Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

CHƯƠNG 1 : KẾT CẤU KHUNG VỎ Ô TÔ

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ô TÔ

1, Lịch sử phát triển của hãng Mazda


Thương hiệu xe hơi Mazda là hãng xe tới từ “xứ Phù Tang”
Nhật Bản. Hãng xe này bắt đầu thành lập vào ngày
30/01/1920 với tên gọi đầu tiên là Toyo Cork Kogyo. 7 năm
sau đó, hãng đổi tên công ty thành Toyo Kogyo Co., Ltd.
Vào năm 1984, hãng chính thức đổi tên thương hiệu của mình
thành Mazda và sử dụng nó từ ấy đến giờ.
Năm 1929
Ở thời điểm mới hình thành đang còn mang tên Toyo Kogyo
Co., Ltd, công ty chỉ mới sản xuất các trang thiết bị và máy móc,
nhưng sau đó đã đưa ra định hướng phát triển xa hơn và lần đầu
cho ra mắt khối động cơ đầu tiên. Đáng chú ý nhất là hãng đã
sản xuất thành công 30 chiếc xe 3 bánh chuyên dùng chở hàng
lần đầu vào năm 1931 và được xuất khẩu sang Trung Quốc.
2. Năm 1940 - 1959
Năm 1940, Mazda trình làng chiếc ô tô phiên bản sedan đầu
tiên.. Đến năm 1959, hãng xe này lại bắt đầu cuộc tái thiết lập và
đặc biệt hơn, hãng xe Mazda muốn tạo được sự khác biệt đối với
các hãng xe khác, nên lúc bấy giờ họ chỉ toàn tâm toàn lực để
nghiên cứu và phát triển động cơ quayWankel.Không phụ sự kỳ
vọng,thương hiệu xe Mazda đã trở thành hãng xe ô tô đầu tiên
và duy nhất ứng dụng động cơ này trên dòng xe thể thao Cosmo
(1967) và dòng xe RX-7 hiện vẫn còn sản xuất.
5. Năm 1979 - 2010
Từ giai đoạn 1979 – 2010, Mazda dần bị phai mờ trong mắt
khách hàng Việt do chịu nhiều sự quản thúc của Ford Motor.
Theo đó, người tiêu dùng Việt chỉ thường lựa chọn các thương
hiệu khác như Toyota, Honda, Suziki, Mitsubishi…
Sự gắn kết này không duy trì được lâu thì phải tách ra khỏi
nhau, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2010 ảnh
hưởng quá lớn. Trong khi Ford phải tái cơ cấu công ty, thì
Mazda phải dồn lực để phát triển các công nghệ và cải tiến lối
thiết kế.
Thành quản đạt được là ngôn ngữ thiết kế Kodo – Soul of
Motion (linh hồn của chuyển động) và công nghệ SkyActiv tiết
kiệm nhiên liệu ra đời.
2, Lịch sử phát triển của mazda3

Thường xuyên lọt top 10 mẫu xe bán chạy nhất thị


trường, Mazda 3 hiện là mẫu sedan hạng C đang rất ăn khách .

Dòng xe hơi Mazda 3 từ lâu đã được ưa chuộng do giá cả tương


đối phù hợp trong phân khúc, dễ tiếp cận kèm theo đó là các
trang bị tiện nghi đầy đủ. Để có được thành tựu này, Mazda 3 đã
trải qua nhiều thế hệ cùng những thay đổi một cách rõ rệt
Thế hệ tiền nhiệm: 1963 – 2003
Mazda 323 là thế hệ tiền nhiệm của Mazda 3. Mazda 323 chính
thức ra mắt vào năm 1977 và nhanh chóng nổi bật giữa những
dòng xe cùng thời điểm ấy. Mazda 323 đã trải qua 9 thế hệ với
nhiều nâng cấp về thiết kế nội, ngoại thất. Cuối những năm 90
đầu năm 2000, Mazda 323 là một trong những mẫu xe chủ lực
của hãng Mazda tại riêng thị trường Việt Nam.
Mazda 323 thế hệ tiền nhiệm
của mazda 3
Đời xe Mazda 3 đầu tiên: 2004 - 2009
Những chiếc Mazda 3 đầu tiên được giới thiệu vào năm 2003.
Mazda 3 thời điểm ấy sử dụng chung nền tảng với Ford &
Volvo. Mẫu xe này được các tạp chí ô tô đón nhận nồng nhiệt và
đánh giá cao về hiệu suất, khả năng xử lý, kiểu dáng và nội thất.
Theo một số mô tả, nó giống như một chiếc sedan thể thao đắt
tiền lúc bấy giờ.
Động cơ được trang bị cho Mazda 3 đời đầu tiên là loại 4 xi-
lanh dung tích 2.0L & 2.3L, có thể sản sinh công suất tối đa lần
lượt là 148 & 160 mã lực.
Thế hệ đầu tiên của Mazda 3 được đánh giá cao cả về thiết kế
lẫn hiệu suất
Tuy nhiên, một số lời chỉ trích xuất hiện khi kết quả thử nghiệm
va chạm và tiết kiệm nhiên liệu chỉ nhận được 4 trên 5 sao từ
Chương trình Thử nghiệm An toàn Euro NCAP. Cuối cùng,
Mazda đã được khắc phục những nhược điểm này bằng cách
cung cấp hệ thống an toàn tiêu chuẩn với sáu túi khí cho Mazda
3.
Năm 2006, Mazda 3 là chiếc xe bán chạy thứ hai ở Canada và là
chiếc xe bán chạy nhất ở Israel trong giai đoạn 2005 - 2007.
Đời xe Mazda 3 thứ 2: 2008 - 2013

