TRẮC NGHIỆM-TRIỆU-CHỨNG-CƠ-NĂNG-TIÊU-HOÁ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRẮC NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TIÊU HOÁ -

HOCSML

1. Chọn nhận định đúng:


A. Nôn là tình trạng thức ăn trào ngược lên miệng nhưng không có sự co thắt
mạnh của cơ thành bụng- ngực
B. Buồn nôn là cảm giác khó chịu vùng bụng trên khiến bệnh nhân muốn
nôn nhưng không nôn được
C. ợ là tình trạng thức ăn được tống từ trong dạ dày – ruột qua đường miệng do sự
co thắt của dạ dày ruột và cơ thành bụng ngực.
D. Tất cả đều đúng
2. Tình trạng nôn xảy ra trước bữa ăn sáng có thể gợi ý nguyên nhân do, NGOẠI
TRỪ:
A. GERD
B. Trong giai đoạn thai kì
C. Tăng áp lực nội sọ
D. Sau uống rượu
3. Cơ chế của nôn là do:
A. Tác nhân gây nôn kích thích lên vùng hạ đồi
B. Tác nhân gây nôn kích thích lên tiểu não
C. Tác nhân gây nôn kích thích lên vùng nhận cảm hoá học sàn não thất IV
D. Tất cả đều đúng
4. Tình trạng nôn xảy ra trong vòng 1h sau bữa ăn có thể gợi ý nguyên nhân do:
A. Sau uống rượu
B. Suy giảm miễn dịch
C. Liệt dạ dày
D. Nhiễm trùng
5. Nôn vọt xảy ra đột ngột thường gặp trong:
A. Trào ngược dạ dày thực quản
B. Tăng áp lực nội sọ
C. Tăng ure huyết
D. Sử dụng thuốc gây nôn
6. BN nôn ói có thể do nguyên nhân tại bộ máy tiêu hoá, NGOẠI TRỪ:
A. Tắc ruột
B. Viêm dạ dày do nhiễm độc
C. Chấn thương ổ bụng
D. Ung thư dạ dày
7. Nhóm bệnh lý tại gan mật tuỵ gây nôn ói có thể dẫn đến, NGOẠI TRỪ:
A. Dấu mất nước
B. Rối loạn điện giải
C. Toan chuyển hoá hạ kali máu
D. Dễ chịu hơn sau khi nôn
8. Hậu quả của nôn ói có thể gặp, NGOẠI TRỪ:
A. Hội chứng Mallory Weiss
B. Hội chứng Cushing
C. Hội chứng Boerhaave
D. Hội chứng vỡ thực quản
9. Bé TVQL 50t nhập viện với triệu chứng nôn ói kèm đau bụng. Bé khai là sau khi
nôn thì cơn đau bụng không giảm. Bé không có tiền sử bệnh lý nào hết. Có thể
nghĩ đến nguyên nhân gây các triệu chứng trên TRỪ:
A. Hẹp môn vị
B. Nhiễm trùng tiêu hoá
C. Viêm gan
D. Nhồi máu cơ tim
10. Nguyên nhân gây nôn ói, NGOẠI TRỪ:
A. U não
B. Toan ceton
C. Tăng Kali máu
D. Hội chứng ure huyết cao
11. Nôn ói thường đi kèm đau bụng có thể gặp trong:
A. Tăng áp lực nội sọ
B. U não
C. Tăng canxi máu
D. Bệnh lý túi mật
12. Chọn nhận định đúng về nôn ói:
A. Nôn ói kèm đau bụng sau khi nôn ói thường cảm thấy dễ chịu hơn
B. Nôn ói do nguyên nhân tại ống tiêu hoá sau khi nôn sẽ cảm thấy dễ chịu
hơn
C. Nôn ói do nguyên nhân bệnh lý trong ổ bụng sau khi nôn sẽ cảm thấy dễ chịu
hơn
D. Tất cả đều đúng
13. Đặc điểm của chất nôn như bã cà phê có thể có máu thường do:
A. Thủng đại tràng
B. Đường tiêu hoá trên
C. Bệnh trong ổ bụng
D. Tất cả đều đúng
14. Nguyên nhân gây buồn nôn + nôn trên lâm sàng thường gặp là:
A. Bệnh dạ dày ruột
B. Bệnh toàn thân có sốt
C. Tác dụng phụ của thuốc
D. Tất cả đều đúng
