Bài thu hoạch DA HS25 Hoàng chống người thi hành công vụ - 08.12 - Lại Hữu Đăng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ


----------------------***----------------------

BÁO CÁO THU HOẠCH DIỄN ÁN


HỒ SƠ TÌNH HUỐNG LS.HS 25
NGÔ ĐÌNH HOÀNG
CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

Diễn án lần :2
Ngày diễn : 20 /3 /2024
Giảng viên hướng dẫn :

Họ và tên : NGUYỄN DUY CHINH

Ngày sinh : 08/08/2000

Số báo danh : 24

Lớp : ĐTC 7a2 Tối

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC

I. Tóm tắt nội dung vụ án......................................................................................................


II. Kế hoạch hỏi tại phiên toà với vai trò là Luật sư...........................................................
1. Dự kiến hỏi bị cáo Ngô Đình Hoàng.................................................................2

2. Dự kiến hỏi Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Trần Hoài Phương........3

3. Dự kiến hỏi người làm chứng Nguyễn Văn Nam.............................................3

III. Bản luận cứ bào chữa cho Bị cáo Ngô Đình Hoàng.....................................................
I. Tóm tắt nội dung vụ án
Khoảng 22h30’ ngày 08/07/2017, tổ công tác Y13/KH141/PV11 Công an TP. Hà
Nội do đồng chí Vũ Mạnh Nam (Phó đội trưởng Đội CSGT số 7) làm tổ trưởng cùng với
các đồng chí: Trần Hoài Phương (Cán bộ PC45); đồng chí Nguyễn Văn Chính (Cán bộ
đội CSGT số 7); đồng chí Đinh Văn Nguyện (Cán bộ đội CSGT số 7) và một số đồng chí
khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần
Quốc Hoàn, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội thì phát hiện Ngô Đình Hoàng điều khiển xe
máy Honda Wave, màu trắng, xám, BKS: 29E1 – 561.51 lưu thông trên đường Phạm Văn
Đồng theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau chở 02 người, thấy vậy tổ công tác đã ra hiệu
lệnh yêu cầu Hoàng dừng xe và hướng dẫn dắt xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính
đã được căng dây phản quang để làm việc.
Khi đó Hoàng chấp hành, dắt xe vào trong khu vực căng dây còn hai người ngồi sau
xe của Hoàng đã lợi dụng sơ hở bỏ đi. Lúc này, đồng chí Trần Hoài Phương mặc thường
phục, đeo băng đỏ có chữ 141 – Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra hành chính đối với
Hoàng, yêu cầu Hoàng xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và tự bỏ các đồ vật trong
người ra để tổ công tác kiểm tra. Hoàng đã lấy ví tiền và điện thoại để lên yên xe nhưng
không mang giấy tờ đăng ký xe nên đồng chí Phương cầm chìa khóa xe để lên bàn làm
việc và hướng dẫn Hoàng đến gặp đồng chí Nguyện để giải quyết.
Đồng chí Nguyện giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm của Hoàng phải tạm giữ
phương tiện. Khi đó Hoàng xin không bị tạm giữ xe máy nhưng không được thì đã có lời
lẽ lăng mạ, chửi bới. Anh Phương yêu cầu Hoàng không được chửi thì Hoàng lấy ví, rút
tiền ra ném xuống đất trước mặt tổ công tác, nói “Bây giờ các anh cần gì ở tôi, tiền tôi có
rất nhiều, giấy tờ xe tôi để ở nhà”. Anh Nam tiếp tục giải thích cho Hoàng biết lỗi vi
phạm nhưng Hoàng vẫn cố ý chỉ tay về phía tổ công tác tiếp tục chửi mắng. Thấy vậy,
anh Phương đi đến dùng tay kéo Hoàng ra khỏi khu vực đã căng dây phản quang để tổ
công tác tiếp tục làm việc nhưng Hoàng dùng tay phải gạt tay anh Phương ra và tiếp tục
xông vào trong khu vực căng dây phản quang, chỉ tay về phía tổ công tác, chửi mắng.
Thấy hành vi của Hoàng gây mất an ninh trật tự, làm gián đoạn nhiệm vụ của tổ
công tác nên đồng chí Phương cùng một số đồng chí khác trong tổ công tác đã khống chế
Hoàng, quật ngã xuống đất. Quá trình bị khống chế, Hoàng đã dùng tay túm tóc anh
Phương giật ra phía sau và túm cổ anh Phương đẩy ra. Hành vi của Hoàng đã cản trở, làm
gián đoạn việc thực thi nhiệm vụ của tổ công tác trong khoảng 15 phút. Tổ công tác đã
bắt giữ Hoàng và bàn giao cho Công an phường Mai Dịch để làm rõ.
Ngày 31/10/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đã chuyển hồ
sơ vụ án và Kết luận điều tra vụ án hình sự số 292/KLĐT đến Viện kiểm sát nhân dân
quận Cầu Giấy và đề nghị truy tố bị can Ngô Đình Hoàng tội danh quy định tại khoản 1
Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngày 14/11/2018, Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã ra
Cáo trạng truy tố bị can Ngô Đình Hoàng về tội: “Chống người thi hành công vụ”, theo
khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.
II. Kế hoạch hỏi tại phiên toà với vai trò là Luật sư
1. Dự kiến hỏi bị cáo Ngô Đình Hoàng

