Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

- Lê Minh Khuê -
I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Lê Minh Khuê: sinh 1949. Quê: Thanh Hóa.
- Thuộc thế hệ nhà văn thời kì chống Mĩ. Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn.
- Từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nên tác giả rất am hiểu thực tế chiến trường.
2. Tác phẩm:
a) Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971 – trong lúc cuộc KCCM đang diễn ra ác liệt.
b) Đề tài: Viết về cuộc sống, chiến đấu của TNXP, bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ.
c) Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định- nhân vật chính trong tác phẩm.
d) Chủ đề: Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp giản dị về tinh thần, tính cách và phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ VN
nói chung, của những thanh niên xung phong nói riêng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
e) Nhân vật của truyện:
- Tổ trinh sát mặt đường gồm: Phương Định, Nho, chị Thao.
- Nhân vật chính: Phương Định
f) Ý nghĩa nhan đề:
- Nhan đề hay, độc đáo mang tính lãng mạn của văn học thời kì KCCM.
- Hình ảnh “NNSXX” là những vì tinh tú luôn lấp lánh, tỏa sáng, góp phần làm nên vẻ đẹp của bầu trời đêm.
- Tác giả sử dụng hình ảnh những ngôi sao xa xôi như một ẩn dụ, gợi liên tưởng đến vẻ đẹp phẩm chất và tâm
hồn của ba nữ TNXP trên tuyến đường TS. Nét đẹp tỏa sáng của các cô chính là sự trẻ trung, hồn nhiên, dũng
cảm, lạc quan, yêu đời. Các cô ở những nơi xa xôi, ít ai biết đến nhưng công việc của các cô đã góp phần làm
nên chiến thắng chung của cả dân tộc trong cuộc KCCM thần thánh.
=> Cách đặt nhan đề góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm: Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp giản dị về tinh
thần, tính cách và phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ VN nói chung, của những thanh niên xung phong nói
riêng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. Phân tích:


1. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong
a. Hoàn cảnh sống và công việc:
- Họ sống trong một cái hang, dưới chân một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường
Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn, sự hiểm nguy và ác liệt: Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn.
Hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy, những cây nhiều rễ nằm lăn lóc,
những tảng đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
- Nhiệm vụ của các cô – “tổ trinh sát mặt đường”: đo khối lượng đất đá cần phải san lấp vào hố bom, đếm
bom chưa nổ và phá bom.
=> Công việc:
- Vất vả, gian khổ:
 Chạy trên cao điểm dưới cái nóng “trên 30 độ”
 Một ngày phá bom ít nhất 3 lần, nhiều nhất 5 lần
 Thường xuyên bị bom vùi nên từ trên cao điểm trở về, nhìn ai cũng chỉ thấy “hai con mắt lấp lánh”,
“cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mặt lem luốc”
- Đặc biệt nguy hiểm:
 Phải chạy ở trên cao cả ban ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, có thể
trúng bom đạn của kẻ thù bất kì lúc nào.
 Phải đối mặt với thần chết nhiều lần trong ngày khi phá bom.
 Luôn ở trong tình trạng hồi hộp, căng thẳng: thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu,
chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.
 Công việc của các cô vô cùng quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh. Nó thể hiện phần nào hiện
thực khốc liệt của chiến tranh. Từ đó, ta thấy ở các cô gái ngời sáng tinh thần yêu nước, dũng cảm, gan
dạ...
b. Những nét đẹp chung của ba cô gái TNXP: Tuy ba cô gái mỗi người một cá tính, hoàn cảnh riêng khác
nhau nhưng họ đều có phẩm chất chung của người chiến sĩ xung phong ở chiến trường.
* Phẩm chất:
- Yêu nước, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
 Có lệnh là họ lên đường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, phá bom mở đường cho những đoàn xe
nối nhau ra tiền tuyến.
 Có những lúc họ nghĩ đến cái chết nhưng điều ấy chỉ thoáng qua, mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ:
làm thế nào để những quả bom kia phải nổ.
 Đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng.
