏi, phong thấp, tê bại, tay chân tê lạnh, té ngã
sưng bong gân.
* Hướng dẫn sử dụng:
• Lắc đều trước khi dùng
• Ấn van xịt vài lần khi sử dụng lần đầu
• Nắp bật chứ không vặn
• Tuyệt đối tránh vùng mắt. Khi bị nghẹt mũi thì xịt vào tay và đưa lên mũi
ngửi, không xịt thẳng vào mũi
* Đối tượng sử dụng:
• Dùng cho người đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi
• Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi.
16

• Không dùng cho đối tượng dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
• Không dùng lên chỗ lỡ loét, có vết thương hở
1.5.2. Phân tích thành phần hoạt chất và tác dụng dược lý của vị thuốc trong Cồn
xoa bóp An Phúc Bình [18]
Thành phần Hoạt chất Tác dụng
Bạc hà Tinh dầu Bạc hà Sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau

Đại hồi phellandrene, safrole, terpineol Kháng khuẩn, chống oxy hoá,
giảm đau, an thần, hỗ trợ chức
năng dạ dày
Đinh hương Tinh dầu Chữa đau bụng, nấc, sát trùng,
kích thích tiêu hoá, xoa bóp
chữa đau xương, nhức mỏi,
lạnh tay chân
Huyết giác Tinh dầu Chữa chấn thương máu tụ
sưng đau, vết thương chảy
máu, vết thương mụn nhọt lâu
lành không liền khẩu.

Một dược Tinh dầu Giảm viêm, sưng, đau, khử


trùng và hạ sốt
Nhũ hương α, β-boswellic acid, arabic acid, Chữa bệnh viêm khớp và một
bassorin, pinen, dipenten, α, β- số dạng viêm khác
phellandren...
Quế nhục Cinnamaldehyde, Phenyl Propyl Giảm đau, giải nhiệt, an thần,
Acetate, Cynnamyl Acetate, chất chống co giật
nhựa, Calci Oxalat, chất nhầy,
Coumarin, Tanin và Đường
Nghệ Curcumin Chống viêm cấp tính và mạn
tính, chống loét dạ dày
17

Phục linh axit pachimic C, axit tumolosic, Thuốc bổ, chữa suy nhược,
ergosterol, cholin, histidin chóng mặt, an thần, lợi tiểu
Cam thảo glyxyridin Giảm đau, giải độc, chữa mụn
nhọt, chữa tỳ vị khí hư
Bảng 0.1. Thành phần hoạt chất và tác dụng dược lý của vị thuốc trong Cồn
xoa bóp An Phúc Bình
Thành phần các hoạt chất của những vị thuốc trong cồn xoa bóp An Phúc Bình đa
dạng, Các hoạt chất này tạo nên chức năng kháng viêm, giảm đau và an tần là chủ yếu.
18

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các BN được khám và chẩn đoán là THK gối, thoái hoá CSLT điều trị
ngoại trú tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Long An tình nguyện tham
gia nghiên cứu. BN được chọn vào nghiên cứu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn BN
theo và tiêu chẩn loại trừ ra khỏi nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- BN đã được chẩn đoán THK gối theo tiêu chuẩn ACR 1991
1. Gai xương ở rìa khớp (X-Quang).
2. Dịch khớp là dịch thoái hóa.
3. Tuổi ≥ 40.
4. Cứng khớp dưới 30 phút.
5. Lạo xạo khi cử động.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 5 hoặc 1, 4, 5.
- BN đã được chẩn đoán thoái hoá CSTL với các triệu chứng
+ Đau vùng cột sống thắt lưng, đau cơ năng, không lan.
+ Phim Xquang có hình ảnh thoái hóa như: Hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn,
mọc gai xương.
- Tiêu chuẩn YHCT
Phong hàn thấp tý hoặc Can Thận âm hư: BN được phân vào thể bệnh khi thỏa
các triệu chứng chính, có hoặc không có triệu chứng phụ
Thể lâm sàng Phong hàn thấp tý Thận hư
- Đau khớp gối/ CSLT - Đau khớp gối/CSTL
- Cứng khớp. - Hạn chế vận động.
- Sợ lạnh, sợ gió, thích ấm - Khớp không sưng nóng đỏ.
Triệu chứng
- Khớp không nóng, đỏ - Lưng gối mỏi.
- Vận động đau tăng. - Di tinh, kinh nguyệt không đều
- Chất lưỡi hồng. - Ù tai, tóc bạc, răng rụng,…