Vào tháng 11 năm 2008, Mazda 3 thế hệ thứ hai được ra mắt với
ngoại thất được tái thiết kế. Điểm nhận thấy dễ dàng nhất ở
ngoại thất chính là kiểu dáng phần đầu xe bề thế hơn với lưới
tản nhiệt mở rộng.

Về khả năng vận hành, ở giai đoạn đầu thế hệ thứ 2 vẫn chưa có
sự thay đổi về động cơ cho đến năm 2012, Mazda chính thức
trang bị động cơ SkyActic-G siêu tiết kiệm cho Mazda 3. Động
cơ 2.3L được thay thế bằng động cơ 2.5L sản sinh công suất 167
mã lực (125 kW; 169 PS) và mô-men xoắn 226 N-m. Ở các thị
trường khác, nhiều phiên bản động cơ hơn đã được cung cấp bao
gồm cả động cơ Turbo Diesel 2.2 L mới. Nhờ vậy mà mẫu xe đã
có hiệu suất ấn tượng hơn hẳn.

Động cơ và hiệu suất của Mazda 3 thế hệ thứ 2 được


đánh giá cao.
Đây là chiếc Mazda 3 đầu tiên được cung cấp hệ thống định vị
với một màn hình nhỏ ở bảng điều khiển trung tâm.
Đời xe Mazda 3 thứ 3: 2013 - 2018

Ngày 26 tháng 6 năm 2013, Mazda 3 thế hệ thứ ba đã được tiết


lộ tại Úc. Thế hệ mới này sở hữu động cơ Skyactiv mới và
không còn sử dụng nền tảng Ford C1.

Ở đời xe này, Mazda 3 trở lại với ngôn ngữ thiết kế "Kodo"
cùng việc nâng cấp không gian nội thất khi sử dụng những vật
liệu có chất lượng tốt nhất. Nổi bật nhất phải kể đến màn hình
thông tin giải trí màu dựng đứng, tạo ấn tượng hơn cả so với các
đối thủ vào thời điểm đó.

"Trái tim" của Mazda 3 là khối động cơ 4 xi-lanh 2.0L sản sinh
công suất 155 mã lực, ngoài ra còn có tùy chọn động cơ dung
tích 2.5L 4 xi-lanh có công suất tối đa 184 mã lực. Tất cả phiên
bản của Mazda 3 ở thế hệ này đều sử dụng công nghệ SkyActiv
tiết kiệm nhiên liệu. Hộp số sàn và hộp số tự động 6 cấp vẫn tiếp
tục được cung cấp để khách hàng chọn lựa.
Mazda 3 thế hệ 3 thực sự chiếm được cảm tình của đông
đảo khách hàng

Trong bài đánh giá đầu tiên về Mazda 3 2014, trang web
Jalopnik của những người đam mê ô tô đã tuyên bố: "Một khi
2.5L đi kèm hộp số sàn, thực sự không có lý do gì để mua bất cứ
thứ gì khác trong phân khúc này"
Đời xe Mazda 3 thứ 4: 2019 - nay

Mazda 3 thế hệ thứ 4 được ra mắt vào năm 2019. Ở đời xe này,
Mazda 3 vẫn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ thiết kế "Kodo" đặc
trưng, nhưng đã được tinh chỉnh khi loại bỏ các đường gân dập
nổi dọc thân xe để giúp chiếc sedan trở nên tinh tế hơn.
Ở giai đoạn từ 2019 - 2021, Mazda 3 chỉ sử dụng duy nhất động
cơ 4 xi-lanh có công suất 186 mã lực. Lần đầu tiên, hệ dẫn động
tất cả các bánh được áp dụng trên toàn bộ các phiên bản của
Mazda 3, giúp khả năng vận hành của mẫu xe được tối ưu một
cách đáng kể.

Đến năm 2021, Mazda bổ sung thêm hai phiên bản động cơ mới.
Theo đó, ở phiên bản tiêu chuẩn là động cơ 2.0L sản sinh 155
mã lực còn với phiên bản cao cấp là động cơ 2.5L cho công suất
lên tới 250 mã lực.

