Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

100 CÂU HỎI ÔN THI TRẮC NGHIỆM KINH TẾ HỌC

MÁC - LÊNIN
Câu 1. Điều kiện để sản xuất hàng hoá ra đời?

A. Mong muốn của con người muốn tiêu dùng những sản phẩm do người khác làm ra.
B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất giúp cho có thể sản xuất được những sản phẩm tốt hơn.
C. Lực lượng sản xuất phát triển làm cho các quan hệ kinh tế được mở rộng.
D. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất (sự tách biệt
về quyền sở hữu).

Câu 2. Giá trị hàng hoá là gì?

A. Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hoá.
B. Là số lượng thời gian thực tế phải bỏ ra để làm nên hàng hoá đó.
C. Một quan hệ về lượng giữa những giá trị sử dụng khác nhau.
D. Biểu hiện tính hai mặt của hàng hoá mà mặt kia là giá trị sử dụng như một thuộc tính không thể
thiếu của mọi loại hàng hoá.

Câu 3. Lao động trừu tượng tạo ra cái gì ?

A. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.


B. Là phạm trù vĩnh viễn, không chỉ có trong sản xuất hàng hoá mà có trong mọi nền sản xuất nói
chung.
C. Biểu hiện tính chất cá nhân của người sản xuất hàng hoá.
D. Tạo ra giá trị của hàng hoá.

Câu 4. Lượng giá trị của hàng hoá được tính ( đo ) bởi cái gì?

A. Hao phí vật tư kỹ thuật và tiền lương chi phí cho công nhân.
B. Hao phí mà người lao động đã bỏ ra để làm nên hàng hoá đó.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Lao động sống và lao động quá khứ kết tỉnh trong hàng hoá,

Câu 5. Nội dung thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá là gì?

A. Với trình độ khoa học kỹ thuật trung bình mà xã hội đã đạt tới ở 1 thời điểm nhất định
B. Với cường độ lao động trung bình, trình độ thành thạo trung bình của một xí nghiệp hay một
đơn vị sản xuất
C. Với trình độ kỹ thuật, năng suất lao động và cường độ lao động trung bình xã hội.
D. Trong điều kiện sản xuất bình thường xét trên phạm vi quốc gia hoặc phạm vi quốc tế.

Câu 6. Yếu tố nào làm giảm giá trị trong 1 đơn vị hàng hoá?

A. Tăng cường độ lao động để giảm chì phi tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm.
B. Tăng năng suất lao động.
1
C. Tăng thời gian lao động để giảm chi phi tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm. động.
D. Tăng thêm những trang bị vật chất và kỹ thuật cho lao động.

Câu 7. Giá trị sử dụng của hàng hoá là gì?

A. Giá trị để cho người sản xuất ra nó sử dụng trực tiếp hoặc đem trao đổi lấy 1 giá trị khác
B. Là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua
C. Cơ sở của phân công lao động xã hội và để trao đổi giữa những lĩnh vực sản xuất khác nhau
D. Cải tạo nên nội dung và ý nghĩa của giá trị hàng hoá.

Câu 8. Hai hàng hoá trao đổi với nhau trên cơ sở nào?

A. Lượng thời gian lao động xã hội cần thiết


B. Tuy có giá trị sử dụng khác nhau nhưng đều cùng là sản phẩm của lao động.
C. Phân công lao động làm cho người ta phải trao đổi giá trị sử dụng do mình làm ra lấy
giá trị sử dụng khác do người khác làm ra
D. Có hao phí vật tư kỹ thuật cụ thể bằng nhau.

Câu 9. Giá cả của hàng hoá là gì?

A. Là giá trị của hàng hóa


B. Là số tiền mà người mua trả cho người bán hàng hoá để được quyền sở hữu hàng hoá đó.
C. Là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoa đó
D. Là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

Câu 10. Tăng cường độ lao động thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá sẽ như thế nào?

A. Làm cho lượng giá trị của một hàng hoá tăng lên.
B. Làm cho lượng giá trị của một hàng hoá giảm xuống.
C. Làm cho lượng giá trị của một hàng hoá không đổi.
D. Làm cho lượng giá trị của tổng hàng hoá không đổi.

