BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ

Tên chủ đề: Trí nhớ và việc rèn luyện trí nhớ

Nhóm số: 8

Lớp PSY1050_20

Thành viên nhóm:

Đặng Cao Huy_20021537


Lê Quang Tú_21021384
Dương Quốc Huy_20021536
Nguyễn Duy Đạt_20021510
Lê Thị Mỹ Duyên_19020535

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU

Con người luôn luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng cải tạo nó để
phục vụ cho cuộc sống của mình. Để thực hiện được điều này con người phải tích
luỹ hiểu biết và kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn của mình. Một
trong những yếu tố cơ bản để có thể tích luỹ được hiểu biết và kinh nghiệm là trí
nhớ. Chính vậy nên hiểu rõ và nâng cao trí nhớ luôn là một nhu câu thiết yếu của
mỗi người. Trí nhớ là tài sản vô giá của mỗi người chúng ta, đối với các bạn học
sinh, sinh viên thì trí nhớ tốt là điều kiện thuận lợi để các bạn có thể học tập, hiểu
bài một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy vậy nhiều bạn sinh viên vẫn còn chưa
ý thức tầm quan trọng của trí nhớ do đó dù đã bỏ nhiều thời gian để học tập nhưng
phần kiến thức thu được thì lại quá ít dẫn đến việc hổng lý thuyết và kém hiệu quả
trong làm việc.

Văn bản dưới đây giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về trí nhớ, công dụng và vai
trò của trí nhớ, quan trọng hơn hết là những phương pháp giúp ta rèn luyện trí nhớ.
Qua đó giúp tinh thần thoải mái trí não tỉnh táo nâng cao hiệu quả học tập và làm
việc .

3
B PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận và khái quát về trí nhớ


1 Khái niệm
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng như định nghĩa xung quanh trí nhớ tuy
nhiên ta có thể khái quát lại như sau. Trí nhớ là một hoạt động tâm lý phản ánh
những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng. Biểu
tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng được nảy sinh trong não khi những
sự vật, hiện tượng đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan. Theo Robert
J. Stemberg (1999) thì trí nhớ có nghĩa là bằng trí não, con người dựa vào những
kinh nghiệm đã trải qua để sử dụng những thông tin đó trong hiện tại.

Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại , giữ lại và làm xuất hiện
lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.Trí nhớ là quá
trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng
bằng cách ghi nhớ , giữ gìn , nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải
qua . Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động con người .
Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm , không có kinh nghiệm thì không thể
có bất cứ một hoạt động nào , không thể phát triển tâm lý , nhân cách con người

1.2 Vai trò của trí nhớ


Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí con
người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì
không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể có ý thức bản ngã, do đó cũng
không thể hình thành nhân cách được. I.M. Sechenov - nhà sinh Ií học Nga đã viết
một cách di dỏm rằng: “Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng
của một đứa trẻ sơ sinh”.

4
Trí nhớ giúp con người xác định phương hướng để thích nghi với ngoại giới. Nhờ
có ghi nhớ mà con người tích lũy được những kinh nghiệm, nhờ có nhận lại và
những kinh nghiệm, nhờ có nhận lại và nhớ lại mà ta nhớ lại mà ta có thể đem
những kinh nghiệm đó ứng d có thể đem những kinh nghiệm đó ứng dụng vào
thực tế cuộc sống.

Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó giữ lại các kết quả của quá
trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình.
Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường. Vì vậy. VI. Lenin đã nói. "Người ta
chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu
biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”.

1.3 Các quá trình của trí nhớ

Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình
khác nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau, đó là các quá trình: ghi nhớ, gìn giữ,
nhận lại và nhớ lại.

+ Ghi nhớ:

Ghi nhớ là một quá trình trí nhớ đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn tư liệu đó với
những kiến thức hiện có; làm cơ sở cho quá trình giữ gìn về sau đó. Quá trình ghi
nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm.

+ Giữ gìn:

Giữ gìn là quá trình duy trì, lưu giữ các nội dung đã được ghi nhớ trong đầu óc.
Theo quan niệm sinh học, đó là quá trình giữ lại những dấu vết trong vỏ não. Việc
lưu giữ phụ thuộc vào các yếu tố như quá trình ghi nhớ , nội dung , tính chất tài

5
liệu , nhu cầu, động cơ, hứng thú, tâm thế và các trạng thái tâm lý, sức khỏe của
chủ thể .

+ Tái hiện:

Sự tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi lại trên đây.
Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng hoặc khó khăn. Thường những hình thức tái
hiện được phân làm ba loại: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.

 Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại.
 Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng.
 Hồi tưởng là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ.

+ Quên:

Quên là quá trình không làm tái hiện lại được những thông tin đã biết, đã có trong
một thời điểm cần thiết. Quên thông thường là do cơ chế tự bảo vệ của não.
Nguyên nhân của sự quên: sự ghi nhớ không tốt, ức chế của thần kinh, hiện tượng
không gắn với thực tiễn của cá nhân.

II Rèn luyện và nâng cao trí nhớ


1 Các phương pháp khoa học

1.1 Phương pháp Mnemonics

Phương pháp Mnemonics là một phương pháp học tập và ghi nhớ thông tin dựa
trên việc tạo ra các liên kết dễ nhớ. Có nhiều dạng kỹ thuật Mnemonics, nhưng
dưới đây là một số ví dụ phổ biến:

 Acronyms (Chữ Viết Tắt): Tạo một từ hoặc cụm từ mới bằng cách sử dụng
chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong một chuỗi các từ cần nhớ. Ví dụ:

6
"ROYGBIV" để nhớ thứ tự của màu sắc trong cầu vồng (Red, Orange,
Yellow, Green, Blue, Indigo, Violet).
 Acrostics (Câu Đầu Chữ): Tạo một câu mà chữ cái đầu tiên của mỗi từ
tượng trưng cho một thông tin cần nhớ. Ví dụ: "My Very Educated Mother
Just Served Us Nine Pizzas" để nhớ thứ tự của các hành tinh trong hệ mặt
trời.
 Chunking (Phân Chia Thông Tin): Phân chia thông tin lớn thành các nhóm
nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Ví dụ: phân chia số điện thoại thành các phần nhỏ
hơn thay vì nhớ một dãy số dài liên tục.
 Method of Loci (Phương Pháp Địa Điểm): Liên kết thông tin với một địa
điểm cụ thể. Bạn hình dung mình đang đi qua một không gian quen thuộc,
và tại mỗi điểm nhất định, bạn "đặt" một mẩu thông tin cần nhớ.
 Rhymes and Alliteration (Vần và Điệp Âm): Sử dụng vần và điệp âm để nhớ
thông tin. Ví dụ: "Thirty days hath September, April, June, and November..."
để nhớ số ngày trong mỗi tháng.
 Visual Imagery (Hình Ảnh Trực Quan): Tạo ra hình ảnh trong đầu của bạn
để liên kết với thông tin cần nhớ. Hình ảnh càng kỳ quặc và độc đáo, càng
dễ nhớ.
 Story Method (Phương Pháp Kể Chuyện): Tạo một câu chuyện liên kết các
mảnh thông tin cần nhớ. Kể chuyện giúp tạo ra một dòng liên kết giữa các
thông tin, làm cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn.

1.2 Phương pháp Loci

Phương pháp Loci, còn được gọi là "Phương pháp Cung điện Ký ức" hoặc
"Phương pháp Hành trình", là một kỹ thuật cổ xưa và hiệu quả trong việc rèn luyện
và cải thiện trí nhớ. Dưới đây là chi tiết về phương pháp này:

7
Phương pháp Loci dựa trên việc sử dụng không gian quen thuộc để gắn kết thông
tin cần nhớ. Não bộ có khả năng ghi nhớ các không gian và vị trí tốt hơn là danh
sách thông tin trừu tượng.

Bước Chuẩn Bị:

Chọn Lọc Địa Điểm: Bắt đầu bằng việc chọn một địa điểm quen thuộc, như ngôi
nhà của bạn, công viên bạn thường đi, hoặc tuyến đường bạn thường xuyên đi lại.

Xác Định Các Điểm Neo: Trong địa điểm đã chọn, xác định một số điểm đặc biệt
(neo) theo một trình tự nhất định mà bạn có thể dễ dàng nhớ.

Quy Trình Ghi Nhớ:

Gắn Kết Thông Tin với Điểm Neo: Liên kết mỗi mẩu thông tin cần nhớ với một
điểm neo cụ thể. Ví dụ, nếu bạn cần nhớ một danh sách mua sắm, bạn có thể tưởng
tượng xem một món hàng đặc biệt ở mỗi điểm neo trong ngôi nhà của bạn.

Sử Dụng Hình Ảnh Sinh Động và Hành Động: Tạo ra hình ảnh sinh động, thậm chí
là kỳ lạ hoặc hài hước, để làm cho thông tin trở nên nổi bật và dễ nhớ hơn.

