Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRẦN MINH HIẾU – LHHD28A

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Câu 1: Trình bày nội dung và đánh giá bộ luật Hammurabi?

I, Tìm hiểu chung:

- Bộ luật Hammurabi được ghi trên tấm đá bazan cao 2,25m và có đường kính
đáy gần 2m. Các nhà khảo cổ học Pháp đã tìm thấy cột đá vào năm 1902 và
hiện được lưu giữ tại bảo tàng Louvre (Pháp). Bộ luật gồm 282 điều, nhưng
hiện nay chỉ còn 247 điều, những điều khoản còn lại có lẽ đã bị quân xâm
lược Elam cạo mất. Ở mặt trước và phía trên tấm bia mô tả hình thần mặt trời
ngồi trên ngai vàng trao cho vua Lưỡng Hà Hammurabi đang đứng với tư thế
nghiêm trang trước bộ luật. Nhìn chung, Hammurabi đã ý thức sâu sắc kết
hợp thần quyền, vương quyền, pháp quyền để “thiêng liêng hóa” bộ luật
nhằm cai trị dân chúng.
- Bộ luật này là sự tiếp nối, phát triển và ghi chép lại các điều luật từ bộ luật
cổ của người Sumer. Bộ luật như một bản “nâng cấp” từ những quyết án của
người Sumer cổ. Ngoài ra, nó còn có nguồn gốc từ những quyết định cảu tòa
án bấy giờ bên cạnh những quyết án, chiếu chỉ của nhà vua. Bộ luật trên
được đánh giá là bộ luật tương đối hoàn chỉnh đầu tiên của lịch sử văn minh
nhân loại.

II, Nội dung:

1, Phần mở đầu:

- Bộ luật khẳng định rằng Babylon là một đất nước do thần linh tạo ra, và trao
cho Quốc vương Hammurabi cai quản để đem đến sự ấm no cho nhân dân
Lưỡng Hà.

2, Phần nội dung:

- Quan hệ gia đình:


+ Điều 128, 138, 148, 148, 153, 129,...
- Thừa kế tài sản:
+ Điều 166, 169, 179
- Quan hệ xã hội:
+ Quan hệ chủ nô – nô lệ: điều 212, 213, 214, 202, 205,...
+ Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân: điều 217, 218
+ Quan hệ công xã về ruộng đất: điều 55, 56
- Các hành vi bị xử tử: điều 11, 21, 22, 25,... (25 điều).

3, Đánh giá:

- Điểm tiến bộ:


+ Phạm vi điều chỉnh rộng với hầu hết những mối quan hệ trong xã hội.
+ Có quy định về hợp đồng khá tiến bộ.
+ Có ý thức bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, ví dụ như bảo vệ
người phụ nữ trong hôn nhân và thừa kế tài sản.
+ Quy định tố tụng khá tiến bộ, xét xử phải công khai, trọng chứng cứ, phán
quyết phải được thi hành nghiêm minh.
- Điểm hạn chế:
+ Hình phạt thường rất dã man, có nhiều tội bị xử tử hình.
+ Áp dụng nguyên tắc trả thù ngang bằng.
+ Hình phạt khác nhau tùy theo địa vị của người phạm tội.
+ Pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo.
+ Pháp luật mang tính bất bình đẳng sâu sắc về giới tình, giai cấp và địa vị xã
hội.
- Giá trị đóng góp:
+ Về góc độ luật pháp: Bộ luật Hammurabi có kỹ thuật lập pháp khá chặt
chẽ, là nền tảng cho các ngành luật về sau kế thừa.
+ Là bộ tư liệu quý giá, phản ánh toàn diện các lĩnh vực đương thời.
+ Tác phẩm điêu khắc độc đáo.

Câu 2: Trình bày các tôn giáo chính ở Ấn Độ? Nêu hiểu biết về một tôn giáo
của Ấn Độ?

I, Các tôn giáo chính ở Ấn Độ:


- Tôn giáo bản địa: đạo Bà la môn (đầu thiên niên kỷ 1 TCN), đạo Hindu (thế
kỷ 8 – 9), đạo Phật (thế kỷ 6 TCN), đạo Jain (khoảng thế kỷ 6 TCN), đạo
Sikh (thế kỷ 15 – 16).
- Tôn giáo du nhập: Hồi giáo (thế kỷ 12 – 13).

II, Phật giáo:

- Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỷ 6 TCN do Thái tử Siddharta Gautama
(Tất Đạt Đa) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ
nhất theo Phật lịch, họ cho đây là năm Đức Phật nhập cõi Niết bàn.
- Giáo lý cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế:
+ Khổ đế: suy xét về khổ cực, luân hồi, nghiệp báo.
+ Tập đế
+ Diệt đế: con đường để trừ nghiệp báo.
+ Đạo đế: con đường để giải thoát khỏi luân hồi, nghiệp báo.
- Đức Phật còn đề ra tám con đường chính trực để tu hành, gọi là Bát chánh:
+ Chánh kiến: phải có tín ngưỡng đúng đắn.
+ Chánh tư duy: phải có suy nghĩ đúng đắn.
+ Chánh ngữ: phải có lời nói đúng đắn.
+ Chánh nghiệp: phải có hành động đúng đắn.
+ Chánh mệnh: phải có cuộc sống đúng đắn.
+ Chánh tinh tiến: phải có ước mơ đúng đắn.
+ Chánh niệm: phải có điều tưởng nhớ đúng đắn.
+ Chánh định: phải tập trung tư tưởng mà suy nghĩ.
- Đạo Phật còn đề ra Ngũ giới:
+ Bất sát sinh
+ Bất đạo tặc
+ Bất vọng ngữ
+ Bất tà dâm
+ Bất ẩm tửu
- Phật giáo quan niệm:
+ Thế giới này không phải do đấng tối cao nào tạo ra, tự nhiên mà có và vô
cùng vô tận (vô tạo giả).
+ Con người cũng chỉ là tập hợp của Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức)
chứ không phải thực thể tồn tại lâu dài (vô ngã)
+ Vạn vật trong thế giới này luôn biến đổi, không gì là vĩnh cửu (vô
thường).
- Đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ, xã hội đầy rẫy những bất công do chế độ
đẳng cấp của đạo Bà-la-môn gây ra, đạo Phật lại kêu gọi không phân biệt
đẳng cấp mà kêu gọi lòng thương người, hướng thiện con người, tránh làm
điều ác. Những lời kêu gọi sự công bằng, lòng nhân đức đó được đông đảo
người dân hưởng ứng.

