Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC QUỐC TẾ

Bảng phân công nhiệm vụ

S H MSSV Nhiệm vụ
Tọ
T
T
ê
n
1 N 2154090221 Thuyết trình
g
ô

N
g

c

S
a
n
g
2 P 2154093009 Thuyết trình
h
ù
n
g

T
h

P
h
ư
ơ
n
g

T
h

o
3 T 2154090177 Nội dung 1,2
r

n

L
i

u

N
h
i
ê
n
4 M2154090225 Nội dung 3,4
ã

M
i
n
h

T
â
m
5 V 2154093004 Các ví dụ minh chứng
ũ

C
h
í

K
i

u
6 L 2154090323 Powerpoint
ê

P
h

m
T
ư

n
g

V
y
7 L 2154090188 Powerpoint
ư
u

T
h

H
u

n
h

N
h
ư

Đề bài
Các công ty đa quốc gia có lo lắng việc các quản trị viên
quốc tế (Expat) thất bại ở nước ngoài hay không? Bộ phận
nhân sự cần làm gì để hạn chế điều này? Đưa ra dẫn chứng
cụ thể
Các bạn chưa trả lời được câu hỏi" Các công ty MNE có lo lắng việc các quản trị viên thất bại ở nước
ngoài hay không?

1. Cần trình bày quan điểm của nhóm và đưa ra dẫn chứng. Nếu không thì tại sao lại không lo lắng; nếu
có thì tại sao?

2. Các nguyên nhân dẫn đến thất bại là gì? Xem trong sách cô Trần Kim Dung, và giải thích + ví dụ
từng lý do

3. Bộ phận nhân sự cần có chính sách nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, trả công...) như thế nào
để khắc phục (nêu ngắn gọn thôi)

Trình bày đề tài theo 3 ý trên


1.SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC CỦA CÁC QUẢN TRỊ VIÊN
QUỐC TẾ TẠI NƯỚC NGOÀI
Expat
“Expatriate” là nhân viên sẽ làm việc và định cư tạm thời tại nước ngoài,
thường trên 1 năm.
Các nhiệm vụ quốc tế của các Expat bao gồm
+ Đi công tác
+ Luân phiên
+ Hợp đồng
+ Từ xa
Với thời hạn : Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

2. TẦM QUAN TRỌNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC


NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC QUẢN TRỊ VIÊN QUỐC TẾ
Tầm quan trọng:
Công tác nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các
doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Các quản trị viên quốc tế
đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện công tác này, đòi hỏi họ phải có đầy
đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết. Nó mang lại nhiều lợi ích cho
cả cá nhân và tổ chức:
- Đối với cá nhân:
+ Mở rộng tầm nhìn và kinh nghiệm: Quản trị viên quốc tế có cơ hội tiếp xúc
với môi trường kinh doanh mới, văn hóa mới, từ đó mở rộng tầm nhìn và tích
lũy kinh nghiệm quý báu.

+ Nâng cao kỹ năng: Họ buộc phải học hỏi và phát triển các kỹ năng mới như
giao tiếp liên văn hóa, thích nghi với môi trường mới, giải quyết vấn đề trong
bối cảnh quốc tế.

+ Tăng cường khả năng cạnh tranh: Trong thời đại toàn cầu hóa, kinh nghiệm
và kỹ năng làm việc quốc tế là một lợi thế cạnh tranh lớn cho các quản trị
viên.

- Đối với tổ chức:


+ Mở rộng thị trường: Công tác nước ngoài giúp tổ chức tiếp cận thị trường
mới, khách hàng mới, và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế.

+ Tăng cường hiệu quả hoạt động: Quản trị viên quốc tế có thể mang đến
những ý tưởng mới, cách thức làm việc mới, giúp tổ chức nâng cao hiệu quả
hoạt động.
+ Cải thiện hình ảnh và uy tín: Việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài thể
hiện sự năng động, chuyên nghiệp của tổ chức, góp phần nâng cao hình ảnh
và uy tín trên thị trường quốc tế.
Vai trò: tương tác giữa trụ sở chính và công ty con.
+ Người điều hành chính: Các expat được Harzing ví như “những con gấu” vì
họ có thể luân chuyển vị trí nhân viên như một cơ chế kiểm soát quan liêu,
phản ánh mức độ thống trị. Vai trò chính của phương thức này là đảm bảo
nhân viên tuân thủ đúng quy định thông qua giám sát trực tiếp.

