Khủng hoảng truyền thông

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Giới thiệu về doanh nghiệp

PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản phẩm
được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tập đoàn PepsiCo đạt doanh thu ròng khoảng 63 tỷ đô la trong năm 2016 với các
nhãn hàng chủ lực bao gồm Frito-Lay, Gatorade, Pepsi-Cola, Quaker và Tropicana.
Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các sản phẩm đồ uống và sản
phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra khoản 1 tỷ đô la mỗi
doanh thu bán lẻ hàng năm.
Phân tích, đánh giá về doanh nghiệp dựa vào công cụ SWOT và PEST
1. PEST
a. Môi trường chính trị luật pháp (Political)
- Trong quá trình toàn cầu hoá, hàng loạt các quốc gia thực hiện chính sách
mở cửa nền kinh tế và theo đó hệ thống luật pháp không ngừng hoàn thiện
và cải tiến. “Nhượng quyền” được xem là một hình thức kinh doanh mang
lại hiệu quả cao cho các công ty trong ngành phân tán. Các công ty muốn
tham gia vào hình thức này phải tìm hiểu kỹ hệ thống luật pháp của nước đó
về lĩnh vực nhượng quyền thương mại như giấy phép chuyển nhượng
thương hiệu, luật thương mại …Ở Mỹ, kinh doanh nhượng quyền dược xem
là “kinh tế lót bạc”.
- Việc sản xuất, giao hàng và sử dụng nhiều sản phẩm Pepsi phải tuân theo
nhiều quy định của liên bang, như Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ
phẩm. Việc kinh doanh cũng được điều chỉnh bởi các quy tắc của chính phủ
và nước ngoài. Các doanh nghiệp quốc tế phải đứng trước những nguy cơ
bất ổn định chính trị.
- Pepsi đồ uống không cồn và phải tuân theo quy định nhất quán của FDA.
Ngoài ra, Pepsi giao dịch ở các thị trường khác nhau và mỗi thị trường đều
có các chính sách và thủ tục riêng của mình nghiêm ngặt hoặc được nới
lỏng. Đặc biệt, các tình huống xuyên biên giới rất khác nhau và Pepsi phải
thích ứng với những thay đổi này. Pepsi cũng phải đối phó với việc chính
phủ tập trung vào các tiêu chuẩn ô nhiễm nước nghiêm ngặt hơn và thu hồi
đất cho các nhà máy mới ở các quốc gia khác nhau.
b. Môi trường kinh tế (Economic)
- Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới như IMF,
WB và OECD thì sự tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi.
Trong “thế giới mới” Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục đi lên, Châu Âu cũng
khởi sắc là một nền kinh tế gọn nhẹ và hiệu quả. Khu vực Châu Á được
đoán là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng
GDP trung bình khoảng 5,5%/năm. Sự tăng trưởng kinh tế góp phần nâng
cao đời sống của người dân, dẫn dến sự gia tăng về chi tiêu, làm cho châu Á,
Mỹ Latinh trở thành thị trưòng đầy tiềm năng và hấp dẫn.
- Các sản phẩm của Pepsi bị ảnh hưởng bởi năng suất sản xuất nguyên liệu thô
được sử dụng trong nước ngọt, nước trái cây, v.v ... Tất cả việc phân phối
đều bị ảnh hưởng bởi chi phí nhiên liệu. Hoạt động trên thị trường quốc tế
liên quan đến việc nghiên cứu những thay đổi không thể đoán trước về tỷ giá
hối đoái. Các tác động kinh tế của các biến động này rất nghiêm trọng bởi vì
chúng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công ty. Pepsi cũng phải quan tâm
tới vấn đề sự sẵn có của năng lượng, nguồn cung tiền, chu kỳ kinh doanh,
v.v.