Câu 3: Trình bày về Kim tự tháp Ai Cập, qua đó đánh giá về trình độ phát
triển đỉnh cao của nền văn minh Ai Cập cổ đại

I, Kim tự tháp Ai Cập

- Kim tự tháp là nơi an nghỉ cho các pharaoh – hoàng đế Ai Cập cổ đại. Người
Ai Cập quan niệm rằng “nhà ở là nơi tạm nghỉ, một táng mới chính là vĩnh
cửu”. Bên trong Kim tự tháp không chỉ có xác ướp của bậc uy quyền tối cao,
mà còn có vàng bạc, châu báu, đá quý, thậm chí có cả xác ướp của những
người theo hầu. Đến nay, người ta tìm ra được 138 Kim tự tháp, tất cả đều
nằm ở tả ngạn sông Nile.
- Kim tự tháp đầu tiên được xây dựng dưới thời vua Djoser. Trong số các Kim
tự tháp Ai Cập, Kim tự tháp Kheops – một trong bảy Kỳ quan thế giới cổ
đại, đồng thời là kỳ quan cổ đại duy nhất còn tồn tại - là công trình kỳ vĩ
nhất với chiều cao lên đến 146m, chiều dài đáy là 227,7m. Để xây dựng nó,
người ta phải sử dụng tới hơn 2,5 triệu m2 đá với tổng trọng lượng lên tới 5,9
triệu tấn. Số lượng nhân công khoảng vài chục nghìn đến vài trăm nghìn
người làm việc liên tục với thời gian để hoàn thành ước tính khoảng 20 năm
– một con số quá lớn để hoàn thành một công trình xây dựng.

II, Đánh giá trình độ phát triển đỉnh cao của nền văn minh Ai Cập cổ đại

- Kim tự tháp Ai Cập như một minh chứng hùng hồn cho sự phát triển đỉnh
cao, nhất là về khoa học tự nhiên của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Cho dù đã
4000, 5000 năm trôi qua nhưng những Kim tự tháp Ai Cập vẫn sừng sững
trường tồn cùng thời gian.
- Nghiên cứu cho thấy, các Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng hoàn toàn từ
những khối đá thiên nhiên nguyên khối nặng cả chục tấn mà không cần vật
liệu kết dính như cách chúng ta làm trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các
khối đá khổng lồ được đẽo gọt và ghép lại với nhau một cách vững chắc, kết
dính hoàn toàn bằng trọng lượng, vạch ghép giữa 2 khối đá khít không quá
5mm. Những tảng đá nhằm xây Kim tự tháp được chuyển đến từ những nơi
cách công trường xây dựng đến vài trăm, thậm chí cả ngàn km. Cách họ vận
chuyển đá từ những nơi xa xôi đến, rồi di chuyển đến những vị trí chính xác
để xây dựng đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời đáp.
- Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự hiểu biết và tính toán về thiên văn xuất sắc
của người Ai Cập cổ đại. Kim tự tháp Kheops là công trình hướng về cực
Bắc chính xác nhất thế giới với độ lệch chỉ là 0,05 độ. Ngoài ra, 3 Kim tự
tháp nằm trên cao nguyên Giza (bao gồm cả Kim tự tháp Kheops) nằm tương
ứng với vị trí 3 ngôi sao chính của chòm Orion.
- Sự phân bố nhiệt độ, lưu thông không khí trong Kim tự tháp cũng khác so
với các công trình khác. Điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm trong đó hoàn hảo với
mức nhiệt độ chỉ ở mức 20oC, thuận lợi cho việc ướp xác.
- Về tỉ lệ kích thước của Kim tự tháp, các nhà khoa học cho biết tỉ lệ của công
trình này luôn có tỉ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi.
Tại Kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện chỉ ở
mức dưới 2cm.

Câu 4: Trình bày hiểu biết về kiến trúc Gothic

I, Lịch sử ra đời

- Gothic là một phong cách kiến trúc xuất hiện ở miền Bắc nước Pháp vào
khoảng thế kỷ 12. Kiểu kiến trúc này phát triển và lan mạnh ra toàn châu Âu.
Loại kiến trúc này được ứng dụng vào xây dựng các nhà thờ, thánh đường và
một số công trình khác ở các trung tâm thành thị châu Âu. Hiện nay, nhiều
công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa thế giới.

II, Đặc điểm của những công trình lối kiến trúc Gothic
- Công trình được chia làm 3 phần: phần dưới là cửa với nhiều cửa ra vào,
phần giữa là hệ thống kính chiếu sáng, phần trên là hành lang hoặc tháp
chuông nhà thờ.
- Nhà thờ phong cách Gothic có chiều cao tầm 40m, các tháp lấy ánh sáng cao
hơn với chiều cao tầm 60m. Công trình có nhiều cửa kính, các kính dài 8-
12m.
- Đặc điểm nổi bật là mái vòm và đầu nhọn với nhiều kiểu mái vòm khác
nhau.
- Kết cấu bên trong của công trình thường có không gian lớn, khung chịu lực
và các bộ phận bên trong có sự tách biệt rõ ràng giữa kết cấu chịu lực – ngăn
cách.

III, Một số công trình kiến trúc Gothic ở Việt Nam

- Nhà thờ Lớn Hà Nội, nhà thờ đá Sa Pa, nhà thờ Đức Bà,…

IV, Một số công trình kiến trúc Gothic trên thế giới

- Tu viện Westminster, nhà thờ Đức Bà Chartres, nhà thờ Đức Bà Amien,…

Câu 5: Nêu cách hiểu về khái niệm “văn minh”. So sánh khái niệm “văn hóa”
và “văn minh”.

