Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: KẾ TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài: Trình bày các yêu cầu của IAS 01 với Báo cáo thu nhập toàn
diện của doanh nghiệp. Sử dụng báo cáo thu nhập toàn diện của công
ty UNILEVER CARIBBEAN LIMITED năm 2022, phân tích sự
tuân thủ về trình bày báo cáo này của công ty. Trên cơ sở đặc điểm
hoạt động kinh doanh của công ty UNILEVER CARIBBEAN
LIMITED, hãy cho 3 ví dụ minh hoạ về doanh thu, giá vốn; về đánh
giá tài sản vô hình hoặc bất động sản, nhà xưởng, thiết bị và về chi phí
đi vay.

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Bích Ngọc


Lớp học phần : 231_FACC1521_01
Nhóm thực hiện : 05

1
Hà Nội, tháng 10 năm 2023

2
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................3


LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................5
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................5
1.1. Các nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo IAS 01..............5
1.1.1. Trình bày hợp lý và tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán quốc tế.........5
1.1.2. Hoạt động liên tục...................................................................................5
1.1.3. Cơ sở kế toán dồn tích.............................................................................5
1.1.4. Trọng yếu và tổng hợp............................................................................6
1.1.5. Bù trừ.......................................................................................................6
1.1.6. Tần suất báo cáo......................................................................................6
1.1.7. Thông tin so sánh....................................................................................6
1.1.8. Trình bày nhất quán.................................................................................7
1.2. Trình bày các yêu cầu của IAS 01 với Báo cáo thu nhập toàn diện của
doanh nghiệp........................................................................................................7
1.2.1. Nội dung và kết cấu của báo cáo thu nhập toàn diện.............................7
1.2.2. Trình bày các yêu cầu của IAS 01 với Báo cáo thu nhập toàn diện của
doanh nghiệp.....................................................................................................9
Chương II: BÁO CÁO THU NHẬP TOÀN DIỆN CỦA CÔNG TY
UNILEVER CARIBBEAN LIMITED NĂM 2022.........................................13
2.1. Nội dung trình bày trên Báo cáo thu nhập toàn diện..............................13
2.2. Đối chiếu nội dung Báo cáo thu nhập toàn diện của công ty Unilever
Caribbean Limited với IAS 01.........................................................................17
2.2.1. Đánh giá................................................................................................17
2.2.2. Nhận xét................................................................................................18
2.3. Ví dụ minh hoạ...........................................................................................18
KẾT LUẬN........................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Các từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
1 IAS International Accounting Chuẩn mực kế toán quốc tế
Standards
2 IFRS International Financial Chuẩn mực Báo cáo tài chính
Reporting Standards quốc tế
3 OCI Other comprehensive Thu nhập toàn diện khác
income

4
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập thế giới nói chung và hội nhập kinh tế thế giới nói
riêng, việc tạo ra “ngôn ngữ chung” cho thực hành kế toán và sử dụng thông tin kế
toán trong các quốc gia khác nhau là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc ra đời của chuẩn
mực kế toán quốc tế (IAS – International Accounting Standard) là vô cùng đúng đắn
và cần thiết, đã giải quyết được vấn đề quan trọng nêu trên. Đặc biệt là chuẩn mực kế
toán quốc tế số 01 – Trình bày Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là một trong những công cụ cung cấp thông tin quan trọng mà
doanh nghiệp dùng nó để đưa các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh
doanh, luồng tiền… của mình ra bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin hữu ích
cho các đối tượng có liên quan. Những thông tin tài chính chứa đựng trong báo cáo tài
chính tương đối phức tạp, đòi hỏi người cung cấp và tiếp nhận thông tin phải có những
hiểu biết nhất định về kế toán, tài chính,…cũng như hiểu biết cơ bản trong việc lập và
trình bày báo cáo tài chính. Trong bộ báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập toàn diện có
một vị trí vô cùng quan trọng. Đây được xem như bản tóm tắt cả thu nhập ròng tiêu
chuẩn (thu nhập từ hoạt động kinh doanh) và thu nhập toàn diện khác (thu nhập không
phát sinh từ hoạt động kinh doanh – OCI). Thu nhập ròng là kết quả thu được bằng
cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, thu nhập toàn diện khác
bao gồm tất cả các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện trên tài sản không được phản ánh
trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là một tài liệu mạnh mẽ hơn thường
được sử dụng bởi các tập đoàn lớn có khoản đầu tư ở nhiều quốc gia.
Từ những vấn đề quan trọng trên cùng với sự hướng dẫn giao đề tài của giảng
viên, nhóm đã tiến hành nghiên cứu và trình bày đề tài: “Trình bày các yêu cầu của
IAS 01 với Báo cáo thu nhập toàn diện của doanh nghiệp. Sử dụng báo cáo thu nhập
toàn diện của công ty Unilever Caribbean Limited năm 2022, phân tích sự tuân thủ về
trình bày báo cáo này của công ty. Trên cơ sở đặc điểm hoạt động kinh doanh của
công ty Unilever Caribbean Limited, hãy cho 3 ví dụ minh hoạ về doanh thu, giá vốn;
về đánh giá tài sản vô hình hoặc bất động sản, nhà xưởng, thiết bị và về chi phí đi
vay” thành 2 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận.
Chương II: Báo cáo thu nhập toàn diện của công ty Unilever Caribbean
Limited năm 2022.
Do thời gian có hạn và còn thiếu kinh nghiệm nên bài thảo luận sẽ không tránh
khỏi các thiếu sót rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của cô để bài thảo luận
của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5
NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo IAS 01
1.1.1. Trình bày hợp lý và tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán quốc tế
Các báo cáo tài chính phải trình bày hợp lý tình hình tài chính, kết quả tài chính
và lưu chuyển tiền tệ của một đơn vị Việc trình bày hợp lý đòi hỏi phải trình bày trung
thực ảnh hưởng của các giao dịch, các sự kiện khác và các điều kiện phù hợp với các
định nghĩa và các tiêu chí ghi nhận tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí như quy
định tại Khuôn khổ cơ bản về Lập và trình bày báo cáo tài chính (Khuôn khổ cơ bản).
Việc áp dụng IFRSs, với các thuyết minh bổ sung nếu cần, được hiểu là sẽ giúp các
báo cáo tài chính được trình bày hợp lý. [IAS 1.15] Đơn vị trình bày các báo cáo tài
chính theo IFRSs phải trình bày rõ ràng và đầy đủ về việc tuân thủ này trong các
thuyết minh báo cáo tài chính. Đơn vị không được thuyết minh là báo cáo tài chính
tuân thủ theo IFRSs trừ phi các báo cáo này tuân thủ theo tất cả các yêu cầu của IFRSs
(bao gồm IFRS, IAS, IFRIC và SIC). [IAS 1.16] Đơn vị không được sửa chữa việc áp
dụng sai các chính sách kế toán bằng cách trình bày các chính sách kế toán được sử
dụng hoặc các thuyết minh hoặc bằng các tài liệu giải thích. [IAS 1.18] Trong một số
rất ít trường hợp khi Ban Giám đốc kết luận rằng việc tuân thủ theo một yêu cầu của
một IFRS có thể làm sai lệch các thông tin trên báo cáo tài chính tới mức mâu thuẫn
với với mục tiêu của các báo cáo tài chính như quy định trong “Khuôn khổ cơ bản”,
đơn vị sẽ thực hiện khác với yêu cầu nếu khuôn khổ pháp lý liên quan yêu cầu, hoặc
không cấm sự khác biệt đó. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, đơn vị sẽ phải thuyết
minh đầy đủ theo quy định của đoạn IAS 1.20. [IAS 1.19-21]
1.1.2. Hoạt động liên tục
IAS 1 yêu cầu Ban Giám đốc phải đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn
vị khi lập các báo cáo tài chính. Trong quá trình đánh giá khả năng hoạt động liên tục,
nếu Ban Giám đốc nhận thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến các
sự kiện hoặc điều kiện có thể gây nghi ngờ đáng kể về khả năng tiếp tục hoạt động của
đơn vị, đơn vị phải thuyết minh những yếu tố không chắc chắn này. Trong trường hợp
không lập các báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục, đơn vị phải thuyết minh
điều này cùng với cơ sở lập báo cáo tài chính và lý do tại sao đơn vị không thể hoạt
động liên tục. [IAS 1.25]
1.1.3. Cơ sở kế toán dồn tích
Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích ngoại trừ
các thông tin liên quan đến luồng tiền. Theo cơ sở dồn tích doanh nghiệp ghi nhận các

