Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1.

Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực:

A.không bằng nhau. B.bằng nhau. C.Cả ba đều sai. D.trực đối.

Câu 2. Lực

A.Cả 3 câu đều đúng. B.Là nguyên nhân duy trì các chuyển động.

C.Là nguyên nhân làm thay đổi trạng thái chuyển động. D.Là nguyên nhân tạo ra chuyển động.

Câu 3. Khi thắng (hãm), xe không thể dừng ngay mà còn tiếp tục chuyển động thêm 1 đoạn đường là do:

A.Quán tính của xe. B.Cả 3 câu đều đúng. C.Ma sát không đủ lớn. D.Lực hãm không đủ lớn.

Câu 4. Định luật I Newton nghiệm đúng đối với hệ qui chiếu gắn với ôtô trong các trường hợp nào sau đây:

A.Ôtô chạy với vận tốc không đổi trên một đoạn thẳng. B.Ôtô tăng vận tốc lúc khởi hành.

C.Ôtô chạy với vận tốc không đổi trên một đường cong. D.Ôtô giảm vận tốc khi gần đến bến xe.

Câu 5. Chọn kết quả đúng. Cặp "Lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

A.Có độ lớn không bằng nhau. B.Tác dụng vào cùng một vật.

C.Có độ lớn bằng nhau nhưng không cùng giá. D.Tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 6. Định luật I Niutơn cho biết:

A.Mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật. B.Nguyên nhân của chuyển động.

C.Nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật. D.Dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động như thế nào.

Câu 7. Chọn câu đúng?

A.Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.

B.Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là có lực tác dụng lên vật.

C.Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động thì lập tức dừng lại.

D.Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

Câu 8. Chọn câu đúng. Khối lượng của một vật ảnh hưởng đến:

A.Quán tính của vật. B.Gia tốc của vật. C.Phản lực tác dụng vào vật. D.Quãng đường vật đi được.

Câu 9. Từ công thức của định luật II Newton ta suy ra:

A.Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. B.Cả 3 kết luận trên đều đúng.

C.Khối lượng của vật tỉ lệ với độ lớn của lực. D.Gia tốc có cùng hướng với lực.

Câu 10. Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ ngã rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ:

A.Ngã về phía sau. B.Chúi về phía trước. C.Nghiêng sang phải. D.Nghiêng sang trái.

Câu 11. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác thì nó sẽ

A.Bị biến dạng và thay đổi vận tốc. B.Chuyển động thẳng đều mãi mãi.

C.Chuyển động thẳng nhanh dần đều. D.Biến dạng mà không thay đổi vận tốc.

Câu 12. Tìm phát biểu đúng sau đây:

A.Gia tốc của vật nhất thiết theo hướng của lực. B.Ngừng tác dụng lực, vật sẽ dừng lại.

C.Khi tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng. D.Không có lực tác dụng, vật không chuyển động.

Câu 13. Điều nào sau đây là sai khi nói về tính chất của khối lượng?

A.Khối lượng đo bằng đơn vị (kg).

B.Khối lượng có tính chất cộng.


C.Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

D.Vật có khối lượng càng lớn thì mức độ quán tính càng nhỏ và ngược lại.

Câu 14. Khối lượng của một vật:

A.Là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. B.Luôn tỉ lệ nghịch với gia tốc mà vật thu được.

C.Không phụ thuộc vào thể tích của vật. D.Luôn tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật.

Câu 15. Định luật I Niutơn xác nhận rằng:

A.Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.

B.Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại.

C.Khi hợp lực của các lực tác dụng lên một vật bằng không thì vật không thể chuyển động được.

D.Vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì vật nào khác.

Câu 16. Lực và phản lực không có tính chất sau:

A.luôn cùng loại. B.luôn xuất hiện từng cặp. C.luôn cùng giá ngược chiều. D.luôn cân bằng nhau.

Câu 17. Một máy bay trực thăng bay lên thẳng với gia tốc a, khi đó có một đinh ốc bị sút ra khỏi trần máy bay và rơi xuống, gia tốc
của đinh ốc đối với mặt đất là:

A.g B.g + a C.a D.g - a

Câu 18. Một chiếc xe nằm yên trên mặt đường nằm ngang. Gọi P là trọng lượng của xe, N là phản lực vuông góc của mặt đường, Q là
lực do xe nén xuống mặt đường. Phát biểu nào sau đây chính xác:

A.P và N là hai lực trực đối và cân bằng nhau. B.N và Q là cặp lực trực đối theo định luật III Newton.