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ


19

- BN xơ gian, suy thận mạn GĐ 4 hoặc 5, bệnh lý tim mạch nặng


- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Các bệnh lý khác của khớp gối và CSTL
- BN mắc các bệnh lý hệ thống
- BN có tiền căn đang mắc rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tri giác, rối loạn tâm thần hoặc
sa sút trí tuệ không thể giao tiếp với thầy thuốc hoặc không thực hiện được y lệnh.
- BN có chống chỉ định hoặc dị dứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Cồn
xoa bóp An Phúc Bình
- BN có tổn thương ngoài da vùng khớp gối và CSTL
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn ngừng nghiên cứu
- BN không dùng thuốc liên tục.
- BN từ chối tiếp tục điều trị không do ảnh hưởng của thuốc.
- BN không chấp nhận điều trị theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện (tự điều trị với
bác sĩ tư với thuốc khác).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng so sánh trước sau điều trị
2.2.2. Thời gian địa điểm
- Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Y học cổ truyền Long
An
- Thời gian bắt đầu từ tháng 04 năm 2024 đến hết tháng 06 năm 2024
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tính theo công thức gồm 1 mẫu, kiểm định 1 tỷ lệ

n: cỡ mẫu nghiên cứu


Pa: Tỷ lệ điều trị có hiệu quả theo nghiên cứu trước là 60%.
P0: Tỷ lệ điều trị có hiệu quả theo ước đoán Cồn xoa bóp 80%.
20

α: Là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại I, chọn α=0,05.
β: Là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại II, chọn β=0,2.
Từ α và β, ta có giá trị: Z1 – α/2 = 1,96 và Z 1 – β = 0,842
Thay vào công thức trên, cộng thêm 10% số BN dự kiến bỏ điều trị, x 2 cho 2 nhóm
BN thoái hoá khớp gối và thoái hoá CSTL tính ra cỡ mẫu tối thiểu n = 176
2.3. Biến số nghiên cứu
Biến số Loại biến số Định nghĩa
Biến số nền
Tuổi Định lượng Được lấy bằng cách lấy năm hiện tại trừ năm
sinh dương lịch (ghi trên Căn cước công
dân/Chứng minh nhân dân).
Giới Nhị giá Giới tính theo Căn cước công dân/Chứng
minh nhân dân.
1. Nam.
2. Nữ
Địa chỉ Danh định Ghi nhận quận/huyện nơi BN sinh sống.
Nghề nghiệp Nhị giá Công việc chính của BN hiện tại.
1. Lao động trí óc.
2. Lao động chân tay.
Cân nặng Định lượng Cân nặng của BN tính bằng kilogram.
Chiều cao Định lượng Chiều cao của BN tính bằng centimeter.
BMI Định lượng Cân nặng chia chiều cao bình phương của
người tham gia nghiên cứu (tính bằng
kg/m2).
Phân loại BMI Nhị giá Phân loại theo tiêu chuẩn châu Á.
1. BMI < 23.
2. BMI ≥ 23.
Thời gian mắc bệnh Định lượng Kể từ khi bắt bệnh thoái hoá khớp gối/ CSTL
đến lúc đi khám bệnh, đơn vị tính là tháng.
Bệnh kèm theo Danh định BN được chẩn đoán ở các cơ sở y tế.
21

