Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

ĐÁY CHẬU

MỤC TIÊU

1. Xác định vị trí, giới hạn, sự phân chia


chức năng của đáy chậu
2. Mô tả các lớp mạc, cơ của đáy chậu
3. Mô tả các phần trong đáy chậu sau
ĐẠI CƯƠNG

Là thành dưới của ổ bụng


Giới hạn trên là hoành chậu hông gồm: cơ
nâng hậu môn và cơ cụt
Phía trước là xương mu
Phía sau là xương cụt
Hai bên là ụ ngồi, ngành dưới xương mu và
các dây chằng cùng ụ ngồi
ĐẠI CƯƠNG

• Được chia làm hai phần bởi đường


ngang đi ngay phía trước 2 ụ ngồi: đáy
chậu trước (có hoành niệu dục) và đáy
chậu sau (có hoành chậu)
• Đáy chậu trước khác nhau giữa nam và
nữ
ĐÁY CHẬU TRƯỚC
Nam: (vùng niệu dục) có NĐ xuyên qua, có các lớp:
• da,
• mạc đáy chậu nông,
• khoang đáy chậu nông,
• mạc hoành niệu dục dưới,
• khoang đáy chậu sâu,
• mạc hoành niệu dục trên,
• hoành chậu hông
MẠC ĐÁY CHẬU NÔNG

Gồm 2 lớp: lớp mỡ nông và lớp mạc sâu


- lớp mỡ nông: có 1 số sợi cơ, ở phía sau
sợi cơ tiếp nối với sợi cơ tương tự của
đáy chậu sau, ở phía trước lớp mỡ mất
dần và được thay thế bởi cơ bám da bìu
MẠC ĐÁY CHẬU NÔNG

Lớp mạc: phía sau bám vào bờ sau của


hoành niệu dục và trung tâm gân đáy
chậu, ở 2 bên bám vào ngành ngồi mu
của xương chậu. Ở phía trước liên tiếp
với cơ bám da bìu
KHOANG ĐÁY CHẬU NÔNG

• Được giới hạn bởi:


+ Ở dưới là lớp mạc của mạc đáy chậu nông
+ Ở trên là mạc hoành niệu dục dưới
Trong ngăn đáy chậu nông có gốc của các tạng
cương dương vật, các cơ ngang đáy chậu
nông, cơ ngồi hang, cơ hành xốp cùng các
mạch máu tk đến cơ này
CƠ NGANG ĐÁY CHẬU NÔNG

- Nguyên ủy: phần dưới mặt trong ngành


xương ngồi
- Bám tận: trung tâm gân đáy chậu
- Thần kinh: nhánh đáy chậu TK thẹn
- Chức năng: không đáng kể
CƠ NGỒI HANG

- Nguyên ủy: mặt trong ngành xương ngồi


rồi bao bọc xung quanh vật hang
- Bám tận: mặt trong và mặt dưới vật hang
- Thần kinh: nhánh đáy chậu của TK thẹn
- Chức năng: góp phần cương dương vật
CƠ HÀNH XỐP
• Nguyên ủy: trung tâm gân đáy chậu và
đường giữa.
• Bám tận: bao bọc xung quanh hành vật
xốp.
CƠ HÀNH XỐP

• TK: nhánh đáy chậu của TK thẹn.


• Chức năng:
– Cương dương vật
– Tống những giọt nước tiểu hay tinh dịch cuối
cùng ra khỏi niệu đạo
Tóm lại, các cơ trong ngăn đáy chậu nông:

• Làm cương dương vật


• TK vận động: Nhánh đáy chậu của TK thẹn
• Đm nuôi dưỡng: Đm đáy chậu (nhánh của
đm thẹn trong)
KHOANG ĐÁY CHẬU SÂU

• Ở trên: mạc hoành – niệu dục trên


• Ở dưới: mạc hoành – niệu dục dưới
• Gồm cơ ngang đáy chậu sâu và cơ thắt
niệu đạo
CƠ NGANG ĐÁY CHẬU SÂU
• Nguyên ủy: mặt trong ngành xương ngồi.
• Bám tận: trung tâm gân đáy chậu
• TK: TK lưng dương vật (nhánh của TK thẹn)
• Chức năng: cố định trung tâm gân đáy
chậu, co thắt niệu đạo màng, co bóp tuyến
hành niệu đạo.
CƠ THẮT NIỆU ĐẠO

• Nguyên ủy: mặt trong ngành dưới xương mu.


• Bám tận: đan lẫn vào các sợi bên đối diện.
• TK: TK mu dương vật.
• Chức năng: tống các giọt nước tiểu hay tinh
dịch cuối cùng ra khỏi niệu đạo màng.
TRUNG TÂM ĐÁY CHẬU

• Là 1 nút cơ và sợi nằm giữa ống hậu môn


và hoành – niệu dục.
• Tất cả các cơ, mạc đáy chậu nông, 2 mạc
hoành – niệu dục đều bám vào đó.
→ chìa khóa mở toang vùng đáy chậu
ĐÁY CHẬU TRƯỚC Ở NỮ

• Từ nông đến sâu tương tự như nam.