- Dũng cảm, gan dạ:
 Thần chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, nhưng, đối với họ, chưa bao giờ là ám ảnh, chưa bao giờ
họ phải “trằn trọc đêm đêm”. Họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ phá bom mà không cần sự trợ giúp của đơn
vị
 Với PĐ, cái chết là một điều gì đó mờ nhạt, không cụ thể. Cô hiên hang, đàng hoàng đi giữa những
bãi đất trống chứ nhất định không chịu “đi khom”.
 Ở chị Thao, đó là sự dũng cảm, là cái tính cương quyết, bình tĩnh đến phát bực “Nghe thấy
tiếng...thong thả nhai”.
 Còn Nho, “máu túa ra thấm đỏ lòng đất, bị choáng bởi vết thương nhưng vẫn điềm tĩnh, không tiếng
rên, không cho ai được khóc”
- Lạc quan:
 Họ nói về cái chết nhẹ nhàng và thường gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”
 Không biết bao nhiêu lần bị bom vùi, nhưng sau mỗi trận bom, vượt qua cái chết, các cô lại say sưa hát
những bài hát tươi vui
=> Biết chết mà vẫn xông tới, sợ mà không bao giờ lùi bước, chỉ nghĩ tới nhiệm vụ phải hoàn thành, đó là
phẩm chất anh hùng của một thế hệ thời chống Mĩ được tôi rèn trong lửa đạn chiến tranh
- Tình đồng đội gắn bó, thân thiết:
 Họ coi nhau như chị em ruột thịt, luôn yêu thương, lo lắng, quan tâm chăm sóc nhau rất chu đáo
 Khi T&N đi trinh sát trên cao điểm, PĐ lo lắng, bồn chồn. Thậm chí, đã có lúc cô nghĩ “có gì lí thú
đâu, nếu các bạn tôi không quay về...”
 Khi Nho bị thương: Phương Định lo lắng, băng bó chăm sóc Nho cẩn thận với một niềm xót xa như
chị em ruột thịt. Chị Thao thì luống cuống, cố ghìm nước mắt. Cảm nhận được tình cảm ấm áp ấy,
Nho an ủi bằng một câu bông đùa “không chết được đâu mà sợ”, “người ở ngoài cảm thấy đau hơn
người bị thương mà”
 Chân thành, dứt khoát khi ai cũng muốn giành phần gian khổ về mình. Quyền hạn phân công công
việc là của chị Thao nhưng chị đã yêu cầu PĐ ở hang trực điện thoại để chị và Nho đi trinh sát.
 Hiểu được tính tình, sở thích, cảm xúc, nội tâm của nhau:
 PĐ hiểu rõ chị Thao là một người cương quyết, táo bạo mỗi khi làm nhiệm vụ nhưng lại rất sợ máu và
vắt... Còn Nho là một cô bé có tính cách rất trẻ con, thích ăn kẹo và sạch sẽ. Sau mỗi lần hoàn thành
nhiệm vụ cô đều phải đi tắm.
 Chị Thao cũng hiểu PĐ rất thích hát
- Tình yêu, niềm cảm phục mà các cô dành cho những người lính trên đường
=> Chính tình đồng chí, đồng đội đã động viên, tiếp thêm cho các cô sức mạnh để vượt qua những khó
khăn, gian khổ nơi chiến trường.
*Tâm hồn:
- Ở họ còn có nhiều nét chung của các cô gái trẻ:
 Đó là ba cô gái trẻ với cuộc sống nội tâm phong phú. Các cô có nhiều nét chung của những cô gái
hay mơ mộng, dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn.
 Họ cũng rất nữ tính, thích làm đẹp dù ở nơi chiến trường khói lửa. Nho thích thêu thùa, Thao chăm
chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong gương, bó gối mơ màng và thích hát.
 Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường rất gian khổ nhưng các cô vẫn luôn lạc quan yêu đời. Trong hang
vẫn luôn vang lên tiếng hát với những dự định về tương lai. Đó còn là phút giây các cô nhớ về gia
đình, về những kỉ niệm. Đó là niềm vui của Phương Định và Nho khi đón trận mưa đá. Chiến tranh
bom đạn không thể giết chết được những giây phút hồn nhiên thơ mộng ấy.