15. Nguyên nhân gây nôn có thể gặp trong bệnh lý liên quan đến, NGOẠI TRỪ:
A. Thần kinh
B. Chuyển hoá nội tiết
C. Tim mạch
D. Không có đáp án
16. Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng:
A. Thải phân nhiều ngày trong tuần
B. Phân lỏng hay đặc
C. Lượng phân trung bình trên 200 gr/ngày
D. Tất cả đều đúng
17. Tiêu chảy cấp được định nghĩa là tình trạng tiêu chảy kéo dài:
A. Dưới 2 tuần
B. Trên 4 tuần
C. Từ 2-4 tuần
D. Không có đáp án
18. Theo phân loại Bristol, bệnh nhân bị tiêu chảy cấp thường có phân thuộc típ nào:
A. 1, 2
B. 3, 4
C. 5, 6
D. 6, 7
19. Cơ chế gây tiêu chảy cấp KHÔNG thể là:
A. Tiêu chảy do tiêu hoá kém
B. Tiêu chảy do nhiễm ceton máu
C. Tiêu chảy do tiết dịch
D. Tiêu chảy do rối loạn vận động ruột
20. Nguyên nhân thường gặp trong cơ chế tiêu chảy tiết dịch chủ yếu do:
A. Nhiễm virus siêu vi B
B. Rối loạn chức năng vận động ruột
C. Độc tố của vi khuẩn
D. Sử dụng thuốc nhuận tràng
21. Đặc điểm nào sau đây mô tả KHÔNG ĐÚNG về tiêu chảy tiết dịch:
A. Lượng phân tống ra nhiều, lỏng, không giảm khi nhịn ăn
B. Do sự tăng áp lực thẩm thấu cao trong lòng ruột
C. Do sự kích thích hay ức chế sự hấp thu nước qua hệ thống AMP
adenylatecyclase và cGMP
D. Tiêu chảy mạn tính có nguồn gốc nội tiết
22. Giải thích nào sau đây là hợp lí về cơ chế tiêu chảy do rối loạn vận động ruột:
A. Khi nhu động ruột giảm, làm giảm thời gian tiêu hoá thức ăn nên kéo một
lượng lớn nước, gặp trong viêm đại tràng co thắt
B. Khi vận động giảm, thức ăn bị ứ lại, làm tăng lượng vi khuẩn cộng sinh
phát triển gây tiêu chảy
C. Rối loạn vận động ruột không giảm khi sử dụng thuốc làm giảm nhu động ruột
và nhịn ăn
D. A, B đều đúng
23. Chọn nhận định KHÔNG ĐÚNG:
A. Bờ bàn chải của tế bào ruột bị phá huỷ do siêu vi hay lỵ trực tràng đến
phá huỷ một phần ruột do viêm, loét trong bệnh Crohn dẫn đến tiêu chảy
thẩm thấu
B. Tiêu chảy do thẩm thấu hết khi bỏ thuốc và lượng ít do trong lòng ruột có áp
suất thẩm thấu cao kéo theo lượng nước vào lòng ruột (Mg, PO4, chất nhuận
tràng,…)
C. Cắt dạ dày, cắt túi mật cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy do tiêu hoá kém
D. Tất cả đều đúng
24. Dấu hiệu của mất nước nặng – nghiêm trọng NGOẠI TRỪ:
A. Hôn mê, bất tỉnh
B. Khát nước, uống háo hức
C. Mắt trũng sâu
D. Dấu véo da mất rất chậm >2s
25. Dấu hiệu của mất nước nhẹ:
A. Bồn chồn, kích động, dễ cáu gắt
B. Dấu mắt trũng
C. Môi khô, tiểu ít
D. Khát nhiều, uống háo hức
26. Bệnh Crohn gây tiêu chảy theo cơ chế:
A. Tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột
B. Tiêu chảy do thẩm thấu
C. Tiêu chảy do viêm
D. Tiêu chảy do hấp thu kém
27. Tác nhân gây tiêu chảy cấp không gây viêm có đặc điểm:
A. Thường xâm lấn đại trực tràng
B. Tiêu chảy phân ít nước
C. Tiêu chảy nhiều, nôn ói, bạch cầu và máu ẩn trong phân âm tính
D. Điển hình là bạch cầu và máu trong phân