Câu 11. Nội dung của quy luật giá trị ?

A. Người sản xuất chỉ sản xuất những loại hàng hoá nào đem lại nhiều giá trị cho họ.
B. Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào giá trị của hàng hoá.
C. Giá trị sử dụng của hàng hoá càng cao thì hàng hoá càng có giá trị cao.
D. Tất cả mọi sản phẩm có ích do người lao động làm ra đều có giá trị.

Câu 12. Hàng hoá là gì?

A. Một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có ích cho con người hoặc cho xã hội.
B. Một sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu của con người.
C. Một sản phẩm của lao động, có tính hữu ích và được sản xuất ra để trao đổi.
D. Một sản phẩm của lao động, sản xuất ra để tiêu dùng cho sản xuất hoặc cho cá nhân.

Câu 13. Yếu tố căn bản quyết định giá cả hàng hoá là gì?

2
A. Quan hệ cung cầu
B. Thị hiếu, mốt thời trang và tâm lý xã hội của mỗi thời kỳ.
C. Giá trị sử dụng của hàng hoá cũng tức là chất lượng của hàng hoá đó.
D. Giá trị của hàng hoá.

Câu 14 . Chức năng cơ bản nhất của tiền là gì?

A. Phương tiện lưu thông.


B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Thước đo giá trị.

Câu 15. Quy luật giá trị là quy luật của nền kinh tế nào?

A. Mọi nền sản xuất trong lịch sử loài người.


B. Kinh tế hàng hoá
C. Sản xuất hàng hoá giản đơn.
D. Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa.

Câu 16. Lao động cụ thể tạo ra cái gì?

A. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.


B. Tạo ra giá trị hàng hoá và do đó đem lại thu nhập cho người lao động.
C. Là phạm trù lịch sử tức là chỉ trong xã hội có nền sản xuất hàng hoá.
D. Biểu hiện tính chất xã hội của người sản xuất hàng hoá.

Câu 17. Hiểu theo nghĩa rộng thị trường là gì?

A. Là nơi diễn ra hành vi trao đổi mua bán


B. Là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi mua bán hàng xã hội.
C. Là thị trường diễn ra trong toàn quốc.
D. Là thị trường diễn ra trong phạm vi thế giới.

Câu 18. Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là gì?

A. Là cơ chế hình thành giá cả một cách tự do.


B. Là cơ chế hình thành giá cả do chủ quan của người mua.
C. Là cơ chế hình thành giá cả do nhà nước quyết định.
D. Là cơ chế hình thành giá cả theo ý muốn chủ quan của người bán.

Câu 19. Những quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường là gì?

A. Quy luật giá trị, quy luật cung cầu.


B. Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ.
D. Quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.

3
Câu 20. Các chủ thể chính tham gia thị trường?

A. Người bán và người mua.


B. Nhà nước và lực lượng trung gian mua bán.
C. Người sản xuất, người tiêu dùng, lực lượng trung gian trong thị trường và nhà nước.
D. Nhà nước và nhân dân lao động.

Câu 21. Tác dụng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế - xã hội?

A. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động
B. Điều tiết việc di chuyển lao động, tiền vốn và TLSX từ khu vực sản xuất này sang khu vực sản
xuất khác.
C. Tạo ra những bất công trong xã hội, người giầu thì quá giầu, người nghèo thì quá nghèo.
D. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa và phân hoá những người sản
xuất hàng hoá.

Câu 22. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá?

A. Xã hội chia thành người đi bóc lột và người bị bóc lột.


B. Người lao động được tự do về thân thể và không có TLSX.
C. Sản xuất hàng hoá phát triển tới mức có thể đem mua và bán sức lao động trên thị trường.
D. Phân công lao động xã hội phát triển tới mức có 1 số lĩnh vực sản xuất không đủ số lượng lao
động và phải thuê thêm công nhân.

Câu 23. Giá trị thặng dư là gì?