1. Tăng huyết áp.


2. Đái tháo đường.
3. Bệnh tim mạch
4. Loãng xương
5. Thoái hoá đa khớp
6. Không có bệnh kèm theo.
Biến số nghiên cứu chính
Mức độ đau theo Định lượng Thang điểm VAS: Số điểm là số mm tương
thang điểm VAS ứng với mức độ đau của BN, do BN tự đánh
giá tại các thời điểm: trước khi tiến hành NC
(T0), sau 10 ngày (T10), sau 20 ngày (T20):
được tính bằng mm.
Cường độ đau theo Thứ tự Cường độ đau tính theo VAS được đánh giá
thang điểm VAS theo 4 mức sau: Không đau: 0-4 mm; Đau
(xếp loại VAS) nhẹ: 5-44 mm; Đau vừa: 45-74 mm; Đau
nặng: 75-100 mm.
1. Không đau.
2. Đau nhẹ.
3. Đau vừa.
4. Đau nặng.
Mức độ vận động Định lượng Thang điểm WOMAC gồm có 24 chỉ số đánh
khớp theo giá ở 3 mục: đau, cứng khớp và hạn chế vận
WOMAC (khớp động. Đánh giá ngay khi tiến hành trước
gối) nghiên cứu (T0), sau 10 ngày (T10), sau 20
ngày (T20). Điểm WOMAC tổng tối thiểu:
0; điểm tổng tối đa: 96, được tính bằng %.
-
Điểm Scober Định lượng/ Thứ Chỉ số Schober từ 14/10 – 16/10:
(CSTL) tự - 4 điểm, 13/10 ≤ Schober < 14/10 cm
- 3 điểm, 12/10 ≤ Schober < 13 cm
22

- 2 điểm; 11 ≤ Schober < 12 cm


- 1 điểm; 10 ≤ Schober <11 cm
Thể lâm sàng theo Nhị giá Theo tiêu chuẩn chẩn đoán YHCT.
YHCT 1. Phong hàn thấp tý.
2. Thận hư.
Thể bệnh thoái hoá Danh định 1. Chỉ thoái hoá khớp gối
khớp gối/ thoái hoá 2. Chỉ thoái hoá CSTL
CSLT 3. Thoái hoá cả 2
Tác dụng không Danh định 1. Đau bụng.
mong muốn 2. Buồn nôn.
3. Tiêu chảy.
4. Cầu bón.
5. Dị ứng da.
6. Mệt mỏi.
7. Khó thở.
8. Đau đầu.
9. Chóng mặt.
10. Tê nặng chi.
11. Đau mỏi cơ.
12. Khác.
13. Không có tác dụng phụ.

2.4. Tổ chức thực hiện


- BS tại khoa khám bệnh lựa chọn BN thoả tiêu chuẩn chọn mẫu tư vấn tham gia
nghiên cứu, cấp thuốc và hướng dẫn cho BN sử dụng, theo dõi, ghi nhận kết quả điều
trị trước và sau khi sử dụng thuốc theo bảng kiểm (dự kiến kết thúc vào tháng 6/2024
hoặc sớm hơn khi đủ mẫu)
- BS còn lại trong nhóm nghiên cứu tổng hợp số liệu, xử lý và báo cáo kết quả nghiên
cứu, đề xuất nghiệm thu đề tài nghiên cứu (dự kiến trước ngày 10/07/2024)
23

2.5. Phương pháp thực hiện


2.5.1. Quy trình thực hiện

Bước 1: Sàng lọc các đối tượng tham gia nghiên cứu, tiếp nhận đối
tượng đạt tiêu chuẩn. Thu thập các thông tin cần thiết của các đối tượng
đã tiếp nhận (biến số nền)

Bước 2: Cấp thuốc Cồn xoa bóp An Phúc Bình và hướng dẫn bệnh nhân
sử dụng thuốc theo liều: xịt 7 nhát/ lần x 4 lần/ ngày x 20 ngày liên tục
tại khớp gối/ CSLT

Bước 3: Hẹn tái khám sau 10 và 20 ngày sau khi sử dụng thuốc, đánh giá
kết quả điều trị theo bảng kiểm (biến số kết cuộc)

2.5.2. Chất liệu nghiên cứu


- Tên thuốc: Cồn xoa bóp An Phúc Bình
- Đóng gói: Hộp 1 chai 100ml, Cồn xoa bóp
- Thành phần:
Bạc hà (Herba Menthae arvensis) 3,0 g
Đại hồi (Fructus Illicii veri ) 3,5 g
Tinh dầu Long não (Oleum Cinnamomi camphorae) 1,2 g
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici) 6,0 g
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae ) 7,5 g
Tinh dầu Bạc hà (Oleum Menthae arvensis) 3,8 g
Một dược (Myrrha) 3,0 g
Nhũ hương (Gummi resina Olibanum) 3,0 g
Quế (vỏ thân, vỏ cành) (Cortex Cinnamomi) 5,0 g
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae) 0,5 g
Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi) 1,0 g
Thành phần tá dược: Cồn 70% vừa đủ 100 ml.
- Chỉ định trong trường hợp đau lưng, đau nhức khớp, nhức mỏi, phong thấp, tê bại, tay
chân tê lạnh, té ngã sưng bong gân.
24