+ Đại diện xã hội: Quản trị viên quốc tế là đại diện cho tổ chức tại nước
ngoài sẽ chuyển giao các giá trị và niềm tin của tổ chức đến nước sở tại. Họ
được ví như “ong nghệ” tuy nhiên trên thực tế các giá trị và chuẩn mực của
công ty được nghi thức hóa dưới dạng các hành vi được mong đợi nhất định
thường mang lại kết quả tiêu cực ở cấp độ công ty con.

+ Người tạo mạng lưới quan hệ: Harzing ví các expat là “người nhện” để mô
tả vai trò này vì công tác nước ngoài được coi là một cách phát triển vốn xã
hội bằng cách thúc đẩy mối liên kết giữa các cá nhân có thể được sử dụng
cho các mục đích khác nhau, và khi các expat di chuyển giữa các đơn vị tổ
chức khác nhau thì mạng lưới mối quan hệ cũng sẽ thay đổi.

+ Cầu nối thông tin: Người làm nhiệm vụ quốc tế được coi là người mở rộng
ranh giới vì họ có thể thu nhập thông tin của nước sở tại, làm cầu nối bối
cảnh tổ chức bên trong và bên ngoài.

+ Đại diện tiếng nói: expat là các nút ngôn ngữ (language node) vì họ có thể
học ngôn ngữ của quốc gia chủ nhà mà họ đang ở để thích nghi. Từ đó, giúp
liên kết công ty chủ và công ty mẹ bằng cách biết và hiểu được ngôn ngữ
được sử dụng ở cả hai nước. Điều này có thể hỗ trợ trong việc giảm bớt rào
cản ngôn ngữ, chẳng hạn như nếu trụ sở chính của công ty ở Anh, nhưng
expat đã đến Tây Ban Nha, expat có thể làm cầu nối trong các cuộc họp, bằng
cách hỗ trợ dịch thuật.

+ Người chuyển giao tri thức và quyền hành: công tác nước ngoài được coi là
một cách hiệu quả để hoàn thành nhiều mục tiêu. Các expat thường chuyển
giao năng lực và kiến thức từ quê hương sang nước sở tại và ngược lại trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ.

3. THẤT BẠI CỦA EXPAT KHI Ở NƯỚC NGOÀI

Thất bại của Expat được định nghĩa là việc Expat không hoàn thành nhiệm vụ
được giao và trở về nước sớm hơn thời gian hoàn thành nhiệm vụ dự kiến.
Những khó khăn thường gặp dẫn đến những thất bại của Expat khi ở
nước ngoài
+ Quản lý nhân sự đa quốc gia: Quản lý nhân viên đến từ nhiều quốc gia với
nền văn hóa và phong cách làm việc khác nhau có thể là một thách thức lớn.
Cũng như việc thu hút và giữ chân nhân viên giỏi trong môi trường quốc tế
có thể gặp nhiều khó khăn.

+ Hệ thống pháp lý và quy định khác nhau: Mỗi quốc gia có hệ thống pháp lý
và quy định kinh doanh riêng biệt, đòi hỏi quản trị viên quốc tế phải dành
thời gian nghiên cứu và tuân thủ.

+ Sốc văn hóa & ngôn ngữ: Có sự khác biệt về cách nói chuyện, văn hóa giữa
các quốc gia nên quản lý cần thấu hiểu, có tư duy quản trị đúng đắn để không
làm mất lòng nhân sự.

+ Khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ ở và điều kiện sống: Việc tìm một nơi ở
phù hợp và điều kiện sống thoải mái tại quốc gia mới có thể là một thách
thức. Expat cần đối mặt với các yếu tố như giá cả, văn hóa sinh hoạt và an
ninh để có thể tìm được một môi trường sống tương thích.

+ Trạng thái tinh thần không ổn định: Sự thay đổi môi trường và cuộc sống mới
có thể gây ra tình trạng cảm xúc không ổn định và stress cho Expat. Việc xa gia
đình, bạn bè và quê hương có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và nhớ nhà.