Mazda 3 thế hệ 4 thực sự là đối thủ đáng gờm


trong phân khúc.

Với những thay đổi và cải tiến đáng kể, thế hệ mới nhất của
Mazda 3 đã làm chủ trong phân khúc tại nhiều thị trường.
3, Lịch sử phát triển của mazda3 tại Việt Nam

Thế hệ tiền nhiệm: 1977 - 2003

Mazda 323 chính thức ra mắt vào năm 1977 tại Việt Nam và gần
như trở nên nổi bật trong phân khúc xe hơi hạng C. Năm 1994,
Mazda hợp tác với Liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC). Cuối
những năm 90 đầu năm 2000, Mazda 323 là một trong những
mẫu xe chủ lực của hãng Mazda tại thị trường Việt Nam.

Thế hệ tiền nhiệm của Mazda 3 đã gây ấn tượng tốt tại


Việt Nam

Đời xe Mazda 3 đầu tiên: 2004 - 2005

Tháng 8 năm 2004, Mazda 3 được giới thiệu tại Việt Nam với
phiên bản sedan 4 cửa lắp ráp trong nước. Xe được phân phối
bởi Liên doanh ôtô Hòa Bình (VMC). Mazda 3 ở thời kỳ này
được định vị như một mẫu xe có nhiệm vụ “cắm cờ” chứ chưa
thực sự thành công về mặt doanh số ở nước ta.

Mẫu xe này sử dụng động cơ xăng 1.6L I4 DOHC, 16 van.


Khách hàng có thể tùy chọn hộp số tự động hoặc hộp số sàn.
Với thiết kế thể thao, kết cấu thân xe cứng cáp, đối tượng nhắm
đến của mẫu sedan này là những người trẻ tuổi thành đạt.

Mazda 3 thế hệ đầu tiên đã sớm có mặt tại Việt Nam

Bên cạnh phiên bản lắp ráp nội địa, Mazda 3 thế hệ thứ nhất còn
được phân phối tại Việt Nam thông qua con đường nhập khẩu
nguyên chiếc không chính hãng, chủ yếu từ Đài Loan
Đời xe Mazda 3 thứ 3: 2014 - 2018

Năm 2005, việc lắp ráp Mazda tại Việt Nam qua dây chuyền của
Liên doanh ôtô Hòa Bình chấm dứt và Mazda rút khỏi thị trường
trong nước. Đây có thể xem là một nốt trầm buồn của Mazda 3
trên đất nước ta. Tuy nhiên, tin vui đã đến khi Mazda trở lại Việt
Nam sau khi liên doanh với Thaco xây dựng nhà máy sản xuất,
lắp ráp xe Mazda tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
với vốn đầu tư hơn 20 triệu USD, công suất tối đa 10.000
chiếc/năm và được tập đoàn Mazda Nhật Bản chuyển giao công
nghệ. Cho tới cuối tháng 12/2014, thế hệ mới của Mazda 3 chính
thức trở lại Việt Nam.
Mazda 3 quay trở lại với thế hệ thứ 3 tại Việt Nam sau nhiều
năm vắng bóng

Mazda 3 xuất hiện với mức giá từ 749 đến 822 triệu đồng, thấp
hơn đối thủ Altis từ 60 đến 62 cùng những trang bị khá thú vị
như: màn hình HUD trên kính chắn gió, hệ thống giải trí với
màn hình cảm ứng LCD 7 inch tích hợp DVD, điều hòa tự động,
dàn âm thanh 6 loa chất lượng cao…

Chưa dừng lại ở đó, Mazda 3 còn mang trong mình 2 ưu điểm
vượt trội chiếm trọn cảm tình của người dùng, đó là ngôn ngữ
thiết kế KODO và động cơ Skyactiv cho khả năng vận hành hiệu
quả, tiết kiệm.
Đời xe Mazda 3 thứ 4: 2019 - nay

Ngoại thất Mazda 3 thế hệ mới vẫn kế thừa ngôn ngữ thiết kế
Kodo - linh hồn của sự chuyển động, tạo cảm giác phấn khích và
sống động qua sự bóng sáng được thay đổi theo ánh nhìn trên
các đường nét của chiếc xe, theo thời gian trong ngày và theo
mùa trong năm.

Mazda 3 mới được xây dựng trên kiến trúc SkyActiv-Vehicle


Architecture với nâng cấp toàn diện từ lốp xe, hệ thống treo,
thân xe đến kết cấu ghế ngồi nhằm tối ưu hóa khả năng cân bằng
tự nhiên, tạo ra cảm giác lái thú vị và tự nhiên.