C.N và Q là cặp lực trực đối và cân bằng nhau. D.Các phát biểu A và B đều đúng.

Câu 19. Điều nào sau đây là đúng khi nói về định luật I Niuton?

A.Định luật I Niuton là đinh luật cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật.

B.Định luật I Niuton còn gọi là định luật quán tính.

C.Nội dung của định luật I Niuton là: Một vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không chịu một lực nào tác dụng, hoặc nếu
các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.

D.Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 20. Chọn phát biểu không đúng:

A.Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau.

B.Những lực tương tác giữa hai vật là lực tực đối.

C.Lực tác dụng là lực đàn hồi thì phản lực cũng là lực đàn hồi.

D.Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 21. Theo định luật II Newtơn:

A.Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và được tính bởi công thức .

B.Lực tác dụng vào vật tỉ lệ thuận với gia tốc của vật và được tính bởi công thức .

C.Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật và được tính bởi công thức .

D.Lực tác dụng vào vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và được tính bởi công thức .

Câu 22. Ba qủa cầu đặc bằng chì, bằng sắt và bằng gỗ có thể tích bằng nhau được thả rơi không vận tốc đầu từ cùng một độ cao
xuống, lực cản không khí đặt vào các quả cầu bằng nhau. So sánh gia tốc của các qủa cầu ta thấy:

A.Qủa cầu bằng chì có gia tốc lớn nhất. B.Qủa cầu bằng sắt có gia tốc lớn nhất.
C.Ba qủa cầu có gia tốc bằng nhau. D.Qủa cầu bằng gỗ có gia tốc lớn nhất.

Câu 23. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?

A.Vật RTD. B.Xe ôtô đang chạy khi tắt máy xe vẫn chuyển động tiếp một đoạn nữa rồi mới dừng lại.

C.Một người kéo một cái thùng gỗ trượt trên mặt sàn nằm ngang. D.Vật rơi trong không khí.

Câu 24. Chọn câu đúng:

A.Lực không thể cùng hướng với gia tốc. B.Lực là nguyên nhân làm biến đổi vận tốc.

C.Có lực tác dụng lên vật thì vật mới chuyển động. D.Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.

Câu 25. Tác dụng lực không đổi lên một vật đang đứng yên. Kết luận nào sau đây là đúng?

A.Vật chuyển động nhanh dần đều rồi sau đó chuyển động thẳng đều. B.Vật chuyển động thẳng biến đổi đều.

C.Vật chuyển động tròn đều. D.Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 26. Một vật đang chuyển động với vận tốc không đổi. Tổng hợp lực F tác dụng vào vật được xác định bởi:

A.F = v2 /2m B.F = mg C.F = 0 D.F = mv

Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dịnh luật III Niutơn?

A.Nội dung của định luật III Niuton là: Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng
ngược chiều.

B.Định luật III Niutơn cho biết mối liên hệ về gia tốc khi các vật tương tác với nhau.

C.Nội dung của định luật III Niuton là: Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá và cùng
chiều.

D.Các phát biểu A, B đều đúng.

Câu 28. Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực

A.là cặp lực cân bằng. B.là cặp lực có cùng điểm đặt.

C.là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D.là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 29. Khối lượng của một vật không ảnh hưởng đến những đại lượng nào, tính chất nào sau đây?

A.Mức quán tính của vật. B.Cả phương, chiều và độ lớn của lực tác dụng lên vật.

C.Vận tốc khi vật chịu tác dụng của một lực. D.Gia tốc khi vật chịu tác dụng của một lực.

Câu 30. Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

A.Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.

B.Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.

C.Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.

D.Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Câu 31. Một vật đang chuyển động bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A.Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc ban đầu. B.Vật dừng lại ngay.

C.Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. D.Vật đổi hướng chuyển động.

Câu 32. Trọng lực tác dụng lên một vật có:

A.Điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. B.Độ lớn luôn thay đổi.

C.Điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang.

D.Điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Câu 33. Chọn câu trả lời đúng. Hai lực trực đối là hai lực

A.Có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. B.Có cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều.

C.Có cùng độ lớn, ngược chiều. D.Có cùng độ lớn, cùng chiều.