I, Khái niệm văn minh

- Văn minh là thời kỳ xã hội đã vượt qua giai đoạn thị tộc, đã chuyển sang thời
kỳ có Nhà nước, lấy cơ sở một vợ một chồng. Đây là thời kỳ kinh tế hàng
hóa đã phát triển và bao trùm xã hội. Con người đã phát minh ra chữ viết để
ghi lại sáng kiến và suy nghĩ của mình.

II, So sánh khái niệm

1, Điểm khác nhau

Văn hóa Văn minh


- Xuất hiện khi có con người (cách - Xuất hiện khi có Nhà nước (cách
ngày nay 2 triệu 300 năm). ngày nay khoảng 3500 năm).
- Văn hóa thể hiện tính dân tộc, - Văn minh có tính ứng dụng rộng
địa phương và vùng miền. rãi.
- Văn hóa chứa cả các giá trị vật - Văn minh thiên về các giá trị vật
chất và tinh thần. chất.

2, Điểm giống nhau:

- Đều do con người tạo ra.

Câu 6: Đặc điểm nghệ thuật Ai Cập cổ đại

1, Kiến trúc

- Người Ai Cập cổ đại xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng nổi bật
nhất phải kể đến các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. Người Ai Cập có câu:
“Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình
trước Kim tự tháp.”

2, Điêu khắc

- Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ đại còn để lại ấn tượng
cho đời sau qua các công trình điêu khắc. Đặc biệt nhất là tượng Nhân sư
(Sphinx) hùng vĩ trước Kim tự tháp Khafre. Bức tượng mình sư tử với gương
mặt pharaoh Khafre cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện ông là chúa tể với
trí khôn của con người và sức mạnh của sư tử.

Câu 7: Thành tựu của nền văn học Trung Quốc thời cổ – trung đại

1, Kinh Thi

- Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời
Xuân Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh Thi có 3 bộ phận lớn là
Phong, Nhã, Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm
cả ca dao, dân ca, nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp
trong xã hội đương thời.

2, Thơ Đường
- Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả
nổi bật lên ba nhà thơ lớn là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Về nội dung
+ Thơ Đường chan chứa tính nhân văn, đầy ắp tình người, tình đời, nỗi đau,
nỗi hận,... Thơ Đường phản ánh số phận của “thập loại chúng sinh” trên khắp
đất nước Trung Hoa thời nhà Đường. Đồng thời, trong từng câu thơ còn
thấm đượm những nghĩ suy và triết lý của con người trước cuộc đời thăng
trầm, những rung động trước thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.
+ Đề tài trong thơ Đường đa dạng, phong phú.
- Về nghệ thuật
+ Thơ Đường có 3 thể loại: thơ bát cú, thơ tuyệt cú, thơ bài luật (dạng kéo
dài).
+ Niêm luật trong thơ Đường chặt chẽ. Đó là những quy định về bố cục, số
câu, số từ, tạo nên cấu trúc hài hòa, tương đối. Mỗi bài thơ thường có 4 phần:
đề – thực – luận – kết.
+ Thơ Đường giàu tính nhạc, nhịp điệu do có những quy định về luật bằng –
trắc chặt chẽ.
+ Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, ý tại ngôn ngoại.
- Một số nhà thơ tiêu biểu:
+ Lý Bạch với phong cách thơ hào phóng đại diện cho dòng thơ trữ tình lãng
mạn, bay bổng tự nhiên (“Cảm nghĩ trong đêm trăng”,...).
+ Đỗ Phủ đại diện cho dòng thơ hiện thực trữ tình, mang những tư tưởng
Khổng - Mạnh của kẻ sĩ nhận thức đúng đắn được trách nhiệm với vua, với
nước và với dân. (“Mao ốc vị thu phong sở phá ca”,...).

3, Tiểu thuyết Minh – Thanh

- Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Hoa bao gồm:
+ “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung
+ “Thủy hử” của Thi Nại Am
+ “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần
+ “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân
- Một vài tác phẩm khác như:
+ “Phong thần diễn nghĩa” của Hứa Trọng Lâm
+ “Nho lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử
+ “Đông Chu liệt quốc” của Phùng Mộng Long
Câu 8: Đặc điểm nền nghệ thuật Trung Quốc thời cổ – trung đại. Trình bày
hiểu biết về Vạn Lý Trường Thành và Tử Cấm Thành.

1, Nghệ thuật Trung Quốc

- Hội họa
+ Hội họa Trung Quốc có lịch sử 5000-6000 năm với các loại hình: bạch
họa, bích họa, bản họa và đặc biệt là tranh thủy mặc.
+ Chất liệu đa dạng: đá, gốm, giấy, vải lụa,...
+ Đề tài chủ yếu là sơn thủy và con người
+ Có kết hợp giữa thơ và hội họa
- Điêu khắc
+ Đề tài phong phú
+ Chất liệu: ngọc điêu, thạch điêu và mộc điêu
+ Quy mô lớn
+ Kỹ thuật tinh xảo
- Kiến trúc
+ Đa dạng loại hình kiến trúc
+ Kiến trúc cung điện: Tử Cấm Thành, Thiên Đàn (Bắc Kinh)
+ Kiến trúc tôn giáo: chùa Bạch Mã, tháp Mật Thiên
+ Kiến trúc lăng mộ: lăng mộ Tần Thủy Hoàng
+ Kiến trúc quân sự: Vạn Lý Trường Thành.

