Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Câu 1.

Câu hỏi ngắn


( số đằng sau mỗi câu hỏi là vị trí chương của câu hỏi đó trong sách bài giảng )
1.1 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trở lực nguy hiểm nhất của CNXH là gì ? 3
 Chủ nghĩa cá nhân.

1.2 Nguyên tắc cơ bản nhất trong công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng HCM là nguyên tắc
nào ? 4
 Nguyên tắc tập trung dân chủ.

1.3 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “Kiệm” nghĩa là gì ? 7


➢ “Kiệm” theo HCM là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của
nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không hoang phí, không phô
trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.

1.4 Nền văn hóa mới, theo tư tưởng HCM có những chức năng nào ? 7
➢ - Văn hóa mới phải soi đường cho quốc dân đi, làm cho ai cũng có lý tưởng độc lập, tự
chủ; phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ,…
- Văn hóa phải nâng cao dân trí làm cho dân giàu nước mạnh
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người
Việt Nam tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

1.5 Trong thời kì quá độ lên CNXH, về chính trị, nội dung quan trọng nhất theo tư tưởng
HCM là phải làm gì ? 3
➢ Về chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.6 Nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam theo tư tưởng HCM
là nhân tố nào ? 4
➢ Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.7 Khi xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, theo tư tưởng HCM cần phải dựa trên cơ sở
nguyên tắc nào ? 5
 - Một là Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công-nông-tri
thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Hai là Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối đa của dân tộc, quyền
lợi cơ bản của các tần lớp nhân dân
- Ba là Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết
ngày càng rộng rãi và bền vững.
1
- Bốn là Mặt trận Dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật
sự,chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Năm là ĐCS vửa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh
đạo Mặt trận.

1.8 Để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, theo tư tưởng HCM cần phải
làm gì ? 6
➢ - Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước
- Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng
- Khiên quyết chông ba thứ “giặc nội xâm” là tham ô, lãng phí, quan liêu .

1.9 Nói rằng, HCM chủ trương xây dựng nền kinh tế XHCN chỉ với hai thành phần là thành
phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là đúng hay sai ? tại sao ? 3
➢ Sai bởi vì chủ trương xây dựng nền kinh tế XHCN của HCM là phát triển kinh tế nhiều
thành phần gồm 4 thành phần : kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản tư
doanh và kinh tế riêng lẻ khác.

1.10 Trong Mặt trận Dân tộc thống nhất, Đảng đóng vai trò gì ? 5
➢ Đảng vừa là thành viên của Mặt trận vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.

1.11 Quan điểm của HCM về mối quan hệ giữa tài và đức ?
➢ Đạo đức là nền tảng cho tài năng phát huy và tài năng là thể hiện cụ thể của đạo đức trong
hiệu quả hành động. Vì vậy, hai mặt đức với tài thống nhất không tách rời nhau, tạo điều
kiện cho nhau, giúp cho con người hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

1.12 Theo tư tưởng HCM, khi xác định bước đi của thời kì quá độ ở nước ta cần tránh nhất
tư tưởng gì ? 3
➢ Đề phòng bệnh duy ý chí

1.13 Theo tư tưởng HCM, những bệnh tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước được xác định
như thế nào ? 6
- - Đặc quyền, đặc lợi :
- Tham ô, lãng phí, quan liêu :
- Tư túng, chia rẽ, kêu ngạo :

1.14 Vì sao trong xây dựng đạo đức mới, HCM nhấn mạnh phải nêu gương về đạo đức ? 7
➢ Vì nêu gương đạo đức là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, đồng thời là cơ sở để phân
biệt đạo đức cách mạng và đạo đức cũ.

1.15 Theo tư tưởng HCM, biện pháp cơ bản, lâu dài quyết định thắng lợi công cuộc xây dựng
CNXH ở nước ta là gì ? 3
➢ Là phải đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân.
1.16 Theo tư tưởng HCM, mục đích xây dựng, chỉnh đốn Đảng là gì ? 4

2
➢ Là để tổ chức và xây dựng Đảng thành một tổ chức trog sạch vững mạnh, chiến đấu kiên
cường, giữ vai trò tiên phong của giai cấp, của dân tộc; một tổ chức với đội ngũ cán bộ,
đảng viên coi trọng việc tu dưỡng đạo đức , cần, kiệm, liêm ,chính chí công vô tư, nâng
cao năng lực,gắn bó máu thịt với quần chúng, dám xả thân vì sự nghiệp cách mạng.