28. Tác nhân nào sau đây vừa gây tiêu chảy cấp không gây viêm vừa gây viêm:
A. Campylobacter
B. Shigella
C. Salmonella
D. E.coli
29. Bé THĐ đi công tác từ vùng có môi trường vệ sinh kém. Sau khi đi về thì bé có
triệu chứng tiêu chảy xuất hiện kèm sốt, tiêu phân ít nước kèm đau bụng ¼ dưới
trái, cảm giác mót rặn. XN phân thấy có bạch cầu và máu trong phân. Khả năng
cao bé đã bị tiêu chảy cấp do:
A. Nhiễm Salmonella
B. Nhiễm Giardia
C. Nhiễm Cryptosporidia
D. Nhiễm Rotavirus
30. Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn có thể gặp, NGOẠI TRỪ:
A. Hội chứng kém hấp thu
B. Rối loạn vận động ruột
C. Nhiễm kí sinh trùng
D. Bệnh lý ruột viêm
31. Một người phụ nữ, 45t, nhập viện trong tình trạng tiêu chảy với các cơn đau quặn
bụng liên tục, đặc biệt vùng quanh rốn dọc theo khung đại tràng. Số lượng đi tiêu
nhiều hơn so với bình thường, tiêu phân lỏng, toàn nước. Cần làm gì tiếp theo:
A. Khai thác đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân
B. Cho bệnh nhân uống thuốc giảm nhu động ruột
C. Cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt kèm truyền dịch
D. Xét nghiệm phân của bệnh nhân
32. Theo phân loại Bristol, BN bị táo bón mạn có đặc điểm phân:
A. Típ 1, 2
B. Típ 2, 3
C. Típ 6, 7
D. Không có đáp án
33. Tiêu chuẩn để xác định một bệnh nhân bị táo bón mạn, TRỪ:
A. Phải cố gắng rặn để tống phân trong ít nhất 25% lần đi cầu
B. Đi cầu ít nhất 3 lần/ tuần
C. Cảm gíac không đi hết sạch phân trong ít nhất 25% số lần đi cầu
D. Phải dùng cách hỗ trợ trong khi đi cầu (móc phân, bơm thuốc) trong ít nhấtt
25% số lần đi cầu
34. Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở BN bị táo bón mạn:
A. Cảm giác đau vùng hậu môn sau mỗi lần đi cầu
B. Thay đổi thói quen đi cầu: táo bón xen lẫn tiêu chảy
C. Giảm hoặc tăng nhu động ruột
D. Tất cả đều đúng
35. Dấu hiệu tắc ruột ở BN táo bón KHÔNG bao gồm:
A. Đau
B. Nôn
C. Bí
D. Chướng
E. Tất cả đều đúng
36. Nguyên nhân dẫn đến táo bón mạn, NGOẠI TRỪ:
A. Hội chứng ruột kích thích
B. Lao ruột
C. Suy giáp
D. Tai biến mạch máu não
37. Nguyên nhân dẫn đến táo bón mạn, NGOẠI TRỪ:
A. Chế độ ăn uống
B. Do sử dụng thuốc
C. Hạ K máu do rối loạn nội tiết chuyển hoá
D. Cường giáp
38. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến táo bón mạn:
A. Chế độ ăn nghèo chất xơ, uống ít nước, thói quen nín nhịn
B. Do rối loạn chức năng tiêu hoá
C. Liên quan đến tắc nghẽn do ung thư
D. Liên quan đến yếu tố thần kinh: Parkinson, Hirschusprung,…
39. BN suy cận giáp có khả năng bị táo bón mạn do liên quan đến:
A. Yếu tố thần kinh
B. Tắc nghẽn
C. Nội tiết chuyển hoá
D. Rối loạn chức năng tiêu hoá
40. Cần đặc biệt chú ý đến BN bị táo bón trong TH nào dưới đây:
A. Táo bón kèm đau bụng cấp, nôn,…
B. Tuổi từ 40-50
C. Tăng cân không rõ nguyên nhân
D. Có bạch cầu và máu ẩn trong phân
E. A, D đều đúng