6
khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu thập và chi phí (các yếu tố của báo
cáo tài chính) khi chúng thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận được quy định
trong khuôn mẫu.
1.1.4. Trọng yếu và tổng hợp
Thông tin là trọng yếu nếu sự thiếu sót, sai sót hoặc che khuất thông tin đó có
thể được kỳ vọng một cách hợp lý là có ảnh hưởng đến quyết định được người sử dụng
chính đưa ra dựa trên cơ sở là các báo cáo tài chính cho mục đích chung cung cấp
thông tin về một đơn vị báo cáo cụ thể. [IAS 1.7] Đơn vị phải trình bày riêng biệt từng
nhóm các khoản mục trọng yếu có tính chất tương đồng. Đơn vị phải trình bày riêng
biệt các khoản mục có bản chất hay chức năng không tương đồng trừ khi các khoản
mục này là không trọng yếu. [IAS 1.29] Một khoản mục không trọng yếu đơn lẻ sẽ
được trình bày gộp với các khoản mục khác trên các báo cáo hoặc trong thuyết minh.
Một khoản mục không đủ trọng yếu để được trình bày riêng trong các báo cáo tài
chính có thể được trình bày riêng trong các thuyết minh. Đơn vị sẽ không được làm
giảm tính dễ hiểu của báo cáo tình chính bằng cách che khuất thông tin trọng yếu bằng
thông tin không trọng yếu hoặc bằng cách gộp chung các khoản mục trọng yếu có bản
chất hoặc chức năng khác nhau. [IAS 1.30A-31]
1.1.5. Bù trừ
Doanh nghiệp không được phép bù trừ tài sản với nợ phải trả hoặc thu thập với
chi phí trừ khi IFRS quy định hoặc cho phép việc bù trừ. [IAS 1.32]
Doanh nghiệp trình bày trên cơ sở thuần các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một
nhóm các giao dịch tương tự, ví dụ như lãi lỗ từ chênh lệch tỷ giá hoặc lãi lỗ phát sinh
từ công cụ tài chính nắm giữ cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ
trình bày những khoản lãi và lỗ này một cách riêng biệt nếu những khoản này mang
tính chất trọng yếu.
1.1.6. Tần suất báo cáo
Đơn vị phải trình bày một bộ hoàn chỉnh các báo cáo tài chính (bao gồm cả
thông tin so sánh) tối thiểu là hàng năm. Khi một đơn vị thay đổi ngày kết thúc kỳ kế
toán và trình bày các báo cáo tài chính cho một giai đoạn dài hơn hoặc ngắn hơn một
năm, bên cạnh thuyết minh về các kỳ kế toán được phản ảnh bởi báo cáo tài chính, đơn
vị phải thuyết minh bổ sung về: nguyên nhân của việc sử dụng kỳ kế toán dài hơn hay
ngắn hơn; và việc số liệu được trình bày trên các báo cáo tài chính là không hoàn toàn
có thể so sánh được. [IAS 1.36]
1.1.7. Thông tin so sánh
Đơn vị phải trình bày thông tin so sánh của giai đoạn liền trước cho tất cả các
khoản mục trình bày trên các báo cáo tài chính cho kỳ kế toán hiện tại ngoại trừ trường
hợp các IFRSs cho phép hoặc có yêu cầu khác. Đơn vị phải trình bày thông tin so sánh