• Vì chứa phần dưới âm đạo và cơ quan
sinh dục ngoài nên một số cấu trúc có
khác với nam, đặc biệt là các cơ, còn các
mạc cơ, mạch máu, TK thì tương tự.
KHOANG ĐÁY CHẬU NÔNG

• Gồm các tạng cương và 3 cơ


• Các tạng cương nhỏ hơn nam.
• Hành xốp và cơ hành xốp bị tách đôi bởi
âm đạo.
– Hành xốp: gọi là hành tiền đình.
CƠ HÀNH XỐP
Bị tách khỏi cơ bên đối diện bởi phần dưới âm đạo
• Nguyên ủy: trung tâm gân đáy chậu.
• Bám tận: từ nguyên ủy, 2 cơ chạy dọc ra trước
vòng quanh phần dưới âm đạo, trên đường đi nó
bao quanh hành tiền đình rồi bám tận 1 phần vào
xương mu, 1 phần vào gốc và lưng âm vật.
• Chức năng: làm khít âm đạo.
• TK vận động cũng là nhánh đáy chậu của TK thẹn.
KHOANG ĐÁY CHẬU SÂU
• Cơ ngang đáy chậu sâu kém phát triển so
với nam vì bị chia đôi bởi âm đạo.
– Nguyên ủy: mặt trong ngành xương ngồi.
– Bám tận: các sợi sau bám vào trung tâm gân đáy
chậu, các sợi trước bám vào thành bên âm đạo.
– TK: TK lưng âm vật.
– Chức năng: giúp cố định trung tâm gân đáy chậu.
KHOANG ĐÁY CHẬU SÂU

• Cơ thắt niệu đạo


– Nguyên ủy: mặt trong ngành dưới xương mu.
– Bám tận: đa số sợi bám vào thành bên âm đạo,
1 ít sợi đi ra trước niệu đạo và đi giữa niệu đạo –
âm đạo.
– Chức năng: không có chức năng của 1 cơ thắt
thật sự.
ĐÁY CHẬU SAU

Hay vùng hậu môn, gồm:


– Phần cuối trực tràng
– Ống hậu môn
– Cơ thắt ngoài hậu môn
– Cơ nâng hậu môn
– Cơ cụt
– Khối mỡ nằm trong hố ngồi-trực tràng
HỐ NGỒI – TRỰC TRÀNG

• Giới hạn bởi da vùng hậu môn ở dưới và


hoành chậu hông ở trên.
• Trong hố chủ yếu là mô mỡ
• Trên thiết đồ đứng ngang, hố có hình tam
giác
CƠ THẮT NGOÀI HẬU MÔN

Là cơ vân vòng xung quanh hậu môn, được


chia thành 3 phần:
• Phần dưới da
• Phần nông
• Phần sâu
Chức năng: co thắt ống hậu môn
HOÀNH CHẬU HÔNG

Là giới hạn trên của vùng đáy chậu, gồm:


• Cơ nâng hậu môn
• Cơ cụt
• 2 lá mạc bao phủ 2 mặt trên và dưới của

CƠ NÂNG HẬU MÔN

Chia làm 3 phần:


• Cơ mu cụt
• Cơ mu – trực tràng
• Cơ chậu – cụt
CƠ MU CỤT
• Nguyên ủy: mặt sau thân xương mu và cung
gân của cơ nâng hậu môn, từ đó chạy dọc ra
sau đến xương cụt.
• Bám tận: ở nhiều nơi
– Các sợi trong cùng bám tận ở tuyến tiền liệt tạo nên
cơ nâng tuyến tiền liệt (nam), niệu đạo và âm đạo tạo
nên cơ mu – âm đạo (nữ).
– 1 số sợi khác bám vào trung tâm gân đáy chậu và
thành ống hậu môn.
– Các sợi ngoài cùng bám ở DC hậu môn – cụt.
CƠ MU – TRỰC TRÀNG

• Nguyên ủy: mặt sau thân xương mu.


• Bám tận: từ xương mu, các thớ cơ chạy dọc
ra sau và nối với cơ bên đối diện tạo nên 1
vòng cơ ở phía sau, chỗ nối ống hậu môn –
trực tràng. Một số sợi khác hòa lẫn vào cơ
thắt ngoài hậu môn và lớp cơ dọc của thành
trực tràng.
CƠ CHẬU – CỤT

• Thường ít phát triển, có khi phần lớn là cân.


• Nguyên ủy: gai ngồi và cung gân của cơ
nâng hậu môn
• Bám tận: xương cụt và DC hậu môn – cụt.
CƠ CỤT
• Ở sau cơ nâng hậu môn
• Nguyên ủy: gai ngồi
• Bám tận: bờ ngoài phần dưới xương cùng và
xương cụt.
• TK: vận động cho cả 2 cơ cụt và nâng hậu
môn là các nhánh trước của các dây TK cùng
3, cùng 4. Phần trước cơ nâng hậu môn được
chi phối bởi nhánh đáy chậu của TK thẹn.
CHỨC NĂNG HOÀNH CHẬU HÔNG
• Nâng đỡ các tạng trong ổ bụng và vùng chậu, dưới
áp lực bên trong bụng.
• Cùng với các cơ thành bụng làm tăng áp lực trong
ổ bụng.
• Kiểm soát sự đi tiểu
• Phần cơ mu-trực tràng làm gập chỗ nối ống hậu
môn trực tràng. Lúc đại tiện, cơ này dãn làm cho
chỗ gập này thẳng ra khiến phân dễ thoát ra ngoài.
Ở nữ, cơ này còn có vai trò hướng dẫn thai nhi đi
thẳng ra ngoài trong lúc sinh.
MẠC CHẬU

• Gồm nhiều phần phức tạp


• Đối với hoành chậu có 2 lá của mạc chậu
bao phủ ở mặt trên và mặt dưới hoành
chậu.

You might also like