Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CHƢƠNG 7: THẶNG DƢ TIÊU DÙNG, THẶNG DƢ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƢỜNG

PHẦN 1 - ĐÚNG/SAI

Câu 1. Thặng dư tiêu dùng được tính bằng giá trị mức sẵn lòng trả của người mua trừ
chi phí sản xuất của người bán
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Nếu đường cầu trong một thị trường là đường thẳng đứng, thặng dư tiêu dùng
giảm khi giá thị trường tăng.
A. Đúng B. Sai
Câu 3. Trong đồ thị, thặng dư tiêu dùng là phần diện tích khu vực trên đường giá dưới
đường cầu
A. Đúng B. Sai
Câu 4. Nếu bạn sẵn lòng trả tiền cho một ổ bánh mì thịt là 15.000 đồng và giá ổ bánh
mì là 10.000 đồng, thặng dư tiêu dùng của bạn là 25.000 đồng.
A. Đúng B. Sai
Câu 5. Thặng dư sản xuất là giá trị hoặc sản lượng hàng tồn kho không bán được của
các nhà cung cấp trên thị trường.
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Chi phí đối với người bán bao gồm cả các chi phí cơ hội của thời gian mà
người bán dành cho việc sản xuất và bán hàng.
A. Đúng B. Sai
Câu 7. Chiều cao của đường cung tại một điểm là chi phí biên của người bán tại mức
sản lượng ở điểm đó.
A. Đúng B. Sai
Câu 8. Tổng thặng dư được tính bằng chi phí của người bán trừ của mức sẵn lòng trả
của người mua.
A. Đúng B. Sai
Câu 9. Thị trường tự do có hiệu quả bởi vì nó phân phối sản lượng sản phẩm cho
người mua có sẵn sàng chi trả dưới mức giá.
A. Đúng B. Sai
Câu 10. Trong đồ thị, thặng dư sản xuất là phần diện tích khu vực trên đường cung và
dưới giá.
A. Đúng B. Sai
Câu 11. Ưu điểm chính của việc cho phép thị trường tự do phân bổ nguồn lực là kết
quả của việc phân bổ đạt được tính hiệu quả.
A. Đúng B. Sai
Câu 12. Tổng thặng dư đạt tối đa tại điểm cân bằng trong một thị trường cạnh tranh
hoàn hảo.
A. Đúng B. Sai
Câu 13. Hai loại chính của thất bại thị trường là sức mạnh thị trường và các yếu tố
ngoại tác.
A. Đúng B. Sai
Câu 14. Với một hàng hóa nhất định, sản xuất càng nhiều tổng thặng dư càng tăng.
A. Đúng B. Sai

Trang 1/6
Câu 15. Các yếu tố ngoại tác được tính vào thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và
tổng thặng dư.
A. Đúng B. Sai
Câu 16. Biện pháp kiểm soát giá trần của chính phủ gây ra một tổn thất vô ích cho xã
hội
A. Đúng B. Sai
Câu 17. Chính sách kiểm soát giá sàn có thể làm tăng tổng phúc lợi xã hội
A. Đúng B. Sai
Câu 18. Thặng dư người sản xuất là phần chênh lệch giữa giá hàng hóa được bán trên
thị trường và chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó
A. Đúng B. Sai
Câu 19. Mức giá sẵn lòng trả có thể được đo lường bằng giá trị mà người mua định giá
cho hàng hóa
A. Đúng B. Sai
Câu 20. Chi phí là mức giá thấp nhất mà người bán chấp nhận cung cấp hàng hóa
A. Đúng B. Sai

