Payment Gateway

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


-----🙞🕮🙜-----

Đề tài:
PAYMENT GATEWAY
(giai đoạn 1)
Môn : Thanh toán điện tử
Giảng viên : Võ Quang Trí
Lớp : 46K22.2
Nhóm :9
Thành viên : Nguyễn Phúc Nguyên
Nguyễn Ngô Thượng
Nguyễn Đại Vũ
Phan Tú
Huỳnh Phạm Thiên Đức

Đà Nẵng, tháng 3, năm 2023


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU........................................................................................................................................2
2. Cổng thanh toán là gì?.........................................................................................................................2
2.1. Khái niệm......................................................................................................................................2
2.2. Cổng thanh toán có thể được chia thành hai loại chính:..........................................................2
2.3. Vai trò của cổng thanh toán........................................................................................................3
2.4. Ví dụ..............................................................................................................................................3
3. Cơ chế và cách thức hoạt động cổng thanh toán?.............................................................................4
3.1. Cơ chế và cách thức hoạt động cổng thanh toán bao gồm các bước sau đây:.......................4
4. Cuộc chiến giữa các cổng thanh toán.................................................................................................5
4.1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến...............................................................................................5
4.2. Cuộc chiến giữa các cổng thanh toán ở Trung Quốc................................................................6
4.2.1. Quá trình tồn tại phát triển................................................................................................6
4.2.2. Một số khía cạnh cạnh tranh của Alipay và Wechat Pay................................................7
4.2.3. Các tính năng của tài khoản người bán:............................................................................7
4.2.4. Một số sự kiện cạnh tranh.................................................................................................10
4.3. Cuộc chiến giữa các cổng thanh toán ở Mỹ.............................................................................10
4.3.1. Quá trình tồn tại và phát triển.........................................................................................10
4.3.2. Một số khía cạnh cạnh tranh của Stripe và Paypal:.......................................................11
4.3.3. Các tính năng của tài khoản người bán:..........................................................................11
5. NHẬN ĐỊNH CỦA NHÓM VỀ KẾT QUẢ VÀ HẬU QUẢ CỦA CUỘC CHIẾN......................13
5.1. Kết quả........................................................................................................................................13
5.1.1. Ở Trung Quốc:...................................................................................................................13
5.1.2. Ở Mỹ....................................................................................................................................15
5.2. Hậu quả.......................................................................................................................................16
5.3. Dự đoán.......................................................................................................................................17
6. Nguồn tham khảo...............................................................................................................................17

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Cơ chế hoạt động...........................................................................................................................5
Hình 2: Đánh giá ứng dụng Wechat Pay vs Alipay.....................................................................................9
Hình 3: Đánh giá khách hàng Paypal vs Stripe...........................................................................................13
Hình 4: Lưu lượng truy cập Alipay.............................................................................................................14
Hình 5: Số lượng người dùng Alipay và Wechat Pay 2021-2025...............................................................15
Hình 6: Number of Paypal users Worldwide (2020-2025).........................................................................16

1
1. GIỚI THIỆU
 Sau đại dịch COVID-19, xu hướng sử dụng cổng thanh toán đã trở nên phổ biến hơn.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp đang dần thay đổi cách thanh toán truyền thống bằng
các hình thức thanh toán trực tuyến và không tiếp xúc trực tiếp.
 Các cổng thanh toán trực tuyến như PayPal, Stripe, Square, và Venmo đang trở thành
phương tiện thanh toán phổ biến. Các doanh nghiệp cũng đang tìm cách tích hợp các hình
thức thanh toán này vào website của họ hoặc cung cấp cho khách hàng các tùy chọn
thanh toán trực tuyến khác như thanh toán qua ứng dụng di động hay qua email.
 Việc sử dụng các cổng thanh toán trực tuyến có nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và
doanh nghiệp. Với cổng thanh toán trực tuyến, người tiêu dùng có thể thanh toán mọi lúc
mọi nơi và không cần phải đi đến nơi thanh toán truyền thống. Đối với doanh nghiệp,
cổng thanh toán trực tuyến giúp họ tiết kiệm chi phí, tăng tính tiện lợi cho khách hàng và
giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc xử lý tiền mặt.
 Tuy nhiên, việc sử dụng cổng thanh toán trực tuyến cũng có một số rủi ro nhất định. Việc
giả mạo thông tin thanh toán và lừa đảo trực tuyến có thể dẫn đến việc mất tiền hoặc
thông tin cá nhân của khách hàng. Do đó, cần có các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin
và thanh toán để đảm bảo rằng giao dịch được thực hiện an toàn và bảo mật.

2. Cổng thanh toán là gì?


2.1. Khái niệm

 Cổng thanh toán (payment gateway) là hệ thống kết nối 3 bên: người mua, hệ thống ngân
hàng và người bán hàng.
 Lợi ích cốt lõi của nó là làm cho việc xử lý thanh toán được sắp xếp hợp lý và thành công
nhất có thể. Đóng vai trò như một dịch vụ trung gian thanh toán trực tuyến, kết nối việc
4 CỔNG THANH TOÁN thanh toán với các cổng thanh toán trực tuyến quốc tế, nhận
thông tin trên cổng thanh thanh toán trực tuyến quốc tế và thông báo kết quả giao dịch
tại các Website thương mại điện tử.
 Cổng thanh toán được xem như là người kiểm soát dữ liệu thanh toán của khách hàng

2.2. Cổng thanh toán có thể được chia thành hai loại chính:

 Cổng thanh toán trực tiếp (On-site payment gateway):


o Đây là loại cổng thanh toán được tích hợp trực tiếp vào trang web của doanh nghiệp
hoặc nhà bán lẻ. Khi khách hàng thực hiện thanh toán trên trang web này, thông tin
thanh toán sẽ được gửi trực tiếp đến cổng thanh toán và được xử lý ngay tại đó. Loại
cổng thanh toán này cung cấp sự tiện lợi và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
 Cổng thanh toán chuyển hướng (Off-site payment gateway):
o Đây là loại cổng thanh toán khi khách hàng thực hiện thanh toán trên trang web của
doanh nghiệp hoặc nhà bán lẻ, họ sẽ được chuyển hướng đến trang web của nhà cung
cấp dịch vụ thanh toán để hoàn thành thanh toán. Sau khi hoàn thành thanh toán,
khách hàng sẽ được chuyển trở lại trang web của doanh nghiệp hoặc nhà bán lẻ để

2
hoàn tất quá trình thanh toán. Loại cổng thanh toán này có tính bảo mật cao hơn vì
thông tin thanh toán được xử lý bởi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp.

