Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Xa xưa: CN tự sản xuất để phục vụ cho chính nhu cầu của bản thân và gia đình. Con người nuôi heo để
lấy thịt, trồng lúa để lấy thóc, phục vụ cho miệng ăn. Nhưng khi xã hội phát triển, con người có thêm
nhiều nhu cầu mới. Có người muốn ăn cá, ăn tôm thay vì chỉ ăn thịt, tuy nhiên họ không có đủ ao, hồ để
tự nuôi trồng. Vậy khi con người không có đủ khả năng để tự thoả mãn nhu cầu của bản thân, họ đã làm
gì? Trao đổi và mua bán chính là câu trả lời của loài người lúc bấy giờ. Họ đổi thịt lấy cá, đổi thóc lấy
tôm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống mới của mình.

Để nền sản xuất hàng hoá ra đời, xã hội lúc ấy phải đáp ứng đủ 2 điều kiện: Điều kiện tiên quyết, và điều
kiện quyết định, chúng lần lượt là sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế
của người sản xuất. Trước hết, hãy phân tích về điều kiện tiên quyết, đây là điều kiện đầu tiên, là cơ sở
cho điều kiện thứ hai được thoả mãn: Sự phân công lao động xã hội. Điều kiện này chỉ có được khi những
chủ thể kinh tế đóng vai trò là người sản xuất tham gia sản xuất các sản phẩm ở nhiều ngành nghề chuyên
môn khác nhau, môĩ người sản xuất chỉ sản xuất 1 vài chủng loại sản phẩm: ô tô, thực phẩm, dệt may,…
và tạo ra một lượng sản phẩm đồ sộ, phong phú và đa dạng. Phân công lao động dẫn tới mỗi người sản
xuất chỉ có thể sản xuất ra 1 số sản phẩm nhất định, dẫn tới nhu cầu trao đổi hàng hóa. Năng suất lao động
tăng, lưu thông hàng hóa tăng với quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, Phân công lao động là tiền đề sản xuất
hàng hóa nhưng chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời

Thứ hai, xã hội phải tồn tại sự tách biệt tương đối về mặt KT của người sản xuất. Vậy tương đối là gì?
Trong xã hội thời xưa, cái xã hội mà người lao động bán sức mình cho các địa chủ để làm nô lệ, nông
dịch, tất cả sản phẩm kết tinh từ sức lao động của người dân đều thuộc về địa chủ, bởi họ cày cáy trên đất
địa chủ, dùng công cụ địa chủ cấp cho, cây giống cũng do địa chủ mua. Đây chính là tư hữu, là sự ở hữu
tuyệt đối của địa chủ về lợi ích, không phụ thuộc vào các chủ thể kinh tế khác. Đây cũng chính là hiện
thực tàn khốc mà ông bà ta vẫn hay nói:
“Kẻ có của, người có công”
. Do đó, nền sản xuất hàng hoá ra đời chỉ khi sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do người dân tự
chi phối. Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong nền
sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách
rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.

Đặc trưng ưu thế:

Nền sản xuất hàng hoá mang lại những lợi ích hết sức to lớn cho xã hội. Đầu tiên, nền sản xuất hàng hoá
đã đáp ứng, phục vụ cho nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng. Với việc con ngườ ngày càng
phát triển, nhu cầu của chúng ta ngày một phong phú và đa dạng hơn, chính sự thuận tiện trong trao đổi
và mua bán của nền sản xuất hàng hoá đã gíup chúng ta dễ dàng bắt “trend”, đu “trend”, thoã mãn nhu
cầu cá nhân. Tiếp đến nền sản xuất hàng hoá là nền móng cho sự cạnh tranh tích cực, biến đổi lẫn nhau.
Một ví dụ điển hình cho sự cạnh tranh để phát triển có thể kể đến trường hợp khi hai cửa hàng nọ cùng
bán heo, chắc chắn người mua hàng sẽ chọn cửa hàng có heo chắc thịt, ít mỡ, nuôhọ i tự nhiên. Do đó cửa
hàng không được chọn cũng sẽ biến đổi, phát triển, thích ứng theo nhu cầu của khách hàng. Nói cách
khác, nền sản xuất hàng hoá đã đem lại sự cạnh tranh cho nhà sản xuất, tạo ra động lực để họ phát triển
theo sự đổi mới của nhu cầu thị trường. Cuối cùng, nền sản xuất hàng hoá là một nền kinh tế mở. Trái với
nền sản xuất hàng hoá tự cung tự cấp, nơi con người chỉ sản xuất vừa vặn để phục vụ cho nhu cầu của
chính mình (1-1), nền sản xuất hàng hoá đem đến sự giao lưu giữa các vùng miền, giữa các văn hoá thông
qua trao đổi và mua bán (1-n). Nhờ sự đổi mới này, số lượng người sản xuất lẫn người tiêu dùng đều gia
tăng. Đối với người sản xuất, họ phải đối mặt với tình trạng nhiều người cùng sản xuất một mặt hàng,
dẫn tới sự cạnh tranh, dành dựt về tài nguyên và nguồn lao động. Qua đó họ trở thành những người sản
xuất được tôi luyện và trở nên năng động, nhạy bén, sáng tạo. Mặt khác, đứng trước vô vàn các lựa chọn
về hàng hoá, người tiêu dùng dần dần cũng trở nên thông thái hơn, biết đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất
với nhu cầu của mình. Với tất cả những ưu điểm trên, nền sản xuất hàng hoá đã thể hiện những đặc trưng
ưu thế so với nền sản xuất tự cung tự cấp, đem lại sự dư thừa về vật chất, sự phong phú và đa dạng về đời
sống cho xã hội. Bên cạnh đó, SXHH còn có ưu thế về đa dạng sản phẩm, mang lại hiệu quả KT cao và
tận dụng được sự chuyển giao về CN.

SXTCTC: tự pvu, đóng, chậm, lạc hậu trì trệ bảo thủ, phi cạnh tranh -> triệt tiêu sự phát triển ,1-1 k có sự
chuyên môn hoá ( vừa là ng sxuat vừa là ng tiêu dùng), bằng lòng, cổ hủ, định kiến, chủ quan, bảo thủ, ko
có cơ hội để phát triển., nghèo nàn về VC – T, tập trung vào độc lập tự chủ và giảm thiểu tác động từ thị
trường qte

Thứ nhất là phải có sự phân công lao động XH, tức là có sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động
XH vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác. Sự phân chia lao động XH sẽ làm cho việc trao đổi sản
phẩm trở nên tất yếu vì khi đó mỗi người khi đó sẽ chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm trong khi họ có
nhu cầu sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, tất yếu dẫn đến trao đổi mua bán. Sự phân công
lao động cũng làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản
phẩm ngày càng phổ biến.. Đây là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hoá.
Thứ hai là phải có sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất về mặt kinh tế, tức là những người
sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lập nhất định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu
hoặc do họ chi phối. Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn
trong nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và
sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.
Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ không có sản
xuất hàng hoá.

Câu 2: Trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa. Phân tích mối quan hệ của hai hàng
hóa đó?

