Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

1

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG

MSSV : 452323 – 452333


NHÓM : 03
LỚP : N05.TL1
2

DẠNG BÀI TẬP 3.....................................................................................................3


DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................3
A. ĐỀ BÀI..............................................................................................................3
B. BÀI LÀM..........................................................................................................4
Câu 1. Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?............4
1. ĐỐI TƯỢNG ĐTM..................................................................................4
2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM..........................................................4
a) Giai đoạn 1: Thực hiện ĐTM.............................................................4
b) Giai đoạn 2: Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (Điều 14 Nghị
định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2015/NĐ-CP)........5
c) Giai đoạn sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (điều 16a,
16b, 16, 17 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
18/2015/NĐ-CP)........................................................................................6
c.1.Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động
môi trường được phê duyệt................................................................6
c.2. Vận hành thử nghiệm...................................................................7
c.3. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án (Điều 17)........7
3. NỘI DUNG BÁO CÁO ĐTM.................................................................8
Câu 2. Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện
khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt
Nam?................................................................................................................14
a) Nghĩa vụ trong việc nhập khẩu phế liệu..................................................14
 Các nghĩa vụ....................................................................................14
 Bình luận.........................................................................................15
b) Về việc khai thác nước ngầm..................................................................16
 Các nghĩa vụ....................................................................................16
 Bình luận.........................................................................................17
c) Về việc xả thải trong quá trình sản xuất gang, thép.................................17
 Các nghĩa vụ....................................................................................17
 Bình luận.........................................................................................19
d) Các nghĩa vụ khác....................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................20
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 03.......................................................21
3

DẠNG BÀI TẬP 3


Anh (chị ) tự xây dựng một tình huống giả định về dự án đầu tư cụ thể thỏa
mãn các yêu cầu sau đây: 1) Lĩnh vực hoạt động, quy mô thuộc đối tượng phải
thực hiện đánh giá tác động môi trường; 2) Có khai thác, sử dụng ít nhất một
loại tài nguyên thiên nhiên; 3) Có sản sinh chất thải; 4) Có hoạt động nhập
khẩu bị kiểm soát về bảo vệ môi trường.
Sau đó giải quyết tình huống giả định đã xây dựng để làm rõ những câu hỏi
sau đây:
Câu 1. Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?
Câu 2. Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi
dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam.
DANH MỤC VIẾT TẮT
1
Đánh giá tác động môi trường ĐTM
.
2
Luật Bảo vệ môi trường 2014 Luật BVMT 2014
.
3
Ủy ban nhân dân UBND
.

NỘI DUNG
A. ĐỀ BÀI
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy A chuyên sản xuất gang, thép, luyện kim
đóng trên địa bàn xã B, tỉnh X và giáp biển. Để phục vụ quá trình sản xuất tại
nhà máy, công ty A đã khai thác nguồn nước ngầm (13.000m3/ngày) cùng hệ
thống một số sông nhỏ chạy qua địa bàn tỉnh (dưới 100.000m3). Quá trình sản
xuất, dự án sẽ thải ra nước thải, chất thải rắn, khí thải (trong đó cả 3 đều có
chứa thành phần nguy hại). Trong đó, nhà máy A tự đầu tư xây dựng công
trình xử lý nước thải nguy hại và khí thải nguy hại; đối với chất thải rắn sinh
hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường chỉ có công trình thu gom, lưu
giữ. Còn chất thải rắn nguy hại sẽ được chuyển sang cho cơ sở xử lí chất thải
4

rắn nguy hại riêng. Khối lượng nước thải thiết kế khoảng 4000m /ngày; công
3

suất xử lí chất thải rắn công nghiệp <500 tấn/ngày. Công ty kí hợp đồng nhập
khẩu theo quỹ một lượng lớn phế liệu là gang, thép từ EU
B. BÀI LÀM
Câu 1. Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?
Để quá trình tiến hành ĐTM được thực hiện hiện một cách hoàn thiện
nhất, 3 thành phần mà chủ dự án cần tập trung bao gồm:
- Đối tượng ĐTM
- Nội dung ĐTM
- Quy trình, thủ tục ĐTM
1. ĐỐI TƯỢNG ĐTM
Chủ dự án cần cần nắm bắt rõ ràng hoạt động, cơ sở vật chất sản xuất,
kinh doanh của nhà máy A, để từ đó xác định đúng những đối tượng cần lập
báo cáo ĐTM. Dự án này là dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gang,
thép, luyện kim (STT 42: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở hoặc khu liên
hợp sản xuất gang, thép, luyện kim) nên theo quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục
I Nghị định 40/2019/NĐ-CP dự án cần phải thực hiện ĐTM. Ngoài ra, về
nguyên liệu, nhà máy nhập khẩu phế liệu gang thép từ EU để làm nguyên liệu
sản xuất (STT 103: Dự án sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất) cũng là đối tượng cần lập báo cáo ĐTM. Dự án còn bao gồm các hạng
mục công trình phụ là công trình khai thác nước ngầm phục vụ kinh doanh sản
xuất với công suất 13.000 m3/ngày (STT 35: Dự án khai thác nước cấp cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt. Công suất khai thác từ
5.000 m3nước/ngày (24 giờ) trở lên đối với nước dưới đất.) và các hạng mục
công trình khí thải nguy hại, nước thải nguy hại (STT 40: Dự án đầu tư xây
dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại) cũng là những đối
tượng cần lập ĐTM.
2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
a) Giai đoạn 1: Thực hiện ĐTM
- Thời điểm: ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
5