A. Giá trị sức lao động của người công nhân làm thuê cho chủ tư bản.
B. Giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hoá.
C. Là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động.
D. Giá trị bóc lột được do nhà tư bản trả tiền công thấp hơn giá trị sức lao động.

Câu 24. Về mặt lượng tư bản bất biến trong quá trình sản xuất sẽ như thế nào?

A. Chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm.


B. Chuyển dần từng phần giá trị vào sản phẩm.
C. Không tăng lên về lượng.
D. Tăng lên về lượng.

Câu 25. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là ?


A. Do lao động không công của người lao động làm thuê.
B. Do máy móc và công nghệ tiến tiến.
C. Do bán hàng hóa cao hơn giá trị.
D. Do mua rẻ, bán đắt

Câu 26. Tư bản bất biến là gì?


A. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái TLSX.
B. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động.
C. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu.
4
D. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái đối tượng lao động.

Câu 27. Tư bản khả biến là gì ?

A. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động.
B. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động và nguyên vật liệu.
C. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái đối tượng lao động.
D. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái công nghệ mới.

Câu 28. Về mặt lượng tư bản khả biến trong quá trình sản xuất sẽ như thế nào?

A. Không tăng lên về lượng.


B. Chuyển dần giá trị vào sản phẩm.
C. Được bảo tồn nguyên vẹn.
D. Tăng lên về lượng.

Câu 29. Tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện cái gì?

A. Qui mô bóc lột của tư bản đối với người lao động.
B. Trình độ bóc lột của tư bản đối với người lao động.
C. Tính chất bóc lột của tư bản đối với lao động.
D. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động.

Câu 30. Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh điều gì?

A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động.


B. Tính chất bóc lột của tư bản đối với lao động.
C. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động.
D. Qui mô bóc lột của tư bản đối với lao động.

Câu 31. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là gì?

A. Kéo dài ngày lao động, trong lúc vẫn giữ nguyên thời gian lao động tất yếu.
B. Tăng cường độ lao động.
C. Rút ngắn thời gian lao động tất yếu, giữ nguyên độ dài ngày lao động.
D. Tăng cường độ lao động và kéo dài thời gian lao động.

Câu 32. Chi phí sản xuất TBCN là gì?

A. Hao phí lao động quá khứ và phần lao động sống được trả công.
B. Hao phí tư bàn bất biển, tư bản khả biến và giá trị thặng dư.
C. Hao phi tư bàn bất biến để sản xuất ra hàng hoá.
D. Hao phi tư bản khả biến để sản xuất ra hàng hoá.

Câu 33, Mối quan hệ giữa lợi nhuận giá trị thặng dư

A. Lợi nhuận và giá trị thặng dư khác nhau về nguồn gốc.


5
B. Cùng một nguồn gốc nhưng khác nhau về tính chất.
C. Cùng bản chất nhưng khác nhau về nguồn gốc: một bên là thu nhập của nhà tư bản, một bên là
thu nhập của người lao động.
D. Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư .

Câu 34. Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối là gì?

A. Do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu.
B. Do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, giữ nguyên độ dài ngày lao động.
C. Do tăng năng suất lao động.
D. Do áp dụng kỹ thuật tiên tiến.

Câu 35. Nguyên nhân dẫn đến sự bình quân hoá lợi nhuận?

A. Cạnh tranh giữa các nước và các khu vực.


B. Cạnh tranh trong nội bộ từng ngành.
C. Cạnh tranh giữa các ngành.
D. Do mọi nhà tư bản đềucó xu hướng cải tiến kỹ thuật nhằm chiếm lợi nhuận siêu ngạch.

Câu 36. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận?

A. Tỷ suất giá trị thặng dư.


B. Cấu tạo hữu cơ của tư bản.
C. Tốc độ chu chuyển tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến.
D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 37. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh điều gì?

A. Phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản.


B. Phản ánh tỷ lệ giữa lợi nhuận và tư bản bất biến.
C. Phản ánh tỷ lệ giữa lợi nhuận và giá trị sức lao động
D. Phản ánh lợi ích của nhà tư bản trong sử dụng lao động làm thuê

Câu 38. Tư bản cố định là gì?


A. Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động (máy móc, nhà xưởng,..).
B. Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái TLSX
C, Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu
D. Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái hàng hóa sản xuất ra

Câu 39. Tư bản lưu động là gì?

A. Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động và nguyên vật liệu
B. Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động
C. Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu
D. Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái máy móc, nhà xưởng

Câu 40. Quan hệ giữa giá cả và giá trị trước khi hình thành lợi nhuận bình quân như thế nào?
6
A. Cung lớn hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị hàng hoá
B. Cung nhỏ hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hóa
C. Cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị hàng hoá
D. Cung bằng cầu thì giá cả lớn hơn giá trị hàng hoá.

Câu 41. Lợi nhuận bình quân là gì?

A. Lợi nhuận trung bình của các nhà tư bản kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
B. Lợi nhuận trung bình giữa các nhà tư bản kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông.
C. Lợi nhuận bằng nhau của những số tư bản bằng nhau bỏ vào những ngành sản xuất khác nhau.
D. Lợi nhuận trung bình tính cho một đồng vốn sau khi đã trừ đi mọi khoản chi phí sản xuất.

Câu 42. Để có lợi nhuận siêu ngạch nhà tư bản sử dụng biện pháp gì?
A. Tăng cường độ lao động.
B. Kéo dài ngày lao động.
C. Cải tiến kỹ thuật công nghệ và tổ chức quản lý.
D. Di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác.

Câu 43. Căn cứ để phân chia tư bản thành tư bản bất biến và và tư bản khả biến?

A. Đặc điểm của mỗi loại tư bản


B. Tốc độ vận động của mỗi loại tư bản
C. Tác dụng của từng bộ phận của tư bản trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư
D. Sự chu chuyển giá trị của mỗi loại tư bản

Cầu 44. Đặc điểm quan trọng nhất để hàng hóa sức lao động là hàng hoá đặc biệt là gì?

A. Vì sức lao động là yếu tố quan trọng nhất của mọi nền sản xuất xã hội
B. Vì sức lao động được mua bán trên thị trường đặc biệt, ở đó chỉ có người cần mua và người cần
bán đến thôi.
C. Vì khi sử dụng nó thì tạo ra được 1 giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó
D. Vì giá trị hàng hoá sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử.

Câu 45, Tỷ suất lợi nhuận biểu hiện điều gì ?

A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động.


B. Tính chất bóc lột của tư bản đối với lao động.
C. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động.
D. Mức doanh lợi của đầu tư tư bản.

Câu 46. Mục đích chính của sự vận động của tư bản là gì?

A. Đổi giá trị sử dụng này lấy giá trị sử dụng khác.
B. Thực hiện giá trị của hàng hoá.
C. Bóc lột giá trị thặng dư.
D. Thực hiện lưu thông hàng hoá
7
Câu 47. Tư bản là gì?

A. Một số lượng của cải có giá trị sử dụng là kinh doanh kiếm lời.
B. Giá trị mang lại giá trị thặng dư.
C. Là một món tiền không phải để chỉ tiêu cho cá nhân mà để chi tiêu cho sản xuất.
D. Là nhà xưởng, máy móc và một số tiền vốn cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Câu 48. Khi nào thì tiền tệ biến thành tư bản?

A. Khi sức lao động trở thành hàng hoá


B. Khi QHSX TBCN bắt đầu được hình thành.
C. Khi những thương nhân giầu có bắt đầu bỏ vốn vào kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và
nông nghiệp.
D. Khi giai cấp tư sản và giai cấp công nhận được hình thành

Câu 49. Gía cả sản xuất bằng gì?

A. Chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.
B. Toàn bộ chi phi bỏ ra trong quá trình sản xuất.
C. Giá cả thị trường trừ đi lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp.
D. Giá trị của hàng hoà cộng với lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp.

Câu 50, Yếu tố kinh tế nào tác động làm cho giá cả xoay quanh giá trị?

A. Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.


B. Trình độ tay nghề của người lao động.
C. Do mối quan hệ cung - cầu tác động.
D. Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động.

Câu 51. Tác động tích cực của cạnh tranh là gì?

