Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TS. Đinh Gia Thiện – Địa chỉ liên hệ: 23-Nguyễn Phan Vinh – Phường An Sơn.

KIỂM TRA GIỮA HKII – ĐỀ 4


Thời gian: 45 phút

1) Biogas là một loại khí sinh học, được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, sinh
hoạt. Biogas được dùng để đun nấu, chạy máy phát điện sinh hoạt gia đình. Thành phần chính của biogas là
A. N2. B. CO2. C. CH4. D. NH3.
2) Phát biểu nào sau đây về alkane là không đúng?
A.Trong phân tử alkane chỉ có liên kết đơn.
B. Chỉ các alkane là chất khí ở điều kiện thường được dùng làm nhiên liệu.
C.Các alkane lỏng được dùng sản xuất xăng, dầu và làm dung môi.
D.Các alkane rắn được dùng làm nhựa đường, nguyên liệu cho quá trình cracking.
3) Số đồng phân cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C4H10 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
4) Cho methane tác dụng với khí chlorine (ánh sáng) theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2, sau phản ứng sản phẩm
hữu cơ thu được là
A. CH3Cl. B. CHCl3. C. CH2Cl2. D. CCl4.
5) Oxi hoá ethylene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
6) Cho phản ứng CH3−CH=CH−CH3 + H2 → X. Tên gọi của X là
A. butene. B. butane. C. isobutane. D. 2-methylpropane.
7) Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Methane. B. Butane. C. Propene. D. Ethane.
8) Chất nào sau đây thuộc ankyne?
A. CH2=CH2. B. CH≡C-CH3. C. CH3-CH3. D. CH2=C=CH2.
9) Để phân biệt ethane và ethene, dùng phản ứng nào sau đây ?
A. Phản ứng đốt cháy. B. Phản ứng cộng với hydrogen.
C. Phản ứng cộng với nước bromine. D. Phản ứng trùng hợp.
10) Chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?
A. CH3-C≡C-CH3. B. (CH3)2C=CH-CH3.
C. CH3-CH2-CH=CH-CH3. D. CH2=CH-CH3.
11) Chất nào sau đây tạo kết tủa với dd AgNO3/NH3?
A. dimethylacetylene. B. propyne. C. pent-2-yne. D. ethene.
12) Áp dụng quy tắc Markovnikov vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br2 với alkene đối xứng. B. Phản ứng cộng của HX vào alkene đối xứng.
C. Phản ứng trùng hợp của alkene. D. Phản ứng cộng của HX vào alkene bất đối xứng.
13) Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no?
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng trùng hợp.
C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng thế.
14) Tính chất nào sau đây không phải của alkylbenzene ?
A. Không màu sắc. B. Không mùi vị.
C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
15) Phản ứng của benzene với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?
A. HNO3 đậm đặc. B. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.
C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc. D. HNO2 đặc/H2SO4 đặc.
16) Công thức phân tử của toluen là
A. C6H6 B. C7H8 C. C8H8 D. C7H9
17) Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có vòng benzene.
B. Các chất trong phân tử có vòng benzene được gọi là hydrocarbon thơm.
C. Những hydrocarbon trong phân tử có vòng benzene được gọi là hydrocarbon thơm.
D. Dãy đồng đẳng của benzene có công thức tổng quát CnH2n – 6 (n ≥ 6).
18) Arene X có công thức cấu tạo như hình bên. Tên gọi theo
danh pháp thay thế của X là
A. 1-methyl-2-ethylbenzene.
TS. Đinh Gia Thiện – Địa chỉ liên hệ: 23-Nguyễn Phan Vinh – Phường An Sơn.
B. 2-methyl-1-ethylbenzene. CH3
C. 1-ethyl-2-methylbenzene. CH2
D. 1-ethyl-6-methylbenzene. CH3

19) Cho sơ đồ phản ứng: A + 4H2   ethyl cyclohexane. Cấu tạo của A là
o
Ni , p ,t

A. C6H5CH2CH3. B. C6H5CH3. C. C6H5CH2CH=CH2. D. C6H5CH=CH2.


20) Hydrocarbon X không làm mất màu dung dịch bromine ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
A. toluene. B. vinylacetylene. C. styrene. D. ethylene.
21) Cho các phát biểu sau:
(1) Benzene có thể tác dụng với brom ở điều kiện thích hợp.
(2) Benzene không làm mất màu dung dịch potassium permanganate.
(3) Toluene làm mất màu dung dịch potassium permanganate ở điều kiện thường.
(4) Các alkylbenzene không làm mất màu dung dịch bromine ở điều kiện thường nhưng làm mất màu dung
dịch bromine khi đun nóng.
(5) Styrene là chất rắn không màu, không tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
TỰ LUẬN
Câu 1) Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene như hình vẽ.

Điều chế ethylene và thử tính chất


a) Viết PTHH điều chế ethylene.
b) Nêu hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4 sau phản ứng? Viết các PTHH xảy ra
trong ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4 loãng.
c) Nêu vai trò của dung dịch NaOH và của đá bọt.
Câu 2) Thực hiện thí nghiệm sau: Cho từ từ 2 mL dung dịch sulfuric acid đặc vào ống nghiệm đã chứa sẵn
1,5 mL dung dịch nitric acid đặc và làm lạnh trong chậu nước đá để tạo hỗn hợp nitro hóa. Nhỏ tiếp từ từ 1
mL benzene vào ống nghiệm và lắc ống nghiệm trong 6 đến 10 phút. Sau đó, rót từ từ hỗn hợp trong ống
nghiệm vào cốc chứa 20 đến 30 ml nước lạnh (khoảng 0°C - 10°C). Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều hỗn hợp rồi
để yên. Quan sát màu của chất lỏng ở đáy cốc.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra và cho biết nitrobenzene có tan trong nước không?
b) Từ m kg benzene có thể điều chế được 9,225 kg nitrobenzene, hiệu suất phản ứng là 60%. Tính m.
Câu 3) Cho 5 mL benzene vào bình tam giác 150 mL, sau đó dẫn một lượng nhỏ khí chlorine vào bình. Đậy
kín nắp bình rồi đưa ra ngoài ánh nắng. Trong bình xuất hiện khói trắng và trên thành bình thấy xuất hiện một
lớp bột 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane màu trắng.
Viết phương trình hoá học xảy ra và cho biết phản ứng chlorine hoá benzene xảy ra thuận lợi trong điều kiện
nào? Vì sao hiện nay 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane không còn được sử dụng là thuốc trừ sâu trong nông
nghiệp?
Câu 4) Tiến hành thí nghiệm của benzene và toluene với dung dịch KMnO4:
Bước 1. Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống khoảng 2 mL dung dịch KMnO4 0,1M.
Bước 2. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất khoảng 1 mL toluene và vào ống nghiệm thứ hai khoảng 1 mL
benzene. Lắc đều các ống nghiệm, sau đó để yên.
Bước 3. Dùng kẹp ống nghiệm kẹp các ống nghiệm rồi lần lượt đun nóng các ống nghiệm trên ngọn lửa đèn
cồn trong khoảng 3 phút (vừa đun vừa lắc đều).
Nêu hiện tượng xảy ra ở bước 2 và bước 3. Viết phương trình phản ứng.

You might also like