PHẦN 2 - LỰA CHỌN - Chƣơng 7


Câu 21. Thặng dư tiêu dùng là diện tích của khu vực
A. trên đường cung và dưới đường giá.
B. dưới đường cầu và trên đường cung.
C. trên đường cầu và dưới đường giá.
D. dưới đường cầu và trên đường giá.
Câu 22. Thặng dư sản xuất được xác định bằng diện tích của khu vực
A. dưới đường cầu và trên đường giá.
B. trên đường cầu và dưới đường giá.
C. trên đường cung và dưới đường giá.
D. dưới đường cầu và trên đường cung.
Câu 23. Tổng thặng dư được xác định bằng diện tích của khu vực
A. dưới đường cầu và trên đường giá.
B. trên đường cầu và dưới đường giá.
C. dưới đường cầu và trên đường cung.
D. trên đường cung và dưới đường giá.
Câu 24. Mức sẵn lòng chi trả của người mua là
A. số tiền tối thiểu mà họ sẵn sàng trả cho một hàng hóa.
B. số tiền tối đa mà họ sẵn sàng trả cho một hàng hóa.
C. thặng dư sản xuất.
D. thặng dư tiêu dùng.
Câu 25. Nếu một cô gái sẵn sàng trả tiền cho một chiếc váy đẹp là 300.000 đồng và cô
có thể thực sự mua nó với mức giá 220.000 đồng, thì thặng dư tiêu dùng của cô là
A. 520.000 đồng. B. 220.000 đồng.
C. 80.000 đồng. D. 300.000 đồng.
Câu 26. Với một đường cầu thẳng đứng, giá tăng sẽ làm
A. giảm thặng dư tiêu dùng.
B. cải thiện hiệu quả của thị trường.
C. tăng thặng dư của người tiêu dùng.
D.cải thiện phúc lợi vật chất của người mua.