7
cho các diễn giải và mô tả nếu các thông tin này là cần thiết để hiểu các báo cáo tài
chính kỳ này. [IAS 1.38] Khi cung cấp thông tin so sánh, đơn vị cần trình bày ít nhất:
hai (2) bản báo cáo tình hình tài chính; hai (2) báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn
diện khác; hai (2) báo cáo lãi hoặc lỗ riêng biệt (nếu được trình bày); hai (2) báo cáo
lưu chuyển tiền tệ; và hai (2) báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, và những thuyết minh
liên quan. [IAS 1.38A] Ngoài các báo cáo tài chính so sánh tối thiểu như trên, đơn vị
phải trình bày báo cáo tình hình tài chính thứ ba tại ngày bắt đầu kỳ kế toán liền trước
nếu: đơn vị áp dụng hồi tố một chính sách kế toán, điều chỉnh hồi tố hoặc phân loại lại
các khoản mục trên báo cáo tài chính; và việc áp dụng hồi tố, điều chỉnh hồi tố hoặc
phân loại lại có ảnh hưởng trọng yếu tới thông tin trên báo cáo tình hình tài chính tại
ngày bắt đầu kỳ kế toán liền trước. [IAS 1.40A] Khi đơn vị thay đổi cách trình bày
hoặc cách phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính, đơn vị phải phân loại lại số
liệu so sánh trừ khi việc phân loại lại là không thể thực hiện được. [IAS 1.41]
1.1.8. Trình bày nhất quán.
Đơn vị phải phân loại và trình bày các khoản mục trên báo cáo tài chính một
cách nhất quán giữa các kỳ trừ khi: [IAS 1.45] Việc trình bày khác hay phân loại khác
sẽ rõ ràng là phù hợp hơn, xét trên các tiêu chí lựa chọn và áp dụng các chính sách kế
toán theo IAS 8, do có sự thay đổi lớn về bản chất hoạt động của đơn vị hoặc do việc
rà soát các báo cáo tài chính của đơn vị; hoặc Một IFRS yêu cầu thay đổi cách trình
bày.
1.2. Trình bày các yêu cầu của IAS 01 với Báo cáo thu nhập toàn diện của doanh
nghiệp
1.2.1. Nội dung và kết cấu của báo cáo thu nhập toàn diện
 Báo cáo thu nhập tổng hợp phải trình bày riêng các phần:
(a) Lãi, lỗ
(b) Tổng các khoản thu nhập tổng hợp khác;
(c) Thu nhập tổng hợp của kỳ báo cáo, là tổng của lãi, lỗ và các khoản thu nhập
tổng hợp khác.
(Nếu đơn vị trình bày báo cáo lãi, lỗ riêng biệt thì không phải trình bày phần lãi,
lỗ trong báo cáo thu nhập tổng hợp.)
 Ngoài các phần trình bày lãi, lỗ và thu nhập tổng hợp khác, đơn vị còn phải
trình bày các khoản mục sau như là các khoản phân bổ từ lãi, lỗ và thu nhập tổng hợp
khác trong kỳ:
a) Lãi lỗ trong kỳ được phân bổ cho:
i. Lợi ích của các cổ đông không kiểm soát
ii. Chủ sở hữu của công ty mẹ
b) Tổng thu nhập tổng hợp trong kỳ được phân bổ cho:

8
i. Lợi ích của các cổ đông không kiểm soát
ii. Chủ sở hữu của công ty mẹ
 Ngoài các khoản mục phải trình bày theo quy định của các IFRS khác, phần lãi,
lỗ hoặc báo cáo lãi, lỗ phải bao gồm các chỉ tiêu trình bày số liệu cho một kỳ gồm tất
cả các khoản mục thu nhập và chi phí được ghi nhận trong kỳ:
(a) Doanh thu
(b) Chi phí tài chính
(c) Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết hoặc liên doanh được kế
toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu
(d) Chi phí thuế
(e) Lãi lỗ sau thuế từ hoạt động không còn tiếp tục và lãi lỗ sau thuế được ghi
nhận từ việc ghi nhận theo giá trị hợp lý sau khi trừ chi phí bán hoặc từ việc bán tài sản
(f) Lãi hoặc lỗ
(g) Các khoản mục thuộc thu nhập tổng hợp khác được phân loại theo tính chất
(trừ khoản mục ở mục (h))
(h) Phần sở hữu trong thu nhập tổng hợp khác của công ty liên kết hoặc liên
doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu
(i) Tổng thu nhập tổng hợp
 Phần thu nhập tổng hợp khác phải bao gồm các cấu phần:
(a) Thay đổi trong thặng dư đánh giá lại tài sản (xem IAS 16 - Bất động sản,
Nhà xưởng và Thiết bị và IAS 38 Tài sản vô hình);
(b) Xác định lại giá trị của quỹ phúc lợi với quỹ phúc lợi xác định (xem IAS 19
Lợi ích của người lao động);
(c) Lãi và lỗ phát sinh từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước
ngoài (xem IAS 21 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái);
(d) Lãi và lỗ từ các khoản đầu tư vào các công cụ vốn chủ sở hữu được xác
định
theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 5.7.5 của
IFRS 9 Công cụ tài chính;
(đ) Lãi và lỗ từ các tài sản tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua
báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 4.1.2A của IFRS 9;
(e) Phần hiệu quả của các khoản lãi và lỗ của các công cụ phòng ngừa rủi ro
trong phòng ngừa rủi ro dòng tiền cũng như phần hiệu quả của các khoản lãi và lỗ của
các công cụ phòng ngừa rủi ro mà việc phòng ngừa rủi ro cho các khoản đầu tư vào
công cụ vốn chủ sở hữu được xác định theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập
toàn diện khác theo đoạn 5.7.5 của IFRS 9 (xem chương 6 của IFRS 9);