- Để thực hiện ĐTM, chủ dự án có thể tự mình thực hiện hoặc thuê tổ chức tư
vấn thực hiện ĐTM theo điều 19 Luật BVMT 2014, và phải chịu mọi trách
nhiệm về tính xác thực của thông tin, số liệu trong báo cáo ĐTM.
+ Hình thức: Báo cáo ĐTM.
+ Chi phí lập, thẩm định báo cáo ĐTM thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ
dự án chịu trách nhiệm.
+ Điều kiện để tổ chức tự thực hiện ĐTM quy định tại khoản 1 điều 13 Luật
BVMT
- Trong quá trình thực hiện ĐTM, để bản báo cáo ĐTM hoàn thiện hơn, chủ
dự án phải tiến hành tham vấn UBND cấp xã nơi thực hiện dự án, các tổ chức
và cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi các vấn đề môi trường của dự án
(Khoản 4 điều 12 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
18/2015/NĐ-CP)
+ Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến UBND
các cấp và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn bản đề
nghị cho ý kiến.
+ Chủ dự án và UBND cấp xã tổ chức họp cộng đồng dân cư. Có sự tham gia
của những người đại diện cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản
b) Giai đoạn 2: Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (Điều 14 Nghị định
40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2015/NĐ-CP)
- Thời điểm nộp báo cáo ĐTM: Theo điểm c khoản 2, đây là dự án đầu tư xây
dựng, nên báo cáo được trình trước “khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định
báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết
kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước)”
- Chỉ lập duy nhất một báo cáo ĐTM
- Thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM: Bộ Tài nguyên và
Môi trường (Điểm a khoản 3). Bởi lẽ, dự án bao gồm 2 hạng mục tại Phụ lục
III Mục I (Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất có sử dụng phế liệu nhập
khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại).
6

- Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định phải đầy đủ những giấy tờ cần thiết
theo khoản 8. Bao gồm: 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường; 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ
thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương; 07 bản báo cáo đánh giá
tác động môi trường
- Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM: không quá 45 ngày (Điểm a khoản 9). Do
dự án thuộc danh mục có Các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường tại Phụ lục IIa Mục I (dự án sử dụng phế liệu nhập khẩu
làm nguyên liệu sản xuất).
- Nhận kết quả thẩm định
+ Trường hợp báo cáo ĐTM được thông qua, chủ dự án tiếp tục thực hiện các
bước tiếp theo.
+ Trường hợp báo cáo ĐTM phải chỉnh sửa, bổ sung: Thời hạn để chủ dự án
hoàn thiện lại không được quá 12 tháng. Và gửi lại hồ sơ đề nghị phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Bộ Tài nguyên và môi trường
(Thành phần hồ sơ quy định rõ tại điểm a, điểm b khoản 10)
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có hiệu lực pháp
lý bắt buộc thực hiện, là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra,
thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án
c) Giai đoạn sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (điều 16a, 16b,
16, 17 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2015/NĐ-
CP)
c.1.Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi
trường được phê duyệt
- Tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng.
- Tổ chức niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM tại trụ sở
UBND cấp xã
7