2.3. Vai trò của cổng thanh toán

 Cổng thanh toán là một phần không thể thiếu trong hoạt động thương mại điện tử. Khi
thương mại điện tử đi đúng hướng, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế – xã hỗi to lớn, cụ
thể:
 Nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp với dòng chảy thị trường
o Người tiêu dùng nước ta hiện nay có xu hướng thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ
giải trí, du lịch, thanh toán hóa đơn (điện, nước, viễn thông,…) cho các mặt hàng gia
dụng, hàng xa xỉ có giá trị cao. Hoạt động thanh toán chủ yếu được thực hiện thông
qua các thiết bị di động được kết nối với Internet.
o Với sự phát triển của kinh doanh số, cổng thanh toán là một phần không thể thiếu và
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Người tham gia giao
dịch có thể chuyển tiền, nhận tiền nhanh chóng và chính xác qua Internet. Việc hiểu
rõ cổng thanh toán là gì sẽ giúp bạn thực hiện các giao dịch trên internet an toàn và
đảm bảo tính bảo mật cao.
 Dễ dàng theo dõi và kiểm soát
o Tất cả các tài khoản thanh toán điện tử đều lưu lại lịch sử giao dịch và cho phép tìm
hiểu các giao dịch đã thực hiện. Nhờ đó, các cơ quan quản lý như thuế và các bộ phận
chức năng có thể quản lý chặt chẽ các giao dịch của doanh nghiệp, cá nhân.
 Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh trực tuyến
o Trong kinh doanh online, các phương thức thanh toán trực tuyến (thẻ tín dụng, ngân
hàng trực tuyến, ví điện tử, mã QR,…) rất được ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó. Số
người đã thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng ngày càng giảm đi, đặc biệt là sau
đại dịch Covid-19. Bởi lẽ ấy, nếu là người bán, bạn nên vận dụng cổng thanh toán
điện tử vào hoạt động kinh doanh thực tế của mình.
o Về lâu dài, một khi chất lượng hàng hóa được đảm bảo và tạo dựng được niềm tin của
người tiêu dùng, việc thanh toán tiền mặt khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam có thể
không còn tồn tại. Các nền tảng thương mại điện tử ngày nay tích hợp nhiều phương
thức thanh toán và người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn phương thức thanh toán
phù hợp với mình nhất.

2.4. Ví dụ

 PayPal: PayPal là dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến được sử dụng phổ biến trên toàn
cầu, cho phép người dùng chuyển tiền và thanh toán trực tuyến. Nó được sử dụng rộng
rãi trên các trang web thương mại điện tử và trong các giao dịch trực tuyến.
 Stripe: Stripe là một dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến được sử dụng phổ biến bởi các
doanh nghiệp và các nhà phát triển trên toàn thế giới. Nó cung cấp các giải pháp thanh
toán đa kênh và được tích hợp vào hàng trăm nền tảng và ứng dụng khác nhau.
 Square: Square là một dịch vụ cổng thanh toán di động được sử dụng rộng rãi bởi các
doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Nó cung cấp các giải pháp thanh toán đa kênh và được tích
hợp vào các ứng dụng di động và máy tính bảng.

3
 Alipay: Alipay là một dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến được sử dụng rộng rãi ở Trung
Quốc. Nó được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ trực tuyến và ngoại tuyến.
 WeChat Pay: WeChat Pay là một dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến được sử dụng rộng
rãi trong ứng dụng WeChat của Trung Quốc. Nó cho phép người dùng chuyển tiền, thanh
toán và mua hàng trực tuyến.

3. Cơ chế và cách thức hoạt động cổng


thanh toán?
3.1. Cơ chế và cách thức hoạt động cổng thanh toán bao gồm các bước sau đây:

 Cơ chế hoạt động của cổng thanh toán gồm 3 bước:


o Uỷ quyền: Xác minh thông tin thẻ của người mua
o Thanh toán: Người mua thanh toán trực tuyến bằng các card scheme. Số tiền đó sẽ
được chuyển đến ngân hàng trung gian sau đơn hàng hoàn thành thì sẽ chuyển đến tài
khoản người bán.
o Báo cáo: Ghi lại chi tiết thông tin của giao dịch vừa thực hiện.
 Các thành phần tham gia:
o Người bán: Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức bán hàng.
o Chủ thẻ: Khách hàng thực hiện giao dịch mua.
o Ngân hàng phát hành thẻ của khách hàng: Tổ chức tài chính giữ tài khoản của khách
hàng, tài khoản thẻ tín dụng hoặc tài khoản séc được kết nối với thẻ ghi nợ.
o Card Schemes (như Visa, Mastercard, v.v.) quản lý thẻ của khách hàng.
o Ngân hàng của người bán (hoặc ngân hàng mua lại) giữ tài khoản doanh nghiệp của
người bán.
 Cách thức hoạt động:
o Khách hàng đặt hàng trên trang web mua hàng online.
o Yêu cầu được gửi đến Cổng thanh toán.
o Cổng thanh toán thu thập các thông tin cần thiết như: số thẻ 16 chữ số, tên chủ thẻ,
ngày hết hạn và số CVV(mã bảo mật). Nó lưu trữ dữ liệu trong các máy chủ được bảo
mật.
o Cổng thanh toán sẽ mã hóa chi tiết thẻ và trải qua quá trình kiểm tra bảo mật. Sau đó,
chuyển thông tin này thông qua mã hóa đến ngân hàng mua.
o Ngân hàng mua gửi yêu cầu ủy quyền đến các card Schemes(Thẻ Visa, Mastercard,
Maestro). Các card schemes đảm bảo một lớp kiểm tra bảo mật khác và sau đó gửi
thông tin thanh toán đến ngân hàng phát hành. Sau khi thực hiện kiểm tra bảo mật và
gian lận, ngân hàng phát hành cho phép thực hiện giao dịch. Thông báo chấp thuận
hoặc từ chối được gửi trở lại ngân hàng mua từ các card schemes, sau đó đến khách
hàng.
o Nếu mọi thứ thành công, ngân hàng phát hành sẽ gửi lại tín hiệu cho cổng thanh toán
rằng giao dịch thành công.
o Cuối cùng, cổng thanh toán sẽ thông báo cho khách hàng về việc thanh toán thành
công hay không thành công.

