Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trên giảng đường Đại học Công Nghiệp TPHCM, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ mang đến
cho sinh viên những kiến thức về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn soi
sáng những quan điểm, tư tưởng của Người về các vấn đề lịch sử trọng đại. Không chỉ là kim chỉ nam
định hướng cho sự phát triển xã hội trong cả thời chiến và thời bình, tư tưởng của Người còn là luồng gió
mới mẻ, hướng đến xây dựng văn hóa, đạo đức và con người mới cho đất nước.
Một trong những sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng biện chứng về mối quan hệ giữa vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa việc kế thừa tư tưởng lớn của Mác - Lênin
và sự sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam thời bấy giờ. Có thể khẳng định rằng, mối
quan hệ biện chứng này đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những nhân tố đảm bảo thành công
cho Cách mạng Việt Nam, đồng thời là một đóng góp xuất sắc của Bác vào kho tàng lý luận cách mạng
của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp là nền tảng để giải thích những câu hỏi
then chốt về lịch sử Việt Nam. Tại sao các phong trào yêu nước trước đây tuy mạnh mẽ nhưng đều thất
bại? Lý do nào khiến Cách mạng Việt Nam chỉ thực sự bước sang giai đoạn mới khi nhận thức được mối
quan hệ này? Và quan trọng hơn hết, làm thế nào Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng Mác - Lênin một
cách sáng tạo để phù hợp với tình hình nước ta?
Bài tiểu luận này được xây dựng dựa trên kiến thức từ giáo trình "Tư tưởng Hồ Chí Minh", bài giảng của
giảng viên, cùng các tài liệu tham khảo khác. Hy vọng bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng
của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, từ đó giúp sinh
viên hiểu sâu hơn về học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Cách mạng Việt Nam.
Mong rằng bài viết này sẽ nhận được những góp ý và chỉnh sửa từ phía giảng viên để chúng em có thể
tiếp tục trau dồi kiến thức và hiểu rõ hơn về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương 1: Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc
1. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm kháng chiến
chống Pháp
Trong suốt lịch sử đấu tranh chống lại thực dân Pháp, các phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổi lên
với sức mạnh và sự sôi nổi đặc biệt. Tuy nhiên, đáng tiếc, hầu hết các nỗ lực này đều kết thúc trong
thất bại. Nguyên nhân chính là do sự phân mảnh và thiếu đoàn kết của các phong trào này, cản trở
khả năng hình thành một thế lực mạnh mẽ.
Các nhà lãnh đạo của những phong trào này, mặc dù đều có lòng dũng cảm và sự tận tụy với sự
nghiệp dân tộc, nhưng họ thường không nhận ra được những xu hướng mới trong xã hội. Họ chưa
thấy rằng, để chiến thắng, cách mạng giải phóng dân tộc cần phải dựa trên sức mạnh của giai cấp
công nhân, một lực lượng tiến bộ đại diện cho sự tiến bộ trong xã hội.
Mục tiêu của các phong trào yêu nước thường không phản ánh đúng xu hướng phát triển của lịch sử
và thời đại. Chẳng hạn như, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng các con đường của Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh và Hoàng Hoa Thám đều không đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Con đường của Phan
Bội Châu thậm chí được xem như một sự "đưa hồ cửa trước, rước beo cửa sau", chỉ tập trung vào việc
thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài mà không có chiến lược tổng thể. Cách mạng của Phan Châu Trinh chỉ
dựa vào việc kêu gọi lòng thương từ phía giặc mà không có kế hoạch cụ thể. Trong khi đó, mặc dù
Hoàng Hoa Thám có những hành động thực tế hơn, nhưng vẫn mang trong mình ảnh hưởng của cách
mạng phong kiến, không thể phản ánh đúng bản chất của cách mạng đối với dân tộc.

You might also like