- Trong quá trình xây dựng, triển khai dự án, nếu muốn thay đổi công suất,
quy mô, công nghệ làm tăng tác động xấu nhưng chưa đến mức phải lập báo
cáo ĐTM mới; chủ dự án phải báo cáo bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và
môi trường. Chỉ được thực hiện thay đổi khi có kết quả trả lời của Bộ. Thủ tục
chi tiết quy định tại điều 16a.
c.2. Vận hành thử nghiệm
Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải (các công trình,
thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại ) theo
quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án. Thời gian vận hành thử nghiệm
từ 3 đến 6 tháng. (Quy định chi tiết tại điều 16b)
c.3. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo
quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án (Điều 17)
- Trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày, dự án trong tình huống
phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường (Bởi dự án thuộc đối tượng tại STT 40, 42, và 103 cột 4 Phụ lục II Mục
I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP)
- Hồ sơ đề nghị được chủ dự án gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc
gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có
thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Thành phần, nội dung hồ sơ quy định khoản 3, khoản 4 điều 17.
- Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường là 15
ngày làm việc
- Giấy xác nhận: Cần lưu ý rằng, tuy dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất và có đầu tư những hạng mục công trình tự xử lý chất
thải nguy hại nhưng quy trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ
môi trường không được thực hiện theo quy trình kiểm tra, cấp Giấy xác nhận
đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu
sản xuất cũng như quy trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo
Khoản 7, 8 Điều 17. Hạng mục công trình chính của dự án này vẫn là về sản
8

xuất gang thép, chính vì vậy quy trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường, cũng như cấp giấy xác nhận theo quy định tại Khoản
5,6 Điều 17.
3. NỘI DUNG BÁO CÁO ĐTM
Nội dung ĐTM có thể được coi là một thành phần trung tâm, đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Nội dung càng hoàn thiện, đúng trọng tâm và đưa ra
các giải pháp phù hợp thì chủ dự án càng tiết kiệm được chi phí và thời gian
thực hiện ĐTM. Trong đó, chủ dự án phải bám sát đến các hạng mục yêu cầu
trong Nội dung chính của báo cáo ĐTM quy định tại điều 22 Luật BVMT
2014. Thêm vào đó, các nội dung cụ thể được quy định chi tiết tại khoản 2a
điều 12 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2015/NĐ-
CP.
1. Thứ nhất, Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực
hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn
thực hiện dự án. (Khoản 3 điều 22 Luật BVMT). Dự án xây dựng nằm tại vị trí
giáp biển – khu vực thuộc địa phận tỉnh A; cách xa khu dân cư.
- Nhà máy ở xa khu dân cư, nên ảnh hưởng của sự cố cháy nổ, sự cố môi
trường sẽ được giảm thiểu tối đa. Hơn nữa, vị trí xây dựng nhà máy ảnh
hưởng ít đến cảnh quan, dịch vụ du lịch của tỉnh A
- Chế độ gió: xây dựng nhà máy theo hướng giảm tác động của gió để tránh sự
truyền đi và pha loãng các chất ô nhiễm trong không khí.
- Xây dựng nhà máy giáp biển nhằm mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển
sản phẩm, nguyên vật liệu và phế liệu nhập khẩu.
2. Thứ hai, Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các
hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. (Khoản 2 điều
22 Luật BVMT).
a) Về việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
- Phế liệu nhập khẩu là loại phế liệu sắt, thép (bao gồm gang, thép). Rủi ro lớn
nhất trong việc nhập khẩu phế liệu đến từ các tạp chất có hại như có nồng độ
phóng xạ và mức nhiễm xạ bề mặt cao vượt ngưỡng cho phép, trong phế liệu
9

có lẫn chất dễ cháy nổ, tạp chất nguy hại. Bởi trên thực tế, quy trình kiểm tra,
giám định vẫn xuất hiện những lỗ hổng. Đặc biệt đối với phương pháp kiểm
tra bằng mắt thường. Những tạp chất này có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước,
ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí. Khi mà nước mưa hoặc ngập lụt khiến các
tạp chất dễ dàng chảy ra đất, sông, suối thông qua hệ thống thoát nước. Nước
thải này khi chảy ra môi trường tự nhiên sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm. Các loại
ô nhiễm có thể kể đến như: ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm tiếng ồn (xảy ra trong quá trình vận chuyển, sắp xếp, sử dụng...). Thêm
vào đó, các chất dễ cháy nổ có thể tích nhỏ, dễ lẫn vào trong phế liệu, điển
hình như bom bi- tròn, nhỏ, dễ lăn. Đó là mối hiểm hoạ lớn bởi chỉ cần không
cẩn thận là ta sẽ kích hoạt hoặc nhiễm phải các hoá chất độc hại.
- Dự án đầu tư giáp biển và các ao hồ nên có thể xảy ra rủi ro rò gỉ phóng xạ
và tạp chất nguy hại ra môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài
sinh vật biển, đến quá trình nuôi trồng hải sản (cá song, cua biển, hầu,...) của
ngư dân. Dự án đầu tư sản xuất được đặt tại vị trí cách xa khu dân cư nhưng
chất gây cháy nổ vẫn có thể ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái và sự an
toàn xung quanh.
b) Về việc khai thác nước ngầm
Những tác động môi trường chính thường có thể xảy ra đối với dự án
khai thác nước dưới đất của công ty A gồm:
- Hiện tượng sụt lún mặt đất: Khai thác nước dưới đất tạo biến động môi
trường tiềm ẩn là làm biến dạng mặt đất trong khu vực khai thác. Nguy cơ này
sẽ xảy ra nếu công ty A khai thác tập trung kéo dài khi không có lượng bổ cập
từ các nguồn khác, từ đó mực nước hạ thấp tạo thành phễu hạ thấp mực nước
lớn và sâu, gây ra hiện tượng sụt lún.
- Hiện tượng suy giảm lưu lượng và mực nước trong các lỗ khoan khai thác:
Nếu số lượng lỗ khoan khai thác của công ty tăng lên với số lượng lớn nhưng
không được bố trí thích hợp thì rất dễ xảy ra hiện tượng này. Sự suy giảm này
còn có thể là do ống lọc bị tắc, do hiện tượng ôxít sắt hoặc hiện tượng sét hoá
vách lỗ khoan...
10