1.17 Vì sao HCM coi trọng việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong xây dựng Nhà nước kiểu
mới ở Việt Nam ? 6

1.18 Trong lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc, HCM đã xác định lực lượng nào là
quan trọng nhất và là hạt nhân cho khối đại đoàn kết dân tộc ? 3
➢ Liên minh công-nông-tri thức của Đảng cộng sản Việt Nam do giai cấp công nhân lãnh
đạo.

1.19 Theo tư tưởng HCM, nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên CNXH là gì ? 3
➢ - Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH
- Cải tạo Xã hội cũ, xây dựng XH mới, kết hợp cải tạo với xây dựng trong đó lấy xây
dựng làm trọng tâm.

1.20 Theo tư tưởng HCM, nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động của Đảng là
“tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” là đúng hay sai ? vì sao? 4
➢ Sai vì theo HCM nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động của Đảng là “tập
trung dân chủ”.

1.21 Theo tư tưởng HCM, văn hóa Việt Nam có những tính chất cơ bản nào ?
➢ - Tính dân tộc
- Tính khoa học
- Tính đại chúng

1.22 Theo tư tưởng HCM, trong thời kì quá độ, nền kinh tế nước ta còn tồn tại mấy hình thức
sở hữu? đó là những hình thức nào ? 3
➢ Có 4 hình thức sở hữu cơ bản đó là : sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân (tư
hữu) và sở hữu cá nhân.

1.23 Vì sao HCM khẳng định : Đảng phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân,
nhưng không được theo đuôi quần chúng ? 4
➢ Vì việc lắng nghe quần chúng là việc hết sức cần thiết đối với Đảng viên. Song phải biết
chọn lọc các ý kiến đúng đắn, cần thiết từ đó nêu ra các biện pháp vừa hợp lý, vừa hợp
tình chứ không phải một hai nghe theo ý dân một cách mù quáng và thiếu quyết đoán.
1.24 Quan điểm :”Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là loại bỏ lợi ích cá nhân để
tập trung cho lợi ích tập thể” có phải là quan điểm của HCM không? Vì sao ?
➢ Không phải, bởi vì theo ý của Người : đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách, sở trường, đời sống riêng của

3
bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập
thể thì không phải là xấu

1.25 Theo tư tưởng HCM, sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào ? 5 ➢ -
Tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường.
- Chủ nghĩa yêu nước
- Là sức mạnh của khối đại đoàn kết

1.26 Theo tư tưởng HCM, động lực chủ yếu nhất để xây dựng CNXH ở nước ta là gì ? 3
➢ Là con người,

1.27 Tại sao theo tư tưởng HCM, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn ? 4
➢ - thứ nhất, những khuyết điểm sai sót trong Đảng là việc bình thường, vì vậy, chỉnh đốn
Đảng không phải là giải pháp tình thế mà là một công việc thường xuyên.
- Thứ hai, xây dượng chỉnh đốn Đảng được chế định bởi sự phát triển không ngừng
của sự nghiệp cách mạng
- Thứ ba, xây dựng chỉnh đốn Đảng là cơ hội để cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, tu
dưỡng tốt hơn để có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

1.28 Theo tư tưởng HCM, nhân tố “chủ chốt” của người cách mạng là nhân tố nào ?
➢ Đạo đức cách mạng

1.29 Theo tư tưởng HCM, động lực cơ bản của CNXH ở Việt Nam gồm những nhân tố nào ?
3

1.30 Quan điểm của HCM về xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam gồm những nội dung
chủ yếu nào ? 6
➢ - Xây dựng 1 Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động
- Tư tưởng về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và
this dân tộc của Nhà nước.
- Tư tưởng về xây dựng một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ -
Tư tưởng HCM về xây dựng một Nhà nước trong sạch vững mạnh, có hiệu
quả.

1.31 Theo tư tưởng HCM, văn hóa có chức năng cơ bản nào ?
➢ - Một là bồi dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp của con người
- Hai là Nâng cao dân trí, mở rộng hiểu biết của con người
- Ba là bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, tiên tiến,
luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản
thân con người.

1.32 Quan điểm cho rẳng theo tư tưởng HCM, nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt
động của Đảng là “Đảng phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân” là đúng hay sai ?
Vì sao? 4
➢ Sai vì nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Đảng là “tập trung dân chủ”

4
1.33 Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta theo tư tưởng HCM được thể hiện ở những nội dung
chủ yếu nào ? 6
➢ - Nhà nước ta là Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo
- Nhà nước ta hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Mục tiêu của hoạt động Nhà nước là đưa đất nước quá độ lên CNXH
- Cốt lõi của Nhà nước ta là khối liên minh giữa giai cấp công nhân , giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo.

