Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐH GTVT TẠI TP.

HỒ CHÍ MINH
------

MÔN HỌC: NHẬP MÔN NGÀNH


BÀI TẬP CÁ NHÂN
“TÍNH MÙA VỤ CỦA ĐẢO CÁT BÀ – THỰC TRẠNG
- GIẢI PHÁP”

Giáo viên hướng dẫn: Th.S VŨ THỊ HƯỜNG


Sinh viên thực hiện : VÕ ĐỨC NAM
Lớp : QTDVDL&LH - K63

- HCM, 2023 -
MỤC LỤC
I. Mở Đầu........................................................................................................................2
I.1. Vị trí...............................................................................................................2
I.2. Phương Tiện Du Lịch Đảo Cát Bà................................................................2
II. Biểu Hiện Của Tính Mùa Vụ Tại Điểm Du Lịch Cát Bà...........................................2
II.1. Du Lịch Sinh Thái Rừng..............................................................................2
II.2. Du Lịch Biển................................................................................................3
II.3. Du Lịch Tham Quan.....................................................................................4
III. Thực Trạng Và Giải Pháp Tại Điểm Du Lịch Cát Bà...............................................4
III.1. Thực Trạng Du Lịch Tại Cát Bà.................................................................4
III.1.1. Thống Kê Về Kết Quả Du Lịch Tại Cát Bà....................................4
III.1.2. Thực Trạng Về Cơ Sở Vật Chất Và Nhân Lực Du Lịch Cát Bà.....5
III.1.3. Thực Trạng Về Sản Phẩm Du Lịch Tại Cát Bà...............................6
III.2. Một Số Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Tại Cát Bà...........................................7
III.2.1. Phương Hướng Phát Triển Du Lịch Cát Bà.............................................7
III.2.2. Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Cát Bà.........................................7
III.2.2.1 Đối Với Nhà Nước Và Chính Quyền Địa Phương........................7
III.2.2.2 Đối Với Doanh Nghiệp..................................................................7
III.2.2.3. Đối Với Người Dân Địa Phương..................................................8

1
I .Mở Đầu:
I.1 . Vị Trí:
- Đảo Cát Bà là hòn đảo
lớn trong trong 367 đảo nhỏ của
quần đáo đảo Cát Bà và là một
trong những điểm du lịch nổi
tiếng ở Việt Nam. Đảo Cát Bà
̣̣(hay còn gọi là đảo Ngọc) nằm
cách trung tâm thành phố Hải
Phòng chừng 50km về phía Đông
, đảo Cát Bà được UNESCO
công nhận là “Khu Dự rữ Sinh
Quyển Thế Giới” năm 2014 . Và
Hình 1.1. Đảo Cát Bà
là địa điểm du lịch nổi tiếng mà
nhiều du khách lựa chọn.
I.2. Phương Tiện Du Lịch Đảo Cát Bà:
-Du khách có thể mua vé máy bay đáp xuống
sân bay Cát Bi (Hải Phòng) ,từ thành phố Hải
Phòng bạn cần tiếp tục di chuyển đến đảo Cát
Bà bằng nhiều phương tiện khác như: cáp treo, ô
tô, xe máy,.... Trong đó cáp treo là phương tiện
phổ biến nhất (có cáp treo cao nhất thế giới) đến
bến Cái Viềng. Sau đó du khách lại từ bến cái
Viềng đi vào thị trấn Cát Bà. Ngoài ra du khách
Hình 1.2 Cáp Treo có cột cao nhất thế giới còn có thể đặt xe du lịch để đến đảo Cát Bà.
Trong thời gian du lịch bạn có thể thuê các phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp,...
Ở đây dịch vụ cho thuê xe rất phát triển nên bạn khỏi lo phương tiện đi lại.
II. Biểu Hiện Của Tính Mùa Vụ Tại Điểm Du Lịch Cát Bà:
II.1. Du Lịch Sinh Thái Rừng:
-Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến du lịch sinh thái thú vị, thì hòn đảo
Cát Bà, Việt Nam là một lựa chọn tuyệt vời. Cát Bà có rừng ngập mặn, rừng nhiệt

2
đới và cả rừng nguyên sinh, đầy đủ các loại động vật, thực vật quý hiếm trong đó
có cả loài khỉ đột và lợn rừng…