9
(f) Phần thay đổi trong giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả cụ thể được xác
định theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi, lỗ được cho là có nguyên nhân từ các
thay đổi trong rủi ro tín dụng của khoản nợ phải trả đó (xem đoạn 5.7.7 của IFRS 9);
(g) Thay đổi trong giá trị thời gian của quyền chọn khi tách riêng giá trị nội tại
và giá trị thời gian của một hợp đồng quyền chọn và xác định quyền chọn là công cụ
phòng ngừa rủi ro chỉ khi các thay đổi đó là thay đổi trong giá trị nội tại (xem chương
6 của IFRS 9);
(h) Thay đổi trong giá trị của các yếu tố kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn khi tách
riêng yếu tố kỳ hạn và yếu tố giao ngay và xác định hợp đồng kỳ hạn là công cụ phòng
ngừa rủi ro chỉ khi các thay đổi là thay đổi trong yếu tố giao ngay và thay đổi trong giá
trị biên độ mua bán cơ bản của ngoại tệ của công cụ tài chính khi công cụ đó không
được xác định là một công cụ phòng ngừa rủi ro (xem chương 6 của IFRS 9);
(i) Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính từ các hợp đồng bảo hiểm
được phát hành trong phạm vi của IFRS 17 Hợp đồng Bảo hiểm bị loại trừ khỏi Báo
cáo lãi, lỗ khi toàn bộ doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính từ các hợp
đồng bảo hiểm được phân tách để ghi nhận trong Báo cáo lãi, lỗ với giá trị được xác
định bằng việc phân bổ một cách có hệ thống theo đoạn 88(b) của IFRS 17, hoặc với
giá trị sau khi đã loại bỏ sự không phù hợp về mặt kế toán giữa doanh thu hoạt động
tài chính và chi phí tài chính phát sinh từ các khoản mục cơ sở, theo đoạn 89(b) của
IFRS 17;
(j) Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính từ hợp đồng tái bảo hiểm
bị loại trừ khỏi Báo cáo lãi, lỗ khi toàn bộ doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí
tài chính từ hợp đồng tái bảo hiểm được phân tách để ghi nhận trong Báo cáo lãi, lỗ
theo giá trị được xác định bằng việc phân bổ một cách có hệ thống theo đoạn 88(b) của
IFRS 17.
 Báo cáo thu nhập tổng hợp - Báo cáo lãi, lỗ: Doanh nghiệp phải trình bày tất cả
các khoản thu nhập và chi phí trong kỳ vào phần lãi lỗ trừ khi một chuẩn mực kế toán
quy định khác:
+ IAS 8 chỉ ra 2 trường hợp như vậy: sửa chữa sai sót và ảnh hưởng của sự thay
đổi chính sách kế toán.
+ Một số chuẩn mực khác quy định các khoản thuộc thu nhập tổng hợp khác thỏa
mãn định nghĩa về thu nhập và chi phí trong khuôn mẫu không được trình bày trong
phần lãi lỗ.
 Báo cáo thu nhập tổng hợp - Thu nhập tổng hợp khác: Doanh nghiệp phải trình
bày giá trị các khoản thuế thu nhập liên quan đến các khoản mục trong thu nhập tổng
hợp khác, bao gồm cả các khoản điều chỉnh do phân loại lại, trong báo cáo thu nhập
tổng hợp hoặc trong phần ghi chú.

10
 Các thông tin trình bày trong báo cáo thu nhập tổng hợp hoặc trong thuyết minh
báo cáo tài chính:
+ Khi một khoản mục thu nhập hoặc chi phí là trọng yếu, doanh nghiệp phải trình
bày bản chất và giá trị các khoản mục này một cách riêng biệt.
+ Doanh nghiệp trình bày các chi phí được ghi nhận trong phần lãi lỗ theo cách
phân loại hoặc theo tính chất hoặc theo chức năng, tùy thuộc cách trình bày nào cung
cấp thông tin đáng tin cậy và thích hợp hơn.
+ Doanh nghiệp trình bày phân loại chi phí theo chức năng cần cung cấp thông tin
bổ sung về tính chất của chi phí, bao gồm chi phí khấu hao và chi phí liên quan đến
quyền lợi của nhân viên.
1.2.2. Trình bày các yêu cầu của IAS 01 với Báo cáo thu nhập toàn diện của doanh
nghiệp
 Xác định và kỳ báo cáo:
 Các báo cáo tài chính cần phải được phân biệt với các thông tin khác.
 Từng bộ phận cấu thành cần phải được xác định rõ.
 Chủ yếu phải trình bày:
+ Tên của doanh nghiệp báo cáo.
+ Báo cáo của doanh nghiệp hay của tập đoàn.
+ Ngày báo cáo và kỳ báo cáo.
+ Đơn vị tiến hành báo cáo.
+ Mức độ chính xác.
 Tối thiểu phải có báo cáo năm.
 Các báo cáo phải được đưa ra cùng thời hạn (trong vòng 6 tháng kể từ ngày báo
cáo).

 Bảng tổng kết tài sản: Cung cấp thông tin về tình trạng tài chính:
 Phân biệt tài sản lưu động và dài hạn:
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn cách phân loại này cho tài sản có và tài sản nợ.
- Nếu không lựa chọn cách phân loại này thì tài sản có và nợ phải được trình bày
theo trình tự bao quát về tính thanh khoản.
- Chia các tài sản có thể thu hồi hoặc thanh toán trong vòng hoặc sau 12 tháng.
 Tài sản lưu động gồm:
+ Tài sản dự tính sẽ được thực hiện hoặc để tiêu thụ trong chu kỳ kinh doanh.
+ Tài sản được giữ chủ yếu cho giao dịch hoặc giữ trong một thời gian ngắn hạn
và dự tính sẽ thực hiện trong 12 tháng.
+ Tiền mặt hoặc các tài sản tương đương không bị hạn chế sử dụng.
 Nợ ngắn hạn gồm có:

11
+ Nợ có dự tính được thanh toán trong chu kỳ kinh doanh thông thường.
+ Nợ đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng.
 Các khoản nợ dài hạn phải trả lãi được thanh toán trong vòng 12 tháng cũng có
thể được đưa vào nợ dài hạn nếu:
+ Thời hạn ban đầu trên 12 tháng.
+ Có ý định đảo nợ.
+ Ý định đó được ghi nhận theo thỏa thuận.
 Các thông tin khác trong bảng tổng kết tài sản hoặc trong thuyết minh:
- Các khoản phải trả (cho ai và từ ai):
+ Công ty mẹ
+ Công ty con
+ Các đơn vị liên kết
+ Các bên liên quan
- Đối với từng hạng mục vốn cổ phần:
+ Số cổ phần được phép phát hành.
+ Số cổ phần đã phát hành và số cổ phần đã được thanh toán đủ.
+ Số cổ phần đã phát hành nhưng chưa thanh toán đủ.
+ Mệnh giá cổ phiếu hoặc ghi không có mệnh giá.
+ Cân đối số cổ phần vào đầu và cuối năm.
+ Quyền ưu đãi và hạn chế.
+ Do doanh nghiệp hoặc chi nhánh, đơn vị liên kết giữ.
+ Dự trữ để phát hành dưới dạng quyền chọn và hợp đồng bán.
- Bản chất và mục đích trong khoản dự trữ:
+ Những cổ đông có cổ tức chưa được chính thức chấp nhận thanh toán.
+ Lượng cổ tức ưu đãi tích lũy chưa được ghi nhận.