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi
buôn bán.
Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình như sắt, thép, thực phẩm... hay vô hình như dịch vụ, giao thông vận
tải... nhưng dù ở dạng nào nó cũng có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
2. Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hoá để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Hàng hoá nào
cũng có một hay một vài công dụng và cộng dụng đó làm nó có giá trị sử dụng. Ví dụ như gạo là dùng để
ăn, giá trị sử dụng của gạo là để ăn...
Giá trị sử dụng của hàng hoá là do thuộc tín tự nhiên (Lý, hoá, sinh) của thực thể hàng hoá đó quy định
nhưng việc phát hiện ra những thuộc tính có ích đó lại phụ thuộc vào sự phát triển của XH, của con
người. XH càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng
nhiều, chủng loại giá trị sử dụng ngày càng phong phú và chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Giá trị sử dụng là giá trị sử dung XH. Nó không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất mà là
cho XH thông qua trao đổi mua bán. Do đó, người sản xuất phải luôn quan tâm đến như cầu của XH, làm
cho sản phẩm của họ phù hợp với nhu cầu XH.
Giá trị sử dụng mang trên mình giá trị trao đổi.
3. Để hiểu giá trị của hàng hoá, trước hết, ta phải hiểu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số
lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. Ví
dụ như: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.
Hai hàng hoá khác nhau như vậy có thể trao đổi với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung. Lao
động hao phí tạo ra hàng hoá chính là cơ sở chung cho việc trao đổi đó và tạo ra giá trị của hàng hoá. Vậy
giá trị của hàng hoá là lao động XH của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong sản phẩm. Giá trị trao đổi
là biểu hiện bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung bên trong, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử,
chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.
4. Hai thuộc tính đó của hàng hoá vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất. Chúng thống nhất ở chỗ: chúng cùng
tồn tại trong hàng hoá, một hàng hoá phải có hai thuộc tính này, thiếu một trong hai thuộc tính thì không
phải là hàng hoá. Tuy nhiên, chúng mâu thuẫn ở hai điểm: thứ nhất, về một giá trị sử dụng thì hàng hoá
khác nhau về chất còn về mặt giá trị thì hàng hoá lại giống nhau về chất; Thứ hai, giá trị được sử dụng
trong quá trình lưu thông còn giá trị sử dụng được thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
5.Hai thuộc tính của hàng hoá này không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong hàng hoá
mà là do lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt, vừa có tính trừu tượng (lao động trừu tượng),
vừa có tính cụ thể (lao động cụ thể).
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết
quả lao động riêng. Do đó, lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.Nếu phân công lao động
XH càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của XH.
Lao động trừu tượng chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản
xuất hàng hoá nói chung. Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá tạo ra giá trị của hàng
hoá. Ta có thể nói, giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hoá. Đây chính là mặt
chất của giá trị hàng hoá.

Câu 3: Tại sao giá trị sử dụng làm hàng hóa khác nhau về chất và giá trị thì làm hàng hóa giống nhau?
Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử
dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định, hay là yếu tố thuộc về bản
chất giúp phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa là
một phạm trù vĩnh viễn hay làm cho hàng hóa khác nhau về chất.
GT là hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa, biểu hiện trước hết thông qua giá trị trao đổi
(quan hệ về số lượng, là 1 tỉ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử
dụng loại khác). Hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau (tức là khác nhau về chất) hoàn toàn có thể
trao đổi với nhau nếu chúng có cùng giá trị. Nói theo cách khác thì giá trị làm cho hàng hóa giống nhau
khi chúng được trao đổi với nhau dựa trên một cơ sở chung là có cùng hao phí lao động để sản xuất ra.
Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Lấy ví dụ 1m vải= 10kg thóc
 Giá trị sử dụng của vải là để may quần áo, còn của thóc là để tạo lương thực thực phẩm phục vụ nhu
cầu của con người. Chính GTSD khác nhau hay chính sự khác biệt về chất của hai loại hàng hóa trên
giúp ta phân biệt được chúng với nhau và với các loại hàng hóa khác.
 Tuy nhiên, xét về giá trị thì chúng giống nhau vì đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải và
thóc, người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để tạo ra chúng và hao phí lao
động để tạo ra 1m vải tương đương hao phí lao động để tạo ra 10kg thóc.

Câu 4: Trình bày lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng
hóa

Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng lao
động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời
gian lao động.
Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề
khác nhau... làm cho thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó là khác nhau, tức là mức hao
phí lao động cá biệt khác nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt
hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết.

Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong
điều kiện bình thường của XH với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung
bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó. Vậy, thực chất, thời gian lao động XH cần thiết
là mức hao phí lao động XH trung bình (thời gian lao động XH trung bình) để sản xuất ra hàng hoá. Thời
gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng thay đổi.

2. Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.
Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được
đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của
hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học
kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố
trên.

Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn
vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao
động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng
tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao
động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý,
quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì
vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng
suất lao động.

Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản
đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào
không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi
phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện
được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn
bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán,
lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát.

Câu 5: Trình bày nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ?

Nguồn gốc của tiền tệ.


Để tìm hiểu nguồn gốc của tiền tệ, ta hãy xem xét quá trình phát triển của các hình thái biểu hiện của giá
trị:
Đầu tiên là hình thái giản đơn, ngẫu nhiên của giá trị. Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan
rã và chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi. Ở đây, giá trị của hàng hoá này chỉ biểu
hiện đơn nhất ở một hàng hoá khác và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy
hàng, tỷ lệ trao đổi được hình thành ngẫu nhiên. Ví dụ như 20 vuông vải = 1 cái áo. Cái áo ở đây đóng vai
trò vật ngang giá – hình thái phôi thai của tiền tệ.
Khi quan hệ trao đổi trở thành quá trình đều đặn, thường xuyên, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ra đời và phát
triển thì hình thái thứ hai là hình thái đầy đủ hay mở rộng của hàng hoá ra đời. Hình thái này xuất hiện
trong thực tế khi một hàng hoá nào đó được trao đổi với nhiều hàng hoá khác một cách thông thường phổ
biến. Ở đây, giá trị của hàng hoá được biểu hiện ở nhiều hàng hoá khác nhau đóng vai trò làm vật ngang
giá. Đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định.
Tuy nhiên, ở hình thái này, giá trị của hàng hoá được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất và vẫn trao
đổi trực tiếp hàng – hàng. Ví dụ như 20 vuông vải = 1 cái áo, = 10 đấu chè, = 40 đấu cà phê, = 0,2 gam
vàng...

Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung, hình thái thứ
ba xuất hiện: Hình thái chung của giá trị. Ở hình thái này, giá trị của mọi hàng hoá được biểu hiện ở một
hàng hoá đóng vai trò làm vật ngang giá chung – “vật ngang giá phổ biến”. Các hàng hoá đều đổi thành
vật ngang giá chung, sau đó mới mang đổi lấy hàng hoá cần dùng. Vật ngang giá chung trở thành môi
giới. Tuy nhiên, ở hình thái này, bất kỳ hàng hoá nào cũng có thể trở thành vật ngang giá chung, miễn là
nó được tách ra làm vật ngang giá chung. Ví dụ như 1 cái áo hoặc 10 đấu chè hoặc 40 đấu cà phê hoặc 0,2
gam vàng = 20 vuông vải.
Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải
có một vật ngang giá chung thông nhất thì hình thái thứ tư ra đời: hình thái tiền. Giá trị của tất cả các
hàng hoá ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ. Lúc đầu có nhiều hàng hoá đóng
vai trò tiền tệ nhưng dần dần được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng. Ví
dụ như: 10 vuông vải hoặc 1 cái áo hoặc 10 đấu chè = 0.02 gam vàng.
Như vậy, tiền ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
2. Bản chất của tiền:
Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hoá. Nó
là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng
hoá.
3. Tiền có 5 chức năng. Nó là thước đo giá trị, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện
thanh toán và tiền tệ thế giới.
Trước hết, tiền là thước đo giá trị, tức là nó dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác.
Khi đó, giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hoá. Giá cả
hàng hoá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá có thể lên xuống xung
quanh giá trị nhưng tổng số giá cả luôn bằng giá trị.
Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá, tức là tiền đóng vai trò là một phương tiện lưu thông. Khi ấy,
trao đổi hàng hoá vận động theo công thức H – T – H’. Đây là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn.
Với chức năng này, tiền xuất hiện dưới các hình thức vàng thoi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền
giấy. Tiền giấy là ký hiệu giá trị do nhà nước phát hành buộc XH công nhận. Tiền giấy không có giá trị
thực (không kể đến giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền). Khi thực hiện chức năng này, tiền giúp quá
trình mua bán diễn ra dễ dàng hơn nhưng nó cũng làm việc mua bán tách rời nhau cả về không gian lẫn
thời gian nên nó bao hàm khả năng khủng hoảng.
Tiền đôi khi được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. Chỉ có tiền vàng, tiền
bạc, các của cải bằng vàng có giá trị thực mới thực hiện được chức năng lưu trữ. Ngoài ra, tiền làm
phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt là dự trữ tiền cho lưu thông.
Khi kinh tế hàng hoá phát triển đến một mức độ nào đó tất yếu sẽ sinh ra mua bán chịu và tiền có thêm
chức năng phương tiện thanh toán như trả nợ, đóng thuế... Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng
đáp ứng kịp thời như cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền hoặc không đủ
tiền. Nhưng nó cũng làm cho khả năng khủng hoảng tăng lên. Trong quá trình thực hiện chức năng thanh
toán, loại tiền mới - tiền tín dụng - xuất hiện, có nghĩa là hình thức tiền đã phát triển hơn.

Chức năng cuối cùng của tiền là tiền tệ thế giới. Chức năng này xuất hiện khi buôn bán vượt ra ngoài biên
giới quốc gia, hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước. Khi thực hiện chức năng này, tiền thực hiện
các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, tín dụng, di chuyển của
cải từ nước này sang nước khác. Thực hiện trức năng này phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được công
nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này sang tiền của nước khác tuân theo
tỷ giá hổi đoái, tức là giá cả của một đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác.

Tóm lại, cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, tiền có 5 chức năng. Những chức năng
này có quan hệ mật thiết và thông thường tiền làm nhiều chức năng một lúc.

Phân tích nội dung (yêu cầu), tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất
hàng hoá giản đơn. Những biểu hiện của quy luật này trong các giai đoạn
phát triển của chủ nghĩa tư bản?
Bài làm:

1. Quy luật giá trị là quy luật giá trị cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản
xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động
XH cần thiết.
Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình
phù hợp với mức hao phí lao động XH cần thiết. Còn trong trao đổi hay lưu thông thì phải thực hiện theo
nguyên tắc ngang giá. Trao đổi mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Giá cả hàng hoá
trên thị trường có thể bằng hoặc dao động lên xuống xung quanh giá trị hàng hoá nhưng xét trên phạm vi
toàn XH thì tổng giá cả bằng tổng giá trị.

2. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động sau:
Thứ nhất, nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Khi một hàng hoá có giá cả cao hơn giá trị, bán có
lãi, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tư liệu sản xuất và sức lao động, đồng thời những
người sản xuất các hàng hoá khác có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Còn nếu mặt hàng đó có giá
cả thấp hơn giá trị, bị lỗ vốn thì người sản xuất phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng
khác. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các
ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó còn thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả
thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Quy luật giá trị cũng kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá
thành sản phẩm... Bởi vì trong sản xuất hàng hoá, để tồn tại và có lãi, mọi người sản xuất đều phải tìm
làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết. Cuộc
canh tranh càng khiến cho những người sản xuất tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động...
mạnh mẽ hơn. Mọi người sản xuất đều làm như vậy sẽ làm cho năng suất lao động của toàn xã hội tăng
lên, sản xuất ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, quy luật giá trị cũng tự phát phân hoá người sản xuất ra thành người giàu và người nghèo.
Người sản xuất nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thu
được nhiều lãi và giàu lên, mở rộng sản xuất, thậm chí trở thành ông chủ thuê nhân công. Còn những
người sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thua lỗ,
nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành công nhân làm thuê.

Vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Chúng ta cần phát huy mặt tích
cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
3. Trong giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh, giá trị hàng hoá trở thành giá cả sản xuất.
Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Khi giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị
biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
Còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, do nắm được vị trí thống trị trong lĩnh vực sản xuất và
lưu thông, các tổ chức có khả năng định ra giá cả độc quuyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hoá có sự
chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Tuy nhiên, cơ sở của giá cả độc quyền vẫn là giá trị và tổng giá
cả độc quyền vẫn bằng tổng giá trị. Khi đó, quy luật giá trị biểu hiện ra thành quy luật giá cả độc quyền.

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ


Câu 6: Điều kiện để tiền trở thành tư bản?

Tiền trong lưu thông hàng hoá giản đơn vận động theo công thức: H – T – H’, tức là bắt đầu bằng hành vi
bán (H - T) và kết thúc bằng hành vi mua (T – H), kết thúc đều bằng hàng hoá , tiền chỉ đóng vai trò trung
gian, mục đích là giá trị sử dụng.
Còn tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức: T – H – T’. Ở đây, lưu thông của
tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T – H), kết thúc bằng hành vi bán (H – T’), tiền là điểm xuất phát cũng
là điểm kết thúc, hàng hoá chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và giá trị
cao hơn. Điều đó có nghĩa là T’ lớn hơn T: T’ = T + t. t là phần trội thêm và được gọi là giá trị thặng dư
(m). Số tiền ứng ra ban đầu (T) trở thành tư bản.

Vậy, tiền chỉ trở thành tư bản khi nó được dùng để đem lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản. T – H – T’ là
công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều vận động như vậy để đem lại giá trị thặng dư.