2, Vạn Lý Trường Thành

- Vạn Lý Trường Thành – một trong 7 kỳ quan thế giới mới – là bức tường
phòng thủ cổ xưa dài nhất thế giới với chiều dài ước tính lên đến hơn
20.000km. Công trình này xây dựng với mục đích bảo vệ Trung Hoa trước
các cuộc tấn công của những bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ,
Hung Nô,... Vạn Lý Trường Thành quanh co ôm trọn những ngọn núi dốc
đứng tạo nên khung cảnh thật hùng vĩ.
- Vạn Lý Trường Thành tọa lạc phía Bắc Trung Quốc, bức tường vĩ đại này đã
tồn tại hơn 2300 năm theo suốt chiều dài lịch sử phong kiến Trung Quốc đến
nay. Hoàng đế nhà Chu (770-221 TCN) là người đặt nền móng cho công
trình này. Tiếp đến, nhà Tần cho nối các phần tường thành trên biên giới phía
Bắc với nhau. Triều Hán tiếp tục mở rộng, cho đến thời Tống tiếp tục xây
công trình này bao khắp Bắc Kinh.
- Vạn Lý Trường Thành được xây dựng tiếp nối qua nhiều triều đại, dựa trên
trí tuệ, xương máu, nước mắt của biết bao nhiêu con người. Nhiều công nhân
đã chết và mai táng như một phần của công trình thế kỷ này. Nói đến đây, ta
nhớ đến câu chuyện cổ tích dân gian Trung Quốc cảm động kể về nàng
Mạnh Khương Nữ. Chồng nàng, tên Phạm Hỷ Lương bị quan phủ bắt đi lao
dịch phục vụ cho việc xây Vạn Lý Trường Thành. Từ ngày chồng đi, nàng
không nhận được tin tức gì về chồng. Một đêm, nàng nằm mơ thấy ác mộng,
lo lắng chồng mình đang lạnh lẽo nơi Trường Thành nên nàng đan áo ấm,
gói ghém hành lý, vượt vạn dặm đến chỗ chồng. Thế nhưng, vừa đến nơi,
nàng biết được hung tin rằng Hỷ Lương vì làm việc lao lực mà bỏ mạng. Đau
đớn, nàng khóc thảm thiết. Giai thoại kể rằng, nàng khóc suốt 3 ngày 3 đêm,
tiếng khóc vang xa 800 dặm Trường Thành, các phần tường thành dần dần
sụp đổ, để lộ thi thể Phạm Hỷ Lương.
- Qua hàng ngàn năm tồn tại, dưới tác động của tự nhiên và sự tàn phá của
chiến tranh, Vạn Lý Trường Thành bị mất đi khá nhiều đoạn tường thành.
Phần còn lại ngày nay chủ yếu được xây dưới thời Minh, bắt đầu từ Hổ Sơn
(Liêu Ninh) và kết thúc ở Gia Dục Quan (Cam Túc).

3, Tử Cấm Thành

- Tử Cấm Thành, hay còn được gọi là Cố Cung, là trung tâm chính trị, nơi vua
và các quần thần bàn việc nước, là nơi ở của 14 vị hoàng đế nhà Minh và 10
vị hoàng đế nhà Thanh (1420 – 1911).
- Xưa kia, hoàng đế tự xưng là “Thiên tử”, nghĩa là con trời. Các sách cổ
thường gọi cung của bậc Thiên đế trên trời là Tư Cung. Nơi ở của Hoàng đế
thì dân thường bị “Cấm” không được vào. Do đó nơi đây được gọi là Tử
Cấm Thành.
- Tử Cấm Thành được xây dựng trong tường thành như một khối hình chữ
nhật, từ Bắc xuống Nam dài 961m, từ Đông sang Tây dài 753m, tường thành
cao 10m, dài 3,4km với hào sâu bao quanh thành. 4 góc thành lả 4 tòa tháp
canh với kiến trúc, kiểu mái phức tạp và 4 mặt tường thành có 4 cổng chính
nối với cầu thông ra ngoại thành.

Câu 9: Trình bày về “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc
1, Thuốc súng

- Đây là phát minh nổi tiếng nhất trong tứ đại phát minh. Các truyền thuyết kể
rằng thuốc súng được tìm ra một cách tình cờ khi các đạo sĩ nghĩ cách chế ra
thuốc trường sinh bất tử. Thật hài hước khi thay vì tìm ra thứ đó, họ lại thu
được thứ bột dễ dàng lấy đi mạng sống con người. Tài liệu đầu tiên mô tả về
thuốc súng xuất hiện vào năm 1044 và phát minh này đã ra đời từ trước đó.
Đầu tiên, người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa
trước khi ứng dụng để chế tạo ra các quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa
đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại vào
thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ.

2, La bàn

- La bàn đầu tiên được gọi là “kim chỉ Nam” do người Trung Quốc phát minh
ra từ rất sớm, ngay từ khi tìm được ra từ lực và đá nam châm. Người Trung
Quốc xưa quan niệm hướng Nam là hướng của bậc thiên đế nên vật dụng này
được gọi là “kim chỉ Nam”. La bàn ngày xưa khác với hiện nay. Nó có hình
dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt
trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. Phần muỗng
tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ
nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng
muỗng chỉ hướng Nam.

3, Giấy

- Khoảng cuối thế kỷ 2 TCn, người Trung Hoa đang hoàn thiện kỹ thuật làm
giấy. Việc ngâm và nghiền nhuyễn vải vụn, sau đó trải mỏng ra phơi để tạo
bề mặt có thể viết được có từ cuối thế kỷ 3 TCN. Thái Luân (50-121) được
xem như ông tổ nghề làm giấy, song thật ra ông chỉ hoàn thiện quy trình và
đưa thêm một số vật liệu tạo bột giấy mới như vỏ cây,... Giấy được mang
đến châu Âu vào thế kỷ 12.

4, Kỹ thuật in

- Kỹ thuật in ấn bằng bản khắc gỗ (mộc bản) đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thế
kỷ thứ 6. Bản thảo sẽ được chà lên ván gỗ để in chữ lên ván. Người ta khắc
chữ theo nét trên ván gỗ và dùng ván làm khuôn để in. Quyển sách in hoàn
chỉnh sớm nhất còn sót lại đến nay có niên đại từ năm 868, là cuốn Kinh Kim
Cương, một tác phẩm về Phật giáo.

Câu 10: Đặc điểm văn học Hy Lạp cổ đại? Trình bày hiểu biết về 2 bộ sử thi
Iliad và Odyssey?

