Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

3.

NBR – Nitrile butadien rubber


Nitril hay còn gọi là NBR (cao su nitril-butadien) là một loại polymer cao su tổng hợp.
Được sản xuất bằng cách đồng trùng hợp acrylonitril (ACN) và butadien.
Là một loại cao su được biết đến với khả năng chống dầu, nhiên liệu, acid và các hóa
chất khác.
Việc đồng trùng hợp butadien và acylonitril là vì cải thiện tính chất chung của 2
monomer riêng lẻ:
 Butadien: có cấu trúc hóa học chủ yếu là một dãy đồng đẳng các liên kết Cacbon-
Cacbon linh động và dài, xen kẽ với các liên kết đôi và đơn. Cấu trúc này cho phép
butadien dễ dàng chịu biến dạng, uốn cong khi chịu các lực tác động; làm tăng tính
đàn hồi, co giãn của vật liệu mà không bị hư hỏng cấu trúc mạng.
 Acrylonitril (ACN): chưa nhóm Cyano (-CN). Nhóm Cyano này tạo ra tính phân cực
trong phân tử, điều này làm tăng khả năng tương tác với các phân tử dầu cho NBR.
Ngoài ra thì nhóm Cyano có liên Cacbon-Nitrogen là liên kết mạnh tạo ra phân tử chịu
hóa chất tốt, giúp NBR chịu được tác động của nhiều loại hóa chất mạnh mà các loại
cao su khác không thể chịu được.
 Cấu trúc không gian 3 chiều của NBR chứa các liên kết chuỗi (chuỗi butadien xen
kẽ với chuỗi acrylonitril), sự lết hợp này tạo ra mạng lattic hoạt động hiệu quả trong
việc cung cấp tính chất đàn hồi, co giãn, cũng cấp độ bền và khả năng chống mài mòn
bởi hóa chất cho vật liệu.
 Các đặc tính cụ thể của NBR có thể thay đổi dựa trên thành phần hóa học của nó.
Lượng acrylonitril cao hơn sẽ dẫn đến khả năng kháng dầu, hóa chất tốt hơn nhưng
cũng làm giảm tính linh động của nó.
3.1. Tính chất của NBR
a. Tính chất và thông số vật lý.
- Nhiệt độ chuyển thủy tinh: -38C (cao su có hàm lượng ACN 18%), -2C (cao su có
hàm lượng ACN 50%)
- Độ bền kéo: (6.89  24.1) MPa
- Khối lượng riêng ở 25C: (1.151.35) g/cm3
- Độ giãn tới hạn ở 25C: (400600)%
- Ứng suất đứt kéo cực đại: (5002500) PSI
- Độ cứng: (3090) ShoreA
- Khả năng chống mài mòn: tốt đến xuất sắc
- Độ bám dính kim loại: tuyệt vời
- Độ bám dính với vật liệu cứng: tốt đến xuất sắc
- Bộ nén: tốt đến xuất sắc
- Khả năng chống nứt Flex: khá đến tốt
- Chống va đập: khá đến tốt
- Khả năng phục hồi / Phục hồi: tốt
- Chống rách: tốt đến xuất sắc
- Chống rung: khá đến tốt
b. Tính chất hóa học: NBR có độ bền già hóa khá tốt, bền mài mòn cao. Tuy nhiên.
Độ bền với môi trường ozon và thời tiết không được tốt. Nếu cao su nitril có thêm
210% nhóm -COOH sẽ làm tăng bộ bền ozon, độ linh động ở nhiệt độ thấp, độ bền
mài mòn, độ bền thời tiết. Vật liệu này gọi là cao su nitril carboxyl hóa. NBR và PVC
có thể tạo thành hỗn hợp vật liệu đồng thể hay dị thể (polymer alloy). Với 30% PVC
có thể làm tăng độ bền ozon và dễ dàng gia công, tăng khả năng chống cháy.
 Ưu điểm: tính kháng hóa chất, kháng dầu, nước và lưu chất thủy lực rất tốt
- Acid, pha loãng: tốt
- Acid, hữu cơ (pha loãng): tốt
- Acid, vô cơ: khá đến tốt
- Rượu: khá đến tốt
- Chất kiềm, pha loãng: tốt
- Dầu động, thực vật: tốt đến xuất sắc
- Nhiên liệu, Hydrocacbon béo: khá đến tốt
- Nhiên liệu, Hydrocacbon thơm: khá đến tốt
- Nhiên liệu, mở rộng (Oxy hóa): khá đến tốt
- Dung môi sơn mài: Trung bình
- Khí LP & dầu nhiên liệu: xuất sắc
- Dầu khoáng: tuyệt vời
- Kháng dầu: tốt đến xuất sắc
- Dầu thơm: tốt
- Dầu mỏ không thơm: xuất sắc
- Môi chất lạnh Amoniac: tốt
- Chất làm lạnh Halofluorocarbons: R-11, R-12, R-13
- Môi chất lạnh Haloflurocarbons w/ Dầu: R-11, R-12
- Dầu silicon: tốt
- Kháng dung môi: tốt đến xuất sắc
 Nhược điểm: dễ bị tấn công bởi các dung môi phân cực như ketons, ester, dung
môi toluen
- Acid đậm đặc: kém đến khá
- Acid, hữu cơ (đậm đặc): kém
- Aldehyl: kém đến khá
- Chất kiềm, đậm đặc: kém đến tốt
- Amin: rất kém
- Dầu phanh, không dựa trên dầu mỏ: kém
- Ester, Alkyl Phosphate: rất kém đến khá
- Ether: kém
- Dung môi halogen hóa: kém
- Hydrocacbon, halogen hóa: kém đến khá
- Xetone: rất kém
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng NBR vẫn có một số hạn chế sau:
- Cao su nitril có chi phí khá cao và nó không thường được sử dụng cho các ứng
dụng đòi hỏi vật liệu phải có tính kháng dầu, khi mà tính chịu dầu là rất cần
thiết thì chi phí cho vật liệu này là hợp lý.
- Cao su nitril thường bị phân hủy bởi xút, acid đậm, ozone, ester, ketone, clo
khử trùng, andehyl và nitro hydrocarbon.
- Cao su NBR thường được phân loại dựa vào tỷ lệ ACN trong chuỗi polymer
cũng như độ nhớt chung của Côplymer.
3.2. Quy trình sản xuất cao su NBR
 Nguyên liệu: gồm Butadien và Acrylonitrile
- Butadien (C4H6) hya buta-1,3-dien là một ankadien liên hợp. Butadien là chất
khí không màu ở điều kiện thường, dễ ngưng tụ thành chất lỏng. Butadien hòa
tan kém trong nước. Butadien đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hóa
chất là monomer sản xuất cao su tổng hượp vì tạo ra sản phẩm gần giống nhất
với cao su thiên nhiên và có cơ tính cao.
- Acrylonitrile: là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, có độc tính cao.
Nó thường được sử dụng làm monomer để tổng hợp polyacrylonitrile hay một
số polymer đồng trùng hợp như: styren-acrylonitrile (SAN), acrylonitrile
butadien styrene (ABS), acrylonitrile styrene acrylate (ASA) và các loại cao su
tổng hợp khác như acrylonitrile butadien (NBR),...
 Phương trình tổng hợp: được tổng hợp từ phản ứng đồng trùng hợp