Câu 7: So sánh hai công thức: H – T – H (1) và T – H – T’ (2)


- Giống nhau: đều phản ánh sự vận động, quan hệ chung của kinh tế hàng hóa:
+ 2 công thức là 2 quá trình đều bao gồm các quan hệ kinh tế của SXHH, đều phản ánh các hoạt động
kinh tế cũng như bản chất của nền SXHH, các hoạt động này đều được tiến hành trên thị trường, chịu sự
tác động của các quy luật kinh tế (quy luật giá trị, quy luật giá cả, quy luật cung cầu…)
 Gồm các yếu tố (nhân tố/ đối tượng) của SXHH là H và T
 Gồm các chủ thể kinh tế: người mua, người bán
 Gồm các hành vi kinh tế : mua bán
+ 2 công thức có sự tương đồng nhất định, tuy nhiên sự giống nhau này thuần túy là sự giống nhau về
hình thức.
- Khác nhau:
Lưu thông HH giản đơn Lưu thông của tư bản
Công thức H–T–H T – H – T’
Nhân tố (vị H vừa là điểm xuất phát, vừa là T vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, T ứng
trí và vai điểm kết thúc, T đóng vai trò ra rồi thu về, H là trung gian.
trò) trung gian.
Hành vi (trật Bắt đầu bằng việc bán (H – T) Bắt đầu bằng việc mua (T – H) và kết thúc bằng việc
tự) và bán (H – T).
kết thúc bằng việc mua (T – H).
Mục đích Giá trị sử dụng, H phải có Vận động chỉ có ý nghĩa là sự khác biệt theo hướng
của vận GTSD khác nhau. gia tăng
động Mục đích: Giá trị/ giá trị tăng thêm/ giá trị thặng dư
công thức đầy đủ là: T – H – T’ (T'=T+∆T); ∆T là
giá trị thặng dư.
Giới hạn của Hữu hạn Vô hạn
vận động
Câu 2: So sánh tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động? Vì sao ngày nay tăng cường độ lao
động lại được các doanh nghiệp áp dụng hơn trong nền sản xuất hàng hóa hiện đại?

Điểm giống: Cả hai đều tăng tỉ lệ thuận với kết quả lao động trong một đơn vị thời gian,
cụ thể, cả hai đều tạo ra nhiều sản phẩm hơn

_Điểm khác:

Tăng năng suất lao động Tăng cường độ lao động

Sức lao động để sản - Giảm hao phí do thay - Không thay đổi do
xuất ra một sản phẩm đổi cách thức lao cách thức lao động
động. Nguyên nhân không thay đổi.
làm tăng năng suất lao Nguyên nhân chủ yếu
động là các yếu tố về của tăng cường độ lao
trình độ tay nghề, động là tăng mức khẩn
công nghệ, mức độ trương của lao động,
thuần thục, kĩ năng kỹ người lao động phải
xảo của người lao làm việc nhanh hơn
động cũng như nhiều trong cùng một
phương pháp lao động đơn vị thời gian
của họ. Vì thế tăng
năng suất lao động
làm tăng hiệu quả lao
động, giảm mệt mỏi,
hao phí sức lực trong
quá trình sản xuất

Giá thành (giá trị) sản - Giảm giá trị - Không ảnh hưởng
phẩm

Sức sản xuất - Vô hạn do có tác dụng Có giới hạn (do trình
tích cực vì phụ thuộc độ khoa học không
vào nhiều máy móc, ngừng tăng lên nhưng
kỹ thuật và không ảnh cường độ lao động thì
hưởng đên sức khoẻ chỉ tăng lên đến một
của con người. Vì thế, giới hạn nhất định vì
làm tăng năng suất lao nó phụ thuộc sức
động đó mới là cách người. Nếu tăng quá
làm tăng hiệu quả sản mức sẽ gây tai nạn lao
xuất lâu dài bền vững động và ảnh hưởng
đến sức khoẻ của con
người)

Ngày nay, tăng cường độ lao động thường được ưu tiên hơn so với tăng năng suất lao động trong nền sản
xuất hàng hóa hiện đại vì một số lý do:
 Sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng: Trong một môi trường kinh doanh động và đầy cạnh tranh,
việc có khả năng tăng cường độ lao động giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với biến
động của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Khi cần phải sản xuất hàng hóa nhanh chóng để
đáp ứng yêu cầu của thị trường, tăng cường độ lao động có thể là giải pháp linh hoạt và hiệu quả
hơn.
 Tính linh hoạt và thích ứng: Trong một môi trường công nghiệp ngày nay, công nghệ và thị
trường thay đổi nhanh chóng. Việc có thể tăng giảm lực lượng lao động một cách linh hoạt giúp
các doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với biến động này mà không cần phải đầu tư nhiều vào
cải tiến công nghệ hoặc trang thiết bị mới.
 Chi phí hiệu quả hơn: Thay vì đầu tư vào cải tiến công nghệ và trang thiết bị mới, tăng cường độ
lao động có thể là một giải pháp chi phí thấp hơn để tăng sản xuất. Việc tăng cường độ lao động
thường đòi hỏi ít chi phí hơn so với việc đầu tư vào công nghệ mới hoặc quy trình sản xuất phức
tạp.
 Tăng trưởng ngắn hạn: Trong một số trường hợp, việc tăng cường độ lao động có thể dẫn đến
tăng trưởng ngắn hạn trong sản xuất và doanh thu. Điều này có thể phản ánh tốt hơn trong kết quả
tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp và được ưu tiên hơn trong việc quản lý và đầu tư.
 Yêu cầu của thị trường: Trong một số ngành công nghiệp, yêu cầu của thị trường đặt ra áp lực cao
đối với việc sản xuất hàng hóa nhanh chóng và linh hoạt. Do đó, tăng cường độ lao động được
xem là giải pháp hiệu quả để đáp ứng nhanh chóng các đòi hỏi này.

Tóm lại, trong nền sản xuất hàng hóa hiện đại, tăng cường độ lao động thường được ưu tiên hơn tăng
năng suất lao động do tính linh hoạt, chi phí hiệu quả và khả năng đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của
thị trường.

Liên hệ hai quá trình này trong doanh nghiệp nước ta hiện nay?
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nền sản xuất, tác động mạnh mẽ đến khối
doanh nghiệp. Vì thế, tăng cường trình độ công nghệ là một trong những giải pháp nổi
bật được áp dụng trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Việc tiếp cận những thành tựu của Cách mạng 4.0
là cơ hội để giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm, gia tăng vị
thế cạnh tranh trên thị trường.
Như ta đã biết, tăng cường năng suất lao động và tăng cường lao động là tăng tỉ lệ thuận với kết quả lao
động trong một đơn vị thời gian. Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp rất có tiềm năng, một số doanh
nghiệp đã áp dụng số hóa vào sản xuất kinh doanh từ giống, canh tác, thu hoạch, phân phối, tiêu dùng...
Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp giảm thiểu sức lao động và tăng năng suất lao động trong
chính các ngành vốn đang sử dụng rất nhiều lao động. Nhờ đó, giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực,
giảm thiểu công lao động, giảm thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí
trong từng khâu hay toàn bộ quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ.

