Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và Tên: Nguyễn Minh Khuê

Mã Sinh Viên: 21A710100169

Đề 1: Phân tích sự phát triển của Luận cương Chính trị (10/1930) so với
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) của Đảng về mục tiêu, phương
hướng chiến lược của Cách Mạng Việt Nam. Ý nghĩa lịnh sử và hiện thực?

Luận cương Chính trị (10/1930) và Cương lĩnh Chính trị đầu tiên
(2/1930) là hai tài liệu quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình
hình thành mục tiêu, phương hướng chiến lược của Cách mạng Việt Nam.
Trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên (2/1930), mục tiêu ngắn hạn của
Đảng được nêu lên là làm cho nhân dân được tự do hội họp, nam nữ bình
quyền, phổ thông giáo dục cho dân chúng. Đi cụ thể vào mặt chính trị, mục tiêu
là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam
hoàn toàn độc lập, lập chính phủ, quân đội của nhân dân (công, nông, binh). Về
mặt kinh tế là xoá bỏ các thứ quốc trái, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thu hết
sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ nhân dân quản lý, thu hết ruộng
đất chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho dân cày nghèo, phát triển
công, nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ. Với mục tiêu dài hạn và mục
địch cuối cùng của Đảng và cách mạng Việt Nam là "chủ trương làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Cương lĩnh Chính trị đầu tiên (2/1930) còn nêu rõ phương hướng chiến
lược, lấy Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, thu phục giai cấp, lãnh
đạo dân chúng nông dân; liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông; tranh thủ,
phân hoá trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức
và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc,
đánh đuổi bọn đại địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt Nam
độc lập, người cày có ruộng. Phương hướng này tập trung vào việc kêu gọi, tập
hợp, tổ chức lực lượng nhân dân, phát triển phong trào cách mạng dân chủ
nhằm chống lại thực dân Pháp và các thế lực phản động bên trong.
Bên cạnh đó, luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương có
những điểm cơ bản giống với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đó là tính chất cách mạng Đông Dương là cách mạng tư
sản dân quyền tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa. Luận cương Chính trị (10/1930) nhấn mạnh mục tiêu cốt lõi
của Cách mạng Việt Nam là đạt được độc lập dân tộc, tức là giành lại chủ quyền
và tự do cho dân tộc Việt Nam khỏi sự chi phối, áp bức của thực dân Pháp,
khẳng định mục tiêu xây dựng xã hội theo chủ nghĩa xã hội, trong đó, công
bằng xã hội và bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội được đề cao. Một mục tiêu
quan trọng khác của Luận cương là xây dựng chính phủ nhân dân, tạo ra một hệ
thống chính trị mới, dựa trên sự đại diện của nhân dân và phục vụ lợi ích của
nhân dân.
Để đạt được mục tiêu trên, phương pháp của Luận cương Chính trị
(10/1930) đã khuyến khích việc tiến hành cách mạng vũ trang, tức là sẵn sàng
sử dụng vũ lực để chống lại thực dân Pháp và các thế lực phản động, khuyến
khích việc tổ chức và tập hợp nhân dân, tạo ra các phong trào cách mạng dân
chủ mạnh mẽ để thúc đẩy cách mạng. Điều này bao gồm việc xây dựng và phát
triển các tổ chức cơ sở, từ các cộng đồng làng, xã đến các tổ chức vùng miền,
đồng thời kêu gọi sự tham gia tích cực của nhân dân vào cuộc chiến. Luận
cương Chính trị (10/1930) nhấn mạnh vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong việc tổ chức và lãnh đạo cách mạng. Điều này bao gồm việc
xây dựng một cơ cấu Đảng mạnh mẽ, phát triển lực lượng cán bộ có đủ năng lực
và lòng dũng cảm để lãnh đạo cuộc chiến.
Nói tóm lại, về ý nghĩa lịch sử, cả hai tài liệu đều đánh dấu bước ngoặt
quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam, xác định rõ ràng mục tiêu và
phương hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến vì độc
lập và tự do dân tộc. Về giá trị hiện thực, hai văn kiện này vẫn còn mang ý
nghĩa quan trọng trong hiện thực, là nguồn cảm hứng và hướng dẫn cho Đảng
và nhân dân Việt Nam trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước theo
hướng xã hội chủ nghĩa.

You might also like