1, Văn học Hy Lạp cổ đại

- Thần thoại
+ Từ thế kỷ 8 – 6 TCN, nhân dân đã sáng tạo ra một kho tàng thần thoại
phong phú về việc khai hóa đất đai, về các thần trong cuộc sống xã hội, về
anh hùng, dũng sĩ và dần sắp xếp các thần theo tôn ti trật tự. Về sau, khi có
chữ viết, kho tàng thần thoại này được Herodotos hệ thống lại trong tác
phẩm “Gia phả các vị thần”.
+ Thần thoại Hy Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải
thích và đấu tranh với tự nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và
hoạt động xã hội.
- Thơ
+ Có 2 tập sử thi nổi tiếng nhất là Iliad và Odyssey của Homer (thế kỷ 9
TCN).
+ Ngoài ra còn có một số nhà thơ nổi tiếng khác như Sappho (nữ nhà thơ),
Anacreon,...
- Kịch
+ Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây. Ở đây có cả bi kịch lẫn hài
kịch
+ Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó là: Sophocles, Euripides,...

2, Sử thi Iliad và Odyssey

- Tác phẩm Iliad có nội dung dựa trên những câu chuyện thần thoại về cuộc
chiến thành Troia. Tác phẩm Odyssey kể về cuộc phiêu lưu của Odyssey và
quá trình trở về quê hương gian nan của chàng.
- Iliad
+ Iliad là bản trường ca Hy Lạp cổ nhất và có lẽ là hay nhất của nền văn học
phương Tây cổ đại. Tác phẩm gồm 24 khúc. Kể về một giai đoạn ngắn, chỉ
50 ngày trong năm thứ 10 cuộc chiến thành Troia, với câu chuyện xoay
quanh mối bất hòa giữa vị tướng Hy Lạp kiệt xuất là Achilles và thống soái
Agamemnon, cùng với sự phẫn nộ Achilles mang trong lòng. Chiến trận rền
vang, chàng lui về trại không tham dự, do đó lực lượng Hy Lạp suy yếu trầm
trọng. Mãi tới lúc người bạn thân thiết của Achilles là Patroclus tử trận,
chàng mới ra giao chiến và giết chết Hector. Không những người phàm giáo
chiến, đây còn là cuộc chiến lôi kéo sự tham chiến của những vị thần. Phần
cuối trường ca kể về lễ hỏa táng Hector.
+ Đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại cũng được tái hiện chân thực trong tác
phẩm, trong đó có sự biến chuyển từ thị tộc dẫn đến sự hình thành của chế độ
thành bang nô lệ.
- Odyssey
+ Tác phẩm gồm 12.110 câu thơ, chia làm 24 khúc ca, kể lại cuộc hành trình
gian nan của Odyssey trên đường trở về quê hương Ithaca khi quân Hy Lạp
đã hạ được thành Troia.
+ Tác phẩm phản ánh giai đoạn cao trong quá trình tan rã chế độ công xã thị
tộc: người dân Hy Lạp bước vào cuộc sống lao động hòa bình với khát vọng
chinh phục thế giới, thời kỳ hình thành chế độ một vợ một chồng, chế độ phụ
quyền và quyền tư hữu tài sản.
+ Chủ đề tác phẩm là tinh thần chế ngự hoàn cảnh, tinh thần đã ăn sâu cắm
rễ vào lòng dân tộc Hy Lạp, Homer liên tục nhấn mạnh những phẩm từ với 3
nhân vật chính: Odyssey khôn khéo, Penelope kín đáo và Telemachos thận
trọng.

Câu 11: Thành tựu khoa học tự nhiên và triết học Hy Lạp cổ đại

1, Khoa học tự nhiên

- Toán học, thiên văn học


+ Thales: phát minh quan trọng nhất của ông là tỉ lệ thức. Ông còn là một
nhà thiên văn học, ông đã tính trước được ngày nhật thực, nguyệt thực.
+ Pythagoras: ông phát triển định lý về mối quan hệ giữa 3 cạnh trong tam
giác vuông. Ông còn phân biệt được các loại số chẵn, số lẻ và số không chia
hết.
+ Euclid: sách “Toán học sở đẳng” là cơ sở của môn hình học. Ngoài ra còn
có một tiên đề mang tên ông.
+ Archimedes: ông tính được số Pi chính xác sớm nhất lịch sử phương Tây.
Ông còn tìm được ra cách tính thể tích và diện tích toàn phần của nhiều hình
khối. Phát minh quan trọng nhất của ông là nguyên lý đòn bẩy.
+ Aristarque: ý kiến quan trọng nhất của ông là trái đất tự quay quanh trục
của nó và quay quanh mặt trời.
+ Eratosthenes: ông tính được độ dài vòng kinh tuyến là 39.700km và tính
được góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo.
- Y học
+ Hippocrates được xem là “ông tổ khoa học y dược”, là người đả phá mạnh
những tư tưởng mê tín, dị đoan trong chữa bệnh, là người đề ra việc chữa
bệnh bằng phương pháp khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm nghề
nghiệp với những người thầy thuốc. Do đó mà có một lời thề của ngành Y
mang tên ông.

2, Triết học

- Anaximandros (triết học duy vật)


+ Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực.
+ Ông cho rằng vũ trụ không ngừng phát triển, không ngừng hình thành và
không ngừng sản sinh ra vật chất mới.
- Heraclitus (triết học duy vật)
+ Ông nhận thức rằng “đấu tranh là nguồn gốc của vạn vật”, vì đấu tranh
giữa 2 mặt đối lập là cơ sở của mọi tồn tại và tư tưởng.
- Protagoras (triết học duy tâm)
+ Ông cho rằng mọi nhận thức đều có tính chất chủ quan. Nhận thức của con
người là do cảm giác của con người kết hợp với tự nhiên mà sinh ra, do đó,
nhận thức mỗi người mỗi khác.
- Gorgias (triết học duy tâm)
+ Ông cho rằng “tồn tại không tồn tại”.
- Sokrates
+ Ông cho rằng giáo dục giữ vai trò giúp cho tư tưởng sinh ra
+ Ông chủ trương việc trị nước không nên do nhiều người mà phải do những
nhà thông thái có tài năng, đạo đức, tức là một số quý tộc.
- Platon
- Aristoteles
Câu 12: Đặc điểm nghệ thuật Hy Lạp cổ đại? Trình bày về 1/5 kỳ quan Hy
Lạp nằm trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại

I, Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại

- Đặc điểm: kiến trúc cổ điển với 3 kiểu cột: Doric, Ionic và Corinthian đối
với kiến trúc. Tượng khỏa thân và bán khỏa thân đối với điêu khắc, thể hiện
tinh thần dân chủ và nhân văn.