4
Hình 1: Cơ chế hoạt động

4. Cuộc chiến giữa các cổng thanh toán


4.1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến

 Sự phát triển nhanh chóng của các cổng thanh toán:


o Theo báo cáo của Statista, tổng giá trị giao dịch qua các cổng thanh toán trực tuyến
toàn cầu đã đạt hơn 3.900 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên 6.700 tỷ USD
vào năm 2023.
o Ngoài ra, các công ty cung cấp cổng thanh toán lớn như Paypal, Stripe và Adyen
đang ngày càng mở rộng hoạt động của mình tại các thị trường mới trên thế giới. Ví
dụ, vào năm 2020, Paypal đã tiến hành mở rộng hoạt động của mình tại Trung Quốc
thông qua việc mua lại một công ty địa phương.
o Đặc biệt, các cổng thanh toán Trung Quốc như Alipay và WeChat Pay đang trở thành
các đối thủ đáng gờm của các cổng thanh toán quốc tế. Theo báo cáo của eMarketer,
giá trị giao dịch qua Alipay và WeChat Pay dự kiến sẽ tăng lên 29,4 nghìn tỷ USD
vào năm 2021, chiếm khoảng 45% tổng giá trị giao dịch qua các cổng thanh toán trực
tuyến toàn cầu.

5
o Những yếu tố quan trọng như doanh số thương mại điện tử tăng cao và sự phát triển
của internet trên toàn cầu góp phần mở rộng thị trường cổng thanh toán.
o Sự thay đổi về sở thích thanh toán của người tiêu dùng từ các kênh truyền thống sang
các kênh kỹ thuật số để thực hiện các giao dịch trực tuyến dự báo sẽ thúc đẩy sự phát
triển của thị trường cổng thanh toán.
o Việc thực hiện giao dịch trên cổng thanh toán giúp đảm bảo được an toàn, tránh
lừa đảo thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ và các hoạt động bất hợp pháp.
 Số lượng nhà cung cấp tham gia đầu tư vào cổng thanh toán ngày càng nhiều: Với thị
trường cổng thanh toán ngày càng tăng nhanh trở thành một “miếng bánh” béo bở thu hút
nhiều nhà đầu tư tham gia vào đó.
 Vấn đề an toàn thông tin trong thương mại điện tử ngày càng được chú trọng khi nhiều
trang thương mại điện tử phát triển mạnh và muốn tạo một cổng thanh toán riêng.
 Ngày càng có nhiều cổng thanh toán trên thị trường giúp người dùng có nhiều sự lựa
chọn hơn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cổng thanh toán.
 Các cổng thanh toán ngày càng có nhiều ưu đãi cho người dùng và cải tiến công nghệ để
thu hút nhiều người dùng hơn.
 Với thị trường cổng thanh toán phát triển nhanh chóng cùng độ phổ biến của mạng
internet đã góp phần tăng số lượng các nhà cung cấp cổng thanh toán tạo ra sự cạnh tranh
của các cổng thanh toán với nhau để chiếm thị phần với tham vọng trở thành kẻ chiến
thắng trong lĩnh vực này.

4.2. Cuộc chiến giữa các cổng thanh toán ở Trung Quốc

 Mô hình thanh toán di động của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2004 khi mà Alipay được
tung ra như là một người trung gian đáng tin cạnh cho các dao dịch trên trang thương mại
điện tử nổi tiếng của Taobao. Từ đó nó trở thành một cổng thanh toán không thể thiếu để
mua hàng trên trang web của Alibaba.
 Khi mà điện thoại thông minh thâm nhập vào thị trường 5 năm trước đây, dịch vụ này
được đưa lên điện thoại, và rồi WeChat cũng nhảy vào. Thế là từ đó nổ ra cuộc cạnh
tranh nảy lửa giữa hai bên.

4.2.1. Quá trình tồn tại phát triển

 Alipay:
o Tháng 12 năm 2004: Alipay được thành lập bởi tập đoàn Alibaba.
o Năm 2005: Alipay bắt đầu cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho các giao dịch
tại các trang web thương mại điện tử.
o Năm 2008: Alipay trở thành cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc.
o Năm 2011: Alipay có hơn 550 triệu người dùng và trở thành công ty cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới.
o Năm 2014: Alipay được phát triển thành một hệ sinh thái thanh toán trực tuyến toàn
cầu, với hơn 800 triệu người dùng và hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ.
 WeChat Pay:
o Tháng 8 năm 2013: WeChat Pay được ra mắt bởi Tencent.

6
o Năm 2014: WeChat Pay bắt đầu cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho các giao
dịch tại các trang web thương mại điện tử, và trở thành cổng thanh toán trực tuyến lớn
nhất tại Trung Quốc.
o Năm 2015: WeChat Pay có hơn 200 triệu người dùng.
o Năm 2016: WeChat Pay được phát triển thành một hệ sinh thái thanh toán trực tuyến
toàn cầu, với hơn 600 triệu người dùng và hoạt động tại hơn 25 quốc gia và vùng lãnh
thổ.
o Năm 2018: WeChat Pay đã có hơn 1 tỷ người dùng và trở thành công ty cung cấp
dịch vụ thanh toán trực tuyến lớn thứ hai thế giới, sau Alipay.