Mazda 3 đang dần làm chủ phân khúc tại


Việt Nam
Về an toàn, bộ đôi Mazda 3 và Mazda 3 Sport được trang bị 7
túi khí, hệ thống hỗ trợ an toàn chủ động thông minh I-
Activsense với các tính năng như: ga tự động tích hợp radar
(MRCC), hỗ trợ phanh chủ động thông minh (SBS), kiểm soát
và giữ làn đường, cảnh báo điểm mù và nhiều tính năng khác.

Ở thị trường Việt Nam hiện tại, Mazda 3 vẫn đang cạnh tranh
khốc liệt cho ngôi vị dẫn đầu trong phân khúc sedan hạng C
cùng các đối thủ sừng sỏ như Kia K3, Honda Civic, Hyundai
Elantra và đặc biệt là Toyota Corolla Altis.
Mazda3 Signature Premium 2024 có kích thước tổng thể
DxRxC lượt là 4660 x 1795 x 1440 mm. So với bản tiền nhiệm,
phiên bản mới dài hơn 200 mm và thấp hơn 25 mm mang đến
kiểu dáng sang trọng và lịch lãm hơn.

Đầu xe
Bộ lưới tản nhiệt dạng tổ ong đã giúp Mazda CX-5 thành công
rực rỡ, nay đã được áp dụng cho chính Mazda3 Signature
Premium 2024. Bên dưới là đường viền mạ crom có tạo hình
như đôi cánh đầy tinh tế. Đây là chi tiết thay đổi đáng giá nhất ở
phần đầu xe giúp Mazda3 rũ bỏ nét bình dân để có thể nâng tầm
giá trị.

Nối liền với bộ lưới tản nhiệt là “đôi mắt” sắc sảo nhờ được tinh
chỉnh lại thanh mảnh hơn. Đồng thời có hiệu năng chiếu sáng
vượt trội hơn với đèn pha LED có chức năng tự động bật/tắt, tự
động cân bằng góc chiếu, tự động mở rộng góc chiếu khi đánh
lái AFS và tự động điều chỉnh tầm chiếu xa.

Thân xe
Nhờ chiều dài được gia tăng 200 mm nên khi nhìn từ bên hông,
khách hàng sẽ có cảm giác xe trườn và dài hơn. Mọi chi tiết dù
nhỏ nhất đều được Mazda tối ưu sự sang trọng. Điển hình như
trụ B được sơn đen, trụ C nổi bật với viền crom dày mang hơi
hướng những mẫu xe sang.

“Dàn chân” bên dưới là bộ vành đa chấu có kích thước 18 inch


to bản toát lên vẻ năng động. Bên trên là cặp gương chiếu hậu
hiện đại có khả năng gập-chỉnh điện, chống chói tự động, nhớ vị
trí và tích hợp đèn báo rẽ,

Đuôi xe
Những đường nét thiết kế bo tròn, bầu bĩnh ở phiên bản cũ đã bị
lược bỏ. Thay vào đó là sự sắc sảo, góc cạnh làm bật lên sự sang
trọng.

Ấn tượng nhất là hệ thống ống xả kép dạng ống dẹp mạ crom


bóng loáng khiến nhiều người liên tưởng đến thiết kế của
Mercedes. Cụm đèn hậu đã được làm mới với cấu trúc gồm 2
vòng tròn LED nổi bật. Để cải thiện tính khí động học, đuôi xe
còn được gắn liền với cánh lướt gió.
Nội thất – Tiệm cận xe sang
Khoang cabin được “xây mới” hoàn toàn với phong cách đậm
chất Châu Âu với chất liệu bọc da ghế ngồi cao cấp. Do đó,
không quá lời khi đánh giá Mazda3 Signature Premium
2024 có khoang cabin đẹp nhất phân khúc hạng C.

Khoang lái

Bước vào khoang lái khách hàng sẽ cảm thấy không gian rất
thoáng đãng nhờ trần xe được tích hợp cửa sổ trời. Cột A được
làm mảnh hơn trước cho tầm nhìn rộng hơn, gia tăng sự an toàn.

Nhiều chi tiết thừa trên bề mặt táp lô đã được loại bỏ thể hiện sự
tối giản nhưng đầy tinh tế. Đồng thời chất liệu như nhựa mềm,
da cùng các đường chỉ khâu được sử dụng rất nhiều thay thế cho
loại nhựa cứng có phần “rẻ tiền” trước đây.

Trong phân khúc sedan hạng C, bạn sẽ không thể tìm được đối
thủ nào có thiết kế vô lăng đẹp hơn Mazda3 Signature
Premium bởi sự hoàn thiện rất tỉ mỉ.

Đi kèm là nhiều nút bấm tiện lợi được viền kim loại và lẫy
chuyển số phía sau giúp trải nghiệm lái thêm phần phấn khích.
Vị trí ghế lái được chăm sóc chu đáo khi có tính năng điều chỉnh
điện kèm bộ nhớ vị trí.