- Vì thâm nhập vào nhiều thị trường nên Pepsi phải đối mặt rất nhiều với suy
thoái kinh tế, doanh số bán hàng của các công ty bị ảnh hưởng nặng nề và họ
phải cơ cấu lại chiến lược của mình. Ngoài ra, với lợi nhuận giảm, các công
ty đôi khi phải cắt giảm quy mô. Kịch bản kinh tế có ảnh hưởng lớn đến bất
kỳ doanh nghiệp nào. Ngoài ra, giá nhiên liệu cũng ảnh hưởng lớn đến chi
phí vận tải của Pepsi do có rất nhiều khâu phân phối tham gia. Sự sẵn có của
lao động là một yếu tố kinh tế rất quan trọng khác, ở một số nước, lao động
khá đắt và nếu rẻ thì đôi khi lao động không được đào tạo tốt.
c. Môi trường xã hội (Social)
- Lối sống có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ các sản phẩm của Pepsi và
quảng cáo của họ cũng cần được thiết kế sao cho phù hợp. Giới thiệu các sản
phẩm Pepsi trên thị trường quốc tế đòi hỏi phải nghiên cứu sâu về cấu trúc
xã hội địa phương.
- Các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến Pepsi, vì đây là một loại đồ uống
không cồn được giao dịch trên toàn thế giới, nó luôn ghi nhớ sự khác biệt rõ
ràng và nghiêm ngặt của các nền văn hóa trên toàn thế giới. Hầu hết, các tác
động xã hội được nhìn thấy trong các chiến dịch quảng cáo như một số quốc
gia có lễ hội tôn giáo, vì vậy Pepsi phải tuân thủ tất cả các lễ hội này và thiết
kế chiến dịch quảng cáo phù hợp để tận dụng tối đa cơ hội.
d. Môi trường công nghệ (Technological)
- Pepsi bị ảnh hưởng bởi các kỹ thuật sản xuất hiện đại áp dụng cho các bộ
phận kinh doanh nước giải khát, nước trái cây và đồ ăn nhẹ của họ. Pepsi
phải tập trung vào các kỹ thuật phân phối mới nhất và các tiến bộ công nghệ
khác trong ngành công nghiệp.
- Là một trong số ít công ty hoạt động hầu như ở mọi quốc gia, Pepsi đã triển
khai phần mềm SAP và sản xuất năng lượng gió ở Ấn Độ. Đồng thời, Pepsi
đã giới thiệu các loại chai và lon nhựa và đưa ra các thiết kế sáng tạo và mới
hơn.
2. SWOT
a. Điểm mạnh (Strengths)
 Thương hiệu
- Pepsi là một thương hiệu đã tồn tại khá lâu gần 60 năm. Vì vậy, họ có khá
nhiều kinh nghiệm cũng như định vị được hình ảnh của mình trong tâm trí
người tiêu dùng. Có thể nói, hiện nay không ai không biết đến thương hiệu
Pepsi, nhắc tới Pepsi người ta liên tưởng ngay tới hình ảnh về một Pepsi
giản dị, sôi động, sảng khoái, Pepsi có số lượng lớn khách hàng trung thành
trên toàn thế giới.
 Sản phẩm
- Danh mục sản phẩm của Pepsi đa dạng, phong phú hơn so với Coca-Cola.Vị
trí “công ty nước giải khát toàn diện” của Pepsi là một lí do lớn nhất dẫn tới
thànhcông trên toàn cầu. Ở Mỹ, Pepsi có rất nhiều các thương hiệu sản phẩm
như Pepsi, DietPepsi, Pepsi ONE, Mountain Dew, Wild Cherry Pepsi,
Aquafina… Công ty còn sản xuấtvà bán các loại trà và cà phê uống liền qua
các liên doanh với Lipton và Starbucks. Cácsản phẩm chính của Pepsi được
bán toàn cầu còn có cả Pepsi Max, Mirinda và 7-Up. Các sản phẩm của
Pepsi-Cola đều có chất lượng và giá trị tuyệt hảo. Làm sao mà mọi người có
thể tin rằng tất cả các chai và lon Pepsi luôn luôn có mùi vị tuỵệt vời và sảng
khoải. Quy trình này bắt đầu từ việc đưa ra chính xác nhất các thành phần.
Sau đó, các thành phần này đươc pha chế với quy trình công nghệ hiện đại.
Tiếp theo, việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hệ
thống phân phối của từng địa phương được sắp xếp một cách hoàn chỉnh để