1.34 Để rèn luyện đạo đức mới theo tư tưởng HCM, cần quán triệt các nguyên tắc nào ? 7
➢ - Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức
- Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi
- Tu dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng.

1.35 Vì sao ở nước ta trong giai đoạn đầu tiên của thời kì quá độ lên CNXH, HCM cho rằng : phải ưu tiên
phát triển nông nghiệp ? 3
➢ Người giải thích : nước ta vừa mới ra khỏi chiến tranh, muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế
nói chung phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính; phải ưu tiên phát triển nông nghiệp còn
bởi vì chúng ta có “thiên thời” (khí hậu, đất đai), “nhân hòa” (lực lượng lao động nông nghiệp).

1.36 Theo tư tưởng HCM, các lực cản chủ yếu nhất đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là gì ? 3
➢ - Thứ nhất, chủ nghĩa cá nhân
- Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu
- Tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết làm giảm sút uy tín của Đảng, của cách mạng - Tệ chủ
quan, bảo thủ, lười biếng không chịu học tập cái mới.

1.37 Nêu các biện pháp cơ bản cần thực hiện để xây dựng CNXH trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt
Nam theo tư tưởng HCM ? 3

1.38 Chủ trương xây dựng CNXH ở Việt Nam theo mô hình của Liên Xô có đúng với tư tưởng HCM không
? Vì sao ? 3
➢ Không đúng bời vì xây dựng CNXH ở Việt Nam theo mô hình 3 bước:
+ Thứ nhất, ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
+ Thứ hai, phát triển tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Thứ ba, phát triển công nghiệp nặng.

1.39 Quan điểm cho rằng HCM chủ trương xây dựng một đường lối “đức trị” ở nước ta.
Điều này đúng hay sai ? vì sao ?
➢ Sai bời vì ở nước ta chủ trương xây dựng đường lối tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục
đạo đức cách mạng tức kết hợp giữa “pháp trị” và “đức trị”.
1.40 Theo tư tưởng HCM, “giặc ngoại xâm” là kẻ thù nguy hiểm nhất của CNXH là đúng hay sai ? vì sao ?
3
➢ Sai bời vì theo HCM chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm nhất.

1.41 Nêu các phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam theo tư tưởng HCM ?
➢ - Một là trung với nước, hiếu với dân
- Hai là yêu thương con người
- Ba là cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. - Bốn là tinh thần quốc tế trong
sang

1.42 Trong xây dựng CNXH, HCM có chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân
không ? tại sao ? 3
➢ Không vì Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sở hữu tư bản tư nhân không còn là hình thức sở
hữu thống trị, nhưng vẫn tồn tại đan xen với sở hữu nhà nước, kể cả trong các ngành kinh tế then chốt
như ngân hàng, bảo hiểm,... Trong các khu vực kinh tế mà trình độ của lực lượng sản xuất thấp kém hơn
thì tồn tại dưới các hình thức sở hữu cá thể, sở hữu tập thể.

1.43 Theo tư tưởng HCM, “Cần” có nghĩa là gì ? 7


➢ Cần theo HCM là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạnh,có kỹ thuật, sáng tạo, có năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm.

1.44 Theo tư tưởng HCM, “Liêm”, “Chính”, “Chí công vô tư” là gì? 7
➢ Liêm là trong sạch, không tham lam… tham tiền của,tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon là bất
liêm.
➢ Chính nghĩa là không tà,thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà.
➢ Chí công vô tư “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi
sau”,là lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào.

1.45 Theo tư tưởng HCM, mục đích của CNXH là gì ? 3


➢ Nói một cách đơn giản là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết
là nhân dân lao động.

1.46 Đặc trưng HCM khi Người tiếp cận CNXH là gì ? 3


➢ - Từ khát vọng giải phóng dân tộc
- Từ phương diện đạo đức
- Từ văn hóa

1.47 Quan điểm khái quát của HCM về CNXH là gì ?


➢ - Là chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ
- Là chế độ XH có nền kinh tế XH phát triển gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật - Là chế
độ không còn áp bức bóc lột; văn hóa, đạo đức phát triển cao.
1.48 Quan điểm của HCM về cách làm CNXH ? 3
➢ Đem của dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân

1.49 Theo HCM, mâu thuẫn chủ yếu nhất trong thời kì quá độ nước ta là ? 3
➢ Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển cao của đất nước với thực trạng nghèo nàn, lạc hậu

1.50 HCM diễn đạt như thế nào về vấn đề “Đảng của ai” ? 4
➢ - Đảng lao động VN là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là
Đảng của dân tộc VN
- Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải
là Đảng của giai cấp cần lao và đại biểu lợi ích của cả dân tộc - Đảng là Đảng của giai cấp lao
động mà cũng là Đảng của toàn dân.