4.2.2. Một số khía cạnh cạnh tranh của Alipay và Wechat Pay
4.2.2.1. Trường hợp sử dụng

 Alipay: Tích hợp nhiều tính năng đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người dùng
 Wechat Pay: Tích hợp vào ứng dụng chat phổ biến nhất tại Trung Quốc, thuận tiện cho
người dùng. Tốt nhất cho solopreneurs, bán lẻ và thương mại điện tử

4.2.2.2. Phạm vi

 Alipay: Được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc, nhưng còn hạn chế ở các nước khác
 Wechat Pay: Được sử dụng chủ yếu tại Trung Quốc, nhưng cũng đã bắt đầu mở rộng ra
nhiều quốc gia khác. Ví dụ như các quốc gia ở Châu Á

4.2.2.3. Phí:

 Alipay:
o Phí chuyển tiền: Nếu người dùng muốn chuyển tiền từ tài khoản Alipay của họ sang
tài khoản ngân hàng, họ sẽ phải trả một khoản phí nhất định tùy thuộc vào số tiền
chuyển khoản.
o Phí rút tiền: Nếu người dùng muốn rút tiền từ tài khoản Alipay của họ đến tài khoản
ngân hàng, họ sẽ phải trả một khoản phí nhất định tùy thuộc vào số tiền rút.
 Wechat pay:
o Phí chuyển tiền: Nếu người dùng muốn chuyển tiền từ tài khoản WeChat Pay của họ
sang tài khoản ngân hàng, họ sẽ phải trả một khoản phí nhất định tùy thuộc vào số
tiền chuyển khoản.
o Phí rút tiền: Nếu người dùng muốn rút tiền từ tài khoản WeChat Pay của họ đến tài
khoản ngân hàng, họ sẽ phải trả một khoản phí nhất định tùy thuộc vào số tiền rút.
o Phí giao dịch: Khi người dùng sử dụng WeChat Pay để thanh toán cho các sản phẩm
hoặc dịch vụ, một khoản phí nhất định có thể được tính phí cho người bán hàng.

4.2.3. Các tính năng của tài khoản người bán:


4.2.3.1. Bảo mật

 Alipay và WeChat Pay đều có các chính sách bảo vệ cho người dùng trong các giao dịch
trực tuyến.

7
 Cả hai dịch vụ đều có chính sách bồi thường cho các giao dịch không thành công hoặc có
vấn đề trong quá trình giao dịch.
 Alipay và WeChat Pay đều có các quy định để giải quyết các tranh chấp giữa người mua
và người bán.
 Cả Alipay và WeChat Pay đều sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để đảm bảo an
toàn và bảo mật cho các giao dịch của người dùng. Tuy nhiên, Alipay có các tính năng
bảo mật bổ sung như phát hiện gian lận nâng cao và chức năng nhận diện khuôn mặt để
xác thực người dùng, trong khi WeChat Pay tập trung vào tính năng quản lý quyền riêng
tư của người dùng.

4.2.3.2. Thương mại điện tử

 Alipay và WeChat Pay đều tích hợp vào các trang web thương mại điện tử tại Trung
Quốc, cung cấp tính năng thanh toán trực tuyến và tích hợp vận chuyển. Tuy nhiên,
WeChat Pay tích hợp ứng dụng chat và tính năng xã hội nên dễ dàng tạo ra các hoạt động
quảng cáo và tiếp thị.
 Alipay: Alipay cung cấp một loạt các tính năng phong phú để tích hợp vào các trang web
thương mại điện tử, bao gồm thanh toán trực tuyến, tích hợp vào các ứng dụng di động,
và tích hợp các cổng thanh toán. Alipay cũng có các tính năng đặc biệt như hỗ trợ đa
ngôn ngữ và nhiều loại tiền tệ, và có thể được tích hợp vào các nền tảng thương mại điện
tử phổ biến như Shopify và Magento.
 WeChat Pay: WeChat Pay được tích hợp sẵn trong ứng dụng WeChat, vì vậy nó có thể
cung cấp tính năng thanh toán trực tiếp cho các doanh nghiệp trên nền tảng WeChat.
Ngoài ra, WeChat Pay cũng cung cấp một loạt các tính năng để tích hợp vào các trang
web thương mại điện tử, bao gồm thanh toán trực tuyến và tích hợp các cổng thanh toán.
Tuy nhiên, WeChat Pay có hạn chế về tính năng đa ngôn ngữ và nhiều loại tiền tệ, vì nó
chỉ hỗ trợ tiền tệ Renminbi (RMB).

4.2.3.3. Bán hàng quốc tế

 Alipay: Alipay có khả năng thanh toán quốc tế thông qua hợp tác với các đối tác thanh
toán quốc tế và các ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau. Alipay cũng hỗ trợ nhiều loại
tiền tệ, cho phép khách hàng quốc tế dễ dàng thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ trên
trang web thương mại điện tử. Tuy nhiên, Alipay vẫn chưa được phổ biến ở một số thị
trường quốc tế, vì vậy doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này có thể phải đối mặt với thách
thức về sự nhận thức của thương hiệu.
 WeChat Pay: WeChat Pay cũng có khả năng thanh toán quốc tế thông qua hợp tác với
các đối tác thanh toán quốc tế và các ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên,
WeChat Pay chỉ hỗ trợ tiền tệ Renminbi (RMB), vì vậy khách hàng quốc tế phải chuyển
đổi tiền tệ để thanh toán. Ngoài ra, WeChat Pay cũng không được phổ biến ở một số thị
trường quốc tế, vì nó chỉ được tích hợp trong ứng dụng WeChat, mà không phải ở các
trang web thương mại điện tử khác.