đảm bảo việc mở một chai/lon Pepsi ở nhà cũng khiến người uống cảm thấy
mát mẻ, sảng khoải, thích thú giống như uống ngay lúc mua. Nghe thì có vẻ
hơi khó tin nhưng điều đó là sự thật. Sản phẩm của Pepsi không chỉ có chất
lượng cao, mà còn có giá rất cạnh tranh. Tại thị trường Trung Quốc, một số
dịp giá của Pepsi rẻ hơn so với Coca-Cocal.
 Lợi thế kinh tế
- Từ năm 2001, PepsiCo đã bỏ ra 14 tỷ USD để mua lại tập đoàn Quaker Oats
với những sản phẩm đang cạnh tranh với chính PepsiCo. PepsiCo có thêm
8% thị phần của sản phẩm nước uống Gatorade dành cho người tập thể thao.
Ngoài ra PepsiCo còn có thêm các loại nước ép trái cây với thương hiệu
Tropicana tập đoàn đã mua được. Các thương hiệu bánh qui, bánh mặn của
Quaker Oats cũng đã góp phần đáng kể làm thay đổi cơ cấu sản phẩm của
tập đoàn PepsiCo. Mua lại các tập đoàn lớn như Quaker Oats, PepsiCo
không chỉ có thêm thị phần mà sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý, đặc
biệt là chi phí hành chính và chi phí phi kinh doanh khác thông qua tối ưu
hoá các hoạt động, qui trình sau khi sáp nhập. Trong 2 năm đầu năm 2001 và
2002 PepsiCo đã tiết kiệm mỗi năm 400 triệu USD. Hiệu quả kinh doanh
tăng rõ rệt.
 Quảng cáo
- Pepsi là một công ty toàn cầu, có tiềm lực mạnh, dày dặn kinh nghiệm,
nguồn vốn đầu tư khá lớn. Chính vì vậy mà Pepsi đã có nhiều tiền nhàn rỗi
để đầu tư vào chiến dịch xúc tiến bán hàng. Quảng cáo của Pepsi tạo hình
hình ảnh của lối sống tiêu dùng hiện đại trẻ trung, hưởng thụ, lối sống của
một "Generation Next"- (Thế hệ tiếp nối) qua những đoạn quảng cáo sôi
động, màu sắc khỏe khoắn. Có thể dễ nhận thấy, linh hồn các đoạn quảng
cáo của Pepsi còn là sự xuất hiện của những ngôi sao nổi tiếng với giới trẻ,
các siêu sao ca nhạc, danh thủ bóng đá: Britney Spears, Beckham, Veron,
Raul…Quảng cáo của Pepsi luôn luôn cuốn hút, bắt mắt và tạo sự tò mò.
Những chương trình này công phu và hấp dẫn đến nỗi Pepsi đã vinh dự được
nhận giải thưởng trong cuộc thi bình chọn những chương trình quảng cáo ấn
tượng của US today.
 Tiềm lực tài chính
- Doanh thu và thị phần tăng, nguồn vốn lưu động ròng lớn. Kết quả từ hoạt
động kinh doanh và hoạt động tài chính của Pepsi giai đoạn từ năm 2007-
2009 khá ấn tượng, thách thức môi trường toàn cầu, góp phần tạo ra dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh khá dồi dào.
+ Doanh thu thuần 2009 là 43.232 triệu USD tăng 5%
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 8.647 triệu USD tăng 6%
+ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đạt mức 5.6 tỉ USD, tăng 16%
+ Nguồn vốn lưu động ròng năm 2009 là 6.796 triệu USD- Thị phần cao chiếm
trên 40%
 Hệ thống phân phối
- Mạng lưới phân phối rộng khắp với hơn 900 công ty đang vận hành và các
nhà máy đang chuyển nhượng thương mại đóng chi trên thế giới. Pepsi luôn
luôn củng cố hệ thống phân phối để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng
tốt hơn cho những người bán lẻ nước giải khát. Hệ thống phân phối được
thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, đặc tính của sản phẩm, và
tập quán thương mại địa phương.
- Pepsi luôn luôn so sánh với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra những điểm yếu