A. Thúc đẩy phát triển LLSX và phát triển nền kinh tế thị trường.
B. Tạo cơ chế điều chỉnh linh hoạt cho việc phân bố các nguồn lực.
C. Thúc đẩy thỏa mãn nhu cầu xã hội.
D. Tất cả các yếu tố trên,

Câu 52. Tác động tiêu cực của cạnh tranh là gì?

A. Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
B. Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.
C. Cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại đến phúc lợi xã hội.
D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 53. Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là gì?
A. Để chèn ép các doanh nghiệp yếu thế hơn.
B. Nhằm sát nhập doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp mình.
8
C. Tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất cho mình.
D. Nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn cho các doanh nghiệp khác.

Câu 54. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành điều gì ?

A. Lợi nhuận bình quân.


B. Giá cả sản xuất.
C. Giá trị thị trường.
D. Lợi nhuận độc quyền.

Câu 55. Công thức xác định giá trị thặng dư siêu ngạch?

A. Giá trị xã hội của hàng hoá + giá trị cá biệt của hàng hoá.
B. Giá trị xã hội của hàng hoá - giá trị cá biệt của hàng hoá.
C. Giá trị thặng dư tương đối + giá trị thặng dư tuyệt đối.
D. Giá trị xã hội của hàng hoá + giá trị thặng dư.

Câu 56. Bản chất của lợi nhuận là gì?

A. Lợi nhuận là do mua rẻ bán đắt.


B. Lợi nhuận là do bán hàng hóa cao hơn giá trị.
C. Lợi nhuận là số tiền lời sau khi bán hàng hóa.
D. Lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường.

Câu 57. So sánh lợi nhuận với giá trị thặng dư do tác động của quy luật cung cầu:

A. Cung > cầu thì p>m.


B. Cung = cầu thì p = m.
C. Cung < cầu thì p<m.
D. Cung = cầu thì p>m.

Câu 58. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường ?

A. Lợi nhuận và lợi tức.


B. Lợi nhuận và địa tô.
C. Lợi tức và địa tô.
D. Lợi nhuận, lợi tức và địa tô.

Câu 59. Tiền công trong CNTB là gì?

A. Số tiền mà nhà tư bản đã trả để đổi lấy toàn bộ số lượng lao động mà người công nhân đã bỏ ra
khi tiến hành sản xuất.
B. Số tiền mà chủ tư bản đã trả công lao động cho người làm thuê.
C. Giá cả lao động của người công nhân làm thuê được thể hiện bằng tiền.
D. Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động.

Câu 60. Bản chất của tích lũy tư bản là gì?


9
A. Là việc sát nhập các nhà tư bản lại với nhau.
B. Là tư bản hóa giá trị thặng dư.
C. Là địa tô được tư bản hóa.

D. Là vay thêm tiền để mở rộng quy mô sản xuất.

Câu 61. Tích tụ tư bản là gì?


A. Mở rộng sản xuất bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư.
B. Sát nhập các xí nghiệp lại với nhau.
C. Mở rộng sản xuất trên cơ sở tín dụng.
D. Mở rộng sản xuất trên cơ sở thôn tính đối thủ cạnh tranh.

Câu 62. Tập trung tư bản là gì?


A. Là tư bản hóa giá trị thặng dư.
B. Là hợp nhất các nhà tư bản cá biệt lại với nhau.
C. Là quá trình liên kết giữa TB sản xuất và TB thương nghiệp.
D. Là mở rộng sản xuất trên cơ sở tín dụng.

Câu 63. Những nhân tố nào sau đây làm tăng quy mô tích lũy tư bản?

A. Nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư và năng suất lao động.
B. Sử dụng hiệu quả máy móc.
C. Đại lượng tư bản ứng trước.
D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 64. Điều kiện để tư bản tuần hoàn một cách bình thường là gì?

A. Ba loại tư bản tồn tại trong cùng một giai đoạn.


B. Tồn tại cùng một lúc ba hình thức tư bản.
C. Không cần tồn tại cùng một lúc ba hình thức tư bản.
D. Ba hình thức tư bản cùng tồn tại và tuần hoàn liên tục trong cả ba giai đoạn. (+)

Câu 65, Tuần hoàn của tư bản là gì?