 Họ là những cô gái sống thật giản dị, hồn nhiên, yêu đời, có tâm hồn trong sáng và là những anh hùng
phá bom trên tuyến đường Trường Sơn.
* Tóm lại:
- Tuy mỗi người 1 cá tính nhưng cả 3 cô gái TNXP trong truyện đều mang vẻ đẹp chung, tiêu biểu cho thế hệ
trẻ VN những năm chống Mĩ cứu nước hào hùng, để lại trong lòng người đọc niềm yêu mến và cảm phục.
- Họ chính là những ngôi sao sáng trong khói lửa đạn bom với những chiến công thầm lặng và hình ảnh của
họ sẽ bất tử cùng năm tháng.
3. Vẻ đẹp riêng của 3 cô gái:
a. Chị Thao:
- Là tổ trưởng của tổ trinh sát, lớn tuổi nhất nhưng ko thiếu những khát khao mơ mộng của tuổi trẻ
(Chị muốn làm y sĩ. Chồng chị sẽ là một anh bộ đội đeo quân hàm đại uý, hay đi xa và có râu quai nón. Chị
không thích sống cạnh chồng hàng ngày, vì như thế, tình yêu sẽ chóng vô vị.)
- Chiến đấu:
 Rất táo bạo, cương quyết mạnh mẽ
 Bình tĩnh, lì lợm đến phát bực khi đứng trước mọi gian nguy.
 Bình thản đối diện với nguy hiểm khi nó xảy ra với chính mình nhưng với đồng đội thì chị khác hẳn:
Trong lần Nho bị bom vùi, chị Thao đã vô cùng hoảng hốt “chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như
không còn sự sống”. Đôi mắt của chị Thao lúc ấy đã bộc lộ nỗi kinh hoàng, đau đớn và lo lắng hết
mình cho đồng đội.
- Đời thường: nữ tính, đáng yêu
 yếu mềm, nhút nhát (sợ máu và sợ vắt)
 Ưa làm dáng (tỉa lông mày nhỏ như cái tăm)
 Thích thêu thùa, chép bài hát kể cả những bài do PĐ bịa lời, thích hát nhưng giọng chua, luôn hát sai
nhạc và ko thuộc trọn vẹn 1 bài nào.
=> Trong con người chị có sự kết hợp giữa cái yếu đuối của một cô gái với bản lĩnh quyết đoán của một
người chiến sĩ nơi lửa đạn- những nét tính cách trái ngược nhưng hài hòa cùng làm nên sức hấp dẫn rất
riêng của nhân vật này.
b. Nho:
- Là em út trong tổ trinh sát.
- Dáng vẻ: nhỏ bé đáng yêu như 1 que kem trắng
- Tính cách:
 Trong cuộc sống: trẻ con, hồn nhiên
 Sở thích: ăn kẹo, tắm suối (mặc dù đoạn suối đó hay có bom nổ chậm)
 Dự định: Xong chiến tranh, sẽ xin vào một nhà máy thuỷ điện lớn, làm thợ hàn, sẽ trở thành cầu thủ
bóng chuyền của nhà máy, sẽ đập thật giỏi. Và mơ tưởng biết đâu Nho lại sẽ được người ta tuyển vào
đội bóng chuyền miền Bắc.
 Ý nghĩ: ngộ nghĩnh, ngây thơ về cuộc sống sau này: “chỉ yêu thôi chứ không thèm lấy chồng. Lấy
chồng khổ lắm. Tã lót, chăn màn, mùn cưa, nước mắm ... thì giờ đâu mà đi chơi nữa ”. Thế giới của
tình yêu, với Nho thật đơn giản: “Yêu, anh ta sẽ mang đi xem chiếu bóng, dỗ dành một tí khi giận dỗi,
đọc sách tha hồ”.
 Nhưng trong chiến đấu: Gan dạ, bản lĩnh, rắn rỏi
 Khi bom nổ, hầm sập, Nho vừa bị thương, vừa bị choáng bởi sức ép của bom, thế nhưng khi chị Thao
định gọi điện về đơn vị thì Nho đã phản đối “không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì
phải khiến cho nhiều người lo lắng”.