4.2.3.4. Dễ sử dụng

8
 Alipay: Alipay có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, hỗ trợ nhiều tính năng như thanh
toán, chuyển khoản, quản lý tài khoản và nhận thưởng. Alipay cũng cung cấp một loạt
các tính năng đặc biệt như tích hợp với các cổng thanh toán và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Tuy
nhiên, một số tính năng của Alipay có thể hơi phức tạp cho người dùng mới.
 WeChat Pay: WeChat Pay có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, hỗ trợ thanh toán và
chuyển khoản. WeChat Pay cũng tích hợp sẵn trong ứng dụng WeChat, giúp người dùng
dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, WeChat Pay có hạn chế về tính năng đa ngôn ngữ và nhiều
loại tiền tệ, vì nó chỉ hỗ trợ tiền tệ Renminbi (RMB).
 Tóm lại, cả Alipay và WeChat Pay đều có giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên,
nếu bạn cần tính năng đa ngôn ngữ và nhiều loại tiền tệ, thì Alipay có thể phù hợp hơn.
Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ thanh toán tích hợp sẵn trong ứng dụng WeChat, thì
WeChat Pay có thể là sự lựa chọn tốt nhất.

4.2.3.5. Hỗ trợ khách hàng

 Alipay: Alipay cung cấp một loạt các tính năng hỗ trợ khách hàng, bao gồm trung tâm hỗ
trợ trực tuyến, hỗ trợ qua điện thoại và email. Alipay cũng có tính năng tự động hoàn tiền
và bảo vệ khách hàng, giúp giải quyết các tranh chấp và khiếu nại của khách hàng một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
 WeChat Pay: WeChat Pay cũng cung cấp các tính năng hỗ trợ khách hàng, bao gồm trung
tâm hỗ trợ trực tuyến và hỗ trợ qua email. Tuy nhiên, WeChat Pay không có tính năng tự
động hoàn tiền và bảo vệ khách hàng, vì vậy khi có tranh chấp, khách hàng cần liên hệ
với nhà cung cấp dịch vụ để giải quyết.

Hình 2: Đánh giá ứng dụng Wechat Pay vs Alipay

9
4.2.4. Một số sự kiện cạnh tranh

 Năm 2014, WeChat Pay tạo ra một sự xôn xao với một chiến dịch khuyến mãi liên quan
đến một truyền thống gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán của người Hoa, đó là một người
gửi tặng “hồng bao” (tiền lì xì) cho người thân trong gia đình, bạn bè và người quen của
người đó. Người dùng của WeChat Pay đã gửi hơn 20 triệu món quà trong hai ngày, và
dịch vụ này có đến 5 triệu tài khoản đăng ký.
 Từ đó trở đi, ai cũng biết đến dịch vụ gửi tiền lì xì điện tử. Trong dịp Tết vừa rồi hồi
tháng 02, được đánh dấu bằng một lễ hội hoành tráng chiếu trên truyền hình, người dùng
WeChat đã gửi hơn 768 triệu món quà điện tử thông qua WeChat Pay.
 Alipay thì tài trợ cho Ngày Độc Thân, một sự kiện giảm giá lớn diễn ra vào tháng 11 trên
trang web của Alibaba và sự kiện này đã tạo ra khoản doanh thu còn lớn hơn doanh thu
bán hàng mà Black Friday hay Cyber Monday tạo ra. Trong năm 2017, Alipay đã từng xử
lý 1.5 tỷ giao dịch chỉ trong một ngày.
 Hai nền tảng này liên tục tranh giành vị trí với nhau trên thị trường. Khi Alipay công bố
sự kiện là tuần đầu tiên của tháng 08 sẽ là “tuần lễ không tiền mặt”, thì WeChat lập tức
tung ra “tháng không tiền mặt”. Cả hai nền tảng đều đưa ra các chương trình giảm giá và
thưởng tiền mặt cho ai sử dụng dịch vụ của họ.
 Trong tháng 09 năm ngoái, Alipay phá thế độc quyền của WeChat khi đưa cổng thanh
toán của mình vào 2800 cửa hàng Starbucks, hai tháng sau đó, WeChat Pay được cấp
phép trở thành công cụ thanh toán vé tàu ở hệ thống tàu lửa đồ sộ của quốc gia, đặc
quyền này trước đây chỉ mình Alipay có.

4.3. Cuộc chiến giữa các cổng thanh toán ở Mỹ


4.3.1. Quá trình tồn tại và phát triển

 Stripe:
o Stripe được thành lập năm 2010 bởi hai nhà sáng lập Patrick và John Collison.
o Năm 2011, Stripe được ra mắt với mục tiêu giúp các nhà phát triển dễ dàng tích hợp
thanh toán trực tuyến vào các ứng dụng của họ.
o Stripe đã mở rộng hoạt động của mình sang Canada và châu Âu năm 2012.
o Năm 2014, Stripe mở rộng hoạt động của mình sang châu Á và Australia.
o Stripe giới thiệu Stripe Connect vào năm 2015.
o Năm 2016, Stripe giới thiệu tính năng Relay.
o Stripe mở rộng hỗ trợ cho các phương thức thanh toán mới và giới thiệu tính năng
Radar vào năm 2017.
o Stripe giới thiệu Stripe Capital vào năm 2019.
o Stripe mở rộng hoạt động của mình sang Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ vào năm
2020.
 Paypal
o Paypal được thành thập từ tháng 11/1998 và có hơn 360 triệu người kích hoạt sử dụng
trên thế giới.
o Tháng 3 năm 2000 PayPal đạt mốc 1 triệu khách hàng.
o Tháng 2 năm 2002 PayPal ra mắt công chúng cùng với việc phát hành cổ phiếu công
ty mới, tăng hơn 50% và kết thúc ngày giao dịch đầu tiên ở mức 20 USD / cổ phiếu.