1.51 Trong tư tưởng HCM, là người lãnh đạo Đảng phải có những phẩm chất gì ? 4
➢ - Tư cách, đạo đức, năng lực cần thiết
- Phải có khả năng làm cho dân tin, dân mến, dân phục, dân theo
- Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, nghe ý kiến của dân, học nhân dân, chịu sự kiểm soát của
nhân dân…

1.52 “Đảng ta vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” là như thế nào ?
4
➢ - Là tận tâm, tận lực phục vụ quần chúng
- Là việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm,việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh
- Là khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ

1.53 Trong tư tưởng HCM, luận điểm nào là để xác định vai trò lãnh đạo của Đảng ? 4
➢ Luận điểm : sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi.

1.54 Trong tư tưởng HCM, luận điểm nào là để xác định bản chất của Đảng ? 4
➢ Luận điểm : ĐCS là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc .

1.55 Bản chất của ĐCSVN được thể hiện ở chỗ nào ? 4 ➢ Nền tảng tư tưởng, đường
lối lãnh đạo, nguyên tắc tổ chức của Đảng

1.56 Trong tư tưởng HCM, nêu các nội dung xây dựng Đảng ? 4
➢ - Xây dựng Đảng về tư tưởng – lý luận
- Xây dựng Đảng về chính trị
- Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, cán bộ
- Xây dựng Đảng về đạo đức.
1.57 Trong xây dựng Đảng về chính trị, vấn đề nào là “cốt tử” ? 4
➢ Xây dựng đường lối chính trị

1.58 Trong tư tưởng HCM, đăch trưng nổi bậc nhất của đạo đức cộng sản là gì ?
➢ Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu.

1.59 Chính sách đại đoàn kết dân tộc gồm những nội dung nào ? 5
➢ - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Phải có tấm long khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người

1.60 “ Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó sâu. Cái chén nhỏ, cái dĩa
cạn thì một chút nước đã tràn đầy, vè độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kêu, tự mãn cũng như cái
chén, cái dĩa cạn”. Câu trên của Bác Hồ ngụ ý gì? 5
➢ - Phê bình một số cán bộ , đảng viên kêu căng, tự mãn
- Phê phán lối sống hẹp hòi, ích kỷ
- Giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng long khoan dung , độ lượng với những người có sai lầm,
khuyết điểm

1.61 Lòng khoan dung, độ lượng của HCM đối với những người lầm đường, lạc lối là sự biểu hiện gì ở
Bác? 5
➢ Là một tư tưởng nhất quán, một mục tiêu của cách mạng mà suốt đời Bác theo đuổi.

1.62 Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là gì ? 5 ➢ Là Mặt trận
Dân tộc thống nhất

1.63 Theo HCM, chúng ta cần đoàn kết với những đối tượng quốc tế nào ? 5
➢ - Phong trào cộng sản và câng nhân thế giới
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- Lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, dân chủm tự do và công lý.

1.64 Chủ tịch HCM đã tham khảo mô hình nhà nước nào để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dâm ?
6
➢ Nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản và nhà nước Xô Viết

1.65 Nội hàm “ Nhà nước của dân” gồm những vấn đề gì ? 6 ➢ - Mọi quyền
lực Nhà nước đều thuộc về dân
- Nhân dân có quyền kiểm soát mọi hoạt động của Nhà nước
- Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
1.66 Theo quan điểm của HCM và cả trên thực tế, nhân dân ta có những quyền gì để làm chủ Nhà nước ?
6
➢ - Toàn bộ câng nhân bầu ra quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có
quyền lập pháp.
- Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, ủy ban thường vụ quốc hội và chính phủ.
- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, thực hiện các nghị quyết của quốc hội và
chấp hành pháp luật, mọi hoạt động quản lý XH bằng pháp luật nhằm thực hiện ý chí của nhân dân (
thông qua quốc hội do dân bầu ra ).

1.67 Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức nào ? 6
➢ - Bằng đường lối, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kế hoạch
- Bằng hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan Nhà nước.
- Bằng công tác kiểm tra của Đảng đối với hoạt động Nhà nước.