Sơ đồ 2 sao:

Sp – HH – TT – TB – m ( m-> TB: tích luỹ tư bản)

Trước khi phân tích từng thành phần trong sơ đồ 2 sao, ta cần hiểu rõ về cấu trúc một chiều: Tiền tệ là
hàng hoá, tư bản là tiền tệ, và cũng là hàng hoá, tuy nhiên sản phẩm thì không phải là hàng hoá, và hàng
hoá cũng không phải lúc nào cũng là tư bản.
Đầu tiên, sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá thông qua việc trao đổi buôn bán nhằm thoả mãn nhu cầu của
con người. Mọi hàng hoá đều sở hữu hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng, với giá trị sử dụng được
biểu hiện qua tiêu dùng, là thuộc tính tự nhiên, phạm trù vĩnh viễn còn giá trị của hàng hoá do lao động xã
hội kết tinh, mang thuộc tính xã hội và là phạm trù lịch sử.

Sở dĩ tiền được coi là hàng hoá đặc biệt, bởi nó cũng sở hữu giá trị và giá trị sử dụng, được tách ra khỏi
thế giới hàng hoá trở thành vật ngang giá chung. Trong khi giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng đáp ứng
nhu cầu sử dụng làm trung gian trao đổi, giá trị của tiền lại được thể hiện qua sức mua, khả năng đổi được
nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi.

Vậy tiền trở thành tư bản khi nào? Tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư
bằng cách mua hàng hoá sức lao động Tuy nhiên để trở thành tư bản, tiền phải đủ lớn để mua được tư liệu
sản xuất và được dùng để bóc lột sức lao động của người khác, đồng thời tiền phải được đưa vào lưu
thông.

Một khi sản phẩm trở thành hàng hoá và tiền tệ đã phát triển các chức năng của mình, tư bản cho vay xuất
hiện như một loại hàng hoá đặc biệt, vận động theo công thức (T-T’): tiền đẻ ra tiền.

Cuối cùng, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư, và giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa (m) tồn tại khi
nhà tư bản dùng tiền mua sức lao động (T), tạo ra sản phẩm có giá trị (T’) lớn hơn giá trị sức lao động của
công nhân , từ đó sinh ra thặng dư (= Delta T = T’ -T )

Vậy, qua sơ đồ vận động 2 sao, toàn bộ thế giới kinh tế chính trị C. Mac được gắn liền với sự xuất hiện
của nền sản xuất hàng hoá, vì tại thời điểm ấy, hàng hoá được ra đời.

Để trả lời cho câu hỏi tạo sao sức lao động lại là hàng hoá đặc biệt,

Để trả lời cho câu hỏi tạo sao sức lao động lại là hàng hoá đặc biệt, trước hết chúng ta cần trả lời được hai
câu hỏi sau: sức lao động là gì, điều kiện nào sức lao động biến thành hàng hoá, và khi sld đã trở thành
hàng hoá, giá trị và giá trị sử dụng của nó như thế nào, tại sao từ hai thuộc tính ấy lại khẳng định được sức
lao động là một hàng hoá đặc biệt?

Trước hết, sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con
người đang sống, và được người đó đem ra sử dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó (H’).
Để sld trở thành hh, sld phải thảo mãn 2 dk bắt buộc: người lao động phải được tự do về thân thể của
mình, phải có khả năng chi phối, làm chủ sức lao động ấy và chỉ bán sức lao động trong một thời gian
nhất định. (Điều kiện tiên quyết - có hàng ko và người lao động không còn tư liệu sản xuất cần thiết để tự
mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho
người khác sử dụng. (Điều kiện quyết định - có bán ko). Trong lịch sử, sức lao động trở thành hàng hoá
phổ biến nhất trong phương thức tư bản chủ nghĩa, khi ấy, người lđong dc tự do về thân thể nhưng bị tước
đoạt hết tư liệu sản xuất. Ngược lại, nô lệ trong xã hội phong kiến xưa được coi là tài sản sở hữu bởi chủ
nô, bị tước đoạt đi quyền tự do về thân thể. Do đó, dù có làm việc vất vả đến đâu, sức lđ của nô lệ cũng
vĩnh viễn không thể trở thành hàng hoá.

Tiếp đến câu hỏi thứ hai, nhắc đến hàng hoá, chắc chắn phải nói đến giá trị sử dụng và giá trị của hàng
hoá. Vì sức lao động là hàng hoá đặc biệt nên cũng sẽ sở hữu 2 thuộc tính trên. Đầu tiên, cũng như các
loại hàng hoá khác, giá trị của hàng hoá sức lao động do thời gian lđxh cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất sức lao động. Tuy nhiên, chỉ khi con người được tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định
nhằm thoã mãn nhu nuôi sống bản thân và gia đình, sld mới dc sxuat và tái sxuat một cách liên tục. Nói
cách khác, giá trị của hh sld sẽ dc đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu shoat để sxuat và tái sxuat
sức lđ, cộng với hao phí tổn thất đào tạo công nhân.

Đây cũng là nguyên nhân tiền công công nhân ở thành thị cao hơn nông thôn. Sở dĩ có hiện tượng này là
bởi giá trị của tư liệu sinh hoạt để thoả mãn nhu cầu của công nhân (giáo dục chất lượng cao, y tế tiên
tiến, giao thông thuận lợi,..) ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn.

Vậy tại sao hàng hoá sức lao động lại đặc biệt. Cũng như các loại hàng hoá khác, giá trị sử dụng của sld
dc thể hiện thông qua tiêu dùng, khi người công nhân được người chủ thuê để bán sức lao động của mình,
tạo ra của cải, vật chất có giá trị hơn cho người chủ. Tuy nhiên, trong khi đa số các hàng hoá thông
thường chỉ có giá trị sử dụng 1 lần (đồ ăn, thức uống,..), hàng hoá sức lao động có thể tái sử dụng thông
qua việc nguời lđ tiêu thụ các tư liệu sinh hoạt. Hơn nữa, khác với hàng hoá thông thường, trong quá trình
lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị của bản thân nó, phần dôi ra đó
chính là giá trị thặng dư.

Vậy, hàng hoá sức lao động đặc biệt vì nó không những có thể tái sử dụng nhiều lần, mà giá trị sử dụng
của hàng hoá còn đem lại giá trị lớn hơn chính nó và tạo ra thặng dư. Bên cạnh đó, giá trị hàng hóa sức
lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ
thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, trình độ văn minh đã đạt được của mỗi quốc gia.

chìa khoá giải quyết mâu thuẫn của CTC của TB:
CTC TB:
Câu 2: Vì sao nói tiền là sản phẩm đầu tiên của tư bản nhưng là vật trung
gian ... So sánh hàng hóa và tiền tệ, tư bản và tiền tệ.
Tiền tệ :
Tiền là một hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình
sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách
ra, làm vật ngang giá chung cho tất cả hàng hóa, nó thể hiện lao động
XH và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa".
Tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư bằng cách mua hàng hoá sức lao động
Tuy nhiên để trở thành tư bản, tiền phải đủ lớn để mua được tư liệu sản xuất và được dùng để bóc lột sức
lao động của người khác, đồng thời tiền phải được đưa vào lưu thông.