A. Sự vận động liên tục của tư bản tiền tệ của các nhà tư bản.
B. Sự vận động liên tục của tư bản tiền tệ sang hình thức tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá.
C. Sự vận động liên tục của tư bản qua các hình thức khác nhau để trở về hình thái ban đầu với
lượng giá trị lớn hơn.
D. Sự vận động liên tục của tư bản cố định và tư bản lưu động.

Câu 66. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của tư bản là gì?

A. Thời gian sản xuất dài hay ngắn trong một vòng tuần hoàn.
B. Thời gian tồn tại của tư bản cố định trong một vòng tuần hoàn.
C. Thời gian sản xuất và thời gian lưu thông để thực hiện một vòng tuần hoàn.
D. Thời gian bán hàng hoá để thu về giá trị thặng dư và thời gian mua hàng hoá để tiếp tục vòng
tuần hoàn.
10
Câu 67. Căn cứ để phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là gì?

A. Việc xác định nguồn gốc cuối cùng của giá trị thặng dư.
B. Phương thức chu chuyển giá trị của tư bản cố định và tư bản lưu động
C. Phương thức khấu hao tư bản cố định trong quá trình tái sản xuất.
D. Tốc độ chu chuyển của tư bản.

Câu 68. Giải pháp quan trọng nhất để giảm thời gian sản xuất, tăng tốc độ chu chuyển của tư bản là
gì?

A. Sử dụng nguồn lao động có tay nghề thành thạo.


B. Sử dụng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.
C. Cải tiến, thay đổi các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất.
D. Có chính sách thưởng, phạt hợp lý đối với người lao động.

Câu 69. Biện pháp chủ yếu để khôi phục lại tư bản cố định đã hao mòn?

A. Tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.


B. Tăng vòng quay của tư bản đầu tư.
C. Thành lập quỹ khấu hao tư bản cố định.
D. Nắm vững hai loại hao mòn hữu hình và vô hình tư bản cố định.

Câu 70. Thời gian của một vòng chu chuyển tư bản bao gồm những thời gian nào?

A. Thời gian mua và thời gian bán.


B. Thời kỳ làm việc, thời kỳ gián đoạn sản xuất và thời kỳ dự trữ sản xuất.
C. Thời gian sản xuất và thời gian bán hàng.
D. Thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

Câu 71. Nguyên nhân cơ bản làm cho tư bản cố định hao mòn hữu hình là gì?

A. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.


B. Cung lớn hơn cầu về tư bản cố định.
C. Tăng năng suất lao động trong ngành chế tạo máy.
D. Do sử dụng và do tác động của thiên nhiên.

Câu 72. Nhà tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp
bằng cách nào ?

A. Bán cho nhà tư bản thương nghiệp bằng chi phí sản xuất để họ bán theo giá trị.
B. Bán cho nhà tư bản thương nghiệp bằng giá cả sản xuất thấp hơn giá cả thị trường.
C. Bán cho nhà tư bản thương nghiệp thấp hơn giá cả sản xuất để họ bán theo giá cả sản xuất.
D. Bán cho nhà tư bản thương nghiệp bằng giá cả thị trường để họ tuỳ ý nâng giá bán.

Câu 73. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là gì?

A. Bán hàng hoá với giá cả cao hơn giá trị.


11
B. Quay vòng vốn nhanh nên thu được lợi nhuận.
C. Phần giá trị thặng dư dành cho việc thực hiện giá trị hàng hoá.
D. Lừa đảo trong quá trình mua bán hàng hoá.

Câu 74. Nguồn gốc của lợi tức?

A. Là một phần của giá trị thặng dư.


B. Là do tuần hoàn của tư bản tiền tệ và sinh ra theo công thức T - T.
C. Là do lao động thặng dư của công nhân viên ngành ngân hàng tạo ra.
D. Là giá trị thặng dư do một loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ tạo ra.

Câu 75. Tư bản cho vay là gì ?