STT NỘI DUNG CÂU HỎI

Khi nhận được hiệu lệnh dừng xe của tổ công tác, anh có chấp hành
1.
không?

Ai là người làm việc trực tiếp tiến hành kiểm tra hành chính đối với
2.
anh? Họ có giới thiệu bản thân trước khi làm việc với anh không?

3. Họ có mặc đúng trang phục khi thực hiện nhiệm vụ hay không?

4. Anh bị yêu cầu xuất trình những giấy tờ gì? Anh có chấp hành không?

Anh Phương và tổ công tác có giải thích lỗi vi phạm cho anh không? Cụ
5.
thể là lỗi gì? Vi phạm điều mấy? Mức hình phạt bao nhiêu?

Khi tổ công tác đề nghị tạm giữ phương tiện, anh có phản ứng như thế
6. nào? Trước khi bị đề nghị, tổ công tác có giải thích cho anh lỗi này có bị
tạm giam phương tiện hay không?

Trong quá trình làm việc anh đã có những hành động gì với anh Phương
7.
và cán bộ tổ công tác?

8. Anh thực hiện những hành động đó nhằm mục đích gì?

Các thành viên trong tổ công tác đã phản ứng như thế nào trước những
9.
hành động của anh?

10. Anh nhận thức thế nào về hành vi vi phạm của bản thân?
2. Dự kiến hỏi Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Trần Hoài Phương

STT NỘI DUNG CÂU HỎI

Anh cho biết tối ngày 08/10/2017 ai đã phân công anh làm nhiệm vụ?
1.
có quyết định phân công hay không?

2. Khi làm nhiệm vụ, anh mặc trang phục như thế nào?

Khi anh yêu cầu kiểm tra hành chính đối với Hoàng thì Hoàng có chấp
3.
hành không?

4. Anh Phương cho biết anh có bị thương tích gì không?

Tại sao anh lại quật ngã anh Hoàng? Hành vi khống chế -quật ngã
5.
Hoàng là do anh tự quyết định hay do ai chỉ đạo anh thực hiện?

3. Dự kiến hỏi người làm chứng Nguyễn Văn Nam

STT NỘI DUNG CÂU HỎI

Anh Nam cho biết bị cáo Hoàng đã có những lời nói và hành động như
1.
thế nào đối với tổ công tác?

Trong quá trình làm việc, anh có thấy bị cáo chủ động xô xát với ai
2.
không?

Sau khi đồng chí Phương quật ngã bị cáo, anh thấy có bao nhiêu người
3.
hỗ trợ anh Phương khống chế bị cáo?