Khoang hành khách


So với bản tiền nhiệm, trục cơ sở của Mazda3 Signature
Premium được gia tăng thêm 25 mm, đạt 2725 mm. Do đó
không gian để chân ở hàng ghế sau sẽ thoải mái hơn trước, độ
dốc lưng ghế cũng được cải thiện giúp hành khách đỡ mỏi khi đi
xa.

Khoang hành lý
Thuộc cấu hình sedan nên Mazda3 Signature Premium sẽ có lợi
thế về khoang hành lý rộng rãi với dung tích tiêu chuẩn 450 lít.
Bên cạnh đó, nếu gập hàng ghế sau theo tỷ lệ 60:40, dung tích sẽ
còn tăng thêm.

Tiện nghi – Hiện đại, đa dạng

Khả năng làm mát của Mazda3 Signature Premium không có gì


để phàn nàn với dàn điều hòa tự động 2 vùng kết hợp cùng các
cửa gió ở hàng ghế sau.
Hệ thống thông tin giải trí của Mazda3 Signature Premium cũng
hiện đại nhất phân khúc với nhiều trang bị và tính năng thú vị
như:

 Màn hình giải trí lớn nhất phân khúc có kích thước 8.8
inch (bản cũ chỉ 7 inch)
 Kết nối Apple Carplay, Android Auto, AUX, USB,
Bluetooth
 Đầu DVD
 Hệ thống Mazda Connect thế hệ mới
 Dàn âm thanh 8 loa cao cấp (bản cũ chỉ có 6 loa)
 Khởi động bằng nút bấm
II, Thông số kỹ thuật

Mazda3 Signature Premium (Sedan)

Tên xe Mazda3 Signature Premium (Sedan)

Số chỗ ngồi 05

Kiểu xe Sedan

Xuất xứ Lắp ráp trong nước

Kích thước tổng thể DxRxC 4660 x 1795 x 1440 mm

Chiều dài cơ sở 2725 mm

Động cơ SkyActiv-G 2.0L

Dung tích công tác 1.998cc

Dung tích bình nhiên liệu 51L

Loại nhiên liệu Xăng

Công suất tối đa 153 mã lực tại 6000 vòng/phút

Mô men xoắn cực đại 200 Nm tại 4000 vòng/phút


Hộp số Tự động 6 cấp

Hệ dẫn động Cầu trước

.Treo trước/sau MacPherson/thanh xoắn

Phanh trước/sau Đĩa thông gió/đĩa đặc

Tay lái trợ lực Điện

Khoảng sáng gầm xe 145 mm

Cỡ mâm 18 inch

Phân loại:

Mazda3 Signature Premium (Sedan) thuộc phân khúc C.

Đây là một phiên bản cao cấp của dòng xe Mazda3, được đánh
giá với nhiều ưu điểm nổi trội trong phân khúc12. Với thiết kế
tinh tế, nội thất sang trọng, và các tính năng công nghệ mới,
Mazda3 Signature Premium hứa hẹn mang lại trải nghiệm lái xe
đẳng cấp cho người sử dụng3. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc
sedan hạng C vượt trội, Mazda3 Signature Premium là một lựa
chọn đáng xem xét

Mazda3 Signature Premium (Sedan) có 5 chỗ ngồi


Động cơ : SkyActiv-G 2.0L

Động cơ SkyActiv-G 2.0L là một phần quan trọng trong thành


công của các mẫu xe Mazda,. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về động
cơ này:

Thông số cơ bản:

 Dung tích: Động cơ SkyActiv-G 2.0L có dung tích 1.998


cc.
 Tỷ lệ bore : stroke: 83.5 mm : 91.2 mm.
 Tỷ lệ nén: Phiên bản cho thị trường Mỹ có tỷ lệ nén 13:1.
 Công suất cực đại: 155 mã lực tại 6.000 vòng/phút.
 Momen xoắn cực đại: 200 Nm tại 4.600 vòng/phút.
 Động cơ này cũng có phiên bản cho thị trường sử dụng
xăng E85, với công suất tăng lên đến 162 mã lực và momen
xoắn 210 Nm.
 SkyActiv-G 2.0L tiết kiệm nhiên liệu hơn so với động cơ
tiền nhiệm, với mức tiêu thụ thấp hơn 36% trong đô thị và
trên cao tốc.