 Báo cáo thu nhập:


 Thông tin tối thiểu trên báo cáo thu nhập:
+ Doanh thu
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chi phi tài chính.
+ Phân chia lãi/lỗ của các đơn vị liên kết và liên doanh theo vốn chủ sở hữu.
+ Chi phí thuế.
+ Lỗ lãi từ hoạt động thông thường.
+ Các khoản bất thường.
+ Lợi ích thiểu số.
+ Lỗ hoặc lãi ròng của cả kỳ.

12
 Các thông tin khác trên báo cáo hoặc trong thuyết minh:
+ Phân tích phân loại chi phí theo bản chất và chức năng
+ Nếu phân loại theo chức năng thì phải công bố:
• Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình.
• Chi phí hao mòn tài sản cố định vô hình.
• Chi phí nhân viên.
+ Cổ tức trả cho từng số phiếu được công bố hoặc được dự tính.

 Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu:


 Phản ánh thông tin về việc tăng giá tài sản thuần.
 Thông tin tối thiểu trong báo cáo vốn chủ sở hữu:
+ Lỗ lãi ròng trong kỳ.
+ Thu nhập, chi phí là lỗ tính trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
+ Ảnh hưởng của những thay đổi trong chế độ kế toán.
+ Ảnh hưởng của việc chỉnh sửa các lỗi cơ bản.
 Các thông tin khác được trình bày trong báo cáo và trong thuyết minh:
+ Các giao dịch vốn với các chủ sở hữu và các khoản phân chia cho các chủ sở
hữu.
+ Cân đối số dư lợi nhuận tích lũy hoặc lỗ vào đầu và cuối kỳ.
+ Cân đối số kết chuyển của từng loại vốn lãi cổ phần và từng khoản dự trữ
vào đầu và cuối kỳ.

 Chế độ kế toán và thuyết minh:


 Cung cấp những thông tin sau:
+ Cơ sở lập và các chế độ kế toán được lựa chọn.
+ Thông tin theo yêu cầu IAS nhưng không được trình bày trong báo cáo.
+ Các thông tin khác giúp yêu cầu việc trình bày trung thực.
 Cấu trúc:
+ Trình bày một cách hệ thống.
+ Đối chiếu các khoản trong báo cáo tài chính và trong thuyết minh.
 Trình bày các chế độ kế toán:
+ Cơ sở tính toán được sử dụng trong khi lập báo cáo tài chính.
+ Từng chế độ kế toán được sử dụng ngay cả nếu không có trong IAS hiện hành.
 Các thông tin cần được công bố khác:
+ Địa chỉ của doanh nghiệp.
+ Hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
+ Năm thành lập.

13
+ Văn phòng/ địa chỉ đăng ký kinh doanh.
+ Tính chất hoạt động/ các hoạt động chính.
+ Tên của công ty mẹ và công ty.

14
Chương II: BÁO CÁO THU NHẬP TOÀN DIỆN CỦA CÔNG TY UNILEVER
CARIBBEAN LIMITED NĂM 2022
2.1. Nội dung trình bày trên Báo cáo thu nhập toàn diện
 Báo cáo lãi lỗ

15
 Báo cáo thu nhập toàn diện

Các chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo thu nhập tổng hợp của công ty
Unilever năm 2022:
− Revenue (doanh thu) năm 2021 là 233,186 nghìn $; năm 2022 là 256,146
nghìn $ tăng 22,96 nghìn $ so với năm 2021.
− Cost of sales (chi phí bán hàng): năm 2021 là (127,208) nghìn $; năm 2022 là
(150,897); tăng 23,689 nghìn $ so với năm 2021.
− Gross profit (lợi nhuận gộp) năm 2021 là 105,978 nghìn $, năm 2022 là
105,249 nghìn $, giảm 729 nghìn $ so với năm 2021.
− Expenses (Chi phí): Năm 2021 là 80,533 nghìn $; năm 2022 là 76,448 nghìn
$; giảm 4,085 nghìn $ so với năm 2021.

16
+ Selling and distribution costs (Chi phí bán hàng và phân phối):
Năm 2021: (62,936) nghìn $
Năm 2022: (60,554) nghìn $
 Giảm 2,382 nghìn $ so với năm 2021
+ Administrative expenses (chi phí quản lý):
Năm 2021: (17,615) nghìn $
Năm 2022: (16,252) nghìn $
 Giảm 1,363 nghìn $ so với năm 2021
+ Impairment reversal on trade receivables (hoàn nhập giảm giá các khoản phải
thu):
Năm 2021: 18 nghìn $
Năm 2022: 358 nghìn $
 Tăng 340 nghìn $ so với năm 2021
− Operating profit before restructuring costs (lợi nhuận trước chi phí tái cơ
cấu) năm 2021 là 25,445 nghìn $, năm 2022 là 28,801 nghìn $, tăng 3,356 nghìn $ so
với năm 2021.
Restructuring cost comprising (Chi phí tái cấu trúc gồm):
+ Net gain (impairment) of property, plant and equipment (Lãi ròng (suy giảm)
của tài sản, nhà xưởng và thiết bị).
Năm 2021: (2,145) nghìn $
Năm 2022: 4,493 nghìn $
 Tăng 6,638 nghìn $ so với năm 2021
+ Manpower cost (chi phí nhân công) năm 2022 là (31,528) nghìn $
+ Gain on curtailment and settlement (thu từ cắt giảm và thanh toán), năm 2022:
10,752 nghìn $
+ Other expenses (chi phí khác)
Năm 2021: (3,423) nghìn $
Năm 2022: (14,272) nghìn $
 Tăng 10,849 nghìn $ so với năm 2021
− Operating (loss) profit after restructuring costs (lợi nhuận hoạt động sau
tái cơ cấu): năm 2021 là 19,877 nghìn $; năm 2022 là (1,754) nghìn $; giảm 21,631
nghìn $.
+ Finance income (expense) – net (Thu nhập tài chính (chi phí) – ròng)
Năm 2021: 19,877 nghìn $
Năm 2022: (1,754) nghìn $
 Giảm 21,631 nghìn $ so với năm 2021
+ Other income (thu nhập khác)