Anh cho biết anh có nhìn thấy bị cáo Hoàng sau khi bị quật ngã có hành
4.
vi gì với đồng chí Phương – người khống chế Hoàng hay không?
III. Bản luận cứ bào chữa cho Bị cáo Ngô Đình Hoàng

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY LUẬT TNHH ABC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LUẬN CỨ BÀO CHỮA


PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
TỘI DANH “CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ” TẠI TAND QUẬN CẦU
GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bị cáo: Ngô Đình Hoàng
Kính thưa Hội đồng xét xử;
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội,
Tôi là Luật sư Nguyễn Duy Chinh, là Luật sư của Công ty Luật TNHH ABC thuộc
Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Tôi tham dự phiên tòa với tư cách là Người bào chữa
cho bị cáo Ngô Đình Hoàng, bị Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy truy tố về tội
“Chống người thi hành công vụ” quy định tại Khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, các biên bản lấy lời khai, các chứng cứ đã được thu
thập, bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy cũng như thông qua phần
xét hỏi công khai tại phiên tòa ngày hôm nay và Bản luận tội mà vị đại diện Viện kiểm sát
vừa trình bày. Tôi cho rằng việc truy tố bị cáo Ngô Đình Hoàng theo Khoản 1 Điều 330
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là chưa đúng bởi những lý do sau
đây:
1. Bị cáo không có hành vi dùng vũ lực để chống đối đồng chí Phương.
Thứ nhất, trước khi bị anh Phương quật ngã, Hoàng không có hành vi đánh đập, xô
đẩy đối hoặc đe dọa thực hiện những hành vi này đối với anh Phương.
Căn cứ vào các bút lục số 87, 93, 117, 118, 121, 124, 127 là các bản tường trình,
biên bản ghi lời khai, báo cáo vụ việc của người làm chứng, người liên quan thì có thể
thấy trước khi bị đồng chí Phương quật ngã ra sau, Hoàng không hề có bất kỳ hành động
đánh đập, xô đẩy, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với đồng chí Phương, không ai trông
thấy hành vi xô đẩy, đánh đập Phương hay các đồng chí khác trong tổ công tác của Hoàng
cả. Hoàng chỉ to tiếng, có hành vi chỉ tay về tổ công tác, tuy nhiên, hành vi này chưa đủ
để khiến đồng chí Phương tiến hành khống chế Hoàng. Bên cạnh đó, hành vi của Hoàng
không gây cản trở việc thực thi nhiệm vụ công vụ của những người trong tổ công tác.
Thứ hai, nguyên nhân Hoàng phản ứng lại đồng chí Phương xuất phát từ việc
Hoàng bị đồng chí Phương quật ngã.
Tại bút lục số 91, Người làm chứng là anh Nguyễn Văn Nam có miêu tả: “Bất ngờ
nam thanh niên đeo băng đỏ trên tay liền lao vào dùng tay ôm vào cổ nam thanh niên to
tiếng rồi dùng chân ngáng vào chân nam thanh niên quật ngã xuống đất rồi hai người
ôm chặt lấy nhau”. Rõ ràng Hoàng không hề chủ động vật ngã, xô đẩy hay tác động
ngoại lực lên anh Phương. Việc chủ động trong trường hợp này thuộc về anh Phương và
Hoàng hoàn toàn bị động.
Thứ ba, việc Bị cáo Hoàng ôm anh Phương đơn thuần là hành vi tự vệ của con
người.
Theo logic thông thường, khi bị vật ngã thì bản năng con người sẽ cố gắng để níu
vào một vật nào đó trong khả năng, qua đó giảm tác động của việc ngã gây ra. Ngoài ra,
hành vi bất ngờ của Phương cũng khiến cho Hoàng không có đủ thời gian, không gian để
có thể tìm một phương án tốt hơn, không gây tác động đến đồng chí cảnh sát là anh
Phương.
Ngoài ra, sau khi bị Hoàng quật ngã thì với tâm lý là người dân bình thường, bị một
chiến sĩ cảnh sát được huấn luyện bài bản về võ thuật ghì mình, Hoàng có hành vi ôm,
quặp hai chân vào anh Phương để giảm lực tác động của anh Phương lên cơ thể cũng là