 Phương pháp sản xuất: Đa số NBR đều được sản xuất theo phương pháp trùng
hợp nhữ tương. Quy trình sản xuất có thể được chia thành hai giai đoạn chính là:
polymer hóa và hoàn thiện sản phẩm. Các giai đoạn chính gồm: trùng hợp để tạo
thành cao su, đông tụ, kiểm tra mẫu và sấy sản phẩm.
- Trùng hợp lạnh:
Quá trình polymer hóa lạnh thường diễn ra khoảng 5-15C tùy thuộc vào yêu
cầu sản phẩm, kết quả mong muốn đạt được. Cao su NBR polymer hóa lạnh
thường gồm nhiều hợp chất khác nhau. Trong đó, Acrylontrile chiếm từ 15-51%
khối lượng. Cao su NBR được tổng hợp với rất nhiều chất phụ gia như: chất
nhữ hóa, chất đông tụ, chất ổn định, chất điều chỉnh trong lượng phân tử và các
chế phẩm hóa học. Các monomer thứ ba được thêm vào quá trình để giúp nâng
cao hiệu suất, cải thiện tính chất cao su NBR. Mỗi biến thể cung cấp một chức
năng cụ thể, giúp gia cường tính chất cho cao su.
Hình sau cho thấy cấu trúc hóa học của NBR, chỉ ra ba cấu trúc đồng phân có
thể có cho các phân đoạn butadien.