b. Tư bản.
Tiền là sản phẩm của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình
thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Trên thị trường, tư bản được
biểu hiện trước hết bằng một lượng tiền nhất định, mặc dù không
phải lúc nào tiền cũng là tư bản. + Trong lưu thông hàng hóa giản
đơn, tiền vận động theo công thức:
H–T–H
+ Với tính cách là tư bản, tiền vận động theo công thức: T – H –
T’.
Hai công thức lưu thông này đều cấu thành bởi hai nhân tố hàng
(H) và tiền (T); đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và
bán, nhưng chúng lại có những điểm khác nhau về chất. Lưu
thông hàng hóa giản đơn có điểm xuất phát và điểm kết thúc là
hàng hóa, tiền (T) chỉ đóng vai trò trung gian. Lưu thông của tiền
(T) với tư cách là tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T-H) và kết
thúc bằng hành vi bán (H-T’). Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là
điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hóa đóng vai trò trung
gian. Công thức vận động của tiền là T – H - T’, trong đó T’ = T +
t.
. t là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, gọi là giá trị thặng dư:
T-HT’ (T=T+m).
Mục đích của lưu thông tư bản là sự lớn lên không ngừng của giá
trị và giá trị thặng dư. Số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra.
Như vậy, tiền là phương tiện lưu thông. Tư bản nhằm tạo ra giá trị
thặng dư, tích lũy tư bản. Tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ trở
thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người
khác
Tại sao nói mâu thuẫn giữa hai thuộc tính hàng hoá lại tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng sản
xuất thừa ? DN cần làm gì để hạn chế nguy cơ sx thừa.
Tóm tắt
SXHH và SXTCTC: Nguồn gốc và điều kiện ra đời

Xa xưa: CN tự sản xuất để phục vụ cho chính nhu cầu của bản thân và gia đình. Con người nuôi heo để
lấy thịt, trồng lúa để lấy thóc, phục vụ cho miệng ăn. Nhưng khi xã hội phát triển, con người có thêm
nhiều nhu cầu mới. Có người muốn ăn cá, ăn tôm thay vì chỉ ăn thịt, tuy nhiên họ không có đủ ao, hồ để
tự nuôi trồng. Vậy khi con người không có đủ khả năng để tự thoả mãn nhu cầu của bản thân, họ đã làm
gì? Trao đổi và mua bán chính là câu trả lời của loài người lúc bấy giờ. Họ đổi thịt lấy cá, đổi thóc lấy
tôm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống mới của mình.

Để nền sản xuất hàng hoá ra đời, xã hội lúc ấy phải đáp ứng đủ 2 điều kiện: Điều kiện tiên quyết, và điều
kiện quyết định, chúng lần lượt là sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế
của người sản xuất. Trước hết, hãy phân tích về điều kiện tiên quyết, đây là điều kiện đầu tiên, là cơ sở
cho điều kiện thứ hai được thoả mãn: Sự phân công lao động xã hội. Điều kiện này chỉ có được khi những
chủ thể kinh tế đóng vai trò là người sản xuất tham gia sản xuất các sản phẩm ở nhiều ngành nghề chuyên
môn khác nhau, môĩ người sản xuất chỉ sản xuất 1 vài chủng loại sản phẩm: ô tô, thực phẩm, dệt may,…
và tạo ra một lượng sản phẩm đồ sộ, phong phú và đa dạng. Phân công lao động dẫn tới mỗi người sản
xuất chỉ có thể sản xuất ra 1 số sản phẩm nhất định, dẫn tới nhu cầu trao đổi hàng hóa. Năng suất lao động
tăng, lưu thông hàng hóa tăng với quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, Phân công lao động là tiền đề sản xuất
hàng hóa nhưng chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời

Thứ hai, xã hội phải tồn tại sự tách biệt tương đối về mặt KT của người sản xuất. Vậy tương đối là gì?
Trong xã hội thời xưa, cái xã hội mà người lao động bán sức mình cho các địa chủ để làm nô lệ, nông
dịch, tất cả sản phẩm kết tinh từ sức lao động của người dân đều thuộc về địa chủ, bởi họ cày cáy trên đất
địa chủ, dùng công cụ địa chủ cấp cho, cây giống cũng do địa chủ mua. Đây chính là tư hữu, là sự ở hữu
tuyệt đối của địa chủ về lợi ích, không phụ thuộc vào các chủ thể kinh tế khác. Đây cũng chính là hiện
thực tàn khốc mà ông bà ta vẫn hay nói:
“Kẻ có của, người có công”
Do đó, chỉ khi bản thân người nông dân tự chủ về sở hữu các sản phẩm họ làm ra, tách biệt với quyền sử
dụng (công hữu), họ mới có quyền mang đi trao đổi và buôn bán. Đây chính là cột mốc đánh dấu sự ra
đời của nền sản xuất hàng hoá.

Đặc trưng ưu thế:

Nền sản xuất hàng hoá mang lại những lợi ích hết sức to lớn cho xã hội. Đầu tiên, nền sản xuất hàng hoá
đã đáp ứng, phục vụ cho nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng. Với việc con ngườ ngày càng
phát triển, nhu cầu của chúng ta ngày một phong phú và đa dạng hơn, chính sự thuận tiện trong trao đổi
và mua bán của nền sản xuất hàng hoá đã gíup chúng ta dễ dàng bắt “trend”, đu “trend”, thoã mãn nhu
cầu cá nhân. Tiếp đến nền sản xuất hàng hoá là nền móng cho sự cạnh tranh tích cực, biến đổi lẫn nhau.
Một ví dụ điển hình cho sự cạnh tranh để phát triển có thể kể đến trường hợp khi hai cửa hàng nọ cùng
bán heo, chắc chắn người mua hàng sẽ chọn cửa hàng có heo chắc thịt, ít mỡ, nuôhọ i tự nhiên. Do đó cửa
hàng không được chọn cũng sẽ biến đổi, phát triển, thích ứng theo nhu cầu của khách hàng. Nói cách
khác, nền sản xuất hàng hoá đã đem lại sự cạnh tranh cho nhà sản xuất, tạo ra động lực để họ phát triển
theo sự đổi mới của nhu cầu thị trường. Cuối cùng, nền sản xuất hàng hoá là một nền kinh tế mở. Trái với
nền sản xuất hàng hoá tự cung tự cấp, nơi con người chỉ sản xuất vừa vặn để phục vụ cho nhu cầu của
chính mình (1-1), nền sản xuất hàng hoá đem đến sự giao lưu giữa các vùng miền, giữa các văn hoá thông
qua trao đổi và mua bán (1-n). Nhờ sự đổi mới này, số lượng người sản xuất lẫn người tiêu dùng đều gia
tăng. Đối với người sản xuất, họ phải đối mặt với tình trạng nhiều người cùng sản xuất một mặt hàng,
dẫn tới sự cạnh tranh, dành dựt về tài nguyên và nguồn lao động. Qua đó họ trở thành những người sản
xuất được tôi luyện và trở nên năng động, nhạy bén, sáng tạo. Mặt khác, đứng trước vô vàn các lựa chọn
về hàng hoá, người tiêu dùng dần dần cũng trở nên thông thái hơn, biết đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất
với nhu cầu của mình. Với tất cả những ưu điểm trên, nền sản xuất hàng hoá đã thể hiện những đặc trưng
ưu thế so với nền sản xuất tự cung tự cấp, đem lại sự dư thừa về vật chất, sự phong phú và đa dạng về đời
sống cho xã hội. Bên cạnh đó, SXHH còn có ưu thế về đa dạng sản phẩm, mang lại hiệu quả KT cao và
tận dụng được sự chuyển giao về CN.