 Bị thương mà không kêu một tiếng, không cho ai khóc.
=> Vậy là, cô gái bé nhỏ đã không hề yếu đuối trước hiểm nguy và cái chết. Trái lại, bom đạn đã phải chịu
khuất phục trước sự kiên cường của Nho và những người đồng đội trên cao điểm này.
c. Phương Định:
- Phương Định là người kể chuyện và cũng là nhân vật chính để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
- Mang những nét đẹp chung của 3 cô gái TNXP nhưng vẫn có cá tính khác biệt.
* Vẻ đẹp tâm hồn của 1 cô gái trẻ:
- Nhạy cảm, mơ mộng, giàu cảm xúc:
 Nhạy cảm:
 Cũng như bao cô gái mới lớn, Phương Định tự ý thức được vẻ đẹp của mình và quan tâm đến
ngoại hình. Cô tự thấy mình là một cô gái khá xinh đẹp với 2 bím tóc dày, tương đối mềm, cái cổ cao
kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đôi mắt có cái nhìn xa xăm. Đó là vẻ đẹp nữ tính ẩn chứa chiều sâu
tâm hồn.
 Biết mình được nhiều người ngắm nhìn, tự tin về điều ấy song Phương Định không vồn vã mà luôn tỏ
ra kín đáo tưởng như kiêu kì khiến các anh lính phải tìm cách làm quen qua những cánh thư.
 Mơ mộng, giàu cảm xúc
 Cô thích ngắm mắt mình trong gương (đôi mắt dài, nâu, hay nheo lại như chói nắng) và bó gối ngồi
mơ màng.
 PĐ hay nghĩ về tương lai và cũng hay nói về những dự định của mình: trở thành kĩ sư kiến trúc,
thuyết minh trong rạp chiếu bóng của thiếu nhi, lái xe gấu ở cảng hay hát trong dàn đồng ca trên một
công trường xây dựng
-> Mọi mơ ước về tương lai tốt đẹp ấy lại được ấp ủ ngay trong những tháng ngày sống trên cao điểm. Nó
không đơn giản chỉ là khát vọng của tuổi trẻ mà còn là chứng tích về sức sống tâm hồn khiến con người chiến
thắng moi gian nguy.
 Là cô gái trẻ, người Hà Nội từng có thời học sinh hồn nhiên vô tư, nỗi nhớ HN là cảm xúc luôn
thường trực trong tâm hồn cô: từ không gian yên tĩnh với những hàng cây xanh và hoa trong công
viên, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, từ căn nhà nơi có mẹ và con ngõ nhỏ, từ không gian
riêng tư cho đến những con phố ồn ào với tiếng rao của bà bán hàng rong, tiếng bọn trẻ con với
những quả bóng sút vô tội vạ... Với Phương Định, khoảnh khắc ngọt ngào nhất là được sống trong hồi
ức – những hồi ức về tuổi ấu thơ hồn nhiên trong trẻo. Những kỉ niệm về thành phố quê hương luôn
sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội.
-> Nó vừa là hoài niệm, niềm khát khao, vừa làm dịu mát cái ác liệt nóng bỏng nơi chiến trường. Trong
tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong như PĐ, hình ảnh quê hương bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu và
bởi vẻ đẹp đó mà họ sẵn sàng hy sinh.
 Niềm vui con trẻ nở tung ra, say sưa, tràn đầy rồi lại thẫn thờ, tiếc nuối khi cơn mưa đá nhanh đến mà
cũng nhanh đi. Trạng thái tâm lý thoắt vui rồi lại thoắt tư lự nói lên một tâm hồn thiếu nữ giàu cảm
xúc và tinh tế.
- Hồn nhiên, lạc quan, yêu đời:
 Vào chiến trường đã ba năm, hàng ngày giáp mặt với cái chết nhưng Phương Định không mất đi sự
hồn nhiên yêu đời. Cô rất thích hát, thuộc rất nhiều bài hát, thậm chí còn bịa lời mà hát và đôi khi bò
ra cười một mình vì lời bịa lộn xộn và ngớ ngẩn.