Các đặc điểm kỹ thuật nổi bật:

 Sử dụng hệ thống xả khí 4-2-1 để tối ưu hóa luồng khí xả ra


khỏi xi lanh, tăng sức mạnh động cơ.
 Tăng áp suất phun nhiên liệu và sử dụng kim phun nhiều lỗ
để rút ngắn thời gian cháy hòa khí, từ đó tăng công suất1.
 Động cơ SkyActiv-G 2.0L không chỉ mang lại hiệu suất tốt
mà còn đóng góp vào tính thân thiện với môi trường và tiết
kiệm nhiên liệu của các mẫu xe Mazda

Về Hộp số tự động 6 cấp là loại hộp số xe ô tô được trang bị bộ


chuyển động 6 số. Chức năng của loại hộp số này là thay đổi tỷ số
truyền động vòng tua của động cơ và momen xoắn của bánh xe.
Với bộ chuyển động 6 số tương ứng 6 cấp, bộ máy tính của ô tô sẽ
có thêm lựa chọn giúp cân bằng tốt nhất giữa momen xoắn của
động cơ và momen cản trên bánh xe. Qua đó, giúp người dùng có
thể dễ dàng lựa chọn trạng thái tự nhiên, đỗ, lùi, lái bằng cách sử
dụng núm điều khiển, cần số hoặc các nút bấm vật lý.
So với các loại hộp số nói chung, hộp số tự động 6 cấp sở hữu
nhiều ưu điểm vượt trội như: chuyển số nhanh chóng và mượt mà
hơn, tiết kiệm nhiên liệu, giảm đáng kể nguy cơ chết máy, dễ dàng
điều khiển xe ngay cả những nơi đông đúc...
Khung vỏ:

Khung vỏ của Mazda3 sử dụng cấu trúc khung liền khối


(unibody). Thân xe được thiết kế để tối ưu sự sang trọng, với
trụ B sơn đen và trụ C nổi bật với viền crom. Bộ vành đa chấu
cũng góp phần tạo nên vẻ năng động cho xe2. Đối với khung
gầm, thông tin cụ thể về vật liệu không được nêu rõ, nhưng
Mazda thường sử dụng thép không gỉ và hợp kim nhôm cho
các mẫu xe của mình để đảm bảo độ cứng cáp và nhẹ Hãy
cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa khung gầm liền khối và hệ
thống khung rời:

Khung gầm liền khối (Unibody):

Ưu điểm

 Hiệu năng trên đường: Khung liền khối thường mang lại
trải nghiệm lái tốt hơn, với khả năng ổn định và kiểm
soát tốt hơn trên đường.
 Khả năng kéo và đẩy: Khung liền khối thường có khả
năng kéo và đẩy tốt hơn, phù hợp cho xe đô thị và dòng
xe nhỏ.
 Chi phí sản xuất và sửa chữa: Thường ít tốn kém hơn
trong việc sản xuất và sửa chữa.
 Mức tiêu thụ nhiên liệu: Thường tiết kiệm nhiên liệu
hơn.

Nhược điểm:

 Không phù hợp cho một số dòng xe lớn: Một số dòng xe


lớn như xe tải, xe công trình vẫn sử dụng cấu trúc khung
rời.

Xe sử dụng hệ thống treo trước McPherson và hệ thống treo


sau dạng Thanh Xoắn (Torsion beam)
Tổng quan về hệ thông treo McPherson:

Trên thị trường hiện nay; phần lớn các mẫu xe ra đời có
hệ thống treo trước sử dụng phát minh của Macpherson.
Cấu tạo hệ thống treo độc lập macpherson gồm 3 bộ
phận: Giảm chấn thủy lực, cánh tay điều hướng và lò xo.

Ưu điểm, nhược điểm hệ thống treo MacPherson


Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, sử dụng ít linh kiện giúp cho việc
sửa chữa bảo dưỡng đơn giản và tiết kiệm hơn. Với việc thường
sử dụng cho các bánh trước; hệ thống treo này giúp giảm khối
lượng phần đầu xe; giải phóng không gian cho khoang lái.
Nhược điểm: Hệ thống treo macpherson có bánh xe lắc ngang so
với mặt đường. Độ chụm của xe dễ bị lệch hơn và chủ xe cần đi
kiểm tra góc đặt bánh xe nhiều hơn

Cấu tạo hệ thống treo MacPherson

Hệ thống treo MacPherson đơn giản trên bánh trước bên trái của
xe dẫn động cầu sau. Mặt trước của chiếc xe ở dưới cùng bên
phải của hình ảnh.
 Màu xanh lá cây phía trên: Thân xe / giao diện thanh chống
 Màu đỏ: Khớp tay lái hoặc hộp chứa trung tâm
 Màu xanh da trời: Tay điều khiển phía dưới
 Màu xanh lam nhạt: Thanh giằng bánh lái hoặc thanh điều
khiển
 Màu tím phía dưới: Thanh bán kính
 Màu tím phía trên: Lò xo cuộn
 Màu vàng: Vỏ hình ống có chứa chấn động bộ hấp thụ hoặc
van điều tiết
 Màu xanh lá cây dưới: Khung xe
Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo MacPherson
Hệ thống treo MacPherson hoạt động dựa trên xương đòn hoặc
một lực nén bằng liên kết thứ cấp. Khi xe bị xóc, mỗi bộ phận
trong hệ thống đều hoạt động để giúp xe chạy ổn định trên mọi
đoạn đường.