Hình 2.1.2 biểu đồ lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm

-Từ biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy từ


tháng 9 đến tháng 10 là thời gian cao điểm của
du lịch sinh thái rừng. Khi đó, thời tiết ở Cát
Bà đã không còn gay gắt mà đã dịu đi, không
còn cái nắng oi ả
của mùa hè mà đã
bắt đầu đón những
Hình 2.1.1 Rừng Cây Nhiệt Đới
đợt gió lạnh của
mùa thu đông rồi. Mùa này thường thích hợp cho du
khách có sở thích leo núi tại vườn quốc gia Cát Bà, tại
đây bạn có thể ngắm nhìn những loài cây của rừng nhiệt
Hình 2.1.2 Voọc Cát Bà đới và ngắm nhìn những động vật nơi đây.
II.2. Du Lịch Biển:
-Còn gì tuyệt vời hơn vào mùa hè bạn
cùng gia đình đi du lịch biển và có một
chuyến nghỉ dưỡng đúng không nào. Ở Cát
Bà vào mùa này cũng vậy thời tiết cực kỳ
ủng hộ cho việc đi du lịch biển và nghỉ
dưỡng với than nhiệt độ trung bình cao nhất
trong năm ( tháng 6,7,8) đạt ngưỡng 30°C Hình 2.2.1 Bãi Biển Tùng Thu

và cũng là mùa cao điểm của du lịch tại nơi này.

3
-Đảo Cát Bà sở hữu trong mình nhiều bãi tắm và vịnh như: vịnh Lan Hạ, bãi
tắm Cát Cò, bãi tắm Tùng Thu, bãi tắm Đảo Nam Cát, Đảo Tự Do,....
II.3. Du Lịch Tham Quan:
-Tháng 4 và Tháng 5 có thể
nói là mùa cao điểm của du lịch tại nơi
đây, lúc này thời tiết ở Cát Bà vô cùng mát
mẻ nắng không quá gay gắt do vừa mới
chuyển giao nhiệt độ từ xuân sang hè nên
biên độ nhiệt giao động chỉ từ 19-24 độ. Đi
du lịch Cát Bà vào hai tháng này ta mới có
thể nhìn Cát Bà với vẻ đẹp lộng lẫy nhất,
Hình 2.3.1 Đảo Cát Bà Vào Tháng 4-5
du lịch vào thời điểm này chúng ta hầu như
có thể tham gia được tất cả các hoạt động
như: leo núi của du lịch sinh thái, tắm biển
tham quan các vịnh của du lịch
biển,...Ngoài ra, du lịch vào ngày 1 tháng 4
bạn còn có cơ hội tham dự lễ hội đua
thuyền rồng của ngư dân Cát Bà. Tuy
nhiên, vì là mùa cao điểm của du lịch nên
Hình 2.3.2 Đua Thuyền Rồng
có thể bạn cần chen chút vì lượng khách du
lịch đổ về rất đông nên hãy cân nhắc để lựa chọn một chuyến du lịch phù hợp cho
bản thân mình nhất, để có một chuyến du lịch và trải nghiệm tốt nhất.
- Các tháng từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm là thời điểm không lý tưởng để
du lịch tại nơi này vì lúc này trời bắt đầu trở lạnh, vì nơi đây chịu ảnh hưởng của khí
hậu miền bắc nên sẽ không tránh khỏi có lúc nhiệt độ hạ xuống dưới 10 °C, nhiệt độ
như vậy làm cho Các Bà ở thời điểm này không còn là địa điểm thu hút khách du
lịch. Tuy nhiên, nếu bạn là một người thích thời tiết lạnh và không thích sự ồn ào,
náo nhiệt mà vẫn muốn đi du lịch đây đó thì đây sẽ là thời điểm thích hợp cho bạn.
III .Thực Trạng Và Giải Pháp Tại Điểm Du Lịch Cát Bà:
III.1. Thực Trạng Du Lịch Tại Cát Bà:
III.1.1. Thống Kê Về Kết Quả Du Lịch Tại Cát Bà:
-Thống kê 7 tháng đầu năm 2022 theo nguồn :” https://bom.so/KhriWb”