1, Kiến trúc

- Trong các thành bang Hy Lạp cổ đại, đâu đâu cũng có những công trình kiến
trúc đẹp đẽ, đồ sộ, nguy nga mang phong cách Hy Lạp, từ nhà ở đến đền
miếu, sân kịch, sân vận động,...
- Ta có thể kể đến đền Parthenon, đền Artemis, đền thần Zeus ở Olympia,
tượng thần mặt trời ở Rhodes,...

2, Điêu khắc

- Tượng “Người ném đĩa” của Myron, tượng “Thần Vệ nữ” của Praxiteles,
tượng “Nữ thần Athena” của Phidias.

3, Hội họa

- Người Hy Lạp cũng có những sáng tạo, thành công với các bức vẽ trên vải,
trên tường và trên các đồ gồm, sành, sứ.

II, Tượng thần Zeus ở Olympia

- Bức tượng thần Zeus ở Olympus được xem như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ
nhất Hy Lạp cổ đại. Nhà điêu khắc ở Athens nổi tiếng là Phidias là chủ nhân
của bức tượng khổng lồ này. Phidias đã phác thảo một bức tượng bằng ngà
và vàng cao 13m đặt trên đế làm bằng đá cẩm thạch cao 1m. Toàn bộ công
trình lấp kín đầu phía Tây đền thần Zeus.
- Toàn bộ bức tượng được làm từ 780m3 khối gỗ lấy từ địa phương, sau đó
bọc bằng những tấm ngà voi ở bên ngoài. Chất liệu tạc lên tượng tinh xảo và
hoàn mỹ đến mức nhìn những bắp thịt trên bức tượng rất sinh động. Bên tay
phải thần Zeus là thần Victory có cánh, biểu tượng cho chiến thắng trong các
kỳ thế vận hội Olympic. Bên trái là cây quyền trượng với con chim đại bàng
trên đỉnh, cũng chính là biểu tượng của thần Zeus. Trên đầu thần được trang
điểm bằng một vòng hoa olive trong khi áo và dép được làm bằng vàng.
Thân tượng được đặt trên ngai vàng làm bằng gỗ mun và ngà rất công phu.

Câu 13: Trình bày hiểu biết về đạo Kito

- Thời gian ra đời: thế kỷ 1, tại Jerusalem (Palestine).


- Người sáng lập: Jesus Christ
- Giáo lý: kinh Cựu ước và kinh Tân ước
- 7 phép bí tích:
+ Bí tích rửa tội
+ Bí tích thêm sức
+ Bí tích thánh thể
+ Bí tích giải tội
+ Bí tích xức dầu thánh
+ Bí tích truyền chức thánh
+ Bí tích hôn phối
- Giáo luật: 10 điều răn của Chúa và 6 điều răn của giáo hội
- Quá trình phát triển
+ Thế kỷ 1, 2: xuất hiện, truyền bá trong quần chúng, bị giai cấp thống trị
đàn áp.
+ Thế kỷ 3 – 16: tôn giáo chính của phương Tây.

Câu 14: Trình bày thành thị Tây Âu thời kỳ trung đại

1, Thời gian xuất hiện

- Thế kỷ 11

2, Nguyên nhân

- Phát triển kinh tế thủ công nghiệp ở ngoài lãnh địa. Từ đó, tạo ra việc trao
đổi hàng hóa bên ngoài lãnh địa.
- Nông nô bỏ lãnh địa để tìm nơi sinh sống và sản xuất.

3, Đặc điểm
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, (thợ thủ công
tìm cách thoát khỏi lãnh địa) hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do,
thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán
trao đổi, lập ra thị trấn, sau trở thành thành thị.
- Trong thành thị có các thương hội và phường hội, đặt ra những quy chế riêng
(phường quy) nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền
lợi cho người cùng ngành nghề.
- Thiết kế kiến trúc mô hình đường tròn đồng tâm khép kín.

4, Vai trò

- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá
vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa
phát triển.
- Xuất hiện tầng lớp thị dân – tầng lớp này đóng vai trò tích cực trong phát
triển kinh tế, văn hóa và xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.

5, Một số thành thị tiêu biểu

- Cologne, London, Paris,...

Câu 15: Phong trào phát kiến địa lý ở thế kỷ 15-16

- Diễn ra tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vào thế kỷ 15 – 16.

1, Mục đích

- Nhằm khám phá những con người mới trên biển xuyên qua các đại dương để
đến phương Đông vì con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết tới từ
thời cổ đại đang bị đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ.

2, Những cuộc phát kiến tiêu biểu

- Các cuộc phát kiến của người Bồ Đào Nha (1416 - 1498)
+ Các cuộc hành trình của Henry, Vasco de Gama, Bartolomeu Dias
- Các cuộc phát kiến của người Tây Ban Nha
+ Song song thời gian diễn ra các cuộc phát kiến địa lý của người Bồ Đào
Nha.
+ Các cuộc hành trình của Colombus, Magellan

3, Kết quả

- Tìm ra được các con đường biển sang phương Đông.


- Tìm ra được châu Mỹ và Thái Bình Dương.

4, Ý nghĩa

- Tích cực
+ Về địa lý: tìm ra châu lục mới là châu Mỹ, đại dƣơng mới là Thái Bình
Dương và những con đƣờng biển mới đến các châu lục đã tạo điều kiện cho
sự tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa.
+ Về kinh tế: Mở rộng lãnh thổ thƣơng mại thế giới và phạm vi kinh tế của
tư bản châu Âu, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Hoạt động thương mại
thế giới trở nên sôi động hơn, những tuyến đường thương mại được hình
thành nối liền các châu lục Á, Âu, Phi.
+ Về xã hội: làm nảy sinh phong trào di dân giữa các châu lục trên quy mô
lớn, xuất hiện giai cấp tư sản ở châu Âu.
- Tiêu cực
+ Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, nạn cướp bóc thuộc địa.
+ Chế độ buôn bán nô lệ.