10
o Tháng 2 năm 2006 PayPal vượt quá 100 triệu tài khoản người dùng cuối.
o Tháng 12 năm 2008 đạt mốc 150 triệu tài khoản người dùng.
o Tháng 1 năm 2016 Venmo, hiện là công ty con của PayPal, đã vượt qua 1 tỷ đô la
thanh toán được xử lý trong một tháng - mức cao nhất từ trước đến nay.
o Tháng 2 năm 2017 PayPal đã ra mắt hệ thống thanh toán ngang hàng đầu tiên của
mình, do đó đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường P2P mới nổi.
o Vào năm 2018, với khoảng 286 triệu tài khoản người dùng đang hoạt động và 9,9 tỷ
lượt thanh toán.
o Tính đến nay, Paypal đang dẫn đầu trong lĩnh vực cổng thanh toán

4.3.2. Một số khía cạnh cạnh tranh của Stripe và Paypal:


4.3.2.1. Trường hợp sử dụng

 PayPal : Tốt nhất cho solopreneurs, bán lẻ và thương mại điện tử


 Stripe: Có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và phù hợp với nhiều loại
doanh nghiệp, từ thương mại điện tử, solopreneurs và bán lẻ cho đến các doanh nghiệp
B2B và các doanh nghiệp công nghệ.

4.3.2.2. Phạm vi

 Paypal: Chấp nhận thanh toán với 25 loại tiền tệ và có mặt hơn 202 quốc gia trên toàn
cầu.
 Stripe: Stripe chấp nhận thanh toán bằng hơn 135 loại tiền tệ khác nhau. Hiện tại Stripe
hoạt động tại hơn 40 quốc gia trên toàn cầu.

4.3.2.3. Phí

 Phí xử lý thanh toán:Không có phí hàng tháng. Stripe tính phí xử lý thanh toán ở mức
2,7% + 9 xu cho mỗi giao dịch thành công(1% đối với thẻ quốc tế, thêm 1% nếu yêu cầu
chuyển đổi tiền tệ). Các giao dịch nhập thẻ thủ công có giá 2,9% cộng với 30 xu. PayPal
cũng tính phí 2,29% + 9 xu cho mỗi giao dịch thành công. Các giao dịch nhập thẻ thủ
công có giá 3,49% + với 9 xu cho mỗi giao dịch..
 Phí trả lại tiền: Stripe tính phí hoàn tiền ở mức 15 cent cho mỗi giao dịch hoàn tiền.
PayPal cũng tính phí hoàn tiền ở mức 30 cent cho mỗi giao dịch hoàn tiền.
 Phí Stripe Connect và PayPal Payouts: Nếu doanh nghiệp sử dụng Stripe Connect hoặc
PayPal Payouts để chia sẻ khoản thanh toán với các đối tác hoặc nhà cung cấp, Stripe sẽ
tính phí 0,25% cho mỗi giao dịch thành công, trong khi PayPal tính phí 2% cho mỗi giao
dịch thành công.
 Phí tích hợp: Stripe không tính phí tích hợp hoặc đăng ký tài khoản. PayPal cũng không
tính phí đăng ký tài khoản, nhưng sẽ tính phí cho các tính năng và dịch vụ bổ sung như
tích hợp vào trang web, tích hợp với các đối tác thanh toán khác nhau, và nhiều tính năng
khác.

4.3.3. Các tính năng của tài khoản người bán:

11
 Stripe là một nền tảng thanh toán trực tuyến tập trung vào các tính năng thanh toán và
cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ người bán trong việc quản lý thanh toán và tài khoản của
mình. Stripe có các tính năng như xử lý thanh toán đa phương thức, tích hợp trang thanh
toán, hỗ trợ định kỳ, phân tích dữ liệu, bảo mật và hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa tiền tệ. Stripe
cung cấp các tính năng nâng cao hơn cho các doanh nghiệp lớn và khách hàng có nhu cầu
cao hơn về tính linh hoạt và tùy chỉnh.
 PayPal cũng là một nền tảng thanh toán trực tuyến nổi tiếng và cung cấp nhiều tính năng
hỗ trợ tài khoản người bán. PayPal có các tính năng như xử lý thanh toán, tích hợp trang
thanh toán, hỗ trợ định kỳ, phân tích dữ liệu, bảo mật và tính năng bảo vệ người bán và
khách hàng. PayPal cung cấp các tính năng đa dạng hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và
khách hàng cá nhân, bao gồm tính năng chia sẻ hóa đơn, tính năng thanh toán bằng tài
khoản ngân hàng và tính năng thanh toán trực tiếp qua email.

4.3.3.1. Bảo mật

 Cả Paypal và Stripe đều cung cấp khả năng bảo vệ chống gian lận và bồi hoàn, có tính
phí bồi hoàn và phí tranh chấp. PayPal có các bộ lọc gian lận có thể tùy chỉnh, nhưng
bạn chỉ nhận được một lựa chọn chấp thuận / từ chối đơn giản.
 Stripe có chính sách bảo mật được công bố rõ ràng và đặt trọng tâm vào việc bảo vệ
thông tin của người dùng, trong khi PayPal có thể yêu cầu nhiều thông tin hơn và có thể
chia sẻ thông tin với bên thứ ba để xác minh danh tính người dùng.

4.3.3.2. Thương mại điện tử

 Cả PayPal và Stripe đều áp dụng cho thương mại điện tử và cung cấp các tính năng thanh
toán trực tuyến cho các cửa hàng trực tuyến và các website thương mại điện tử. Tuy
nhiên, PayPal đã được sử dụng rộng rãi hơn trong thương mại điện tử, trong khi Stripe đã
phát triển nhiều tính năng mới và đang trở thành một trong những nền tảng thanh toán
trực tuyến được ưa chuộng nhất trong thương mại điện tử

4.3.3.3. Bán hàng quốc tế

 PayPal dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử vì khả năng thích ứng và dễ dàng tích
hợp. Nó cung cấp hơn 250 đối tác tích hợp phần mềm thương mại điện tử và các công cụ
tiếp thị để chấp nhận thanh toán trực tuyến.
 Cả PayPal và Stripe đều hỗ trợ bán hàng quốc tế và được sử dụng rộng rãi trong các giao
dịch thương mại điện tử quốc tế. Tuy nhiên, PayPal thường được sử dụng nhiều hơn
trong các giao dịch quốc tế, nhưng Stripe cũng cung cấp các tính năng quốc tế và hỗ trợ
nhiều loại tiền tệ khác nhau.

