Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ TÀI 1: Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của Đảng

1. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

a. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước việt nam, các tổ chức cộng sản ra đời

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

+ Khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy tiêu biểu với phong trào Cần
Vương (1885 – 1896), Các cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình (Thanh Hóa), Bãi Sậy (Hưng Yên),
Hương Khê (Hà Tĩnh)...

+ Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong
việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

+ Vào đầu thế kỷ XIX, ở Việt Nam xuất hiện hai xu hướng cứu nước theo phong trào dân chủ
tư sản: Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh.

+ Do hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên phong trào yêu nước đầu thế kỷ XIX không thể tìm
được hướng giải quyết đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cuối cùng bị thực dân
Pháp đàn áp.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
phát triển mạnh, nhiều tổ chức, đảng phái yêu nước xuất hiện như Tâm Tâm Xã (1923 – 1925),
Hội Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926)... Tổ chức chính trị tiêu biểu
nhất cho khuynh hướng tư sản ở Việt Nam là Việt Nam Quốc dân Đảng. Các phong trào yêu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, với nhiều hình
thức đấu tranh phong phú, nhưng cuối cùng đều thất bại.

->Xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

b. Hội nghị thành lập Đảng:


- Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản
Đảng họp tại Hương Cảng Trung Quốc từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930 để thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.

- Tháng 9/1960 quyết nghị "từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ
niệm thành lập Đảng".

- Nguyễn Ái Quốc xác định rõ vấn đề hàng đầu là phải tự phê bình và phê bình những thành kiến
giữa các tổ chức cộng sản, dẫn đến tình trạng xung đột, công kích lẫn nhau, phải xóa bỏ những
khuyết điểm đó và thành thật hợp tác để thống nhất các tổ chức cộng sản.

- Hai tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã phê bình
lẫn nhau, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của họ.

- Kết quả phê bình và tự phê bình đó dẫn tới sự thống nhất thành lập một Đảng Cộng sản.

- Hội nghị bàn về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo luận thông qua Chính cương,
Điều lệ, kế hoạch thực hiện việc thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, cử Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời

c. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:

* Nội dung cơ bản:

- Các văn kiện thông qua như: Chính cương vắn tắt; Sách lược vắn tắt; Chương trình tóm tắt của
Đảng hợp thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

- Phương hướng chiến lược: Cương lĩnh đã nêu mục đích lâu dài,của Đảng và CMVN: “Chủ
trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

- Nhiệm vụ:

+ Về phương diện chính trị: xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam:
“Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập Chính
phủ,quân đội của nhân dân (công, nông,binh)”.

+Về kinh tế: Xóa bỏ hết các thứ quốc trái; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; tịch thu toàn bộ tài
sản lớn của tư bản đế quốc Pháp giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất
của đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo; phát triển công nông nghiệp và thực hiện
lao động 8 giờ

+Về phương diện văn hóa- xã hội:Cương lĩnh nêu rõ: “Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ
bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa”.

- Lực lượng cách mạng: giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

- Lực lượng lãnh đạo cách mạng: Là giai cấp công nhân thông qua ĐCS.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng phải: “thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm
cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”

- Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: Xác định CMVN là 1 bộ phận
của CM thế giới; đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt
trận thống nhất đánh đuổi đế quốc.

* Ý nghĩa:

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là 1 cương lĩnh đúng đắn theo con đường CM của Hồ
Chí Minh. Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản Cương lĩnh chính trị phản ánh được
quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội
Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại.

2. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở
nước ta trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX.

- Là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác

- Đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường
lối cứu nước kéo dài mấy thập kỷ.

- Sự ra đời của Đảng gắn liền với tên tuổi của Hồ Chí Minh, Người sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện Đảng ta.
- Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc
theo phương hướng cách mạng vô sản, là cơ sở để Đảng ta vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh
đạo phong trào cách mạng Việt Nam, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất
nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã có được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cũng
góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã
hội

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con
đường cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản Cương lĩnh chính trị
phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu cơ bản và cấp
bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại.

3. Phần câu hỏi chuẩn bị:

- Sáng tạo ở việc đề ra mục tiêu chiến lược:


+ Chủ nghĩa Mác-lênin: Nhấn mạnh đến nhiệm vụ giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân
dân lao động khỏi chế độ áp bức bốc lột, có phần nhấn mạnh vào nhiệm vụ dân chủ.
+ Nguyễn Ái Quốc: Từ việc phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam cần phải
giải quyết, đi đến xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam “ chủ trương làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Cương lĩnh xác định mục tiêu hoạt động của Đảng là “làm cho thực hiện xã hội cộng sản”. Đây
là mục tiêu hoàn toàn mới tính đến thời điểm đó. Trước đó, các phong trào cứu nước theo tư
tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản đều bị thất bại, bế tắc vẫn hoàn bế tắc.
 Nguyễn Aí Quốc đã sáng tạo ở chỗ nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng Việt Nam do tình hình thực tế của Việt Nam là mâu thuẫn giữa
toàn dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp là mâu thuẫn sâu sắc nhất.
- Sáng tạo ở mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong
kiến:
+ Chủ nghĩa Mác-lênin: Coi trọng vấn đề giai cấp và giải phóng giai cấp, giải quyết vấn đề dân
tộc giành độc lập dân tộc phải đứng trên quan điểm của một giai cấp nhất định.
+ Nguyễn Ái Quốc: Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-lenin, Nguyễn Ái Quốc đã
vận dụng sáng tạo đặt vấn đề dân tộc cao hơn giai cấp. Đánh đổ đế quốc Pháp giải phóng dân tộc
là nhiệm vụ hàng đầu rồi mới chống phong kiến giải phóng giai cấp.
 Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo ở chổ nhìn vào thực tế Việt Nam đang là nước thuộc
địa chịu sự đàn áp mâu thuẫn gây gắt giữa toàn bộ dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp nên
cần chống đế quốc trước mới tới chống phong kiến.
- Sáng tạo ở biên độ tập hợp lực lượng của cách mạng:
+ Chủ nghĩa Mác-lenin: Chỉ rõ lực lượng tham gia tiến hành cách mạng là liên minh giữa giai
cấp công nhân và giai cấp nông dân là động lực của cách mạng vô sản.
+ Nguyễn Ái Quốc: Dựa vào thực tiễn cách mạng Việt Nam là một nước thuộc địa nữa phong
kiến, dựa trên nguyên lí của chủ nghĩa Mác-lenin Nguyễn Ái Quốc xác định công nhân , nông
dân là lực lượng nồng cốt của cách mạng.
 Giai cấp phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc là những giai cấp bốc lột nhưng vẫn
được Nguyễn Ái Quốc đưa vào bầu bạn cùng cách mạng lợi dụng hoặc trung lập họ, đây
chính là điểm sáng tạo.
- Sáng tạo ở quy luật thành lập Đảng:
+ Chủ nghĩa Mác-lenin: theo nguyên lý của Mác-lenin thì Đảng cộng sản là sự kết hợp của chủ
nghĩa Mác-lenin và phong trào công nhân.
+ Nguyễn Ái Quốc: Đã khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa 3 yếu tố
là chủ nghĩa Mác-lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
 Vì vậy phong trào công nhân và phong trào yêu nước cần hổ trợ nhau để thu hút đông đảo
lực lượng trong xã hội, nhất là nông dân. Đây chính là điểm sáng tạo trong quy luật thành
lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc.

You might also like