41. Chọn nhận định đúng về hội chứng lỵ:
A. Gồm các rối loạn đại tiện và cơn đau cấp do tổn thương thực thể đại tràng
và trực tràng
B. Tiêu phân lỏng, nhiều trong một lần, đi nhiều lần trong ngày
C. Đau quặn ở vùng thượng vị kèm nôn ói
D. Tất cả đều đúng
42. BN bị mắc HC lỵ do, NGOẠI TRỪ:
A. Nhiễm KST
B. Ung thư đại tràng
C. U cạnh trực tràng
D. Viêm túi mật
43. Hội chứng ruột kích thích (IBS):
A. Là bệnh rối loạn ruột mạn tính
B. Đặc trưng bởi các cơn đau bụng tái phát
C. Xảy ra ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng gần đây
D. Tất cả đều đúng
44. Nguyên nhân gây táo bón cấp bao gồm, NGOẠI TRỪ:
A. Tắc nghẽn đại tràng
B. Nứt hậu môn
C. Thuốc
D. Giả tắc nghẽn đại tràng
45. Đặc điểm đúng về đau bụng cấp:
A. Là một cấp cứu ngoại khoa trong hầu hết các trường hợp
B. Diễn tiến cấp tính và đột ngột kéo dài không quá 1 ngày
C. Có thể không đe doạ đến tính mạng
D. Tất cả đều đúng
46. Có bao nhiêu kiểu đau trong đau bụng cấp:
A. 2 kiểu: đau tạng, đau thành
B. 2 kiểu: đau khu trú, đau lan toả
C. 3 kiểu: đau tạng, đau thành, đau quy chiếu
D. 3 kiểu: đau khu trú, đau lan toả, đau quy chiếu
47. Chọn nhận định KHÔNG ĐÚNG về các kiểu đau trong đau bụng cấp:
A. Đau tạng thường mơ hồ, lan toả khó xác định vị trí
B. Đau tạng thường xảy ra ở các tạng đặc như gan do tổn thương tế bào nhu
mô gan
C. Đau tạng xảy ra khi các tạng rỗng bị chít hẹp hay bị kéo căng
D. Không có đáp án
48. Điểm ruột thừa Mc Burney nằm ở:
A. 1/3 ngoài của đường nối gai chậu trước trên phải và rốn
B. ½ ngoài đường nối gai chậu trước trên phải và rốn
C. 1/3 ngoài của đường nối gai chậu trước trên phải và mỏm mũi kiếm
D. ½ ngoài đường nối gai chậu trước trên phải và mỏm mũi kiếm
49. Điểm đau túi mật (Murphy) nằm ở:
A. Giao điểm của bờ sườn phải với đường bờ ngoài cơ thẳng bụng
B. Giao điểm của bờ hạ sườn phải và đường giữa rốn
C. Trên khớp mu hay cùng cụt
D. Không có đáp án
50. Một BN nhập viện với tình trạng đau bụng cấp ở vùng hạ sườn phải giao với
đường giữa trung đòn phải. Có thể nghĩ đến BN bị đau ở:
A. Ruột non
B. Đại tràng
C. Bàng quang
D. Gan và đường mật
51. Đau vùng thượng vị có thể gặp do tổn thương ở, NGOẠI TRỪ:
A. Gan và đường mật
B. Dạ dày
C. Tuỵ- tá tràng
D. Ruột thừa
E. Không có đáp án
52. Đau vùng hạ vị có thể gặp do tổn thương ở, NGOẠI TRỪ:
A. Đại tràng
B. Bàng quang
C. Tử cung
D. Ruột thừa
53. Đau quanh rốn có thể gặp do tổn thương tại, NGOẠI TRỪ:
A. Ruột thừa
B. Ruột non
C. Đại tràng trái
D. Không có đáp án
54. Đặc điểm của đau thành:
A. Xảy ra khi có tình trạng viêm phúc mạc thành
B. Cơn đau quặn bụng thực sự phản ánh co thắt cơ trơn từng khoảng gián đoạn
C. Có tính chất âm ỉ, điển hình, tính định khu rõ ràng
D. Không liên quan đến đề kháng và gồng cứng thành bụng
55. Đau thành có thể xảy ra trong trường hợp nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Thủng tạng rỗng