- Chống chỉ định:


+ Không bôi vào vết thương hở.
+ Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Liều dùng, cách dùng: Xịt trực tiếp vào vùng bị đau nhức hoặc xịt vào tay và xoa bóp
nhẹ nhàng vào vùng bị đau nhức, mỗi ngày có thể dùng 5 đến 7 lần.
2.5.3. Liệu trình theo dõi
- T0: Ghi nhận kết quả ngày đầu của liệu trình (trước khi sử dụng thuốc)
- T10: Ghi nhận kết quả sau 10 ngày
- T20: Ghi nhận kết quả sau 20 ngày
2.6. Kiểm soát sai lệch
Nhằm hạn chế sai lệch chọn lựa, tôi đã định nghĩa rõ ràng đối tượng cần khảo sát
dựa vào tiêu chí chọn vào, tiêu chí loại ra, tiêu chí dừng nghiên cứu
Nhằm hạn chế sai lệch thông tin, các bác sĩ thực hiện nghiên cứu cũng được tập
huấn và thống nhất phương pháp quản lý, ghi nhận và phân tích số liệu
2.7. Đạo đức nghiên cứu
2.7.1. Qui trình xin chấp thuận tình nguyện
- Giải thích cho người bệnh hiểu rõ lợi ích của việc tham gia nghiên cứu.
- Sử dụng biên bản ghi lại sự chấp thuận tự nguyện và các hồ sơ ghi chép.
2.7.2. Quyền lợi của người bệnh tham gia nghiên cứu
- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, trung thực trước khi thử nghiệm lâm
sàng về quá trình thử nghiệm và những rủi ro có thể xảy ra.
- Được bồi thường thiệt hại nếu do thử nghiệm lâm sàng gây ra.
- Được giữ bí mật về những thông tin cá nhân có liên quan.
- Được chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình thử nghiệm theo đề cương nghiên cứu
đã được phê duyệt, được khám và điều trị các biến cố bất lợi gặp phải do nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng.
- Được chi trả bồi dưỡng, bồi thường thiệt hại đối với các rủi ro do thử nghiệm lâm
sàng theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Được quyền rút khỏi thử nghiệm lâm sàng tại bất cứ thời điểm nào, không phải chịu
bất kỳ trách nhiệm nào và vẫn được hưởng các quyền lợi sau đây:
25

• Được tiếp tục chăm sóc sức khỏe theo đúng các phương pháp điều trị chuẩn hiện
đang áp dụng.
• Được chi trả bồi dưỡng tính đến thời điểm rút khỏi nghiên cứu.
2.7.3. Quản lý rủi ro
Mức độ rủi ro trong việc sử dụng thuốc là rất thấp, các triệu chứng không mong
muốn sẽ không xảy nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của thuốc. Tuy nhiên, một số
nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra tùy vào cơ địa và phản ứng của mỗi người khác nhau và
nếu có xảy ra thì đều có hướng xử trí thích hợp
2.8. Phương pháp thống kê
➢ Nhập và quản lý dữ liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2019
➢ Phân tích các số liệu qua phần mềm R
➢ So sánh đặc tính mẫu thuộc nhóm biến số định tính bằng phép kiểm chi bình
phương hoặc chính xác Fisher
➢ Sử dụng phép kiểm t bắt cặp hoặc phép kiểm phi tham số ManWhitney để so
sánh điểm VAS, WOMAC và Schober
26

CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ


3.1. Đặc điểm lâm sàng chung
Nhóm nghiên cứu
Đặc điểm phân bố bệnh nhân Tần số (n) Tỉ lệ (%)
< 40
Nhóm tuổi 40 – < 60
≥ 60
̅ ± SD)
Tuổi trung bình (X
Nam
Giới tính
Nữ
Chân tay
Nghề nghiệp Trí óc
Không
Tập thể dục