- Trùng hợp nóng:


Quá trình này tạo ra các polymer có sự phân nhánh cao. Sự phân nhánh này sẽ
giúp cao su bám dính tốt hơn. Quá trìn này thường được thực hiện ở khoảng
nhiệt độ từ 30-40C. Cao su NBR trong trường hợp này thường bền với nhiệt và
có khả năng chống cháy tốt hơn so với việc thực hiện polymer hóa lạnh.
- Trùng hợp nóng có liên kết ngang:
Các monomer khác sẽ được thêm vào hỗn hợp phản ứng để tạo liên kết ngang.
Các loại cao su này thường có khả năng chịu lực tốt, ổn định về kích thước, khả
năng chống va đập tốt và được ứng dụng trong các bộ phận đúc để cung cấp đủ
lực ép, hoặc áp suất ngược,...
Và các phương pháp polymer hóa này thường được vận hành theo hau kiểu liên
tục và gián đoạn.
3.3. Phụ gia trong sản xuất cao su.
- Chất xúc tác và chất hoạt hóa:
Lưu huỳnh (S) là chất lưu hóa (tạo liên kết ngang) chậm. Khi tăng dần lượng S
thì càng cần thời gian nhiệt kéo dài và làm giảm độ bền liên kết. Tuy nhiên, một
số chất hữu cơ như alinin và thiocarbanilit làm giảm thời gian lưu hóa và giảm
bớt sự thoái biến oxy hóa của cao su trong quá trình lưu hóa vì vậy cải thiện
được các tính chất của cao su sản phẩm.
Ban đầu, chất xúc tác lưu hóa là các oxif kim loại (kẽm oxit, chì oxit,...), sau đó
người ta sử dụng 5 loại hợp chất hữu cơ chủ yếu là guanidin, thiazol,
dithiocarbamat, xantat và thiuram. Trong các loại này, chất xúc tác loại guanidin
có tốc độ lưu hóa chậm nhất, đồng thời bắt đầu chậm quá trình cháy sém.
Nhìn chung, khi dùng các chất xúc tác hữu cơ lại đòi hỏi phải dùng chất hóa
(xúc tiến) để làm tăng hiệu quả của chúng trên cơ sở làm tăng tốc độ lưu hóa,
giảm nhiệt độ lưu hóa và cải thiện các tính chất cơ học của cao su lưu hóa. Kẽm
oxit rất phổ biến và là chất hoạt hóa hiệu quả vì nó giảm liên kết ngang của S,
đồng thời kích thích hình thành các liên kết C-C làm tăng sự ổn định nhiệt của
cao su lưu hóa. Các loại kẽm oxit siêu mịn được sử dụng phải có hàm lượng tối
thiểu 99.5% ZnO và được xử lý để có diện tích bề mặt riêng lớn. Ngoài làm
hoạt hóa các quá trình lưu hóa S, kẽm oxit còn hoạt động như một chất tạo liên
kết ngang đối với polymer chứa các carboxyl hoặc halogen (như cao su clopren,
cao su brombutyl, cao su clobytyl hoặc cao su nitril carboxyl hóa và cao su
styren-butadien carboxyl hóa).
Một số hợp chất khác được sử dụng như chất hoạt hóa trong lưu hóa cao su là:
+ Magie oxit (MgO): được dùng chủ yếu với các elastomer loại neopren.
+ Chì oxit (PbO): ít phổ biến nhưng vẫn được sử dụng cùng thiazol,
dithiocarbamat, hoặc các chất xúc tác loại thiuram sunfua.
+ Các loại acid béo (acid stearic, acid oleic và dibutyl amoni oliat) được sử
dụng dưới dạng các muối kẽm để cải thiện được sự phân tán của kẽm oxit
- Chất hãm lưu hóa/ chất làm chậm quá trình cháy sém:
Các chất hãm lưu hóa hoặc chất làm chậm quá trình cháy sém được sử dụng để
ngăn chặn các quá trình này trong chế biến cao su. Bổ sung chất chống sém
(như MgO, acid salixylic, acid benzoic, acid acetylsalixylic, anhydrit phtalic, N-
nitroso-diphenylamin hoặc acid stearic) ở nồng độ 0.2-1% sẽ kéo dãn thời gian
bắt đầu cháy cao su mà không làm giảm tốc độ của quá trình lưu hóa. Các chất
này đặc biệt được chỉ định dùng khi các chất xúc tác hiệu quả cao gây ra quá
trình lưu hóa sớm ngay trong quá trình trộn và cán luyện.
Về mặt hóa học, magie oxit nung kiềm tính có chức năng và hoạt tính như chất
nhận acid, chất lưu hóa, chất ổn định và chất lưu hóa đối với các loại cao su và
elastomer.
- Chất độn, chất hãm cháy và chất tạo màu:
Chất độn gia cường làm tăng tốc độ cứng của hỗn hợp phần không lưu hóa và
cải thiện các tính chất của cao su lưu hóa, làm tăng bộ bền kéo, chống mài mòn,
chống rách, và làm tăng độ cứng của cao su. Chất độn gia cường có khả năng
thay đổi mạnh độ nhớt và các tính chất của cao su lưu hóa khi tăng hàm lượng
độn, trong khi chất độn không hoạt tính như canxi cacnonat nghiền (GCC) và
kaolanh không có các tính chất này, thậm chí còn làm giảm bớt tính chất cơ lý
của cao su lưu hóa.
Hiện nay, có hai loại chất độn gia cường thương mại chủ yếu là muội than và