B. Tràn dịch ruột
C. Hoại tử dạ dày
D. Viêm túi mật
56. Bé LNPĐ nhập viện trong trạng thái đau bụng cấp, cảm giác đau tăng dần, đề
kháng thành bụng. Khi hỏi thì bệnh nhân khai trước đó có đau bụng nhưng đau
từng khoảng gián đoạn, cơn đau xuất hiện âm ỉ. Điều này chứng tỏ:
A. Cơn đau thành dẫn đến đau tạng
B. Chứng tỏ tạng bị tổn thương đã chuyển sang giai đoạn thủng hay hoại tử
C. BN có thể trì hoãn và nằm theo dõi diễn tiến bệnh để chẩn đoán bệnh
D. Tất cả đều đúng
57. Đau phản ứng là:
A. Cơn đau xuất hiện đột ngột, âm ỉ, có tính chất khu trú
B. Cơn đau đựợc cảm nhận ở vị trí xa nguồn cơn đau, tại nơi hội tụ của dây
thần kinh tuỷ sống
C. A, B đều đúng
D. A, B đều sai
58. Chọn nhận định đúng về cơn đau quy chiếu:
A. Cơn đau bắt đầu từ vị trí ở xa, lan dần đến vị trí bị tổn thương
B. Cơn đau thường giảm dần khi lan đến vị trí khác, thường trên hay ra sau của cơ
quan tổn thương
C. Cơn đau lan sau lưng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm tuỵ là một ví dụ
của đau quy chiếu
D. B, C đều đúng
59. Khi tiếp cận một bệnh nhân bị đau bụng cấp cần khai thác bao nhiêu yếu tố:
1. Giới tính
2. Tuổi
3. Nghề nghiệp
4. Yếu tố dịch tễ
5. Thời gian và hoàn cảnh khởi phát cơn đau
6. Đặc điểm cơn đau bụng
7. Vị trí và hướng lan
8. Triệu chứng đi kèm
9. Thời gian
10.Chu kì kinh nguyệt (ở nữ)
A. 6
B. 10
C. 8
D. 9
60. Chọn nhận định đúng về hoàn cảnh khởi phát của cơn đau bụng cấp:
A. Cơn đau dạ dày thường xảy ra lúc sáng sớm
B. BN viêm tuỵ cấp thường xảy ra sau khi ăn, đặc biệt ăn giàu mỡ, dầu,…
C. Cơn đau sỏi mật xuất hiện đau quặn tắht thường trước và sau bữa ăn nhiều
đạm, thường tự hết
D. Tất cả đều đúng
61. Chọn nhận định KHÔNG ĐÚNG về đau quy chiếu:
A. Đau vùng gan thường lan lên vai phải và lưng phải
B. Đau thận lan ra trước bụng và hướng xuống dứoi mặt trong đùi
C. Cơn đau lói ra sau lưng thường nghi đến đau do bệnh lý ở tuỵ hoặc thủng ổ loét
dạ dày – tá tràng
D. Tất cả đều đúng
62. Nhận định đúng về tính chất của các cơn đau trong đau bụng cấp:
A. Đau quặn là cơn đau thường bắt đầu nhanh và mạnh
B. Đau âm ỉ hay đau viêm là cơn đau xảy ra từng đợt, ở một vị trí nhất định tăng
lên rồi giảm dần trong thời gian ngắn
C. Đau đột ngột là cơn đau kéo dài, đau thường tăng lên khi có sự viêm nặng hơn
của cơ quan tổn thương
D. Không có đáp án
63. Một BN nhập viện vì cơn đau bụng cấp. BN xuất hiện cơn đau quặn (từng cơn
theo nhu động ruột) có nhịp điệu thường chủ yếu là do:
A. Viêm ruột
B. Tắc đại tràng
C. Tắc ruột non
D. Loét dạ dày tá tràng
64. Chọn nhận định KHÔNG ĐÚNG:
A. BN bị loét dạ dày tá tràng luôn có các cơn đau bụng cấp tăng dần sau các
bữa ăn
B. Nhóm thuốc antacids hoặc nôn có thể làm giảm cơn đau do viêm loét dạ dày tá
tràng
C. Nhóm thuốc antacids hoặc nôn có thể làm giảm cơn đau do trào ngược dạ dày