4.3.3.4. Dễ sử dụng

 PayPal có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, với các tính năng cơ bản như tạo tài khoản,
kết nối tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán. PayPal cũng cung cấp
nhiều tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng qua điện thoại, email và chat trực tuyến để
giải đáp các câu hỏi của người dùng.

12
 Stripe cũng có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, với các tính năng cơ bản như tạo tài
khoản, kết nối tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên,
Stripe chủ yếu được sử dụng bởi các nhà phát triển và doanh nghiệp, vì vậy nó có thể hơi
phức tạp hơn đối với người dùng bình thường

4.3.3.5. Hỗ trợ khách hàng

 PayPal: Trò chuyện trực tiếp và cơ sở kiến thức, không có blog (không chỉ định hỗ trợ
qua điện thoại 24/7)
 Stripe: Trò chuyện trực tiếp, cơ sở kiến thức, hỗ trợ qua điện thoại 24/7, blog.

Hình 3: Đánh giá khách hàng Paypal vs Stripe

5. NHẬN ĐỊNH CỦA NHÓM VỀ KẾT


QUẢ VÀ HẬU QUẢ CỦA CUỘC CHIẾN
5.1. Kết quả
5.1.1. Ở Trung Quốc:

 Biểu đồ trên giải thích số lượng người dùng hàng năm từ năm 2021 đến các năm dự báo
đến năm 2025.

13
o Năm 2021, số lượng người dùng cho Alipay và WeChat Pay lần lượt là 1.230 triệu và
1.020 triệu.
o Dữ liệu năm nay 2022 cho thấy tổng số lượng người dùng cho mỗi ứng dụng tăng nhẹ
lên với 1.240 và 1.035.
o Trong khi đó, năm 2023 cũng có cùng hiệu ứng với 1.250 và 1.045 triệu người dùng.
o Vào năm 2024 và 2025, dự kiến số lượng người dùng sẽ đạt 1.265 và 1.275 cho
Alipay và 1.055 và 1.065 cho WeChat.
o So sánh trên cho thấy người dùng đang ưa chuộng hơn Alipay so với WeChat.

Hình 4: Lưu lượng truy cập Alipay

 So sánh trên giải thích lưu lượng truy cập đến trang web Alipay.com theo quốc gia.
o Ngạc nhiên nhưng theo như thông thường, Hoa Kỳ đứng đầu với một đối tượng người
dùng chính khoảng 2,2 triệu, chiếm 21,09% tổng số người dùng.
o Trong đó, 26,51% người dùng sử dụng máy tính để bàn và 73,49% người dùng sử
dụng ứng dụng di động của Alipay.
o Vị trí thứ hai và thứ ba thuộc về Hồng Kông và Hà Lan với một sự khác biệt nhỏ về
tổng số người dùng lần lượt là 2,1 triệu và 1,8 triệu.
o Trong đó Hồng Kông có khoảng 76,29% người dùng máy tính để bàn và 23,71%
người dùng điện thoại di động. Hà Lan có tổng số người dùng di động khoảng
98,46% và 1,54% người dùng máy tính để bàn.
o Trung Quốc và Đài Loan có 30,01% và 13,28% người dùng ứng dụng di động, trong
khi 69,99% và 86,72% là người dùng máy tính để bàn. Tổng số tài khoản từ các quốc
gia này là 6,01% và 5,1% tương ứng với 631,6 nghìn và 535,1 nghìn.

14
Hình 5: Số lượng người dùng Alipay và Wechat Pay 2021-2025

 Biểu đồ trên giải thích số lượng người dùng hàng năm từ năm 2021 đến các năm dự báo
đến năm 2025.
o Năm 2021, số lượng người dùng cho Alipay và WeChat Pay lần lượt là 1.230 triệu và
1.020 triệu.
o Dữ liệu năm nay 2022 cho thấy tổng số lượng người dùng cho mỗi ứng dụng tăng nhẹ
lên với 1.240 và 1.035.
o Trong khi đó, năm 2023 cũng có cùng hiệu ứng với 1.250 và 1.045 triệu người dùng.
o Vào năm 2024 và 2025, dự kiến số lượng người dùng sẽ đạt 1.265 và 1.275 cho
Alipay và 1.055 và 1.065 cho WeChat.
o So sánh trên cho thấy người dùng đang ưa chuộng hơn Alipay so với WeChat.
 Trên internet hiện có vô số ứng dụng mạng xã hội. Thực tế là, việc có quá nhiều tính
năng trong một ứng dụng chức năng chính của nó làm mất đi chức năng chính của ứng
dụng đó. WeChat ban đầu được ra mắt trên thị trường như một dịch vụ mạng xã hội để
cho phép mọi người ở mọi ngóc ngách của thế giới gặp gỡ nhau. Nhưng khi kỹ thuật số
bước vào công nghệ, các ứng dụng khác bắt đầu chuyển sự chú ý của mình vào chức
năng tiếp thị xu hướng. WeChat Pay là một đối thủ tốt và khó nhằn cho Alipay nhưng
không có nhiều chức năng tương tự Alipay.
 Trong khi đó, với việc sử dụng Alipay, người dùng có thể mua sắm trực tuyến và tại cửa
hàng ngoại tuyến, chuyển tiền, và du khách quốc tế có thể sử dụng ứng dụng này khi ở
Trung Quốc. Do đó, Alipay tốt hơn WeChat Pay.