SXTCTC: tự pvu, đóng, chậm, lạc hậu trì trệ bảo thủ, phi cạnh tranh -> triệt tiêu sự phát triển ,1-1 k có sự
chuyên môn hoá ( vừa là ng sxuat vừa là ng tiêu dùng), bằng lòng, cổ hủ, định kiến, chủ quan, bảo thủ, ko
có cơ hội để phát triển., nghèo nàn về VC – T, tập trung vào độc lập tự chủ và giảm thiểu tác động từ thị
trường qte

Tiêu cực:

Bên cạnh những ích lợi to lớn mà nền sxhh mang lại cho xhoi như đáp ứng nhu cầu tt nhanh chóng, tạo ra
sự cạnh tranh tích cực giữa người sản xuất, mở ra cánh cửa để giao lưu giữa các thị trường, phân hoá giàu
nghèo, khủng hoảng kinh tế và ô nhiễm môi trường là các điểm tiêu cực nổi bật đi kèm với sự tân tiên của
nền sản xuẩt hàng hoá. Trước hết, trao đổi và mua bán cốt để đáp ứng nhu cầu của con người, việc một
người sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của một lượng người tiêu dùng sẽ giúp cho người
đó có ưu thế trên thị trường, tối đa hoá sự trao đổi và mua bán cũng như lợi nhuận. Trong khi đó có những
người sản xuất chỉ tạo ra những sản phẩm ít hoặc không thoả mãn được nhu cầu của ngươi tiêu dùng, lâu
dài sẽ khiến doanh thu giảm sút hoặc thậm chí lỗ và phá sản. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự phân
chia rõ nét giữa người giàu và người nghèo trong nền sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, tại sao nền sản xuất
hàng hoá mang lại những yếu tố ưu việt cho sự phát triển KT, lại tồn đọng nguy cơ gây ra sự suy giảm
KT? Chính bởi nền sản xuất hàng hoá đã đem lại sự phong phú đa dạng về sản phẩm, dẫn tới sự dư thừa
về vật chất khiến cho cung vượt quá cầu, gây nên thặng dự về sản phẩm. Những sản phẩm này không
được tham gia trao đổi, mua bán dẫn tới không thể trở thành hàng hoá, người tiêu dùng không thu được
lợi nhuận dẫn tới phá sản. Sự dư thừa này nếu tiếp tục lan rộng vào nhiều ngành nghề khác, sẽ dẫn tới sự
sụp đổ của hàng loạt các tập đoàn, công ty, và cuối cùng là cả nền KT nói chung. Cuối cùng nhưng không
kém phần nghiêm trọng, sự dư thừa về sản phẩm không những dẫn tới sự trì trệ trong phát triển kinh tế,
mà còn huỷ hoại môi trường sống một cách nghiêm trọng. Các nhà máy sản xuất hàng năm thải ra môi
trường hàng nghìn, hàng vạn tấn nhựa và nilon, những thứ mất hàng triệu năm để phân huỷ. Các công ty
hoá chất hàng năm thải ra sông, hồ, biển hàng tấn hoá chất độc hại chưa qua xử lí, huỷ diệt môi trường tự
nhiên của các loài thuỷ sinh, thậm chí là của con người. Tất cả những điều này liệu có xứng đáng là sự
đánh đổi cho một nền sản xuất hàng hoá ưu việt?

2 TC của Hàng hoá:


Hàng hoá là sản phẩm lao động do con ngừoi tạo ra để đấp ứng nhu cầu của thị trường thông qua trao đổi
và mua bán.

- GTSD
Mỗi hàng hoá đều có 2 thuộc tính lần lượt là thuộc tích tự nhiên (Giá trị) và xã hội (GTSD).
Giá trị sử dụng của hàng hoá, hay công dụng của hàng hoá bao gồm giá trị trực tiếp và gián tiếp. Một số
sản phẩm sẽ có giá trị sử dụng trực tiếp, như nước để uống, thịt để ăn. Một số sản phẩm khác lại có giá trị
sử dụng gián tiếp, như máy dệt để dệt may quần áo, máy vắt sữa để vắt sữa bò,.. Tuy nhiên dù là trực tiếp
hay gián tiếp, giá trị sử dụng chỉ được biểu hiện thông qua sử dụng và tiêu dùng. Giả sử giá trị sử dụng
của sữa là để uống, nhưng nếu ta để nguyên hộp sữa không tiêu thụ nó, thì vĩnh viễn nó sẽ không có giá
trị sử dụng. Tiếp đến, giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên quy định, như bản chất của sữa là uống được,
gíup cơ thể phát triển khoẻ mạnh, bản chất của xăng là làm nhiên liệu cho phương tiện, máy móc. Con
người không thể dùng sửa làm nhiên liệu, và cũng không coi xăng là thực phẩm được, bởi lẽ, giá trị sử
dụng của hai sản phẩm trên hoàn toàn khác nhau. Cuối cùng, GTSD là phạm trù vĩnh viễn, không bị ảnh
hưởng bởi thời gian. Qua thời gian, con người, xã hội càng phát triển, ngày càng nhiều giá trị sử dụng
được tìm ra hơn. Nếu 1000 năm trước con người chỉ biết dùng sữa để uống, thì 100 năm trước con người
đã biết dùng sữa để làm đẹp da, chăm sóc cơ thể. Tất cả những giá trị sử dụng ấy đều vốn đã có từ trước,
tuy nhiên con ngời chưa phát hiện ra. Do đó, có thể nói GTSD không bị ảnh hưởng bởi thời gian.

Bên cạnh GTSD, hàng hoá còn tồn tại một thuộc tích nữa là Giá trị. Tại sao chúng ta có thể dễ dàng đổi 1
bát cơm lấy 1 củ sắn, 1 quả cam lấy 1 quả lê, nhưng lại không thể đổi 1m vải với 1 quả táo, dù chúng
cùng số lượng? Điều này sở dĩ vì hai sản phẩm này khác nhau về giá trị sử dụng: vải để mặc trong khi táo
để ăn. Nói cách khác, để có được trao đổi con người cần tìm ra cái chung giữa các sản phẩm. Vậy cái
chung ở đây là gì? Đó chính là bản chất tất cả hàng hoá, nếu bỏ qua giá trị sử dụng, đều là sản phẩm của
lao động, được tạo nên bằng hao phí lao động của người sản xuất bao gồm thời gian, sức khoẻ,.. Qua đó,
hàng hoá nào nhiều hao phí lao động hơn đồng nghĩa với việc hàng hoá đó có giá trị hơn, hay, giá trị của
hàng hoá được xác định bởi lao động xã hội kết tinh lại, và giá trị trao đổi chính là hình thái biểu hiện của
giá trị, còn giá trị chính là nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi – hình thức biểu hiện bên ngoài. Đây là một
phạm trù lịch sử, bởi lẽ mỗi thời kì con người sẽ có sụ trao đổi khác nhau, có hao phí lao động khác nhau
do sự phát triển về máy móc, thiết bị, và công nghệ.