- Hiện tượng suy giảm chất lượng nước dưới đất từ các công trình khai thác:
Khai thác nước dưới đất tràn lan do kém hiểu biết về đối tượng khai thác còn
làm suy giảm chất và lượng nước khai thác.
Trong trường hợp công ty khai thác nước dưới đất trong tầng Pleistocen
thì có thể làm cho lượng nước ở tầng trên thấm xuyên qua tầng chứa nước đó
làm thay đổi thành phần hoá học của nước chứa trong tầng này. Không chỉ
vậy, nếu việc khai thác nước đã thu hút nước từ tầng chứa nước có tổng lượng
khoáng hoá lớn đến công trình khai thác nước sẽ gây nhiễm mặn nước trong lỗ
khoan.
Ngoài ra, nếu hạ thấp mực nước do hút ra một lượng nước từ lòng đất có
thể tạo ra phễu hạ thấp mực nước quanh vùng khai thác. Lượng nước khai thác
càng nhiều thì mực nước mặt hạ thấp càng lớn, thời gian khai thác càng lâu thì
phạm vi hạ thấp mực nước càng lớn.
Nhiễm mặn trong tầng chứa nước: Trong trường hợp khai thác nước dưới
đất quá mức gần các biển mặn nước dưới đất có thể bị mặn do nước mặn ở
xung quanh thâm nhập vào.
- Gây ô nhiễm nước của tầng chứa nước: Nước ở tầng chứa nước bị ô nhiễm
do lôi cuốn nước bẩn từ nơi khác đến, từ các tầng chứa nước bị ô nhiễm đến
tầng khai thác qua các lỗ khoan không được xử lý, trám lấp đúng quy trình kỹ
thuật. Nước ô nhiễm có thể vận chuyển bệnh tật và mang hoá chất độc hại gây
ảnh hưởng đến sức khoẻ cư dân.
c) Về việc xả thải trong quá trình sản xuất gang, thép
Trong quá trình xây dựng có phát sinh các chất thải sau:
- Bụi, khí thải từ các nguyên vật liệu xây dựng (đất, cát, xi măng…) và các
phương tiện vận chuyển. Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động
của các phương tiện vận tải phụ thuộc vào chất lượng đường giao thông, chất
lượng xe chuyên chở. Lượng xe tham gia giao thông trên đường tăng nhưng
không đáng kể
- Chất thải rắn: các loại bao kiện đựng nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng thải
11

- Nước thải: chủ yếu từ nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án, nước thải sinh
hoạt của công dân, nước thải từ các thiết bị thi công xây dựng
- Tiếng ồn
Tuy nhiên, tác động của các chất thải này tới môi trường và cộng đồng
xung quanh là không lớn và chỉ là tác động tạm thời (kết thúc khi hoạt động
thi công xây dựng hoàn thành) . Trong quá trình nhà máy đi vào hoạt động có
phát sinh các chất thải sau:
- Khí thải: ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và cư dân sống xung
quanh, các loài sinh vật, góp phần tạo hiệu ứng nhà kính
- Chất thải rắn: tác động gián tiếp đến các thành phần môi trường và sức khỏe
con người (là nguồn chứa mầm bệnh, gây suy thoái đất và nguồn nước ngầm,
gây hại cho các nguồn sinh vật), làm mất mỹ quan khu vực.
- Nước thải: nguồn chứa mầm bệnh, gây suy thoái đất và nguồn nước ngầm,
gây hại cho các nguồn sinh vật và cuộc sống của cư dân
- Chất thải nguy hại: có tính chất ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, có độc tính dễ lây
nhiễm, chất thải nguy hại có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối
với môi trường thông qua tích lũy sinh học và gây tác hại đến các hệ sinh vật.
3. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường (Điểm c
khoản 1 khoản 2a điều 12 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị
định 18/2015/NĐ-CP)
a) Về việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
- Đáp ứng đầy đủ công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường. Và cam kết tái xuất hoặc xử lí những phế liệu
không đạt chuẩn theo QCVN 31:2018/BTNMT. Các biện pháp thu gom, lưu
giữ, xử lý phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào
dây chuyền sản xuất, tái chế.
+ Những phế liệu còn lẫn các tạp chất nguy hại (như bom, mìn, chất dễ nổ,
chất dễ cháy...) sẽ được tách và lưu giữ tại khu vực riêng
+ Kho lưu giữ và bãi lưu giữ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại điều 56
Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT
12