Trang 2/6
Câu 27. Giả sử có ba quyển sách giống hệt nhau đang được bán. Người mua 1 là sẵn
sàng trả giá 50.000 đồng/quyển, người mua 2 là sẵn sàng trả 40.000 đồng/quyển và
ggười mua 3 là sẵn sàng trả 30.000 đồng/quyển. Nếu giá bán là 35.000 đồng/quyển, có
bao nhiêu quyển sách sẽ được bán và giá trị thặng dư của người tiêu dùng là bao nhiêu
A. Hai quyển sách sẽ được bán và thặng dư tiêu dùng là 20.000 đồng.
B. Một quyển sách sẽ được bán và thặng dư tiêu dùng là 15.000 đồng
C. Ba quyển sách sẽ được bán và thặng dư tiêu dùng là 10.000 đồng
D. Tất cả đều sai
Câu 28. Nếu chính phủ định ra mức sản lượng sản xuất ít hơn so với lượng cân bằng
của một hàng hóa, khi đó
A. thặng dư tiêu dùng là tối đa.
B. mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho sản phẩm cuối cùng được sản xuất
thấp hơn chi phí sản xuất.
C. thặng dư sản xuất là tối đa.
D. mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho sản phẩm cuối cùng được sản xuất
vượt quá chi phí sản xuất.
Câu 29. Nếu chính phủ định ra mức sản lượng sản xuất nhiều hơn so với lượng cân
bằng của một hàng hóa, khi đó
A. thặng dư tiêu dùng là tối đa.
B. mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho sản phẩm cuối cùng được sản xuất
vượt quá chi phí sản xuất.
C. thặng dư sản xuất là tối đa.
D. mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho sản phẩm cuối cùng được sản xuất
thấp hơn chi phí sản xuất.
Câu 30. Chi phí sản xuất của người bán là
A. thặng dư sản xuất của người bán.
B. số tiền tối đa mà người bán sẵn sàng chấp nhận cho một sản phẩm.
C. số tiền tối thiểu mà người bán sẵn sàng chấp nhận cho một sản phẩm.
D. thặng dư tiêu dùng của người bán.
Câu 31. Với một được cung có dạng thẳng đứng, sự tăng giá của một hàng hóa sẽ làm
A. giảm thặng dư sản xuất. B. cải thiện công bằng trên thị trường.
C. tăng thặng dư sản xuất. D. Tất cả đều đúng.
Câu 32. Theo khái niệm "Bàn tay vô hình" của Adam Smith, kết quả của thị trường
cạnh tranh
A. tạo sự bình đẳng giữa các thành viên của xã hội.
B. làm giảm thiểu tổng thặng dư.
C. tối đa hóa tổng thặng dư.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 33. Nếu nhà hoạch định chính sách muốn tối đa hóa tổng thặng dư nhận được của
người mua và người bán trong một thị trường, họ nên
A. chọn một mức giá thấp hơn giá cân bằng thị trường.
B. chọn một mức giá cao hơn mức giá cân bằng thị trường.
C. cho phép thị trường tự xác định điểm cân bằng.
D. chọn bất kỳ giá kế hoạch nào.
Câu 34. Nếu người mua là là người duy lý và không có thất bại thị trường,
A. giải pháp thị trường tự do tối đa hóa tổng thặng dư.
B. giải pháp thị trường tự do có hiệu quả.
C.giải pháp thị trường tự do là công bằng.
D. giải pháp thị trường tự do có hiệu quả và tối đa hóa tổng thặng dư.
Trang 3/6
Câu 35. Nếu nhà sản xuất có sức mạnh thị trường, có thể ảnh hưởng đến giá của sản
phẩm trên thị trường, thì giải pháp thị trường tự do
A. tối đa hóa thặng dư tiêu dùng. B.không hiệu quả.
C. là công bằng. D. có hiệu quả.
Câu 36. Nếu một thị trường đạt hiệu quả, thì
A. thị trường tạo ra thặng dư cao nhất cho người bán.
B. thị trường tạo ra thặng dư cao nhất cho người mua.
C. thị trường tạo ra tổng thặng dư cao nhất.
D. thị trường tạo ra sự công bằng cao nhất.
Câu 37. Nếu một thị trường tạo ra một tác dụng phụ hoặc ngoại tác, thì giải pháp thị
trường tự do
A. là công bằng. B. không hiệu quả.
C. tối đa hóa thặng dư sản xuất. D. có hiệu quả.
Câu 38. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng cường chất lượng đời sống người dân. Do đó,
chúng ta nên sử dụng dịch vụ này cho đến khi
A. lợi ích từ dịch vụ bằng với chi phí tạo ra dịch vụ đó.
B. người mua không còn nhận được lợi ích từ dịch vụ.
C. mọi người đều sử dụng nhiều như họ muốn.
D. hết tiền chi tiêu cho dịch vụ.
Câu 39. Tuấn có mười đôi giày bóng đá và Hùng không có đôi nào. Giả sử có một đôi
giày bóng đá được bán với mức giá 200.000 đồng. Nếu mức sẵn lòng trả của Tuấn là
250.000 đồng và của Hùng là 120.000 đồng, thì để tối đa hóa
A. hiệu quả, Hùng là người mua đôi giày.
B. sự công bằng, hiệu quả, Tuấn là người mua đôi giày.
C. hiệu quả, Tuấn là người mua đôi giày.
D. thặng dư tiêu dùng, mỗi người mua một chiếc.
Câu 40. Giả sử rằng giá của một chiếc xe đạp mới là 1.500.000 đồng. Mức sẵn lòng trả
của Tâm cho một chiếc xe đạp mới là 1.800.000 đồng. Chi phí sản xuất cho một chiếc
xe đạp mới là 1.000.000 đồng. Tổng giá trị thặng dư nếu Tâm mua một chiếc xe đạp
mới là bao nhiêu?
A. 500.000 đồng B. 800.000 đồng C. 300.000 đồng D. Tất cả đều sai.
Câu 41. Thặng dư của người tiêu dùng là
A. Là lượng tiền mà người mua sẵn lòng trả cho hàng hóa đó
B. Là lượng tiền mà người mua dùng làm việc khác thay vì trả cho hàng hóa đó
C. Là lượng tiền mà người mua sẵn lòng trả trừ đi lượng tiền mà người mua thực sự
trả cho hàng hóa đó
D. Là lượng tiền mà người mua thực sự trả cho nó
Câu 42. Jen mua một máy tính mới với giá $450 và có được thặng dư tiêu dùng là
$150. Điều này có nghĩa là
A. Mức giá mà Jen thực sự phải trả để mua chiếc máy tính là $600
B. Mức giá sẵn lòng bán của người sản xuất là $600
C. Chi phí sản xuất chiếc máy tính mới là $450
D. Mức giá sẵn lòng trả của Jen cho chiếc máy tính mới là $600
Câu 43. Một đợt hạn hán làm giảm năng suất về nho, thặng dư của người tiêu dùng
nho trên thị trường sẽ____, thặng dư của người sản xuất nho_____
A. Không thay đổi, không thay đổi B. Tăng, chưa rõ
C. Giảm, chưa rõ D. Tăng, giảm