A. Tư bản mang hình thái hàng hoá.


B. Tư bản thuộc sở hữu của người sử dụng.
C. Là tư bản - tiền tệ mà khi đưa cho người khác sử dụng thì thu được lợi tức.
D. Là tư bản đầu tư thêm vào sản xuất để từ đó nhận được cả lợi tức lẫn lợi nhuận trong khi không
phải trực tiếp quản lý công việc kinh doanh.

Câu 76. Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì ?

A. Một phần của giá trị thặng dư trong nông nghiệp.


B. Sản phẩm thặng dư và cả một phần sản phẩm tất yếu do công nhân nông nghiệp tạo ra bị chủ
ruộng chiếm đoạt.
C. Toàn bộ giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra.
D. Một phần giá trị thặng dư mà tư bản nông nghiệp trích trong lợi nhuận bình quân của mình để
trả cho chủ ruộng đất.

Câu 77. Địa tô chênh lệch I là gì?

A. Lợi nhuận siêu ngạch do sản xuất trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi tạo ra.
B. Lợi nhuận siêu ngạch do sản xuất trên những ruộng đất tốt tạo ra.
C. Là địa tô mà địa chủ thu được trên ruộng đất tốt và độ màu mỡ cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. Lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thêm tư bản để thâm canh tạo ra.

Câu 78. Địa tô tuyệt đối là gì?

A. Giá trị thặng dư mà chủ ruộng đất bóc lột trực tiếp công nhân nông nghiệp.
B. Là địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho thuê, không kể độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi
hay do thâm canh.
C. Lợi nhuận siêu ngạch thu được do đầu tư thêm các yếu tố kỹ thuật.
D. Lợi nhuận siêu ngạch thu được do sản xuất trên ruộng đất tốt và trung bình.

Câu 79. Địa tô chênh lệch II là gì ?

A. Lợi nhuận siêu ngạch do sản xuất trên những ruộng đất tốt tạo ra.
B. Lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thêm tư bản để thâm canh tạo ra.
C. Lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thêm tư bản để mở rộng diện tích canh tác tạo ra.
12
D. Lợi nhuận siêu ngạch sản xuất trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi tạo ra.

Câu 80. Tính quy luật của việc hình thành các tổ chức độc quyền là do?

A. Tự do cạnh tranh dẫn tới tiêu diệt và làm phá sản phần lớn các nhà tư bản yếu kém.
B. Sự liên minh của các nhà tư bản.
C. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đạt đến một giới hạn nhất định
D. Tự do cạnh tranh thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất, đến một trình độ nhất định sẽ đẻ ra độc
quyền.

Câu 81. Xuất khẩu tư bản là đặc điểm kinh tế của CNTB ở giai đoạn nào?

A. Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh phát triển vượt khỏi quy mô quốc gia.
B. Giai đoạn CNTB độc quyền.
C. Giai đoạn chủ nghĩa thực dân xâm lược.
D. Giai đoạn sản xuất hàng hoá.

Câu 82. Tư bản tài chính là gì?

A. Là sự hoạt động của các tư bản thương nghiệp.


B. Là sự dung hợp của tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp.
C. Là sự hoạt động của CNTB tự do cạnh tranh.
D. Là sự hoạt động của tư bản ngân hàng phát triển tới mức thống trị toàn bộ các loại tư bản khác.

Câu 83. Xuất khẩu tư bản có nghĩa là gì ?

A. Là mang hàng hoá ra nước ngoài bán.


B. Là mang tư bản ra nước ngoài cho vay hoặc đầu tư kinh doanh.
C. Là bán tư liệu sản xuất cho nước ngoài tức là nhường bớt trận địa sản xuất tư liệu sinh hoạt cho
những nước có nhân công rẻ hơn.
D. Là mang tiền ra nước ngoài mua hàng.

Câu 84. Nội dung của phân chia thế giới về kinh tế?

A. Phân chia thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng.


B. Phân chia thị trường và nơi đầu tư.
C. Phân chia nơi cung cấp nguyên liệu.
D. Phân chia nơi cung cấp nhân công.

Câu 85. Nội dung của việc phân chia thế giới về lãnh thổ?