1.68 Tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước ta thể hiện ở những nội dung nào ? 6
➢ - Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của các thế hệ người Việt Nam
- Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, dấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản.
- Nhà nước ta được dân tộc giao phó điều hành đất nước trong kháng chiến và trong xây dựng hòa
bình.

1.69 Nội dung quan niệm của HCM về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ ? 6
➢ - Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
- Quản lý XH bằng pháp luật vad đưa pháp luật vào cuộc sống
- Xây dựng đội ngũ công chức đủ đức, đủ tài

1.70 Để pháp luật được thực hiện nghiêm túc, cần có những điều kiện gì ? 6
➢ - Nâng cao dân trí
- Giáo dục pháp luật cho nhân dân
- Cán bộ, Đảng viên phải nêu gương chấp hành pháp luật.

1.71 Định nghĩa văn hóa của HCM đã khắc phục được những quan niệm phiến diện nào ?
7
➢ - Coi văn hóa là hiện tượng thuần túy tinh thần
- Đồng nhất văn hóa với văn học- nghệ thuật
- Đồng nhất văn hóa với học vấn

1.72 HCM quan niệm văn hóa phải ở trong chính trị và kinh tế. Điều đó có nghĩa là ? 7
➢ - Văn hóa phải phục vụ chính trị
- Văn hóa phải thúc đẩy kinh tế phát triển
- Kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa
1.73 HCM nhìn nhận con người trên những bình diện nào ? 7
➢ - Con người được nhìn nhận theo một chỉnh thể, đa chiều
- Con người cụ thể, lịch sử
- Bản chất con người mang tính XH

1.74 Theo HCM, đạo đức con người được thể hiện ở mối quan hệ nào ? 7
➢ Trong quan hệ với công việc, với người khác và với bản thân mình.
1.75 Theo HCM, trong thời kì quá độ, thành phần kinh tế phải đảm bảo ưu tiên cho nó phát triển là gì ? 3
➢ Kinh tế tư bản tư nhân

1.76 Về tổ chức hợp tác xã, HCM nhấn mạnh nguyên tắc nào ?
➢ Làm dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức.

1.77 Theo HCM, con đường đi lên CNXH trong nông nghiệp bao gồm những bước nào ? 3 ➢ - Cải cách
ruộng đất
- Xã hội hóa nông thôn
- Xây dựng hợp tác xã cấp thấp và cấp cao

1.78 Theo HCM, về bước đi trong thời kì quá độ chúng ta phải căn cứ vào đâu ? 3
➢ Căn cứ vào đặc điểm lịch sử cụ thể của nước ta từ đó có bước đi phù hợp, bước đi nào vững chắc bước
ấy.

1.79 Vì sao giai cấp nông dân không thể lãnh đạo được cuộc cách mạng CNXH ? 3
➢ Vì họ không có hệ tư tưởng độc lập và không đại diện cho PTSX tiên tiến.

1.80 Theo HCM, nguy cơ lớn nhất của một Đảng cầm quyền là ? 4
➢ Sai lầm về đường lối và sự suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên

1.81 Tại sao nói ĐCS VN ra đời đánh dấu bước ngoặt quyết định của CMVN ? 4 ➢ - Vì đó là một tất yếu
lịch sử, phản ánh đúng xu thế khách quan của lịch sử CMVN. - Vì nó đã chấm dứt thười kì khủng
hoảng về đường lối cứu nước của CMVN, đánh dâu sự chín muồi và tự giác của phong trào công nhân VN
- Vì Đảng ra đời đã đưa giai cấp công nhân lên vũ đài chính trị nấm quyền lãnh đạo CMVN, đưa
cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

1.82 Sức mạnh đoàn kết quốc tế trong tư tưởng HCM bao gồm những yếu tố nào? 5
➢ - Sức mạnh liên minh chiến đấu giữa lao động ở các nước thuộc địa và lao động thuộc địa với vô sản
chính quốc
- Sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và Đảng cộng sản - Sức
mạnh của ba dòng thác cách mạng tiến bộ khoa học công nghệ.

1.83 Nhà nước “do dân” theo tư tưởng HCM là gì ? 6


➢ - Là đại biểu của Nhà nước do dân lựa chọn. Nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với dân
- Dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động
- Dân có quyền kiểm soát, giám sát, bãi miễn niếu đại biểu không làm tròn sự ủy thác của dân.

1.84 Theo HCM, để phát huy động lực con người cần phải làm gì ? 7
➢ Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc và sức mạnh của cá nhân người lao động.

1.85 Trong tư tưởng HCM, chữ “Người” có nghĩa là gì ? 7


➢ - Là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn
- Là con người
- Là đồng bào cả nước.

You might also like