Giá đỡ sẽ cố định phần ổ trục phía trên. Ở dưới, mô-đun gắn với
một đòn bẩy hoặc một khớp tay lái. Khi xe có va chạm, thiết bị
giảm xóc sẽ cố định phần thân xe, giữ một vị trí để xe không bị
trượt.

Van điều tiết và lò xo trong hệ thống MacPherson có công dụng


đưa bộ xóc về vị trí ban đầu nếu chúng bị lệch. Điều này giúp
tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường luôn được duy trì. Nhờ đó,
xe di chuyển ổn định và êm ái trên những đoạn đường xóc.

Tổng quan về hệ thông treo Thanh Xoắn:

Ở dạng thanh xoắn, hệ thống treo có cấu tạo khá phức tạp, gồm
thanh thép lò xo, ứng dụng tính đàn hồi xoắn để cản lại tác động.
Một đầu thanh xoắn được cố định trên khung xe, đầu còn lại lắp
vào kết cấu chịu tải xoắn trong hệ thống treo.

Ở hệ thống này, cả hai mặt của trục được liên kết với nhau và ví
dụ khi một bánh xe đi qua ổ gà, ổ voi, đường xóc thì bánh xe
còn lại sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến làm gián đoạn quá trình di
chuyển.

Thế hệ hiện tại của Mazda 3 được trang bị hệ thống treo sau
dạng thanh xoắn thay vì loại đa liên kết như trên đời cũ.
Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật của Mazda cho rằng đây
không phải là một bước lùi, bởi lẽ hệ thống này khá phù hợp với
cấu trúc mới của thân xe. Mặc dù các chuyên gia thừa nhận
những hạn chế của hệ thống treo thanh xoắn trở nên rõ ràng hơn
khi trục sau va chạm với những góc cứng, gây ra nhiều tiếng
động hơn.
Nhưng đó là trên đường đua, còn đối với trên những cung đường
phổ thông, Mazda tuyên bố việc giảm số lượng bộ phận trong hệ
thống treo góp phần mang lại một chuyến đi êm ái hơn.

Hệ thống treo sau dạng thanh xoắn trên Mazda 3

Đặc biệt, hệ thống treo sau dạng thanh xoắn trên Mazda 3 không
giống những loại thanh xoắn thông thường. Đường kính của nó
dần dày lên khi nó mở rộng từ giữa ra ngoài và được bóp hẹp ở
giữa. Việc bóp hẹp này giúp thanh xoắn linh động hơn, không
còn cứng nhắc.

Những thay đổi này nhằm tập trung vào sự dễ chịu, thoải mái
khi di chuyển nhưng không đi cùng khả năng vận hành thể
thao.

Vật liệu chế tạo:


 Mazda3 Signature Premium sử dụng khung liền khối
(unibody), được làm từ các loại thép chất lượng cao như
S50C, HPM7, FDAC, NAK80, CENA1, SKD61_NL, S-
STAR_NL, và HPM-PRO
 Vật liệu này cung cấp độ cứng, độ bền và khả năng chống
biến dạng tốt cho khung vỏ.
Kết cấu khung vỏ :
 Khung gầm liền khối giúp cân đối giữa hiệu suất lái và an
toàn
 Bộ la zăng 18 inch kèm lốp thông số 215/45R18 giúp tăng
tính vững vàng của khung gầm.
 Đuôi xe được thiết kế theo phong cách Châu Âu với đèn
hậu LED tạo hình 2 đường tròn sắc nét

Khung vỏ của Mazda3 Signature Premium được chế tạo dựa


trên công nghệ tiên tiến để đảm bảo sự cứng cáp và nhẹ
nhàng, tối ưu hóa cả hiệu suất lẫn an toàn. Công nghệ này
thường bao gồm việc sử dụng thép cường độ cao và hợp kim
nhôm trong quá trình sản xuất1.

Mazda cũng áp dụng triết lý thiết kế “KODO - Soul of


Motion”, mà trong đó, mỗi chi tiết của khung xe không chỉ
đảm bảo tính năng mà còn phải thể hiện sự chuyển động và
sức sống. Điều này giúp Mazda3 Signature Premium không
chỉ có vẻ ngoài lôi cuốn mà còn mang lại cảm giác lái thú vị
và đáng tin cậy
Dạng kết cấu vỏ xe:

 Kết cấu dạng thân vỏ chịu tải hoàn toàn (Khung liền vỏ):
Được sử dụng trong ô tô cá nhân và bus.

Hình I.1: Kết cấu thân vỏ chịu tải hoàn toàn


o Với dạng ô tô cá nhân, khung gầm được thay bằng hệ
sàn xe. Ngoài dầm dọc và ngang hệ sàn xe còn có thêm
sàn khoang hành lý và hốc bánh xe.
o Cụm sàn xe sẽ được hàm ghép với nhiều tấm kim loại
để tạo thành 1 khung vỏ chịu tải hoàn toàn.