 Chỉ 1 cơn mưa đá thoáng qua cũng khiến cô vui thích đến cuống cuồng như một đứa trẻ, reo lên
thích thú rồi lại chạy vào hang, bỏ những viên đá vào tay Nho.
* Phẩm chất anh hùng của 1 nữ chiến sĩ:
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc:
 Sẵn sàng nhận nhiệm vụ phá bom như 1 công việc quen thuộc. Có hôm một buổi chiều Phương
Định và chị Thao phải lên cao điểm 3 lần để phá 8 quả bom, sức lực bị rút kiệt đến mức phải đi như bò
về hang, vậy mà vừa choàng tỉnh, dù toàn thân đau nhức cô vẫn ra đường, vẫn định lên cao điểm.
 Tuy phải đối mặt với thần chết 3-5 lần mỗi ngày nhưng cô luôn hoàn thành nhiệm vụ với sự chuẩn
xác và thành thạo.
- Có tình đồng đội sâu sắc:
 Cô yêu thương hai đồng đội cùng tổ bằng tình cảm chân thành, gắn bó thắm thiết như chị em
ruột trong gia đình.
 Với Nho là cảm giác muốn cưng nựng như một cô em út: Tôi muốn bế nó lên. Khi Nho bị thương,
cô chăm sóc Nho tận tình chu đáo
 Với chị Thao luôn là sự cảm phục, chấp hành mọi mệnh lệnh của chị, là sự thấu hiểu được tính
cách, suy nghĩ của chị
 Lo lắng bồn chồn ko yên khi Nho và chị Thao đi phá bom chưa về.
 Đồng thời Phương Định cùng dành tình cảm yêu mến, cảm phục những người chiến sĩ mà cô gặp
hàng đêm trên chặng đường ra trận. Với cô, người đẹp nhất, thông minh, can đảm nhất là những người
mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Cô quan tâm và dành tình cảm cho những người đồng đội khác:
các anh công binh, cao xạ, thông tin.
- Dũng cảm, gan dạ (Tâm lí PĐ trong 1 lần phá bom)
 Trước khi phá bom:
 Ban đầu cô rất căng thẳng, hồi hộp vì xung quanh vắng lặng đến rợn người, cây xơ xác, từng cụm
khói đen vật vờ trong không trung.
 Nhưng khi cảm thấy ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo, động viên, khích lệ, lòng tự trọng, niềm
kiêu hãnh của cô đã thắng nỗi sợ hãi . Cô không đi khom mà đàng hoàng bước thẳng tới quả bom.
 Trong lúc phá bom: Cho dù tiếng xẻng chạm vào quả bom tạo thành âm thanh sắc đến gai người như
cứa vào da thịt, vỏ quả bom nóng lên- 1 dấu hiệu chẳng lành nhưng cô vẫn bình tĩnh thực hiện từng
thao tác phá bom thật quyết đoán, thận trọng nhưng khẩn trương, chạy đua với thời gian để vượt
qua cái chết vì cô cảm thấy vỏ quả bom dường như nóng lên- 1 dấu hiệu chẳng lành.
 Trong lúc chờ bom nổ:
 Thoáng nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là ý nghĩ mờ nhạt còn điều duy nhất bám chặt lấy tâm trí
PĐ là làm thế nào cho bom nổ bằng được.
=> Đoạn miêu tả tâm lí PĐ trong 1 lần phá bom:
 Vừa cụ thể chân thực vừa tinh tế sinh động
 Giúp người đọc hình dung những căng thẳng khốc liệt nơi chiến trường
 Và trân trọng, cảm phục những người anh hùng phá bom như PĐ.
* Chốt: Tóm lại, PĐ là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ gian
khổ mà hào hùng.
=> Cả ba cô gái đều có những nét đẹp riêng. Họ là những con người từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm
một cách tự nhiên, sinh động. Lê Minh Khuê miêu tả những nữ anh hùng phá bom không hề lên gân
cứng nhắc mà ở họ vẫn có những nét bình dị trong sáng và thật đáng yêu.

III. TỔNG KẾT


1. Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế.
- Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình.
- Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường.

2. Chủ đề:
- Truyện đã làm nổi bật cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan, tâm hồn
trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong.
- Đây là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

You might also like