thực quản
D. Đại tiện hay trung tiện có thể tạm thời làm giảm cơn đau thường do bệnh lí ở
đại tràng
65. Cơn đau bụng cấp có thể đi kèm các triệu chứng sau NGOẠI TRỪ:
A. Tiểu gắt, tiểu máu, tiểu đục
B. Buồn nôn, tiêu chảy
C. Táo bón, bí trung đại tiện, vàng da
D. Sốt, trễ kinh, huyết trắng
E. Không có đáp án
66. Các nguyên nhân gây đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa NGOẠI TRỪ:
A. Thủng dạ dày
B. Viêm ruột thừa
C. Đau dạ dày cấp trên nền loét
D. Thai ngoài tử cung
E. Tắc ruột
67. Các nguyên nhân gây đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa:
A. U nang buồng trứng xoắn
B. Áp xe gan
C. Cơn đau quặn thận
D. Đau bụng kinh
68. Các nguyên nhân gây đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa:
A. Viêm túi mật cấp
B. Sỏi đường mật
C. Viêm túi mật
D. Giun chui ống mật
69. Các nguyên nhân gây đau bụng có tính chất cấp cứu nội khoa:
A. Giun chui ống mật
B. Nhồi máu cơ tim
C. Đau bụng kinh (thống kinh)
D. Cơn đau quặn gan
E. Tất cả đều đúng
70. Đau bụng mạn thường gặp ở:
A. BN bị viêm loét dạ dày tá tràng
B. BN viêm đại tràng
C. BN bị lao ruột
D. Tất cả đều đúng
71. Mô tả nào sau đây đúng về sự đề kháng thành bụng, NGOẠI TRỪ:
A. Đau chỉ điểm
B. Xảy ra khi có sự viêm của lá phúc mạc thành nằm lót bên dưới
C. Mức độ nặng có thể gồng cứng cơ bụng
D. Sự co của các sợi cơ thành bụng tự động (không theo chủ ý của bệnh nhân)
72. Một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng cấp rõ ở ¼ vùng hố chậu phải,
trước đó đau ở quanh rốn. BN chán ăn, có triệu chứng sốt nhẹ, buồn nôn. Điểm
đau Mc Burney (+). Nhận định ban đầu BN này có thể bị:
A. Viêm túi mật cấp/ nhiễm trùng đường mật
B. Viêm ruột thừa thể tiểu khung
C. Viêm ruột thừa
D. Tắc đại tràng phải
73. Đặc điểm của cơn đau do tuỵ:
A. Khởi phát từ từ, diễn tiến tăng dần rồi tự khỏi
B. Liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt
C. Giai đoạn đầu BN đau nhiều, dữ dội, rõ ràng vùng thượng vị hay khắp bụng
D. Giai đoạn sau BN đau âm ỉ vùng thượng vị, không có phản ứng đề kháng thành
bụng. Cơn đau thường lan sau lưng và vùng xương bả vai kèm nôn ói
74. Bé NKY nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ và rát bỏng ở vùng thượng vị.
Cơn đau có đặc điểm giảm/ dịu lại sau khi ăn non. Lâu lâu có thể xuất hiện vào
giữa đêm. Chẩn đoán ban đầu cho bé:
A. Viêm túi mật
B. Cơn đau quặn mật
C. Loét dạ dày tá tràng
D. GERD
--------ĐỀ--------
75. Đau bụng trong HC trào ngược dạ dày tá tràng có đặc điểm:
A. Quặn đau vùng thượng vị
B. Đau xuyên qua lưng, lan lên vai
C. Có chu kì
D. Nóng bỏng rát vùng thượng vị lan lên vùng sau xương ức
76. cơn đau quặn gan có đđ:
A. Đau lan sau xương ức
B. Đau hạ sườn phải
C. Đau hạ sườn phải xuyên ra sau lưng lan lên vai phải
D. Đau xuyên ra sau lưng.

You might also like