Kết cấu thân vỏ chịu tải hoàn toàn – Dạng thân vỏ


Các bộ phận cơ bản trên khung vỏ
Vỏ chịu tải bao kín có hình dạng giống vỏ trứng, độ cứng được
nâng cao do có kết cấu liền thể, đồng thời áp dụng việc bo tròn
các góc cạnh của vỏ cũng nâng cao khả năng chịu lực của vỏ.
Vỏ có các đặc trưng sau:
• Độ cứng chống xoắn và chống uốn cao do cấu tạo liền thể.
• Trọng lượng xe giảm được nhiều do bản thân vỏ xe đã đảm
nhận vai trò của
khung xe.
• Về mặt cấu tạo, có thể hạ thấp sàn xe và làm rộng khoang
chứa người.
Ngược lại với những ưu điểm trên, vỏ chịu tải bao kín có nhược
điểm là dễ bị nứt, rách khi có tải trọng tập trung tại một vị trí.
Gầm xe là nơi có nhiều ngoại lực tác dụng cục bộ nên các chi
tiết như sàn xe, khung kính chắn gió, dầm dọc cần phải có
cường độ chịu lực đủ lớn. Đặc biệt, dưới vỏ cần có kết cấu
khung phụ.
Ngoài ra, vỏ chịu tải bao kín còn có các nhược điểm sau:
• Dễ truyền rung động từ hệ thống treo, tiếng ồn từ động cơ
vào bên trong nên cần
phải có giải pháp cách âm, chống rung.
• Trong trường hợp bị hỏng do va chạm, kết cấu trở nên phức
tạp và khó sửa
chữa.

 Kết cấu dạng hệ dầm định hình (Khung không gian): Được
tạo bởi nhiều dạng gầm được ép hoặc dập từ hợp kim nhôm
và ghép với các khối nhôm đúc dày ở vị trí có ứng suất lớn.
Hình I.2:Kết cấu dạng khung sườn (Dầm không gian) của
thân vỏ ô tô cá nhân bằng hộp kim nhôm
LƯU Ý: Ta phải tuân thủ chính xác quy định của hãng khi
tiến hành sửa chữa thân vỏ xe có dạng kết cấu chịu tải hoàn
toàn. Nếu không sử dụng đúng vật liệu hay phương pháp sửa
chữa  Sẽ làm sự ổn định thân vỏ bị thay đổi  Giảm an toàn
khi xảy ra tai nạn.

Vật liệu chế tạo thân vỏ xe:


Hình II.3: Độ bền thép tấm độ bền cao ở mảng hông thân vỏ
xe
Thép tấm:
Sử dụng chế tạo thân vỏ xe chịu tải hoàn toàn, thép có độ
bền cao hoặc siêu bền.

Phôi ghép nối:


Là những tấm tôn có độ bền và độ dạy khác nhau được cắt
theo hình dạng xác định.
Tất cả tạo thành một mảng trong vỏ thân xe (Như mảng
hông).

Tái định hình thép tấm độ bền cao:


Chi tiết thân vỏ xe được chế tạo từ vật liệu thép có độ bền
cao khó tạo hình hơn và tính năng đàn hồi lại mạnh hơn. Nên ở
vị trí chuyển đổi từ tấm thép thường sang thép độ bền cao 
Cần bổ sung thêm các dạng gia cố để tránh biến dạng không
mong muốn.
Lưu ý: Thép tấm độ bền cao không được phép chỉnh
(không được gò phẳng) ở nhiệt độ cao vì nhiệt trên 4000C thì
một phần loại thép này sẽ mất 50% độ bền.

Tái định hình thép tấm có độ bền thông thường:


Tái định hình nguội được dùng cho thép tấm có độ bền
thông thường.

Thép tấm siêu bền:


Loại này không được phép tái định hình nguội hay nóng.
Chúng được sử dụng để chế tạo các vị trí của dầm chống
đứng A hay B. Giúp tăng đáng kể đội cứng vững đồng thời làm
giảm trọng lượng thân vỏ.

Thép tấm mạ kẽm:


Vì lí do ăn mòn  Tôn thân vỏ được mạ kẽm (Mạ bằng
phương pháp nhúng ở nhiệt độ cao).
Mạ kẽm bằng phương pháp điện phân có thể tạo ra bề mặt
có chất lượng cao, sử dụng cho tấm tôn vỏ ngoài của thân vỏ xe.

Mazda3 Signature Premium Sedan sử dụng công nghệ


SkyActiv để lắp ráp khung vỏ
SkyActiv là tổ hợp các công nghệ giúp tăng hiệu suất động cơ
và tiết kiệm nhiên liệu.
Bao gồm động cơ SkyActiv-G tỉ số nén cao, hộp số tự động
SkyActiv-Drive, thân vỏ SkyActiv-Body, và khung gầm
SkyActiv-Chassis

You might also like