17
Năm 2021:5,391 nghìn $
Năm 2022: 7,028 nghìn $
 Tăng 1,637 nghìn $ so với năm 2021
− Profit before tax (lợi nhuận trước thuế) năm 2021 là 24,633 nghìn $; năm
2022 là 5,375 nghìn $; giảm 19,258 nghìn $ so với năm 2021.
+ Taxation credit (expense) (tín dụng thuế (chi phí))
Năm 2021: (7,702) nghìn $
Năm 2022: 4,394 nghìn $
 Tăng 12,096 nghìn $ so với 2021
− Profit from continued operations (Lợi nhuận từ hoạt động liên tục) năm
2021 là 16,931 nghìn $; năm 2022 là 9,769 nghìn $, giảm 7,162 nghìn $.
− Profit from discontinued operations, net of tax (lợi nhuận từ việc ngừng
hoạt động, trừ thuế) năm 2021 là 171,881 nghìn $.
− Profit for the year (lợi nhuận của năm) năm 2021 là 188,812 nghìn $; năm
2022 là 9,769 nghìn $; giảm 179,043 nghìn $.
Other comprehensive (loss) income (thu nhập toàn diện (lỗ) khác)
Items that will not be reclassified to profit or loss (các khoản mục sẽ không
được phân loại lại thành lãi hoặc lỗ)
+ Re-measurements of retirement and termination benefit obligation (đánh giá lại
nghĩa vụ trợ cấp hưu trí và chấm dứt hợp đồng)
Năm 2021: 25,055 nghìn $
Năm 2022: (51,857) nghìn $
 Giảm 76,912 nghìn $ so với năm 2021
+ Tax on remeasurement of retirement and termination benefit obligations (thuế
tính lại nghĩa vụ trợ cấp hưu trí và chấm dứt hợp đồng)
Năm 2021: (7,516) nghìn $
Năm 2022: 15,557 nghìn $
 Tăng 23,073 nghìn $ so với năm 2021
+ Other comprehensive (loss) income for the year, net of tax (Thu nhập (lỗ) toàn
diện khác trong năm, sau thuế)
Năm 2021: 17,539 nghìn $
Năm 2022: (36,300) nghìn $
 Giảm 53,839 nghìn $ so với năm 2021
− Total comprehensive (loss) income for the year (tổng thu nhập toàn diện
(lỗ) trong năm): năm 2021 là 206, 351 nghìn $; năm 2022 là (26,531) nghìn $; giảm
179,82 nghìn $ so với năm 2021.

18
− Earnings per share for profit attributable to the equity holders of the
Company during the year (lãi trên cổ phiếu thuộc lợi nhuận phân bổ cho cổ đông của
công ty trong năm).
Basic and diluted earnings per share (lãi cơ bản và lãi suy giảm trên mỗi cổ
phiếu)
+ Continued operations (tiếp tục hoạt động)
Năm 2021: 0,65$
Năm 2022: 0,37$
 Giảm 0,28$ so với năm 2021
+ Discontinued operations (hoạt động bị ngừng), năm 2021 là 6,54$; năm 2022 là
0$, vậy giảm 6,54$
+ Basic and diluted earnings per ordinary share (lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ
phiếu phổ thông)
Năm 2021: 7,19$
Năm 2022: 0,37$
 Giảm 6,82 $ so với năm 2021
2.2. Đối chiếu nội dung Báo cáo thu nhập toàn diện của công ty Unilever
Caribbean Limited với IAS 01
2.2.1. Đánh giá
Từ phần phân tích nội dung của Báo cáo Thu nhập toàn diện ở trên thấy được
công ty UNILEVER đã trình bày riêng các phần: báo cáo lãi lỗ, tổng các khoản thu
nhập toàn diện khác và tổng thu nhập toàn diện giống như kết cấu của báo cáo thu
nhập tổng hợp trong IAS 01.
Tại công ty UNILEVER về phần lãi (lỗ) đã được công ty trình bày rất chi tiết
vào báo cáo lãi (lỗ) riêng biệt. Cho nên tại phần bắt đầu của báo cáo Thu nhập toàn
diện khác công ty chỉ cần lấy kết quả của phần lãi (lỗ) trong báo cáo lãi (lỗ) riêng
sang.
Cụ thể là:
− Trong phần báo cáo lãi (lỗ):
+ Theo IAS 01 bắt buộc phải gồm những chỉ tiêu: doanh thu; các chi phí tài
chính; phần lãi lỗ từ các công ty liên doanh, liên kết được kế toán theo phương pháp
vốn chủ sở hữu; chi phí thuế, tổng giá trị của các hoạt động bị ngừng. Theo đó, công ty
UNILEVER đã trình bày đầy đủ những khoản mục bắt buộc trong báo cáo lãi lỗ.
− Trong phần thu nhập tổng hợp khác:
+ Theo IAS 1 chỉ quy định bao gồm các cấu phần như: thay đổi trong thặng dư
đánh giá lại tài sản, xác định lại giá trị của quỹ phúc lợi với quỹ phúc lợi xác định, lãi
và lỗ từ các tài sản tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu

19
nhập toàn diện khác, các khoản lãi và lỗ của các công cụ phòng ngừa rủi ro trong
phòng ngừa rủi ro dòng tiền, …
+ Ngoài ra, công ty còn trình bày thêm so với IAS 01 về phần lãi trên cổ phiếu
thuộc lợi nhuận phân bổ cho cổ đông của công ty trong năm bao gồm: tiếp tục hoạt
động, hoạt động bị ngừng, lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ phiếu phổ thông.
− Trong phần tổng thu nhập tổng hợp: Công ty cũng đã trình bày được các
khoản mục giống với các khoản mục theo quy định của IAS 1 bao gồm:
+ Tổng thu nhập tổng hợp trong năm, sau khi trừ thuế.
+ Tổng thu nhập tổng hợp trong năm, sau khi trừ thuế, được phân bổ cho: chủ
sở hữu của công ty mẹ, lợi ích cổ đông không kiểm soát.
2.2.2. Nhận xét
Báo cáo thu nhập toàn diện của công ty Unilever Caribbean Limited năm 2022
có đầy đủ các chỉ tiêu bao gồm các thông tin tối thiểu trên báo cáo thu nhập (Doanh
thu, chi phi tài chính, chi phí thuế, lỗ hoặc lãi ròng của cả kỳ …). Báo cáo cũng cung
cấp thông tin riêng về báo cáo lãi lỗ, trình bày các chi phí được ghi nhận theo cách
phân loại và các khoản thu nhập tổng hợp khác. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của
chuẩn mực IAS 01, báo cáo của công ty Unilever cần trình bày phân loại chi phí theo
chức năng cần cung cấp thông tin bổ sung về tính chất của chi phí, bao gồm chi phí
khấu hao và chi phí liên quan đến quyền lợi của nhân viên. Cần chỉ rõ giá trị các khoản
thuế thu nhập liên quan đến các khoản mục trong thu nhập toàn diện, gồm cả các
khoản điều chỉnh do phân loại lại, trong báo cáo thu nhập tổng hợp hoặc trong phần
ghi chú. Khi một khoản mục thu nhập hoặc chi phí là trọng yếu, công ty phải trình bày
bản chất và giá trị các khoản mục này một cách riêng biệt.
2.3. Ví dụ minh hoạ
 Ví dụ về doanh thu, giá vốn
Ví dụ 1:
Ngày 9/9/N, công ty Unilever bán cho hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K
100.000 Walls với trị giá 2,2 triệu USD, giá xuất kho là 1,7 triệu USD. Circle K đã
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. (ĐVT: Triệu USD)
Kế toán ghi:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 2,2
Có TK Doanh thu : 2,2
Nợ TK Giá vốn hàng bán : 1,7
Có TK sản phẩm kem: 1,7
Ví dụ 2:
Ngày 20/9/N, công ty Unilever bán cho công ty A một gói gồm 200 lọ nước xả
vải Comfort và 150 lọ dầu gội TRESemme với tổng giá là 55tr USD. Công ty Unilever

20
thường xuyên bán lọ nước xả vải Comfort với giá 100.000/lọ (20tr/200 lọ) và lọ dầu
gội TRESemme với giá 289.000/lọ (43tr350/150 lọ). Biết giá vốn của lọ nước xả vải
Comfort là 45.000/chiếc và dầu gội TRESemme là 150.000/lọ. Đại lý A đã thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng.
Lời giải: (ĐVT: USD)
Doanh thu lọ nước xả vải Comfort là:
55.000.000 * (20.000.000/45.350.000) = 24.255.788,31 (USD)
Doanh thu dầu gội TRESemme là:
55.000.000 * (43.350.000/45.350.000) = 52.574.421,17 (USD)
Kế toán ghi:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 55.000.000
Có TK Doanh thu nước xả Comfort: 24.255.788,31
Có TK Doanh thu dầu gội TRESemme: 52.574.421,17
Nợ TK Chi phí giá vốn lọ nước xả Comfort: 9.000.000
Nợ TK Chi phí giá vốn dầu gội TRESemme: 22.500.000
Có TK nước xả vải Comfort: 9.000.000
Có TK dầu gội TRESemme : 22.500.000

 Ví dụ về đánh giá tài sản vô hình hoặc bất động sản, nhà xưởng, thiết bị
Công ty UNILEVER CARIBBEAN LIMITED đầu tư vào dây chuyền sản xuất
ngày 1/1/2020. Dây chuyền có thời gian lắp đặt chạy thử 1 năm. Các chi phí liên quan
đến việc đầu tư dây chuyền là:
Giá mua dây chuyền (giá ghi trên hóa đơn): 760.000 USD
Chi phí vận chuyển, lắp đặt thiết bị trong dây chuyền: 150.000 USD
Chi phí chạy thử: 140.000 USD
Chi phí vận hành cho dây chuyền: 110.000 USD
Ngày 31/12/2022 giá trị hợp lý của dây chuyền được tham chiếu từ các giao
dịch tài sản tương tự đánh giá lại là 570.000 USD. Công ty ước tính thời gian sử dụng
hữu ích của dây chuyền là 7 năm và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng,
giá trị thanh lý ước tính không đáng kể.
Lời giải: (ĐVT: USD)
Nguyên giá của dây chuyền sản xuất là:
NG = 760.000 + 150.000 + 140.000= 1.050.000 (USD)
 Tại thời điểm 1/1/2020, ghi nhận:
Nợ TK dây chuyền sản xuất: 1.050.000
Có TK nợ phải trả: 1.050.000
 Tại thời điểm 31/12/2022:

21
Khấu hao lũy kế là: (1.050.000/7)*3 = 450.000 (USD)
Giá trị còn lại là: 1.050.000 - 450.000 = 600.000 (USD)
Mà giá trị giá trị hợp lý của dây chuyền được tham chiếu từ các giao dịch tài
sản tương tự đánh giá lại ngày 31/12/2022 là 570.000 USD
⇒ Lỗ do đánh giá lại tài sản là: 600.000 - 570.000 = 30.000 (USD)
Kế toán ghi:
Nợ TK khấu hao lũy kế: 450.000
Có TK dây chuyền sản xuất: 450.000
Nợ TK lỗ do đánh giá lại: 30.000
Có TK dây chuyền sản xuất: 30.000