< 23 kg/m2
Nhóm BMI
≥ 23 kg/m2
BMI trung bình (X̅ ± SD)
Thời gian mắc < 1 năm
bệnh ≥ 1 năm

Tăng huyết áp
Không

Đái tháo đường
Không
Thoái hoá khớp Có
khác Không

Bệnh tim mạch
Không

Loãng xương
Không
3.2. Thang điểm VAS

Thời gian Nhóm nghiên cứu


Trước điều trị
Sau điều trị
PS-T

Nhóm nghiên cứu


Thời gian Mức độ
Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Trước khi Không đau
27

điều trị Đau nhẹ


Đau vừa
Đau nặng
Không đau
Sau khi Đau nhẹ
điều trị Đau vừa
Đau nặng

3.3. Thang điểm WOMAC

Thời gian Nhóm nghiên cứu


Trước điều trị
Sau điều trị
PS-T

3.4. Thang điểm Schober

Thời gian Nhóm nghiên cứu


Trước điều trị
Sau điều trị
PS-T
3.5. Tính an toàn

Nhóm nghiên cứu


Triệu chứng
Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Bỏng
Dị ứng tại chỗ
Dị ứng toàn thân
Sạm da
Sưng, nhiễm trùng
Đau nặng hơn
Khác
28

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. (2020) "Global, regional prevalence, incidence and risk factors of knee osteoarthritis
in population-based studies", EClinicalMedicine, 29.
2. Nguyễn Thị Bay (2001) Nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Thành phố
Hồ Chí Minh, tr. 223-233.
3. Harrison (2012) Harrison's principles of internal medicine, The McGraw-Hill, The
United States of America, pp. 2828-2836.
4. Lê Quang Nhựt, Nguyễn Minh Đức, Cao Thanh Ngọc and Lê Anh Thư (2012) "Khảo
sát thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện
Chợ Rẫy", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16 (1), tr. 1-5.
5. Michael Doherty, Johannes Bijlsma, Nigel Arden, David J. Hunter and Nicola
Dalbeth (2016) Oxford Textbooks in Rheumatology, Oxford University press, The
United States of America pp. 4, 93, 115-120.
6. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền kết hợp
Y học cổ truyền và Y học hiện đại, Nhà xuất bản Y học, tr. 15-20
7. Nguyễn Trung Kiên, Lê Thị Huệ and Đỗ Thị Kim Yến (2014) "Khảo sát sự liên hệ
giữa đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị của NSAIDs trên bệnh nhân thoái hóa
khớp gối", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 18 (3), tr. 130-134.
8. Mohit Kapoor and Nizar N.Mahomed (2015) Osteoarthritis, Adis, pp. 2, 30.
9. Nguyễn Thị Kim Yến and Nguyễn Thị Bay (2018) Xây dựng các tiêu chuẩn chẩn
đoán các bệnh cảnh Y học cổ truyền trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận văn
Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 79-133.
10. Nguyễn Thị Bay (2007) Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông-Tây y), Nhà
xuất bản Y học, tr.520-535.
11. Phạm Ngọc Thùy Trang, Cao Thanh Ngọc and Thân Hà Ngọc Thể (2017) "Khảo
sát bệnh thoái hóa khớp gối trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh
viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,
21 (2), tr. 74-80.
12. World Health Organization (2021) Obesity and overweight,
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight,
Accessed on 9 June 2021.
29

13. Lê Quang Nhựt, Nguyễn Minh Đức, Cao Thanh Ngọc and Lê Anh Thư (2012)
"Khảo sát thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa nội cơ xương khớp
bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16 (1), tr. 1-5.
14. Trần Ngọc Ân and Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015) Phác đồ chẩn đoán và điều trị các
bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, tr. 178-184
15. Bộ Y tế (2016) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất
bản Y học, tr. 124-127.
16. Nguyễn Thị Kim Yến and Nguyễn Thị Bay (2018) Xây dựng các tiêu chuẩn chẩn
đoán các bệnh cảnh Y học cổ truyền trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận văn
Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 79-133.
17. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010). Bệnh Học Cơ Xương Khớp Nội Khoa. Nhà xuất bản
Y học.
18. Dược điển Việt Nam V -2018, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

You might also like