Hai thuộc tính này vừa thống nhất và mâu thuẫn, được thể hiện qua người mua và người bán.

LĐ SXHH có 2 mặt là LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng

LĐ Cụ thể tạo ra GTSD nhất định, tồn tại vĩnh viễn. Ví dụ thợ may tạo ra quần áo -> để mặc. Tuy rằng
LĐ cụ thể tồn tại vĩnh viễn nhưng hình thức LĐ cụ thể có thể thay đổi nhờ tiến bộ KHCN (hồi xưa cấy
giống phụ thuộc vào thời tiết, mưa thuận gió hoà.
“ nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”. Hiện nay nuôi trong lồng kính.
LĐ trừu tượng được thể hiện thông qua hao phí lao động. Xét về lđ cụ thể, thợ mộc và thợ may tạo ra gỗ
và vãi, hai thứ này có gía trị sử dụng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên để tạo ra 1m gỗ và 1m vải, người
thợ gỗ và thợ mộc đều phải bỏ ra công sức, suy nghĩ, thời gian như nhau. Hay nói cách khác, hao phí lao
động để toạ ra hai sản phẩm này bằng nhau, và giá trị của 2 sản phẩm này bằng nhau. Chính bởi lđ trừu
tượng tạo ra giá trị, lđ trừu tượng chỉ tồn tại trong nền sxhh thông qua trao đổi, và là phạm trù lịch sử.

Qua đó, tính 2 mặt của lđ sxhh thực tế quy định tính 2 mặt của hàng hoá, với lđ trừu tượng tạo ra giá trị,
trong khi lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng.

Lượng GT = LG HPLĐ khi sxhh, được đo = tg (1h, 1ngày,..(

TG lđộng cá biệt chỉ tạo ra giá trị cá biệt.


LG GT k phụ thuộc vào thời gian lđ mà phụ thuộc vào hp/tg lđ cần thiết, hay tg lđ xã hội cần thiết. Đây là
thời gian cần thiết để sxhh với đk bình thường về trình độ lao động, cường độ lao động và hoàn cảnh xã
hội.

Ví dụ người A may 1 áo hết 3h, ng B may 1 áo hết 1h. Tuy nhiên vì lg giá trị k phụ thuộc vào tg lđong,
chưa chắc chiếc áo may 1h đã đẹp hơn chiếc người B may. Bởi lẽ, lg gt còn phụ thuộc vào ns lđ, cdld, và
mức độ phức tạp

NSLĐ:
- NSLĐ: năng lực sxuat lđ = số lg sản phẩm sx = tg cần thiết để sxuat 1 dvi spham
- NSLĐ cá biệt:
- NSLĐ xã hội (phụ thuộc trình độ, khcn, dktn): tăng -> tg lđ xh cần thiêts để sxhh giảm -> lg giá
trị của 1 đvi sp càng ít
- -> giá trị sp giảm -> ng dân dễ mua hơn

Cấu thành lg gtri spham:


LG gt Áo: c+v +m = W
Cây-> vải (cũ): c
Máy móc, công cụ (mới): v+m

NS tăng: W tăng dẫn tới:


- tổng v +m o đổi, v+m của 1 sp giảm
Giải thích:
Giả sử 8h – 10 cái áo
Tăng ns: 8h -12 cái áo
 Tổng giá trị dù là 10 hay 12 áo vẫn là 300k do mục đích là để giảm giá trị từng sản phẩm để
khách hàng dễ mua. Tuy nhiên gía trị từng sp giảm (30k> 300/12)

- Tổng c tăng, c 1 sp k đổi


Giải thích: Giá trị cũ của 1 cái áo không đổi, vì vẫn cần a mét vải, tuy nhiên vì sản xuất được
nhiều áo hơn -> tổng c tăng

 C tăng, v +m k đổi -> W tăng, tổng c +v+m của MỘT Sp giảm

CĐLĐ: căng thẳng mệt nhọc, mức độ khẩn trương của kđ


- CĐLĐ tăng -> hplđ tăng -> lg sp tăng nhưng lg gtri của 1 sp k đổi (năng suất k đổi)

Chất: tăng cdld = kéo dài tg lđ -> tổng c + v + m tăng nhưng giá trị của 1 sp k đổi

 Cđld k ảnh hưởng 1 sp, ns ms thay đổi giá trị 1 sp


8h: 16
10h: 12 cái -> tổng c +V+m tăng

Mức độ phức tạp: lđ giản đơn và lđ phức tạp (có chuyên môn, học)
So sánh: 1h đồng hồ của thợ sửa đồng hồ > thợ rửa bát
LGGTHH = Tg lđ xh cần thiết, mức độ giản đơn trung bình

Tiền tệ (đề cg 1 nửa)


GT hh biểu hiện bằng tiền: giá cả

Giá cả phụ thuộc vào giá trị hàng hoá (yếu tố quyết định), giá trị của tiền, quan hệ cung cầu.

Quy luật giá trịL


Sx và lưu thông hh phải dựa trên hao phí lđxh cần thiết (QT ngang giá). (3 cái bút chì= 2 bút mực = 9000
VNĐ)

Trong thị trường, giá cả phụ thuộc vào cạnh tranh (th bán rẻ hơn th bán đắt hơn), cung cầu (k qdinh giá
trị), sức mua (mua ít-> ế -> gía giảm)

QL CC: kích thích sxuat (cải biển mm -> tạo ra sp rẻ hơn, tốt hơn), điều tiết sx và lưu thông hh (cung <
cầu -> giá cả > giá trị, cung = cầu -> giá cả = giá trị, cung > cầu -> giá cả < giá trị), phân hoá giàu nghèo
_> bán dc giàu nhanh,..

Tiền -> tư bản

Lưu thông hàng hoá giản đơn: H – T – H ( 1vịt – 100k – 2 con cá)

Tiền coi là tư bản khi tiền đem lại thặng dư: T – H – T’ (T’ >T) -> thặng dư (t’ = t + delta t)

T là tiền nhà tư bản dùng để đầu tư.


Tư bản là gt đem lại giá trị thặng dư (100tr -> nhiều hơn 1-00tr)

VDU: tb thương cn (T-h-t’) , cho vay lấy lãi (T-T’)

Vậy tư bản xuất hiện khi hàng hoá dc lưu thông, vậy lưu thông hh có đem lại thặng dư k?

TH tđ ngang giá: tổng giá trị k đổi ( 2 bạc = 1 vàng) -> k có thặng dự
TH tđ k ngang giá
+ mua đắt bán đắt
+ mua rẻ bán rẻ
 Huề vốn
+ mua rẻ bán đắt
 Xét về giá trị, thực chất giá trị sản phẩm k đổi (bút 2k bán 4k giá trị vx là 2k)

 Lưu thông k tạo ra thặng dư

Vậy thặng dư từ đầu mà ra? Do sự xuất hiện của hàng hoá slđ

You might also like