Nguyên nhân của những khó khăn cho việc thất bại của quản trị viên quốc
tế ở nước ngoài

+ Khác biệt văn hóa


Sự khác biệt về giá trị, niềm tin và phong tục tập quán giữa các nền văn hóa có
thể dẫn đến những hiểu lầm và mâu thuẫn cho quản trị viên quốc tế. Mỗi quốc
gia, mỗi vùng lãnh thổ trên thế giới đều có những nét văn hóa, phong tục tập
quán khác nhau, vì thế bên cạnh cơ hội được giao lưu tìm hiểu văn hóa, sự khác
biệt này cũng tạo ra những cản trở trong việc thích nghi, hòa hợp với cuộc
sống. Việc không hiểu rõ văn hóa địa phương có thể khiến họ gặp khó khăn
trong giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và hòa nhập với môi trường làm việc
mới.
+ Ngôn ngữ: Rào cản ngôn ngữ là một trong những khó khăn lớn nhất mà quản
trị viên quốc tế phải đối mặt. Trong môi trường làm việc quốc tế, có nhiều
nhóm người với ngôn ngữ và văn hóa khác nhau cùng làm việc. Điều này có
thể dẫn đến sự phức tạp trong giao tiếp và phối hợp công việc, khó khăn trong
việc truyền đạt thông tin một cách hiệu quả đến tất cả các thành viên trong
nhóm. Mặt khác, ngôn ngữ chung của công ty cũng gây ra những khó khăn cho
quản trị viên đối với các công ty đa quốc gia từ các quốc gia không sử dụng
tiếng Anh làm ngôn ngữ công ty. Nhiều công ty đa quốc gia áp dụng một ngôn
ngữ chung của công ty như một cách tiêu chuẩn hoá các hệ thống và thủ tục
báo cáo.
+ Phong cách giao tiếp: Mỗi nền văn hóa có phong cách giao tiếp riêng biệt.
Ví dụ, ở một số nền văn hóa, giao tiếp trực tiếp và thẳng thắn được ưa chuộng,
trong khi ở những nền văn hóa khác, giao tiếp gián tiếp và vòng vo được coi
trọng hơn. Việc không hiểu rõ phong cách giao tiếp của văn hóa khác có thể
dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.

+ Sự khác biệt trong phong cách làm việc là một trong những khó khăn lớn
nhất mà quản trị viên quốc tế phải đối mặt khi làm việc ở nước ngoài. Mỗi
quốc gia có văn hóa và phong cách làm việc riêng biệt, ảnh hưởng đến cách
thức giao tiếp, ra quyết định, quản lý thời gian và xây dựng mối quan hệ.

+ Hệ thống pháp luật và chính trị


Sự khác biệt về hệ thống pháp luật và chính trị giữa các quốc gia là rào cản lớn
cho quản trị viên quốc tế. Khó khăn trong việc tuân thủ luật lao động, thuế, luật
pháp địa phương cùng thiếu hiểu biết về hệ thống chính trị dẫn đến nguy cơ vi
phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Chi phí cao cho tư vấn
pháp lý và dịch vụ hỗ trợ cũng là gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

4. CÁC CÔNG VIỆC BỘ PHẬN NHÂN SỰ ĐỂ HẠN CHẾ


THẤT BẠI CỦA EXPAT

Chuẩn bị trước khi đi:


Đánh giá năng lực (Tuyển chọn và lựa chọn quốc tế): Ưu tiên tuyển dụng
những ứng viên có khả năng thích nghi cao hoặc có kinh nghiệm làm việc quốc
tế hoặc đã từng sinh sống ở nước ngoài.
Những tiêu chí tuyển chọn:
+ Khả năng thích ứng
+ Khả năng chuyên môn kỹ thuật cao
+ Kỹ năng giao tiếp nhân sự
+ Mong muốn công tác ở nước ngoài
+ Kinh nghiệm cũ ở nước ngoài
+ Hiểu biết văn hóa nơi đến
+ Bằng cấp đào tạo đã có
+ Biết ngôn ngữ nơi đến
Đào tạo: Cập nhật chương trình đào tạo, loại bỏ những kiến thức và kỹ năng
không còn phù hợp. Cung cấp các chương trình đào tạo chuyên biệt về kiến
thức về ngôn ngữ doanh nghiệp, văn hóa, kỹ năng cần thiết cho quản trị viên
quốc tế.
Đào tạo những kỹ năng cần thiết cho quản trị viên quốc tế như:
+ Kỹ năng thích nghi văn hóa
+ Kỹ năng giao tiếp liên văn hóa
+ Kỹ năng quản lý dự án đa quốc gia
+ Kỹ năng lãnh đạo
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
Hỗ trợ về các vấn đề cuộc sống hằng ngày: visa, chỗ ở, bảo hiểm, y tế.
Tài chính: Cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính như chi phí di chuyển, nhà ở,
bảo hiểm, thuế, phụ cấp sinh hoạt cho quản trị viên quốc tế.