4
Khách du lịch Khách du lịch Tổng lượng khách
nội địa quốc tế
Kế Hoạch 634,696 6,930 641,626
Thực Tế 1,536,168 20,588 1,556,756
Bảng 3.1.1 Lượng Khách Du Lịch 7 Tháng Đầu Năm 2022

- Ta có thể thấy tổng lượng khách đạt hơn 100% so với kế hoạch đề ra, lượng
khách tróng nước đạt hơn 100% kế hoạch, lượng khách quốc tế đạt hơn 82% kế
hoạch.
- So sánh số liệu cùng kỳ 2021, lượng khách du lịch đến Cát Bà trong 7 tháng
năm 2022 tăng gần 1.030%; trong đó, lượng khách nội địa tăng gần 1.039%, khách
quốc tế tăng hơn 620%.
- Doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống ở đảo Cát Bà có xu hướng tăng theo
từng năm, thể hiện rõ ở việc doanh thu trong kế hoạch doanh thu trong 7 tháng đầu
năm 2022 là hơn 587 tỷ đồng thì thực tế đã thu được hơn 1,405 tỷ đồng, đạt hơn
117% kế hoạch đề ra, so với số liệu cùng kỳ năm 2021 tăng gần 1,070%.
- Từ đó, cho thấy lượng du khách ở đảo Cát Bà có xu hướng tăng theo từng
năm từ khách du lịch quốc tế đến khách du lịch nội địa. Du lịch Cát Bà đang dần
được khai thác tiềm năng một cách triệt để và có thể sẽ trở thành trọng điểm du lịch ở
Thành phố Hài Phòng.
III.1.2. Thực Trạng Về Cơ Sở Vật Chất Và Nhân Lực Du Lịch Cát Bà:
- Theo thống kê năm 2019, Cát Bà có 314 cơ sở. Về số lượng phòng nghỉ, Cát
Bà có khoảng 6,500 phòng. Về chất lượng phòng nghỉ, Cát Bà có 2 khách sạn 5
sao, 1 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 3 sao. Nếu so với đảo Phú Quốc thì đảo Cát
Bà có số lượng ít hơn rất nhiều.
- Cát Bà có hơn 66 nhà hàng phục vụ ăn uống trong đó gồm 13 bè nổi tại khu
vực thị trấn Cát Bà. Ngoài ra, còn các nhà hàng tại 8 khu du lịch nghỉ dưỡng biển
cũng như tại các điểm du lịch cộng đồng và Khu hành chính của vườn quốc gia Cát
Bà.
- Có tới hơn 60 cửa hàng, gian hàng và chợ thị trấn Cát Bà phục vụ cho dịch vụ
mua sắm hàng lưu niệm tại Cát Bà.
- Tổng số lao động phục vụ du lịch trên địa bàn dạt trên 5,000 người.

5
III.1.3. Thực Trạng Về Sản Phẩm Du Lịch Tại Cát Bà:
- Nhóm du lịch cộng đồng:
Trải nghiệm hệ sinh thái rừng
mưa trên địa hình núi đá vôi ở Ao
Ếch, Trải nghiệm hệ sinh thái
rừng nhiệt đới trên núi đá vôi:
khám phá rừng Kim Giao; Đỉnh
Cao Vọng , Đỉnh Mây Bầu. Trải
nghiệm hệ sinh thái rừng ngập
mặn Phù Long; Quan sát Voọc
Cát Bà hiện nay chủ yếu phục vụ Hình 3.1.3.1 Ao Ếch