Câu 16: Trình bày hiểu biết chung về phong trào văn hóa Phục hưng

- Đây là một phong trào văn hóa mới do giai cấp tư sản thực hiện, diễn ra tại
Tây Âu trong giai đoạn hậu kỳ trung đại với mục đích là một cuộc cách
mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống phong kiến. Nó được thể hiện qua
những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên và triết học.

1, Lý do xuất hiện nền văn hóa mới của giai cấp tư sản

- Giai cấp tư sản ra đời và lớn mạnh. Nhu cầu của họ là một nền giáo dục, một
đời sống văn hóa tinh thần mới mẻ, phong phú, trong bối cảnh nền văn hóa
cũ đang tồn tại quá đơn điệu và lạc hậu.

2, Những yếu tố tạo điều kiện cho nền văn hóa Phục hưng
- Kế thừa di sản văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- Kỹ thuật in, làm giấy phát triển.
- Tác động từ chính trị – xã hội: phong trào phát kiến địa lý, phong trào cải
cách tôn giáo.

Câu 17: Trình bày thành tựu văn học Phục hưng

1, Đặc điểm

- Đa dạng về thể loại


- Đề tài: tôn giáo, hiện thực cuộc sống, lịch sử, tình yêu,...
- Nội dung
+ Mang tính phê phán hiện thực sâu sắc: đả kích, châm biếm sự ngu dốt, giả
dối của tầng lớp giáo sĩ và quý tộc, đồng thời chống lại quan niệm về con
người và cuộc sống của giáo hội.
+ Đề cao chủ nghĩa nhân văn, ca ngợi vẻ đẹp, những ước mơ, khát vọng
chính đáng của con người, cổ vũ, đấu tranh cho con người hướng tới cuộc
sống tốt đẹp.
+ Đề cao tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, yêu hòa bình, yêu tiếng nói
và chữ viết dân tộc.
- Hình thức nghệ thuật đặc sắc, đa dạng
+ Nghệ thuật xây dựng kịch
+ Xây dựng nhân vật điển hình
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, các quy luật mới trong sáng tác thi ca.

2, Thành tựu

- Dante (1265-1324): “Thần khúc”, chống lại quan niệm hẹp hòi của giáo hội,
đề cao ý thức tự do,...
- Petrarca (1304-1374): nhà thơ trữ tình đầu tiên của chủ nghĩa nhân văn.
- Rabelais (1494-1553): “Gargantua và Pantagruel”
- Cervantes (1547-1616): “Don Quijote”, phê phán sự lỗi thời của tầng lớp
quý tộc.
- William Shakespeare (1567-1616): “Romeo và Juliet”, “Hamlet”, “Vua
Lear”,...
Câu 18: Trình bày thành tựu nghệ thuật Phục hưng

1, Đặc điểm

- Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kỳ này là tuy đề tài vẫn khai
thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nhƣng nội dung thì hoàn toàn hiện
thực, thể hiện giá trị nhân văn, chống lại giáo hội.
- Đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật: Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc; Tỉ
lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ; Không gian
trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con ngƣời với thiên nhiên…;
Xa gần trong tranh đƣợc áp dụng một cách triệt để; Đặc tả cảm xúc, nội tâm
nhân vật.

2, Thành tựu

- “Tam kiệt” của nghệ thuật Phục hưng Ý


+ Leonardo de Vinci (1452-1519): Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất
lịch sử nhân loại, ông giỏi trên nhiều lĩnh vực: hội họa, điêu khắc, phát
minh,... Các tác phẩm tiêu biểu của ông là tranh “Bữa ăn tối cuối cùng”,
“Mona Lisa” (1503).
+ Michelangelo (1475-1564): bức tranh trên vòm nhà nguyện Sistine (1512),
tượng David,...
+ Raffaello (1483-1520): “Trường Athena” (1511), “Đức mẹ Sistine”.

Câu 19: Các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại? Nêu đặc điểm và nhận
xét nhà nước tư sản

1, Các cuộc cách mạng tư sản

- Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1572).


- Cách mạng tư sản Anh (1640-1689).
- Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799).
- Chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775-1783).

2, Nhà nước tư sản

- Hình thức nhà nước: nhà nước cộng hòa (Mỹ, Pháp), nhà nước quân chủ lập
hiến – quân chủ đại nghị (Anh, Nhật).
- Đa nguyên: phổ biến 3 khuynh hướng chính trị (bảo thủ, tự do, cấp tiến).
- Mô hình nhà nước: tam quyền phân lập
+ Lập pháp (Quốc hội)
+ Hành pháp (Chính phủ)
+ Tư pháp (Tòa án)

3, Đánh giá

- Các hình thức nhà nước hiện là khuôn mẫu chung hiện nay.
- Chế độ đa đảng có tính dân chủ, kiểm soát lẫn nhau.
- Đa nguyên: khuynh hướng tự do có nhiều điểm tiến bộ chiếm ưu thế trong xã
hội.

Câu 20: Trình bày về cuộc cách mạng khoa học công nghiệp thời cận đại? Nêu
hiểu biết về James Watt và phát minh máy hơi nước của ông?

I, Cách mạng khoa học công nghiệp thời cận đại

- Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở nước Anh vào thế kỷ 18, do nước Anh có
đầy đủ những điều kiện: cách mạng tư sản bùng nổ sớm, nhiều thuộc địa
(vốn, nhân công, tài nguyên khoáng sản,...).
- Những tiến bộ về kỹ thuật:
+ Năm 1733, đã chế tạo ra thoi bay, năng suất dệt tăng gấp 2 lần.
+ Năm 1764-1765, James Hargreaves đã sáng chế ra máy kéo sợi Jenny,
năng suất tăng gấp 8 lần, nhưng vẫn làm quay tay thủ công.
+ Năm 1784, James Watt cải tiến động cơ hơi nước.