5.1.2. Ở Mỹ

 Dưới đây là thống kê về số lượng người sử dụng Paypal trên thế giới qua các năm:

15
Hình 6: Number of Paypal users Worldwide (2020-2025)

 Điều này cho thấy được rằng, qua các năm Paypal vẫn luôn giữ được vị thế đầu trên thế
giới, số lượng người dùng tăng lên qua hàng năm. Từ đây, ta có thể thấy được, Paypal
vẫn giữ được vị thế của mình trên thị trường và xếp hạng là một trong số cổng thanh
toán phổ biến, quen thuộc, đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi nhiều nhất trên thế
giới.
 Paypal đứng đầu tiên và xứng đáng nhất phải đề danh lão làng “Paypal” trong các loại
cổng thanh toán sở hữu với số lượng người dùng lớn nhất với 346 triệu người trên thế
giới, hoạt động trên 202 quốc gia, hỗ trợ xử lý hơn 100 loại tiền tệ, hỗ trợ 17 ngôn
ngữ…. và đương nhiên trở thành cổng thanh toán quốc tế hàng đầu hiện nay được rất
nhiều doanh nghiệp & cá nhân trong lĩnh vực mua bán trực tuyến yêu thích.
 PayPal và Stripe là hai trong số những tên tuổi phổ biến nhất trong lĩnh vực xử lý thanh
toán. Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu và đang tìm cách xử lý thanh toán
trực tuyến, thì PayPal là một lựa chọn tốt. Nó dễ dàng để thiết lập, không có bất kỳ khoản
phí khởi nghiệp nào và không yêu cầu hợp đồng. PayPal là một trong những tên tuổi
được nhận diện nhiều trong lĩnh vực thương mại điện tử, đảm bảo khách hàng sẽ cảm
thấy an toàn khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
 Nếu doanh nghiệp của bạn đã có tiếng và bạn muốn tùy chỉnh quá trình thanh toán giỏ
hàng của mình để tích hợp với thương hiệu của mình - và bạn có kỹ năng phát triển - thì
Stripe là một lựa chọn tốt hơn.

5.2. Hậu quả

 Do thị trường cổng thanh toán luôn nhận được sự hưởng ứng, quan tâm của đông đảo mọi
người trên toàn cầu bởi vậy không ít doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường này. Thế
nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công.
 Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn hàng trăm cổng thanh toán hình thành. Thế nhưng
những cổng thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất và được nhiều doanh nghiệp sử dụng

16
trong thanh toán nhất thì chỉ chiếm số ít. Một số cổng thanh toán sau khi ra đời được vài
năm đã không “trụ” được dẫn đến việc phá sản hoặc chấp nhận bán lại cho bên khác

5.3. Dự đoán

 Tính đến thời điểm hiện tại, thì thị trường cổng thanh toán vẫn đang trên đà phát triển
mạnh qua các năm. Đặc biệt là thế giới hiện nay vẫn đang trên đà chuyển mình theo nền
kinh tế kỹ thuật số. Điều này cho thấy được cuộc chiến nảy vẫn chỉ mới bắt đầu diễn ra
và ngày càng cạnh tranh gay gắt để tồn tại trên thị trường này.
 Thị trường cổng thanh toán đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và tiếp tục
được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Theo một số thống kê, tổng giá trị
thanh toán trực tuyến toàn cầu đã tăng đáng kể từ năm 2016 đến nay và dự kiến sẽ tiếp
tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
 Nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển rất nhanh chóng và làm thay đổi cách mà chúng ta
thực hiện các giao dịch tài chính. Việc sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến đã
trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khi người
dân tránh tiếp xúc trực tiếp để phòng chống lây nhiễm.
 Từ các phân tích như trên, Paypal là cổng thanh toán đang chiếm giữ ưu thế lớn nhất qua
các năm. Với ưu thế là cổng thanh toán ra lâu năm, được nhiều người biết đến, dễ dàng
sử dụng và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng giao dịch không quá
lớn. Cùng với hệ sinh thái rộng lớn và dễ dàng sử dụng đã góp phần tăng số lượng người
sử dụng qua các năm dù chi phí cho mỗi giao dịch cao hơn nhiều cổng thanh toán khác.
Với nhiều ưu thế như vậy, thì các cổng thanh toán ra đời sau buộc phải đưa ra các lựa
chọn hấp dẫn hơn để thu hút người dùng.
 Dự đoán trong vòng 2 năm sắp tới, thị trường về lĩnh vực bán và thương mại điện tử sẽ có
tốc độ tăng trưởng vượt bậc thì đây cũng là lúc mà cuộc chiến về cổng thanh toán cũng
bắt đầu bùng nổ.

6. Nguồn tham khảo


1. GoCardless(2022), “Payment gateways: 10 questions to find the right one for you”,
https://gocardless.com/en-us/guides/posts/payment-gateways/
2. John Engen(2018), “Các ngân hàng Mỹ cần học hỏi gì từ cuộc cách mạng thanh toán di
động ở Trung Quốc?”,
https://www.americanbanker.com/news/why-chinas-mobile-payments-revolution-
matters-for-us-bankers/
3. ICT (2021), “Global Payment Gateway Market By Type (Hosted, Self-hosted & Bank
Integrated), By Enterprise Size (SME and Large Enterprise), By End-User (Retail, Travel
& Hospitality, Healthcare, Education, Government, Utilities & Others), By Region,
Competition, Forecast & Opportunities, 2026”,
https://www.techsciresearch.com/report/payment-gateway-market/3780.html
4. Leeron Hoory, Cassie Bottorff(2023), “PayPal Vs. Stripe (2023 Comparison)”,
https://www.forbes.com/advisor/business/software/paypal-vs-stripe/
5. Michael Singer(2022), “Alipay Statistics 2022 – Market Share, Facts and Marketing
Trends”, https://www.enterpriseappstoday.com/stats/alipay-statistics.html/

17
6. Saurin Parikh (2020), “What is Payment Gateway and How does It Work?”,
https://razorpay.com/blog/payment-gateway-101/
7. QuickBooks Commerce (2017), “4 types of payment gateway: a comparative guide” 4
types of payment gateway: a comparative guide (intuit.com)

18

You might also like