phân khúc thị trường khá nhỏ là các nhà nghiên cứu và các nhà sinh vật học; Lặn
ngắm san hô quanh một số đảo san hô ở khu vực hòn Tai Kéo, hòn Ba Rang... trong
khu bảo tồn biển Cát Bà.
- Nhóm du lịch tham quan:
Tham quan cảnh quan thiên nhiên
nằm trong khu vực vườn quốc
gia; Tham quan cảnh quan biển
đảo chủ yếu ở khu vực vịnh Lan
Hạ, Đảo khỉ, làng chài Việt Hải,
khu cửa Cái và quần đảo Long
Châu; Tham quan các hang động:
Trung Trang, hang Quân Y, động Hình 3.1.3.2 Quần Đảo Long Châu
Thiên Long, động Hoa Cương; Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa trên đảo
(Pháo đài Thần công, di chỉ Cái Bèo, Thành nhà Mạc...).
- Nhóm du lịch thể thao,
mạo hiểm: vì là nơi có địa hình
khá đặc thù vừa có núi, vừa có
biển nên du khách thích mạo
hiểm cũng có thể đến để leo núi ở
khu vực Bến Bèo và trên một số
đảo nhỏ ở vịnh Lan Hạ, hay đi lặn
biển ở khu vực hòn Tai Kéo, Ba
Rang,... Hình 3.1.3.3 Leo Núi Ở Vịnh Lan Hạ
6
III.2. Một Số Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Tại Cát Bà:
III.2.1 Phương Hướng Phát Triển Du Lịch Cát Bà:
- Phát triển du lịch Cát Bà theo định hướng của đề án quy hoạch tổng thể
phát triển ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025 là phát triển tối đa tiềm năng và lợi thế của
Thành phố, đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hoá, bảo vệ môi
trường, phong phú về loại hình và sản phẩm du lịch để thu hút đầu tư và phát
triển tăng tỷ trọng du lịch trong tổng GDP của Thành phố; khai thác tiềm
năng và nâng cao dân trí; phát huy bản sắc văn hoá truyền thống và đặc trưng văn
hoá Cát Bà, huy động sức mạnh tổng hợp của các sở, ngành và toàn xã hội phát
triển du lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp và đổi mới.
III.2.2. Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Cát Bà:
III.2.2.1. Đối Với Nhà Nước Và Chính Quyền Địa Phương:
-Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về du lịch như:
+Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp các ngành trong quản lý hoạt
động dịch vụ du lịch nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh lành
mạnh cho ngành du lịch.
+Thực hiện quản lý đối với dịch vụ lữ hành, lưu trú và các dịch vụ mua bán
đồ lưu niệm... Phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại các địa
phương trên đảo.
+Phối hợp hành động có hiệu quả liên ngành liên vùng trong quá trình thực
hiện chiến lực phát triển du lịch Việt Nam dưới sự chỉ huy chung của Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố nhằm xử lý các vấn đề có liên quan trong quá trình phát triển
du lịch như: dịch vụ vệ sinh môi trường, quản lý về đất đai và tài nguyên, về an
ninh trật tự và vệ sinh an toàn thực phẩm,...
III.2.2.2. Đối Với Doanh Nghiệp:
-Cung cấp dịch vụ du lịch, quảng bá các chương trình du lịch, thiết kế những
website du lịch phong phú
-Phối hợp với tổng cục du lịch và các trường nghề du lịch tổ chức đào tào
các khóa chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho các cán bộ quản lý ngành du lịch và
đội ngũ nggười lao động làm việc trong ngành du lịch; đồng thời tổ chức giao lưu
trao đổi kinh nghiệm các tỉnh du lịch lân cận.

7
-Tập trung cải tạo và xây dựng mới các cơ sở vật chất du lịch có chất lượng;
đầu tư phát triển các khách sạn lớn, khu nghỉ dưỡng cao cấp; phát triển các điểm
vui chơi giải trí đặc sắc và xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới mang bản sắc
riêng của du lịch biển đảo; chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh
thái.
III.2.2.3. Đối Với Người Dân Địa Phương:
-Khuyến khích xây dựng và phát triển đội ngũ lao động địa phương tập
trung phát triển du lịch ở quần đảo Cát Bà.
-Nâng cao chất lượng phục vụ tại các khu và tuyến điểm du lịch và tại các
cơ sở lưu trú; đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm lưu niệm,...
-Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường khu trung tâm du lịch,
nhà chờ đón khách và nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác bảo vệ môi
trường với quản lý hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn quần đảo Cát
Bà. Cắt giảm số lồng bè ở quần đảo Cát Bà và tổ chức thành 2 cụm nhằm gắn kết
việc nuôi trồng thủy sản với vận chuyển khách tham quan du lịch. Di dời các lồng
bè nuôi trồng thủy sản đến khu vực có hoạt động trao đổi nước mạnh.
-Nâng cao ý thức khai thác và bảo tồn di sản tài nguyên thiên nhiên ở quần
đảo Cát Bà.
-----END-----

You might also like