silic oxit. Muội than là vật liệu có thể tạo ra tương tác hóa học bề mặt màng đặc
trưng hữu cơ với elastomer. Ngược lại, silic oxit là chất có tương tác hóa học bề
mặt màng đặc trưng vô cơ với elastomer, vì vậy về mặt hóa học, chất độn slic
oxit có thể được xử lý với hợp chất silan để thành cao su. Các chất độn này có
sẵn với cỡ hạt sơ cấp 100 angstroms.
Các loại chất độn khoáng trơ chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp
cao su là bột đá, bột nhẹ, kaolanh, đát sét, talc, mica và các loại khoáng khác
như diatomit, felspat, nephenlin xienit, thạch cao, pyrophylit, zeolit,...
Người ta còn dùng một số chất độn trong xử lý cao su với tác dụng làm chất
hãm cháy, chất chống khói và một số chức năng khác (ví dụ: nhôm trihydrat
(ATH), kẽm borat, antimoni oxit,...)
Một số khoáng và hóa chất được bổ sung vào tổ hợp phối liệu cao su (không
chứa muội than) để tạo màu cho cao su như titan dioxit, sắt oxit, kẽm oxit,
litopon và một số thuốc nhuộm hữu cơ. Titan dioxit được xem là chất tạo màu
trắng hàng đầu, rất bền vững hóa học và giúp cao su chống lại thoái biến của tia
UV cao, giúp sản phẩm cao su bền màu.
- Dẫn xuất của cao su NBR:
Ngoài cao su NBR thông thường còn có thêm một số loại dẫn xuất của chúng
để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau cải thiện một số tính chất của cao su
như: tăng cơ tính, tăng khả năng chịu nhiệt,....Có thể kể đến như NBR phối trộn
với nhựa PVC, NBR carboxylate hóa, NBR trộn với than đen.
- NBR và PVC:
Cao su NBR-PVC được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau
như: xấy dựng, nội thất, bao bì,...
PVC giúp tăng độ bền hóa cho cao su. NBR phối trộn với nhựa PVC tạo thành
hỗn hợp có tính kháng ozone, kháng mài mòn cũng như tăng độ bền trong quá
trình gia công. Hàm lượng nhựa PVC tối thiểu tạo nên tính kháng ozone là 25%
nên hầu hết hỗn hợp NBR/PVC có thành phần là 70/30. Tye kêh 70/30 thường
được sử dụng trong lớp phủ ống hoặc dây cáp. Một ưu điểm khác của loại này
là tính kháng cháy do phối trộn với PVC. Việc bổ sung PVC vào NBR cũng làm
tăng khả năng mang sắc tố trong các hợp chất màu, dẫn đến việc giữ màu sáng
hơn. Sự kết hợp này cũng có thể hiện tính dễ bay hơi của chất hóa dẻo thấp hơn
do ái lực của cao su nitrile mạnh hơn đối với chất dẻo lỏng thông thường. Tùy
thuộc vào hàm lượng PVC và chất hóa dẻo, hỗn hợp NBR-PVC cung cấp độ
đàn hồi, tăng khả năng chịu nén và tính linh hoạt tốt ở nhiệt độ thấp. Thông
thường, độ giãn dài tăng theo mức độ NBR trong khí độ bền kéo thì tăng theo
mức độ tăng của PVC. Ngoài ta, sự xuất hiện của nhựa PVC trong NBR cũng
dẫn đến hỗn hợp có áp suất tác động ngược lại tốt hơn, tạo áp suất nén lớn hơn
trong quá trình lưu hóa.
- NBR carboxylate hóa:
Cao su Acrylonitrile Butadien Copolymer Carboxyl hóa (Carboxylate Nitrile)
hay còn gọi là XNBR là cao su NBR được biến tính hóa học một phần khi gắn
nhóm -COOH trên sườn backbone của chuỗi phân tử NBR. Thêm nhóm
carboxylate vào NBR giúp cải thiện khả năng chống mài mòn và kháng mài
mòn vượt trội so với NBR thông thường. Với một hàm lượng nhóm carboxyl
càng nhiều, tính kháng xé, khả năng chống mài mòn và tính dai càng tốt. Tuy
nhiên, sự xuất hiện của các nhóm carboxyl gây ra sự lưu hóa sớm trong quá
trình gia công. Cao su XNBR thường được ứng dụng trong: các chi tiết chịu
nhiệt, chịu dầu, chịu mài mòn trong ngành ô tô; seal, đệm làm kín, phớt thủy
lực trong máy móc, thiết bị; lô cao su chịu nhiệt, chịu tải trong ngành sản xuất
tôn, thép, kim loại; lô cao su chịu tải, lô cán màng ngành bao bì.
- NBR trộn với than đen
Được sản xuất bằng cách thêm than đen vào trong latex NBR và sau đó sấy
khô, tạo thành các mẫu nhỏ. Hỗn hợp này có thể được sử dụng bằng cách phối
trộn với polymer thô hoặc với các hỗn hợp NBR trộn than đen khác để điều
chỉnh lượng than đen. Ưu điểm của hỗn hợp NBR trộn than đen là sự phân tán
của than đen được cải thiện, các tính chất cơ lý tốt hơn và môi trường sản xuất
sạch hơn.
3.4. Ứng dụng:
Một số ứng dụng trong thực tế của NBR