b) Về việc khai thác nước ngầm


- Trong thi công lỗ khoan, giếng khoan (sau đây gọi chung là giếng khoan),
chủ dự án thực hiện các yêu cầu sau (Điều 4 Thông tư 75/2015/TT-BTNMT)
+ Chèn cách ly bằng đất sét tự nhiên hoặc vật liệu có tính chất thấm nước
tương đương đất sét xung quanh thành giếng khoan và ống chống tạm thời.
Trong phạm vi bán kính tối thiểu 01m xung quanh miệng giếng khoan phải gia
cố, tôn cao bằng đất sét tự nhiên hoặc các vật liệu chống thấm khác để ngăn
ngừa nước bẩn từ trên mặt đất chảy trực tiếp vào giếng khoan hoặc thấm qua
thành, vách giếng khoan vào tầng chứa nước. (Khoản 2)
+ Không dùng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại
làm dung dịch khoan hoặc pha trộn dung dịch khoan để đưa vào giếng khoan;
không để rò rỉ nhiên liệu, dầu mỡ ra môi trường xung quanh khu vực giếng
khoan. (Khoản 3)
+ Bảo đảm ổn định của môi trường đất xung quanh khu vực giếng khoan trong
quá trình khoan và khi thực hiện các công việc nghiên cứu, thí nghiệm trong
giếng khoan hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan. (Khoản 4)
- Trong quá trình khai thác, chủ công trình khai thác nước dưới đất cần giữ gìn
vệ sinh xung quanh giếng khoan và thực hiện các biện pháp phòng, chống,
ngăn ngừa ô nhiễm nước dưới đất qua giếng khoan khai thác.
c) Về việc xả thải trong quá trình sản xuất gang, thép
- Đối với khí thải
+ Xây dựng hệ thống xử lý khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN
20:2009/BTNMT, đảm bảo các thông số nằm trong ngưỡng cho phép quy định
tại QCVN 51:2017/BTNMT và đảm bảo chất lượng không khí xung quanh
theo QCVN 05:2009/BTNMT
+ Thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục . Hệ thống này phải được thử
nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của PL về KH-CN, tiêu chuẩn,
đo lường, chất lượng
- Đối với nước thải: Căn cứ theo Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT
13

+ Phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước
thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật MT. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo
đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong
khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong
khu công nghiệp đi vào hoạt động. (Khoản 1 điều 37)
+ Nước thải làm mát phải được tách biệt riêng với chất thải phát sinh từ các
công đoạn sản xuất, có hệ thống thu gom riêng. Phải thực hiện các biện pháp
giải nhiệt bảo đảm nhiệt độ nước làm mát không vượt quá quy định giới hạn
về nhiệt độ như đối với nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường.
Việc xả nước làm mát ra môi trường thông qua cửa xả tách biệt với cửa xả
nước thải. (Khoản 5 điều 37)
+ Hệ thống xử lý nước thải phải đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN
52:2017/BTNMT, đảm bảo các thông số xả thải nằm trong ngưỡng cho phép
quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 52:2017/BTNMT
+ Xây dựng công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố MT quy định tại Điều 101,
108, 109 Luật BVMT 2014. Cụ thể, nhà máy A có khối lượng nước thải thiết
kế trong khoảng 500 đến 5000m /ngày nên phải có công trình phòng ngừa và
3

ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu
là 2 ngày hoặc hồ sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm
không xả thải ra MT trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước
thải.
+ Xây dựng hệ thống quan trắc việc xả nước thải tự động, liên tục, có camera
theo dõi và phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của
pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (Điều
39)
- Đối với chất thải rắn: Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất số
09/VBHN-BTNMT
+ Có thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông
thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại điểm
A Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này
14

+ Xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại QCVN 61-
MT:2016/BTNMT và QCVN 25:2009/BTNMT
+ Lập báo cáo quản lý chất thải rắn thông thường định kỳ hàng năm và báo
cáo đột xuất theo K5 Đ30
- Đối với chất thải nguy hại: Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT
+ Có khu vực lưu giữ tạm thời CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc
thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định
+ Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi năng
lượng từ CTNH cơ sở, chủ nguồn thải CTNH phải ký hợp đồng để chuyển
giao CTNH với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp
Câu 2. Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực
hiện khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường
Việt Nam?
a) Nghĩa vụ trong việc nhập khẩu phế liệu
Các nghĩa vụ
Trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được phê duyệt sẽ kèm theo các yêu
cầu đối với công ty. Chủ dự án buộc phải nghiêm túc chấp hành và cam kết
thực hiện đúng theo những nội dung liệt kê trong giấy xác nhận, bao gồm:
- Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định
tại khoản 1 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường.
+ Phế liệu mà nhà máy A muốn nhập khẩu là phế liệu gang, thép phải được
liệt kê tại Giấy xác nhận (đã thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tại Phụ lục kèm theo Quyết định số
28/2020/QĐ-TTg)
+ Đồng thời phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại
QCVN 31:2018/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với
phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
- Tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu sau đây: (Theo khoản 2 và khoản 3
Điều 76 Luật BVMT 2014)
15

+ Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo
vệ môi trường theo khoản 1 điều 56 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT
+ Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm
phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
+ Cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập
khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
+ Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo đúng quy định tại điều 57 Văn bản
hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT. Khoản tiền ký quỹ được thực hiện theo quy
định tại điểm a khoản 2 điều 57 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT.
+ Phải thực hiện ký quỹ trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng.
- Trách nhiệm của tổ chức (Điều 63 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT)
+ Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy
định trong Giấy xác nhận;
+ Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra
sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở của mình
+ Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập
khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp
+ Hàng năm, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, tổ chức phải hoàn
thành báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong
năm và các vấn đề môi trường liên quan gửi Sở Tài nguyên và môi trường, Bộ
Tài nguyên và môi trường.
Bình luận
- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
làm nguyên liệu sản xuất có thời hạn là 5 năm. Vậy nên, trong quá trình hoạt
động, chủ dự án đặc biệt phải chú ý đến yếu tố này. Trong trường hợp đã hết
thời hạn giấy xác nhận mà vẫn ký hợp đồng mua bán phế liệu, hậu quả xấu
nhất xảy đến là chủ dự án sẽ buộc phải đưa lô hàng đó ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam. (Theo 6644/TCHQ-GSQL). Ngoài ra chủ dự án còn cần lưu ý và chú
trọng về thời điểm ký quỹ và khối lượng phế liệu được nhập khẩu.
16

- Việc gửi báo cáo định kỳ cho Sở và Bộ Tài nguyên và môi trường thể hiện
sự nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật trong bảo vệ môi trường
của công ty A. Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng nắm rõ được
hướng đi và quá trình thực hiện dự án, từ đó có được những hướng dẫn, chỉ
đạo cụ thể cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc lập báo cáo định kỳ cũng giúp
bản thân công ty A tổng kết được những việc mình đã làm, từ đó hoàn thiện
hơn dự án.
b) Về việc khai thác nước ngầm
Các nghĩa vụ
- Xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm
- Thực hiện đúng và đủ báo cáo ĐTM mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép.
- Lập báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước 1 lần/năm (quy
định tại điểm c khoản 1 điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT), và gửi về Cục
Quản lý tài nguyên nước (bởi thẩm quyền cấp phép khai thác nước ngầm của
dự án thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 30 tháng 01 của năm
tiếp theo. (khoản 2 điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT)
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính: nộp thuế tài nguyên. Bởi đối tượng chịu thuế
bao gồm nước mặt và nước dưới đất (khoản 5 điều 2 Thông tư số 152
/2015/TT-BTC). Cách tính thuế được quy định cụ thể trong chương II Thông
tư số 152 /2015/TT-BTC.
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
(điều 8 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BTNMT)
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
theo quy định của pháp luật (nếu có)
- Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng thì phải được
phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các nghĩa vụ khác:
+ Chỉ được sử dụng các loại hóa chất trong danh mục cho phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất.
17

+ Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan
thăm dò, khai thác nước dưới đất, có trách nhiệm phục hồi môi trường khu
vực thăm dò, khai thác. Các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn
sử dụng phải được trám lấp theo đúng quy trình kỹ thuật.
+ Trong quá trình sản xuất, nhà máy có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng
xạ nên phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và
chất thải phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.
+ Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả; không gây
cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khác; bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai
thác, sử dụng (khoản 2 điều 43 Luật tài nguyên nước 2012)
Bình luận
Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên không chỉ bảo vệ môi trường
nước, giúp cơ quan quản lý nắm rõ hơn để từ đó điều chỉnh hoạt động khai
thác nước mà còn là cơ sở để chủ dự án có thể gia hạn, điều chỉnh, chuyển
nhượng giấy phép khai thác nước ngầm (quy định tại điều 22, 23, 39 Nghị
định 201/2012/NĐ-CP). Nếu không thực hiện đúng, chủ giấy phép có thể bị
đình chỉ hiệu lực của giấy phép, thậm chí là thu hồi giấy phép và buộc phải có
biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của
pháp luật. Tương tự với giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường
trong nhập khẩu phế liệu, giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm cũng có
thời hạn. Chủ dự án cần gia hạn trong trường hợp giấy phép chuẩn bị hết hạn.
c) Về việc xả thải trong quá trình sản xuất gang, thép
Các nghĩa vụ
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường (quy
định chi tiết tại Điều 15, 16, 29, 30 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT):
+ Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phân
định, phân loại, lưu giữ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo
quy định.
18

+ Chủ nguồn thải phải có trách nhiệm chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn công nghiệp cho cơ sở phù hợp theo quy định của pháp luật
+ Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, việc chuyển giao phải có
biên bản bàn giao cho mỗi lần chuyển giao; phải lập báo cáo quản lý chất thải
rắn công nghiệp thông thường đinh kỳ (đối với dự án này, do đồng thời là chủ
nguồn thải chất thải nguy hại thì tích hợp vào báo cáo quản lý chất thải nguy
hại định kỳ) và báo cáo đột xuất về tình hình phát sinh chất thải rắn công
nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền.
- Đối với nước thải, khí thải và chất thải rắn nguy hại (Quy định chi tiết tại
Điều 6, 7
+ Việc phân định, phân loại được quy định theo Điều 5 Văn bản hợp
nhất 09/VBHN-BTNMT và Điều 6 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Trong đó,
cần lưu ý, việc phân định CTNH được thực hiện theo Phụ lục 1 Thông tư
36/2015/TT-BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chất thải nguy hại
phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử
lý.
+ Dự án này xây dựng nhà máy A được xác định là phát sinh nước thải,
khí thải và chất thải rắn nguy hại, do vậy chủ nguồn thải phải có trách nhiệm
đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại. Hình thức và thủ tục đăng ký là chủ
nguồn thải nguy hại được quy định chi tiết tại Điều 6 Văn bản hợp nhất
09/VBHN-BTNMT, Điều 14 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
+ Chủ nguồn thải nguy hại có những trách nhiệm được quy định chi tiết
tại Điều 7 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT và có những yêu cầu kỹ
thuật, quy trình quản lý theo Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
. Theo đó, đối với nước thải và khí thải nguy hại, dự án có đầu tư xây
dựng công trình tự xử lý do vậy cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình
quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) Thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Việc tự xử
lý CTNH phải phù hợp với báo cáo ĐTM. Phải đăng ký trong sổ đăng ký chủ
nguồn thải CTNH những chất thải nguy hại tự xử lý. Ngoài ra, do Bộ Tài
19

nguyên và Môi trường thực hiện việc kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ
môi trường do đó dự án phải được kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ
môi trường trước khi cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
. Đối với chất thải rắn nguy hại, chủ nguồn thải không tự xử lý được
nên phải có trách nhiệm ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ
chức, cá nhân có giấy phép phù hợp. Ngoài ra, chủ nguồn thải phải có khu vực
lưu giữ, thiết bị, bao bì lưu giữ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý
theo quy định
+ Dự án còn phải thực hiện việc quan trắc nước thải, khí thải tự động,
liên tục theo quy định tại Điều 39, 47 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT.
- Đối với các chất thải đặc thù khác (tro, xỉ): tro, xỉ phải được phân định, phân
loại; trường hợp không phải là chất thải nguy hại và đáp ứng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành
thì được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt
bằng, sử dụng trong các công trình xây dựng và được quản lý như đối với sản
phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng (Điều 52b Văn bản hợp nhất 09/VBHN-
BTNMT).
- Nộp phí BVMT (Theo điều 148 Luật BVMT 2014)
+ Nhà máy A thuộc đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải theo điểm h
khoản 2 điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP. Cụ thể, số phí nhà máy A phải nộp
cho Sở/Phòng Tài nguyên và MT được xác định theo điểm b khoản 2 Nghị
định này.
Bình luận
Để đảm bảo công tác quản lý dự án khi đã đi vào hoạt động, một số quy
định về việc nộp bổ sung các loại hồ sơ đã được ban hành. Các hồ sơ nằm
trong quy định cần bổ sung là các loại giấy phép chứng minh hoạt động của dự
án là hợp pháp và đúng nguyên tắc để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám
sát, quản lý và kịp thời đưa ra những quyết định đối với công ty A.
Đây cũng được coi là nghĩa vụ quan trọng đối với công ty, nghĩa vụ này
được đặt ra đồng thời đặt ra yêu cầu về hoạt động pháp lý của dự án cũng phải
20

được đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh. Nghĩa vụ này cũng nhằm góp phần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ dự án để dự án được tiến hành thuận lợi,
an toàn đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ pháp lý công ty.
Nghĩa vụ tài chính đối với môi trường (hay còn gọi là phí bảo vệ môi
trường) là loại nghĩa vụ quan trọng được đặt ra nhằm tạo nên chi phí cho các
hoạt động bảo vệ, phục hồi sự phát triển tự nhiên, môi trường khi các hoạt
động có tác động xấu tới môi trường xảy ra. Ngoài ra, nghĩa vụ tài chính còn
làm phát sinh trách nhiệm của chủ dự án đối với các hoạt động cần phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính, nâng cao trách nhiệm của chủ dự án đối với những
hoạt động đó.
Đối với hoạt động xử lý chất thải, công ty A phải thực hiện đầy đủ các
trách nhiệm được đặt ra. Việc thực hiện trách nhiệm này là cơ sở cho việc thực
hiện trách nhiệm khác có liên quan và đồng thời cũng là cơ sở cho việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công ty A trong quá trình dự án đi vào hoạt
động. Cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát, quản lý thường
xuyên đối với những trách nhiệm đó của công ty A. Khi vi phạm việc thực
hiện các trách nhiệm kể trên, công ty A sẽ phải chịu phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường (căn cứ theo quy định tại Nghị định
155/2016/NĐ-CP và Nghị định 55/2021 NĐ-CP). Việc quy định về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường góp phần nhằm nâng cao trách
nhiệm, nghĩa vụ của công ty A đối với các hoạt động của mình khi dự án được
tiến hành nói riêng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với các tổ
chức, cá nhân thực hiện các dự án nói riêng.
d) Các nghĩa vụ khác
- Nộp tiền thuê đất, thuế sử dụng đất: xác định theo Luật đất đai 2013, Nghị
định 46/2014/NĐ-CP và Nghị định 135/2016/NĐ-CP
- Nộp phí dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật môi trường (Trường Đại học Luật Hà Nội) – NXB. Công an
nhân dân
21

2. Tìm hiểu môn học Luật Môi trường (PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy; TS.
Nguyễn Văn Phương; ThS. Đặng Hoàng Sơn; ThS. Nguyễn Thị Hằng; ThS.
Phạm Thị Mai Trang) – NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Tống Thị Huyền Trang, Luận văn Pháp luật môi trường về kiểm soát phế
liệu nhập khẩu
4. Luật Bảo vệ môi trường 2014
5. Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2015/NĐ-CP
6. Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT
7. Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BTNMT
8. Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
9. Nghị định 46/2014/NĐ-CP và Nghị định 135/2016/NĐ-CP
10. QCVN 31:2018/BTNMT
11. Thông tư 75/2015/TT-BTNMT
12. QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT
13. QCVN 51:2017/BTNMT và QCVN 05:2009/BTNMT
14. QCVN 31:2018/BTNMT
15. QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 52:2017/BTNMT
16. QCVN 61-MT:2016/BTNMT và QCVN 25:2009/BTNMT
17. Nghị định 201/2012/NĐ-CP
18. Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
19. Thông tư 31/2018/TT-BTNMT

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 03


Đánh giá
Đánh giá của
của sinh Sinh giáo viên
STT MSSV HỌ VÀ TÊN viên viên
ký tên Điểm Điểm
A B C
số chữ
22

1 452323 Ngô Minh Ngọc +


2 452324 Đặng Thị Hồng Vân +
3 452325 Đoàn Thị Bích Thuận +
4 452326 Nguyễn Hoàng Hải Yến +
5 452327 Đỗ Thanh Tú +
6 452328 Đoàn Quang Anh +
7 452329 Lô Thị Lan Hương +
8 452330 Tô Thị Ngân +
9 452331 Đoàn Thái Dương +
10 452332 Bùi Bá Việt +
11 452333 Ngô Thanh Hằng +

Ngày 30 tháng 10 năm 2021.


NHÓM TRƯỞNG
MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG
Chủ đề bài làm: Dạng bài tập 3

You might also like