Trang 4/6
Câu 44. Jen đánh giá thời gian của cô ấy là $60 cho một giờ. Cô ấy dành 2 giờ để làm
việc nhà cho Mary. Mary sẵn lòng trả $300 cho việc nhà, nhưng họ thỏa thuận với giá
là $200. Trong sự giao dịch này,
A. Thặng dư người sản xuất lớn hơn thặng dư người tiêu dùng $20
B. Thặng dư người tiêu dùng lớn hơn thặng dư người sản xuất $20
C. Thặng dư người sản xuất lớn hơn thặng dư người tiêu dùng $40
D. Thặng dư người tiêu dùng lớn hơn thặng dư người sản xuất $40

Câu 45. Một sự cải tiến công nghệ làm bánh ngọt, sẽ làm _____ giá bánh ngọt trên thị
trường và ______thặng dư của người tiêu dùng bánh ngọt.
A. Tăng, giảm B. Giảm, tăng C. Giảm, giảm D. Tăng, tăng

Câu 46. Đường cầu cho pizza là dốc xuống. Khi giá của pizza là $2, lượng cầu là 100.
Nếu giá tăng lên $3 thì điều gì xảy ra đối với thặng dư người tiêu dùng
A. Tăng nhiều hơn $100 B. Giảm ít hơn $100
C. Tăng ít hơn $100 D. Giảm nhiều hơn $100

Câu 47. Giả sử bánh ngọt là hàng hóa thông thường, khi cầu về bánh ngọt _____thì
thặng dư của người sản xuất bánh ngọt sẽ _____.
A. Giảm, tăng B. Tăng, giảm
C. Tăng, không thay đổi D. Tăng, tăng

Câu 48. Chính sách thuế của chính phủ làm cho
A. Người tiêu dùng mua ít đi, người sản xuất bán ít hơn và gây ra tổn thất vô ích
B. Người tiêu dùng mua ít đi, người sản xuất bán nhiều hơn và có nguồn ngân sách
từ thuế
C. Người tiêu dùng mua nhiều hơn, người sản xuất bán ít hơn và gây tổn thất vô ích
D. Người tiêu dùng mua nhiều hơn, người sản xuất bán nhiều hơn và có nguồn
ngân sách từ thuế

Câu 49. Khi thị trường ở trạng thái cân bằng, người mua là người có mức giá sẵn lòng
trả ______ và người bán là người có chi phí sản xuất_______.
A. Cao nhất, thấp nhất B. Cao nhất, cao nhất
C. Thấp nhất, thấp nhất D. Thấp nhất, cao nhất

Câu 50. Một sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả tối đa hóa, phúc lợi xã hội đạt được
chính là
A. Thặng dư người tiêu dùng cộng với thặng dư người sản xuất
B. Thặng dư người tiêu dùng trừ đi thặng dư người sản xuất
C. Thặng dư người tiêu dùng
D. Thặng dư người sản xuất

Trang 5/6
CHƢƠNG 7: THẶNG DƢ TIÊU DÙNG, THẶNG DƢ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƢỜNG

01. B; 02. A; 03. A; 04. B; 05. B; 06. A; 07. A; 08. B; 09. B; 10. A;
11. A; 12. A; 13. A; 14. B; 15. A; 16. A; 17. B; 18. A; 19. A; 20. A;
21. D; 22. C; 23. C; 24. B; 25. C; 26. A; 27. A; 28. D; 29. D; 30. C;
31. C; 32. C; 33. C; 34. D; 35. B; 36. C; 37. B; 38. A; 39. C; 40. B;
41. C; 42. D; 43. C; 44. A; 45. D; 46. B; 47. D; 48. A; 49. A; 50. A;

Trang 6/6

You might also like