của họ và ngay lập tức, Pepsi điều chỉnh, bổ sung vào chất lượng, hương vị,
cũng như bao bì của sản phẩm để phù hợp với thị yếu và nhu cầu của người
tiêu dùng. Đây là điểm mạnh then chốt của Pepsi.
b. Điểm yếu (Weakness)
 Thị phần thấp
- Như chúng ta đã biết Pepsi và Coca-cola đã cạnh tranh hơn 80 năm nay.
Mặc dù, Pepsi đã thắng Coca-Cola một vài lần trong suốt cuộc chiến này.
Tuy nhiên, thị phần của Pepsi vẫn ít hơn so với Coca-Cola.
 Pepsi quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Walmart
- 52% Doanh thu của Pepsi được tạo ra tại thị trường Mỹ cụ thể đến từ cơ sở
sản xuất Frito-Lay, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến Pepsi nếu như thị
trường này bị suy thoái. Gần 12% Doanh thu tạo ra bởi Walt-Mart
 Bất lợi là người đến sau
- Trong cuộc chiến với Coca-Cola, Pepsi bất lợi hơn vì là kẻ đến sau. Ví dụ
như khi thâm nhập vào Nga, Venezuela, và Nam Mỹ. Là kẻ đến sau một
bước, để giành giật lại được thị phần Pepsi đã phải nỗ lực rất nhiều, phải đầu
tư rất nhiều để tạo ra sự khác biệt hóa. Tên công ty không thống nhất với
một vài sản phẩm
 Sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng
- Sản phẩm của Pepsi quá nhiều đường, chất béo, muối, ít hoa quả, rau và sữa
ít béo, điều này gây mối lo ngại về vấn đề sức khỏe với người tiêu dùng.
Giám đốc điều hành Pepsi – bà Indra Nooyi nói rằng: "Khách hàng đang
quan tâm nhiều hơn về sức khỏe. Các Chính phủ trên thế giới đang gây áp
lực để cải thiện thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm”.
c. Cơ hội (Opportunities)
- Đà phục hồi của nền kinh tế sau suy thoái nhờ vào gói kích thích kinh tế của
chính phủ Việt Nam gia nhập WTO
- Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hiện tại ngày càng lớn. Đây là cơ hội giúp
Pepsi có thể tận dụng được khả năng linh hoạt, óc sáng tạo trong việc sản
xuất sản phẩm đáp ứng nhanh nhất với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.
Thêm vào đó còn giúp Pepsi tập trung vào những mặt hàng có lợi thế dựa
trên nhu cầu của người tiêu dùng
- Quy mô và cơ cấu dân số trẻ
- Thị trường rộng lớn xét về cả hiện tại và thị trường tiềm năng trong tương lai
- Khí hậu Việt Nam rất phù hợp với việc phát triển các sản phẩm nước uống
giải khát
- Công nghệ phát triển nhanh và dễ dàng tiếp cận hơn so với các đối thủ khác
- Có những nhà cung ứng lớn, có uy tín
- Nguyên vật liệu đảm bảo
- Mở rộng phân khúc thị trường thực phẩm: Hiện tại, ngành công nghiệp thức
ăn nhanh và thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe, dịch vụ tốt đang phát triển,
đây là cơ hội cho Pepsi mở rộng phát triển sang phân khúc thực phẩm. Tại
Mỹ và một số thị trường khác khi các nhà khoa học ngày càng đưa ra nhiều
báo cáo nhận xét về việc uống nước giải khát có ga sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe thì thị trưởng nước giải khát không ga lại lên ngôi, đây cũng là cơ hội
để Pepsi đầu tư phát triển thêm vào mặt hàng nước giải khát không ga.
d. Thách thức (Threats)
- Sự gia tăng về lạm phát
- Sản phẩm thay thế đa dạng
- Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm
- Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là rất lớn
- Sự nhạy cảm về giá
- Cạnh tranh không lành mạnh
- Rào cản thích nghi với các tiêu chuẩn của thị trường nội địa
- Rủi ro thị trường:

+ Giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu
và năng lượng

+ Ảnh hưởng của tỷ giá

+ Ảnh hưởng của lãi suất


Với doanh nghiệp này, rủi ro về khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra như
thế nào?

Với PepsiCo có thể xảy ra các khủng hoảng như:


Khủng hoảng tự sinh: khi các hoạt động truyền thông, sản phẩm hay dịch vụ vô
tình có những lỗi hoặc phốt dẫn đến sự bất bình và lan truyền rộng rãi. Đây cũng
một là lý do thường xuyên và phổ biến trong các doanh nghiệp.
Vd: Pepsi đã cho ra một chiến dịch quảng cáo hoàn toàn mới với sự góp mặt của
ngôi sao nổi tiếng Kendall Jenner. Trong vòng 48 giờ, video đã có gần 1,6 triệu
lượt xem trên YouTube. Trong video, Kendall vứt bộ tóc giả màu vàng của mình
và chạy trốn khỏi buổi chụp hình để tham gia cuộc biểu tình trên đường phố.
Khoảnh khắc hoành tráng nhất của video là khi Kendall đưa lon Pepsi cho một sĩ
quan cảnh sát, người ấy uống một ngụm và mỉm cười với các đồng nghiệp của
mình.
Quảng cáo ngay lập tức được xem như "một ví dụ điển hình nhất về đặc quyền dân
da trắng và đặc quyền kinh tế" và được đánh giá là tầm thường hóa các vấn đề xã
hội nghiêm trọng. Memes và bài viết châm biếm được lan truyền trên tất cả các
phương tiện truyền thông xã hội. Cuộc khủng hoảng truyền thông xã hội đã bắt
đầu.
Xung đột lợi ích: Một nhóm các cá nhân hoặc nhóm có mâu thuẫn với các tập
đoàn về những lợi ích nhất định từ đó dẫn đến các hoạt động chống phá để mang
lợi ích về phe mình. Các hoạt động chủ yếu của xung đột này là tẩy chay
Vd: Một chiếc kim tiêm được cho là đã tìm thấy trong lon nước Diet Pepsi ở tiểu
bang Washington. Một tuần sau, hơn 50 báo cáo về lon Diet Pepsi có kim tiêm nổi
lên trên khắp đất nước. Một người phụ nữ ở một cửa hàng ở Colorado đã bỏ một
ống tiêm vào một lon Diet Pepsi phía sau lưng nhân viên cửa hàng.
Cạnh tranh không công bằng: Công ty hoặc tổ chức đối thủ có các động thái vượt
ngoài khuôn khổ pháp luật nhằm chống phá, bôi nhọ, hạ nhục danh tiếng của công
ty kia. Pepsico là một công ty nước giải khát nổi tiếng vì vậy sẽ có rất nhiều đối
thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó việc bị những đối thủ thủ cạnh tranh bôi nhọ,
hạ nhục danh tiếng là điều khó tránh khỏi.
"Một con sâu làm rầu nồi canh": Một cá nhân đại diện trong công ty, tổ chức có
hành vi phạm tội, gây rúng động trong cộng đồng, khiến cộng đồng mất niềm tin
và quay lưng với tổ chức.
Khủng hoảng liên đới: Đối tác của Pepsi bị vướng vào vòng lao lý, từ đấy có một
số tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội nhắm vào làm bôi nhọ danh tiếng công ty khi
đánh đồng công ty với những việc làm sai trái của đối tác.
Khủng hoảng chồng khủng hoảng: Là khi công ty, tổ chức xử lý truyền thông
không khéo, không có thái độ thành khẩn sửa chữa lỗi lầm dẫn đến sự phẫn nộ sâu
sắc hơn từ cộng đồng. Khủng hoảng này thường xảy ra khi công ty không có một
chiến lược giải quyết khủng hoảng quy củ, cẩn thận.
VD: Vụ việc Ronald Ball đâm đơn kiện hãng Pepsi sau khi phát hiện một con
chuột chết trong chai Mountain Dew mà anh mua từ cây bán hàng tự động. Pepsi
đã đưa ra bằng chứng để chứng minh con chuột nằm trong chai nước là không thể.
Qua đó cũng chứng minh rằng tác dụng ăn mòn của Mountain Dew vượt trội so với
mọi loại đồ uống khác. Một chuyên gia nha khoa cho biết Mountain Dew có hại
cho răng gấp 6 lần so với các loại soda khác, phần lớn là do các chất phụ gia tạo
hương vị và tính axit. Nhiều người tiêu dùng đã tuyên bố sẽ không sử dụng loại
nước này để bảo vệ hàm răng của mình. Đây cũng chính là khủng hoảng tiếp theo
mà Pepsico gặp phải.

You might also like