điều dễ hiểu, đây hoàn toàn là bản năng chứ không phải là hành vi chống trả.
Kết luận: Từ phân tích trên, căn cứ Khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự: “Người nào
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ
thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, …” và hướng
dẫn tại Mục 5 Chương VI Nghị quyết 04/NQ-HĐTPTANDTC ngày 29/11/1986, đối với
tội chống người thi hành công vụ phải có hành vi sử dụng vũ lực như đánh, xô đẩy, trói,
… để cản trợ việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của người thi hành công vụ thì hành vi đó
mới có khả năng là hành vi chống người thi hành công vụ. Như vậy, qua các luận cứ mà
tôi đã trình ở trên, có thể thấy Ngô Đình Hoàng không có hành vi đánh, xô đẩy, trói người
thi hành công vụ là anh Phương.
2. Hành vi Bị cáo Hoàng thực hiện không phải là lỗi cố ý trực tiếp.
Thứ nhất, hành vi chửi bới tổ công tác xuất phát từ việc không kiềm chế được cảm
xúc do mong muốn nhận lại chiếc xe nhưng không được của Hoàng.
Ngay từ đầu, Hoàng đã có ý thức chấp hành mệnh lệnh của người thi hành công vụ,
sau khi có hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông, Hoàng đã xuống xe, dắt xe vào
trong phần quấn dây phản quang, … – căn cứ BL 76, 93. Đồng thời Hoàng không hề cố ý
gây cản trở người thi hành công vụ. Dựa vào các bút lục 65, 67, 72, 77, 82 về lời khai của
Hoàng trong hồ sơ vụ án, việc Hoàng to tiếng phát sinh từ mong muốn được nhận lại
chiếc xe của mình. Trong hoàn cảnh của Bị cáo Hoàng, một người công nhân xa quê,
chạy xe ôm để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống, chiếc xe máy là công cụ mưu sinh của
Hoàng, do đó, khi bị giữ xe, không ngạc nhiên khi Hoàng có mong muốn được nhận lại
chiếc xe của mình. Khi trao đổi với tổ công tác không được, Hoàng mới có những lời lẽ
chưa được chuẩn mực với tổ công tác.
Thứ hai, hành vi phản ứng lại tổ công tác của Hoàng là phản ứng tự nhiên, phòng vệ
của Hoàng.
Như đã nói ở trên, hành vi ôm, quặp chân anh Phương của Hoàng là do phản ứng tự
nhiên, hành vi tự vệ của Hoàng. Hành vi bắt nguồn từ việc anh ta bất ngờ bị đồng chí
cảnh sát Phương quật ngã, khống chế. Trước đó, Hoàng không hề có hành vi dùng vũ lực
hay uy hiếp sử dụng vũ lực nào đối với tổ công tác đang làm nhiệm vụ.
Thứ ba, Hoàng không có phản ứng nào sau khi các đồng chí tổ công tác tiến hành
không chế cùng anh Phương.
Trong thời gian khi anh Phương và Hoàng đang ôm chặt lấy nhau, các đồng chí
trong tổ công tác tiến hành xông vào khống chế Hoàng, đưa Hoàng về trụ sở Công an
phường Mai Dịch mà Hoàng không có phản ứng nào thêm. Nếu như có mục đích cản trở,
gây thương tích cho người thi hành công vụ thì tại sao Hoàng lại không có những hành vi
chống trả quyết liệt hơn?
Kết luận: Kính thưa hội đồng xét xử, căn cứ Bộ luật hình sự về tội chống người thi
hành công vụ tại Điều 330, lỗi cố ý trực tiếp là một trong những yếu tố để xác định tội
danh này cho người thực hiện hành vi. Cụ thể, người thực hiện hành vi thực hiện nó với
mục đích cản trở người thi hành công vụ, mong muốn cho người thực hiện công vụ không
thực hiện được nhiệm vụ của mình. Qua đây có thể thấy, Hoàng thực hiện hành vi chửi
bới, phản ứng lại tổ công tác không nhằm mục đích chống đối, cản trở việc thực thi công
vụ của người thi hành công vụ.
Trên cơ sở các luận điểm nêu trên, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét kết luận
Bị cáo Ngô Đình Hoàng không có tội theo căn cứ tại Điều 13 Bộ Luật Tố tụng Hình sự
2015.
Xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI BÀO CHỮA
(Đã ký)
Nguyễn Duy Chinh

You might also like