 Ví dụ về chi phí đi vay


Ngày 1/1/N Công ty Unilever vay 2 triệu USD để đầu tư mua thiết bị sản xuất.
Thời gian chuẩn bị đưa thiết bị vào sử dụng là 1 năm. Khoản vay đã được giải ngân và
đưa vào sử dụng 1 phần ngay 1/1/N là 1 triệu USD, 1 triệu chưa sử dụng được mang đi
đầu tư tạm thời 4 tháng.
Lãi suất vay 8%/năm. Lãi suất đầu tư là 6%/năm
Lời giải:
Theo IAS 23, chi phí đi vay được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, sản xuất và xây dựng tài sản
cố định cơ bản dở dang được vốn hóa vào nguyên giá của tài sản đó.
Chi phí lãi vay tại ngày 31.12.N: 2.000.000*8%= 160.000 (USD)
Tại ngày 30/4/N Thu nhập từ việc đầu tư: 1.000.000*6%*4/12 = 20.000 (USD)
Chi phí lãi vay được vốn hóa: 160.000 - 20.000 = 140.000 (USD)
Nguyên giá của tài sản = 2.000.000 + 140.000 = 2.140.000 (USD)
Ghi nhận chi phí lãi vay được vốn hóa:
Nợ TK Thiết bị 140.000 (SOFP)
Có TK Chi phí lãi vay được vốn hóa phải trả 140.000 (SOFP)
Ghi nhận tài sản:
Nợ TK Thiết bị 2.000.000 (SOFP)
Có TK Đi vay 2.000.000 (SOFP)
Ghi nhận thu nhập từ hoạt động đầu tư:
Nợ TK Tài sản (SOFP) 20.000
Có TK Doanh thu tài chính (P/L) 20.000

Từ các ví dụ minh họa trên ta có bảng sau: ĐVT: 1000 USD

22
Statement of profit or loss

23
2022 (trước Số điều 2022 (sau Ghi
điều chỉnh) chỉnh điều chỉnh) chú

Continued operations
NV1,
Revenue 256146 79030 335176
NV2
NV1,
Cost of sales -150897 -33200 -184097
NV2
Gross profit 105249 151079
Expenses
Selling and distribution costs -60554 -60554
Administrative expenses -16252 -16252
Impairment loss on revaluation of assets -30 -30 NV3
Impairment reversal on trade receivables 358 358
-76448 -76478

Operating profit before restructuring


28801 74601
costs
Restructuring cost comprising:
Net gain (impairment) of property, plant
4493 4493
and equipment
Manpower cost -31528 -31528
Gain on curtailment settlement 10752 10752
Other expenses -14272 -14272
-30555 -30555

Operating (loss) profit after


-1754 -1754
restructuring costs
Finance income (expenses) - net 101 20 121 NV4
Other income 7028 7028
Profit before tax 5375 5395
Taxation credit (expenses) 4394 4394
Profit from continued operations 9769 9789
Profit from discontinued operations,
0 0
net of tax
Profit for the year 9769 9789

Statement of Comprehensive income

2022 (trước Số điều 2022 (sau Ghi


điều chỉnh) chỉnh điều chỉnh) chú
Profit for the year 9769 9769
Other comprehensive (loss) income
Items that will not be reclassified to
profit or loss
Re-measurements of retirement and
-51857 -51857
termination benefit obligations
Tax on re-measurement of retirement and 15557 15557

24
termination benefit obligations
Other comprehensive (loss) income for
-36300 -36300
the year, net of tax
Total comprehensive (loss) for the year -26531 -26531

Earnings per share for profit


attributable to the equity holders of the
Company during the year Basic and
diluted earnings per share
Continued operations 0.37 0.37
Discontinued operations
Basic and diluted earnings per ordinary
0.37 0.37
share

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và trình bày, đề tài đã cung cấp các thông tin hữu ích
về các nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo IAS 01, cũng như trình bày
được các yêu cầu của IAS 01 với Báo cáo thu nhập toàn diện của doanh nghiệp. Từ đó,
liên hệ thực tế nhằm phân tích sự tuân thủ về trình bày báo cáo thu nhập toàn diện của
công ty Unilever Caribbean Limited năm 2022. Đồng thời, đưa ra được các ví dụ minh
hoạ thực tế nhằm đem đến góc nhìn sát thực hơn về đề tài.
Có thể nhận định rằng, chuẩn mực kế toán quốc tế số 01 (IAS 01) nắm giữ một
vai trò rất quan trọng, là cơ sở trong việc lập nên các chuẩn mực kế toán của các quốc
gia khác nhau trên thế giới nói chung và chuẩn mực kế toán Việt Nam nói riêng. Qua
quá trình tìm hiểu về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính theo IAS 01, đặc
biệt đi sâu nghiên cứu việc áp dụng đối với Báo cáo thu nhập toàn diện của doanh
nghiệp sẽ là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp có thể tham khảo nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý của mình, tiếp cận gần hơn với tiêu chuẩn chung của thế giới. Bên cạnh
đó, đề tài cũng cung cấp những thông tin hữu ích nhất định đến các đối tượng sử dụng
thông tin bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, chủ nợ,…giúp nâng cao sự hiểu
biết rõ ràng về các yếu tố, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo thu nhập toàn diện, giúp
họ hiểu rõ và nắm chắc về tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp đưa ra các quyết
định hiệu quả, chính xác hơn.
Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) cũng như hệ thống chuẩn mực
trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã tạo ra một cơ hội lớn giúp thay đổi cách
thức ghi nhận, đo lường, trình bày yếu tố báo cáo tài chính. Từ đó, loại trừ các khác

25
biệt chuẩn mực kế toán, là điều kiện để đảm bảo cho các doanh nghiệp và tổ chức khác
nhau trên thế giới nói chung và công ty Unilever Caribbean Limited nói riêng áp dụng
một cách thống nhất việc trình bày báo cáo thu nhập toàn diện hay toàn bộ bộ báo cáo
tài chính. Là chìa khoá giúp mở ra “ngôn ngữ chung” cho thực hành kế toán và sử
dụng thông tin kế toán trong các quốc gia khác nhau.
Như vậy, đề tài đã trình bày tương đối rõ ràng và đầy đủ các yêu cầu được giao,
cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng có liên quan, tuy nhiên vì thời gian
và kiến thức còn hạn chế sẽ không tránh khỏi các thiếu sót, một lần nữa chúng em rất
mong nhận được những nhận xét, đánh giá đến từ cô để bài thảo luận của chúng em
được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 01 (IAS 01). https://ifrs.vn/standard/ias-1/

27

You might also like