Câu 34. Chọn câu đúng. Khi một xe buýt đang chạy thì bất ngờ hãm phanh đột ngột, thì các hành khách

A.ngả người sang bên cạnh. B.chúi người về phía trước. C.dừng lại ngay. D.ngả người về phía sau.

Câu 35. Một cần cẩu đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lực căng lớn
nhất trong trường hợp:

A.Vật được đưa xuống nhanh dần. B.Vật được nâng lên nhanh dần.

C.Vật được nâng lên thẳng đều. D.Vật được đưa xuống thẳng đều.

Câu 36. Vật tự do là:

A.Vật chuyển động dưới tác dụng duy nhất của trọng lực.

B.Vật đang ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều trong hệ quy chiếu quán tính.

C.Vật ở rất xa các vật khác.

D.Vật hoàn toàn không chịu tác dụng của 1 lực nào từ bên ngoài.

Câu 37. Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?

A.Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng. B.Trọng lực xác định bởi biễu thức P = mg.

C.Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. D.Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

Câu 38. Định luật II Niutơn cho biết:

A.Lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.

B.Mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.

C.Mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.

D.Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.

Câu 39. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A.Vật chuyển động chậm dần rồi mói dừng lại. B.Vật dừng lại ngay.

C.Vật đổi hướng chuyển động. D.Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Câu 40. Ta có là véctơ gia tốc trọng lực. Vậy câu nào sau đây sai khi nói về ?

A.Có hướng thẳng đứng từ trên xuống. B.Trị số g là hằng số và có giá trị là 9,81m/s2.

C.Trị số g thay đổi theo từng nơi trên Trái đất. D.Trị số g thay đổi theo độ cao.

Câu 41. Định luật II Niutơn xác nhận rằng:

A.Gia tốc của một vật tỉ lệ với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó.

B.Khi lực tác dụng lên vật bằng 0 thì vật chuyển động thẳng đều do quán tính.

C.Khi chịu tác dụng của một lực không đổi thì vật chuyển động với vận tốc không đổi.

D.Khi một vật chịu tác dụng của một vật khác thì nó cũng tác dụng lên vật khác đó một phản lực trực đối.

Câu 42. Điều nào sau đây là đúng khi nói về định luật II Niuton?

A.Định luật II Niuton được mô tả bằng biểu thức

B.Định luật II Niuton cho biết mối liên hệ giữa khối lượng của vật, gia tốc mà vật thu đựơc và lực tác dụng lên vật.

C.Các câu A, B ,C, đều đúng.


D.Định luật II Niuton khẳng định lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.

Câu 43. Định luật III Newton cho ta nhận biết

A.Qui luật cân bằng giữa các lực trong tự nhiên. B.Sự phân biệt giữa lực và phản lực.

C.Bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật. D.Sự cân bằng giữa lực và phản lực.

Câu 44. Chọn câu đúng. Một trái bóng bàn bay từ xa đến đập vao tường và bật ngược trở lại:

A.Lực của trái bóng tác dụng vào tường lớn hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng.

B.Lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào quả bóng.

C.Lực của trái bóng tác dụng vào tường nhỏ hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng.

D.Không đủ cơ sở để kết luận.

Câu 45. Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

A.Vật chuyển động rơi tự do. B.Vật chuyển động tròn đều.

C.Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng. D.Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 46. Định luật I Newton cho ta nhận biết

A.Sự triệt tiêu lẫn nhau của các lực trực đối. B.Trọng lượng của vật.

C.Quán tính của mọi vật. D.Sự cân bằng của mọi vật.

Câu 47. Chọn câu sai trong các câu sau

A.Trọng lượng của vật bằng trọng lực tác dụng lên vật khi vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều so với trái đất.

B.Nguyên tắc cân là so sánh trực tiếp khối lượng của vật cần đo với khối lượng chuẩn.

C.Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống.

D.Điểm đặt của trọng lực tại trọng tâm của vật.

Câu 48. Theo định luật I Niu-tơn thì

A.mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.

B.với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.

C.một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.

D.một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác

Câu 49. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực về phản lực. Lực và phản lực

A.luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B.bao giờ cũng cùng loại.

C.luôn cùng hướng với nhau. D.không thể cân bằng nhau.

Câu 50. Một người có trọng lượng 600N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó là bao nhiêu?

A.500N B.600N C.400N D.100N

You might also like