Thu Hồi Thông Tin:

Duyệt Lại Hành Trình Trong Tâm Trí: Khi cần nhớ thông tin, bạn di chuyển qua
hành trình đã thiết lập trong tâm trí, từ điểm neo này đến điểm neo khác.

Gợi Nhớ Hình Ảnh: Mỗi điểm neo sẽ gợi nhớ hình ảnh bạn đã liên kết với thông
tin, từ đó giúp bạn nhớ lại thông tin đó.

8
2 Những phương pháp gần gũi trong đời sống

+ Tập trung cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm sang mê trong công
việc.

+ Biết lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí, phù hợp với tính chất,
nội dung của tài liệu và với mục đích ghi nhớ.

+ Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, cần vận dụng vốn hiểu biết kinh nghiệm
của mình vào quá trình nhớ.

+ Thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí cũng làm tăng khả năng trí nhớ.

+ Xóa bớt những thông tin không cần thiết , biết chắt lọc lựa chọn thông tin.

III Liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của bản thân.
Mỗi người đều có một câu trúc não bộ, cơ địa khác nhau vì vậy cũng có các cơ chế
ghi nhớ khác nhau. Do đó mỗi người cần có cách thích hợp để nâng cao khả năng
ghi nhớ của bản thân mình. Về phía bản thân mình , tôi cũng đã chọn được cho
mình một phương pháp rèn luyện trí nhớ riêng trong việc học tập.

Khâu đầu tiên là chuẩn bị bài. Đây là việc cần thiết trước khi bắt đầu bài học tạo cơ
sở nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức về bài học tránh tình trạng mơ hồ khó hiểu
khi giáo viên cung cấp những kiến thức mới làm cho việc ghi nhớ bài giảng dễ
dàng hơn. Gạch chân , đánh dấu những vấn đề còn chưa hiểu cần giải đáp tránh để
những vấn đề đó rơi vào quên lãng khi ta còn chưa hiểu bản chất.

Khi ở trên lớp cần tập chung tư tưởng nghe giảng tránh bị phân tâm mất tập trung
bởi những việc khác làm ảnh hưởng tới quá trình ghi nhơ và tiếp thu. Tiếp đó ta
cần ghi chép bài học một cách logic khoa học giúp nắm bắt những ý chính của bài

9
học. Kết hợp ghi chép với việc sử dụng sơ đồ tư duy là một cách thức đem lại hiệu
quả rất cao trong quá trình ghi nhớ bài học.

Bên cạnh đó ôn tập lại kiến thức cũng là một việc cực kỳ quan trọng .Nghiên cứu
cho thấy chúng ta bắt đầu "quên ngay sau khi học"! Chỉ trong vòng vài giờ, ta
không còn có thể nhắc lại 70% - 80% dung lượng thông tin một cách thông suốt,
dễ dàng. Với những dữ liệu phức tạp, thì nhắc đi nhắc lại vẫn là phương pháp củng
cố đáng tin cậy nhất. Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học
thuộc những dữ liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, ban phải nhắc lại thông
tin ngay lập tức vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy. Điều này sẽ giúp nhắc lại những
kiến thức đã được học, việc ghi nhớ cũng trở nên dễ dàng hơn.

Cùng với việc học cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lí tránh để tình trạng căng
thẳng gây ức chết thần kinh. Đặc biệt kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí. Cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, lưu thông máu tốt từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ tài liệu.

10
C Kết luận
Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người: Nhờ có trí nhớ mà
những sự vật hiện tượng đã được tri giác trước đây tạo thành vốn kinh nghiệm,
chính vì vậy nếu không có trí nhớ thì ta không thể nhận thức được thế giới khách
quan, không thể đem tri thức (kinh nghiệm) vào vận dụng trong thực tiễn. Nhờ có
trí nhớ mà nó giúp cho con người định hướng được thế giới khách quan, nó là cơ
sở, là tiền để để giúp con người đi sâu vào bản chất sự vật hiện tượng mà bản thân
cảm giác, tri giác, không thể đi sâu được. Nhờ có trí nhớ mà nó giúp con người tiết
kiệm được thời gian và công sức. Do đó, làm cho hoạt động đạt kết quả cao. Trí
nhớ cung cấp các tài liệu cho nhận thức lý tính một cách trung thành, đầy đủ. Nhờ
có trí nhớ mà con người hoạt động được, học tập được và làm điều kiện để phát
triển tâm lý bình thường ở con người. Chính vì vậy chúng ta phải cải thiện và phát
huy trí nhớ ngày càng tốt hơn .

11

You might also like