A. Phân chia thị trường.


B. Phân chia nơi đầu tư.
C. Xâm chiếm thuộc địa trên cơ sở thực hiện chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
D. Phân chia khu vực ảnh hưởng về kinh tế và chính trị.

Câu 86. Biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong CNTB?

13
A. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước.
B. Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước.
C. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
D. Cả 3 biểu hiện trên.

Câu 87. Vì sao Việt Nam phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

A. Vì nó phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan.
B. Do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển.
C. Đây là mô hình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
D. Tất cả các lý do trên.

Câu 88. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là?

A. Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường.
B. Là nền kinh tế từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
C. Là nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 89. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam khác với đặc trưng của
kinh tế thị trường nói chung như thế nào?

A. Hoàn toàn khác nhau vì không có điểm chung.


B. Giống nhau về bản chất nhưng khác nhau về hình thức.
C. Vừa bao hàm đầy đủ các đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường vừa có các đặc trưng riêng của
Việt Nam.
D. Khác nhau về bản chất nhưng có nội dung giống nhau.

Câu 90. Vì sao phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

A. Do hệ thống thể chế đó còn chưa đồng bộ.


B. Do hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ.
C. Do hệ thống còn kém hiệu lực, hiệu quả.
D. Do hệ thống thể chế còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, kém hiệu lực, hiệu quả. Kém đầy đủ các
yếu tố thị trường và các loại thị trường.

Câu 91, Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế xã hội

A. Là cơ sở để phân chia lợi nhuận với nhau.


B. Là động lực trực tiếp của các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội.
C. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
D. Là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội và là cơ sở
thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.

Câu 92. Xã hội loài người đã và đang trải qua mấy cuộc cách mạng công nghiệp?

A. 1.
14
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 93, Vai trò của Cách mạng công nghiệp đổi với sự phát triển của xã hội?

A. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất.


B. Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
C. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
D. Cả 3 yếu tố trên

Câu 94. Đặc trưng của cuộc cách mạng 4.0 (Cách mạng công nghiệp lần thứ tư)?

A. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước.


B. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện.
C. Sử dụng công nghệ thông tin và máy tính, tự động hóa sản xuất.
D. Liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất.

Câu 95, Công nghiệp hóa là gì?

A. Là quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc.
B. Là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp là chính sang sản xuất công nghiệp
là chính.
C. Là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công sang lao động bằng máy mốc
nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
D. Công nghiệp hóa là quá trình phát triển nền sản suất theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng

Câu 96. Vì sao Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Đây là quy luật phổ biến cho sự phát triển lực lượng sản xuất.
B. Nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
C. Nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong phát triển kinh tế.
D, Là quy luật phổ biến của sự phát triển LLSX mà mội nước đều phải trải qua, đối với nước ta
còn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH

Câu 97. Nội dung CNH, HĐH ở Việt Nam là gì?

A. Tạo lập những điều kiện có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất xã hội tiến bộ.
B. Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội
hiện đại.
C. Thực hiện ngay các nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
D. Tạo lập những điều kiện cần thiết để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất xã hội tiến bộ, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất xã
hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội hiện đại.

15
Câu 98. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

A. Là quá trình quốc gia đó gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới.
B, Là biết chia sẻ lợi ích với các quốc gia khác.
C. Là sự tuân thủ các chuẩn mục quốc tế chung.
D. Cả ba yếu tố trên.

Câu 99. Vì sao Việt Nam phải hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Do xu thế khách quan của việc phát triển LLSX.


B. Nhằm tiếp cận và đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0.
C. Để phát huy lợi thế so sánh và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.
D. Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, đồng thời nó là phương thức phát
triển phổ biến của các nước

Câu 100. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

A. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hội nhập thành công và thực hiện đa dạng các hình thức, các
mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
B. Hội nhập toàn diện nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.
C. Hội nhập với nền kinh tế thế giới chủ yếu là ngành công nghiệp.
D. Hội nhập bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

16

You might also like