- Ứng dụng trong công nghiệp ô tô: cao su NBR được sử dụng rộng rãi trong
công nghiệp ô tô vì tính năng chịu dầu và khả năng chống mài mòn. Các bộ
phận như ống xả, ống nhiêu liệu, phớt đĩa và gioăng cao su trong hệ thống khí
nén thường được làm từ cao su NBR. Nó giúp cách nhiệt, chống ồn và bảo vệ
các bộ phận khác trong động cơ.
- Ứng dụng trong ngành dầu khí: cao su NBR được sử dụng trong ống cấp dầu và
các thiết bị khác để chịu được áp lực cao và kháng dầu. Nó cũng được sử dụng
trong việc tạo ra các phớt và gioăng chịu dầu và chống mài mòn.
- Ứng dụng trong ngành Y tế: cao su NBR được sử dụng để tạo ra các găng tay y
tế, ống dẫn chất lỏng và các sản phẩm y tế khác vì khả năng chống thấm nước
và chịu dầu. Nó được coi là một vật liệu lý tưởng trong ngành Y tế.

- Ứng dụng trong sản xuất đề diện tử: cao su NBR được sử dụng để tạo ra các
phụ kiện điện tử như bàn phím, nút bấm, để chống trượt và cách nhiệt. Với khả
năng cách điện tốt, nó đang tin cậy và an toàn để sử dụng trong các thiết bị điện
tử.
- Ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm: để tạo ra các bộ phận như ống
chịu dầu, gioăng và phớt chịu mài mòn. Nó đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh
và an toàn của ngành công nghiệp thực phẩm.
- Ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất: cao su NBR được sử dụng trong
việc tạo ra các bộ phận chịu dầu, chịu hóa chất và chịu mài mòn. Nó giúp bảo
vệ các bề mặt và ứng dụng trong môi trường hóa chất khắc nghiệt.
- Ứng dụng trong ngành công nghiệp cơ khí: cao su NBR được sử dụng để tạo ra
các bộ phận chịu mài mòn, gioăng và phớt. Nó giúp giảm ma sát và bảo vệ các
bề mặt chạm khác nhau trong quá trình hoạt động

- Ứng dụng trong ngành công nghiệp nước và xử lý chất thải: cao su NBR được
sử dụng để tạo ra các bộ phận như gioăng, ống, van và bộ lọc, chịu được nhiều
chất lỏng và điều kiện khắc nghiệt trong quá trình xử lý nước.
 Cao su NBR đa dụng và linh hoạt trong việc ứng dụng vào nhiều lĩnh vực
khác nhau. Với đặt tính vượt trội như kháng dầu, chống mài mòn, chịu nhiệt,
đàn hồi và khả năng cách điện, cao su NBR trở thành một vật liệu lý tưởng
trong nhiều ứng dụng công nghiệp và gia đình.

You might also like