Chăm Sóc Thiết Yếu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHĂM SÓC THIẾT YẾU


TRẺ SƠ SINH

ThS.BS. Phan Nguyễn Hoàng Vân


1. Nội dung chăm sóc thường quy sơ
sinh bình thường tại khoa hậu sản:
• Bảo vệ thân nhiệt trẻ sơ sinh
• Nuôi con bằng sữa mẹ
• Chăm sóc rốn
• Chăm sóc mắt
• Chủng ngừa theo chương trình quốc gia
a. Bảo vệ thân nhiệt trẻ sơ sinh:
• Nội dung chăm sóc sơ sinh trọng yếu trong
những ngày đầu hậu sản
• Mục đích: đảm bảo trẻ giữ được một thân
nhiệt bình thường (36,5-37,5 độ C )
• Phương pháp hữu hiệu: chuỗi ấm (gồm 10
bước)
Các thành phần của chuỗi ấm
• Một phòng sanh ấm
• Làm khô trẻ tức thì
• Da kề da
• Bú mẹ
• Không tắm sớm
• Giường và quần áo đủ ấm
• Mẹ và con được ở gần nhau
• Vận chuyển ấm
• Hồi sức ấm
• Nhân viên được huấn luyện
• Với trẻ sinh non tháng, bị ngạt nặng hay thiếu
oxy máu cần bảo vệ thân nhiệt nhiều hơn vì
mất nhiệt qua da rất lớn
• Trẻ bị toan chuyển hóa cũng rất dễ dàng bị hạ
thân nhiệt
• Cho trẻ bú sớm sau sanh và da kề da giúp trẻ
nhanh chóng thích nghi với môi trường ngoài
tử cung
• Không cho trẻ tắm sớm. Nếu có, không sớm
hơn 6 giờ sau sanh
• Trẻ cần được ở cạnh mẹ. Tách rời bé khỏi mẹ có
thể ảnh hưởng bất lợi trên thân nhiệt trẻ
b. Chăm sóc rốn:
• Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn ở mọi công
đoạn chăm sóc rốn
• Chăm sóc rốn tại chỗ thường quy có thể
bằng nước sạch hoặc dd iod hữu cơ
• Không được băng kín rốn
• Dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ của rốn: ẩm, đỏ,
có mùi, có mủ và các dấu hiệu toàn thân
Cách thức xử lý rốn nhiễm trùng:
+ Khi tình trạng nhiễm khuẩn là khu trú, thì
thông thường chăm sóc tại chỗ với dung dịch sát
khuẩn và kháng sinh tại chỗ là đủ.
+ Kháng sinh toàn thân chỉ cần thiết khi vùng
da đỏ có đường kính >2cm.
+ Sốt là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đã tiến xa,
và là chỉ định của điều trị nội trú với kháng sinh
toàn thân
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
- Xem bệnh sử của cuộc chuyển dạ với các yếu
tố nguy cơ nhiễm trùng trong và sau sanh.
- Nếu có nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt theo
dõi khả năng xuất hiện các nhiễm trùng, nhất
là NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP.
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
- Dấu hiệu nhiễm trùng: thường không rõ ràng
+ Sốt, hạ thân nhiệt
+ Lừ đừ, quấy khóc, bỏ bú
+ Rốn ướt, có mủ, chân rốn đỏ (đối với nhiễm
trùng rốn)
+ Suy hô hấp (đối với nhiễm trùng hô hấp)
- Nhiễm trùng sơ sinh dễ trở nặng và nhanh chóng
đi vào nhiễm trùng huyết
- Tăng cường tiếp xúc mẹ con hay nuôi con bằng
sữa mẹ là phương pháp để phòng tránh và chẩn
đoán nhiễm trùng sơ sinh.
c. Chủng ngừa cho trẻ sơ sinh:
• Chủng ngừa cho trẻ sơ sinh theo chương
trình quốc gia
• Tại Việt Nam, các nội dung tiêm chủng phải
thực hiện cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh tại các
đơn vị hộ sinh bao gồm
1. Lao
2. Bại liệt
3. Viêm gan siêu vi B

You might also like