Hỗ trợ trong quá trình làm việc


Liên lạc: Duy trì liên lạc với quản trị viên quốc tế để nắm bắt tình hình công
việc và cuộc sống của họ.
Hoạt động:
+ Tổ chức các chương trình hỗ trợ, buổi gặp mặt với các quản trị viên quốc tế
hiện đang sinh sống và làm việc tại nước sở tại, tạo điều kiện cho họ giao lưu,
kết nối cùng nhau.

+ Hợp tác với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để bảo vệ
quyền lợi của quản trị viên quốc tế.
Khen thưởng: Công nhận và khen thưởng những quản trị viên quốc tế có
thành tích tốt trong công việc. Cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp như
thăng chức, tăng lương, hoặc cử đi đào tạo nâng cao.

Ngoài ra, bộ phận nhân sự cũng cần lưu ý:

+ Cập nhật thường xuyên các quy định pháp luật về lao động, thuế, và bảo
hiểm xã hội của nước sở tại.

+Tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia nơi quản trị viên làm
việc.

+ Có chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng quản trị viên quốc tế.

VÍ DỤ MINH CHỨNG
Samsung: Đào tạo, hướng dẫn cho “expats” của Samsung góp phần
đảm bảo chuỗi cung ứng an toàn hơn.
Quan niệm của Samsung: Mong muốn người lao động hạnh phúc và
được bảo vệ ( điều này mang lại hiệu quả cao). Mong muốn “expats”
nhận được sự hỗ trợ phù hợp trong suốt quá trình tuyển dụng cũng như
quá trình làm việc.
Hành động:
+ Áp dụng chương trình đào tạo và cam kết đối xử công bằng và an toàn với
các “expats”.

+ Cuối 2016, Samsung ban hành một hướng dẫn mới dành cho các “expats”.
Nội dung của hướng dẫn:
Clarity is key - Sự minh bạch là chìa khóa. Samsung mong muốn rằng
việc tuyển dụng các “expats” phải minh bạch nhất có thể. Samsung
nghiêm cấm việc những công ty tuyển dụng đối tác của mình lấy phí
hoa hồng từ ứng viên. Hợp đồng lao động phải được ký bằng tiếng mẹ
đẻ của ứng viên.
Samsung sẽ chi trả cho các “expats” các khoản chi phí cơ bản dưới đây:
+ Hộ chiếu

+ Giấy phép lao động

+ Phí giải phóng mặt bằng của cảnh sát

+ Lệ phí cấp giấy khai sinh

+ Giấy chứng nhận phí hạnh kiểm tốt

+ Các giấy tờ chứng nhận, danh tính hoặc giấy tờ chứng nhận khác cần thiết để
cư trú tại nước tiếp nhận

+ Phí đại lý tuyển dụng - Phí tài liệu, dịch thuật, dịch vụ

+ Kiểm tra y tế tại nước gửi và nước nhận

+ Phí Visa bao gồm thủ tục xuất cảnh và các chi phí khác liên quan đến chi phí
xử lý nhập cư

+ Phương tiện di chuyển

* Từ nước gửi (nhà của người lao động nhập cư) đến cảng nhập cảnh của
nước tiếp nhận
*Từ cảng nhập cảnh của nước tiếp nhận đến nơi làm việc hoặc nơi ở được
cung cấp
*Trở về quê hương của người lao động nhập cư khi kết thúc công việc

+ Đào tạo hoặc định hướng tại nước gửi và nước tiếp nhận

You might also like