II, James Watt và phát minh máy hơi nước

- James Watt (1736-1819), là một nhà phát minh người Scotland, người được
tôn vinh là “người đã nhân lên gấp bội lần sức mạnh của con người”. Ông
không phải là người đầu tiên chế tạo ra động cơ hơi nước. Nhưng ông chính
là người đã cải tiến và biến động cơ hơi nước trở thành nhân tố quan trọng
trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đưa nước Anh trở thành
cường quốc công nghiệp và giúp cả nhân loại bước sang một thời đại mới.
Ông đạt 4 quyền sáng chế về phát minh máy hơi nước.
- Ý nghĩa của phát minh máy hơi nước
+ Có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất, vì máy do con người khống chế, di
chuyển được nên công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên, tạo
điều kiện cho những công xưởng lớn ra đời.
+ Tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần, tốc độ sản xuất nhanh.

Câu 21: Những chuyển biến mới về kinh tế – xã hội của phương Tây khi
chuyển sang thời đại văn minh công nghiệp

I, Biến chuyển về kinh tế

- Nền sản xuất công nghiệp cơ khí ra đời


+ Máy móc thay thế hoàn toàn lao động bằng chân tay.
+ Nhà máy, xí nghiệp thay thế công trường thủ công.
+ Khoa học kỹ thuật ứng dụng rộng rãi vào sản xuất.
+ Hình thành 4 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đồng bộ hóa,
tập trung hóa.

II, Biến chuyển về xã hội

- Các giai cấp mới ra đời: tư sản công nghiệp, vô sản


- Thay đổi nhịp điệu sống, thói quen của con người.
- Quy định những cách ứng xử chung cho con người.
- Thay đổi cấu trúc của gia đình.
- Gia tăng dân số.

Câu 22: Những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, học thuyết
tư tưởng (chủ nghĩa xã hội khoa học) ở châu Âu và Bắc Mỹ thế kỷ 18 – 19

1, Khoa học – kỹ thuật

- Phát hiện ra sao Hải Vương (1846) và sao Thiên Vương (1781).
- Charles Darwin (1809-1882), người Anh, “Thuyết tiến hóa”.
- Gregor Mendel (1822-1884), người Áo, cha đẻ của môn di truyền học.
- Louis Pasteur (1822-1895), người Pháp, cha đẻ của ngành vaccine.
- Robert Koch (1843-1910), người Đức, phát hiện về vi trùng lao.
- Dmitri Mendeleev (1834-1907), người Nga, cha đẻ của bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học.
- Isaac Newon (1643-1727), người Anh, cha đẻ của định luật vạn vật hấp dẫn,
3 định luật về chuyển động.
- Alfred Nobel (1833-1896), người Thụy Điển, cha đẻ của thuốc nổ và giải
Nobel.
- Michael Faraday (1791-1867), người Anh, nêu lên nguyên lý về cảm ứng
điện từ.
- Thomas Edison (1847-1931), người Mỹ, phát minh ra đèn điện, máy hát,...
- Alexander Graham Bell (1847-1922), người Scotland, cha đẻ của điện
thoại.

2, Văn hóa – nghệ thuật

- Âm nhạc
+ Johann Bach (1685-1750), người Đức.
+ Beethoven (1770-1827), người Đức, nổi tiếng với những bản giao hưởng.
+ Mozart (1756-1791), người Áo, nổi tiếng với những bản nhạc piano.
+ Chopin (1810-1846), người Ba Lan, nổi tiếng với những nhạc phẩm piano.
+ Tchaikovsky (1840-1893), người Nga, vở balet “Hồ thiên nga”,...
- Hội họa
+ Vicent van Gogh (1853-1890), người Hà Lan, tranh “Hoa hướng dương”,
“Đêm đầy sao”, “Hoa diên vĩ”,...
+ Claude Monet (1840-1926), người Pháp, tranh “Ấn tượng, mặt trời mọc”,
“Cầu Westminster”.
- Văn học
+ Victor Hugo (1802-1885), người Pháp, tác phẩm “Những người khốn
khổ”.
+ Hector Malot (1830-1907), người Pháp, tác phẩm “Không gia đình”.
+ Pushkin (1799-1837), người Nga, tác phẩm “Tôi yêu em”,...
+ Lev Tolstoy (1828-1910), người Nga, tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình”.
+ Maxim Gorki (1868-1936), người Nga, nhà văn hiện thực.
+ Balzac (1799-1850), người Pháp, tiểu thuyết “Tấn trò đời”.

3, Học thuyết tư tưởng

- Karl Marx (1818-1893), người Đức.


- Friedrich Engels (1820-1895), người Đức.
- Lenin (1870-1924), người Nga.

Câu 23: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ thời đại văn minh hậu công
nghiệp

1, Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần ngày càng cao của con người.
- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như:
bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,...Do đó đặt ra
những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất
mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

2, Đặc điểm

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở
thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ
thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại
mở đường cho sản xuất phát triển.

3, Thời gian

- Trải qua 2 giai đoạn:


+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa
học – công nghệ.

4, Thành tựu

- Khoa học – công nghệ


+ Phát minh ra Phản ứng nhiệt hạch (1942).
+ Phát minh ra máy tính (1943).
+ Phát minh ra Internet (1969).
+ Phát minh ra robot (1961).
+ Phát minh ra thụ tinh trong ống nghiệm (1978).
+ Phát minh ra cấy ghép bộ phận cơ thể (1967).
+ Phát minh ra tia laser (1953).
+ Phát minh ra bản đồ gen người (2003).
+ Phát minh ra các nguồn năng lượng mới.
+ Phát minh ra những vật liệu mới: polyme (chất dẻo), vật liệu chịu nhiệt
cao, vật liệu chịu lực cao,...
- Chinh phục vũ trụ
+ Đưa vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay ra ngoài vũ trụ (1957).
+ Đưa con vật đầu tiên bay ra ngoài vũ trụ (1957).
+ Đưa người đầu tiên bay ra ngoài vũ trụ (1961).
+ Đưa người đầu tiên bay lên mặt trăng (1969).

You might also like