Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bên thứ 3

Bên thứ 4

Bên A Bên B

Bên thứ 4

Chức năng chính


Chức năng hành Chức năng liên lạc - Đánh giá nhu cầu và
chính - Cung cấp các kênh ưu tiên của các bên
- Soát lỗi trong các liên lạc - Gợi ý đưa ra các giải
tài liệu pháp
- Hạn chế hoặc mở
- Sắp xếp các cuộc các kênh liên lạc - Đánh giá các giải
họp - Soạn hoặc giám sát pháp đã được đề
- Giám sát việc tham tài liệu xuất
gia và khiếu nại - Cung cấp dịch vụ an - Cải thiện thủa
ninh thuận mà hai bên đã
- Lưu trữ dữ liệu tự thương lượng
Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) là một thuật ngữ rộng để chỉ xung
đột hoặc giải quyết tranh chấp sử dụng công nghệ với tư cách là bên thứ tư.
Graham Ross, người sáng lập TheMediationRoom, định nghĩa ODR là
“việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để giúp các bên tìm ra
giải pháp cho tranh chấp của họ” (Ross, 2014). Phát triển từ giữa những
năm 1990, ODR đã có sự tăng trưởng đáng kể sau sự ra đời của thương mại
điện tử và sự phổ biến của Internet cho mục đích sử dụng cá nhân và
chuyên nghiệp (Abernethy, 2003; Ebner, 2012a; Goodman, 2003). Hòa giải
điện tử dựa vào công nghệ thông tin (phương tiện truyền thông dựa trên
văn bản đồng bộ hoặc không đồng bộ, giao tiếp âm thanh hoặc hội nghị
truyền hình) để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hòa giải (Ebner &
Thompson, 2014; Harmon, 2006)

Về Hòa giải online tại ACICA, trung tâm trọng tài quốc tế có đề cập đến
một số vấn đề cần lưu ý sau trong thông báo ngày 28 tháng 6 năm 2021 về
những thông tin quan trọng đối với những người sử dụng dịch vụ của
ACICA trong tình hình dịch COVID 19.
1. Việc nộp hồ sơ vụ việc
a. qua hệ thống E-Filing
Việc nộp hồ sơ phải được thực hiện, bất cứ khi nào có thể, thông qua hệ
thống ACICA E Filing (cho phép thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng)
hoặc qua email đến Ban thư ký ACICA (secretariat@acica.org.au).
E-Filing là hệ thống nộp hồ sơ cho phép gửi vụ việc tới ACICA theo Điều
6.1 của Quy tắc trọng tài ACICA và Quy tắc trọng tài rút gọn của ACICA
hoặc 2.1 của Quy tắc hòa giải ACICA và thanh toán phí đăng ký trực tuyến
bằng thẻ tín dụng (áp dụng phí 2%) hoặc thông qua EFT.
Các trường hợp cũng có thể được nộp trực tiếp cho Ban thư ký ACICA qua
email tới secretariat@acica.org.au.
Các bên được khuyến khích xem lại các điều khoản thông báo trong Điều 4
của Quy tắc trọng tài ACICA và Quy tắc trọng tài nhanh của ACICA trước
khi gửi và liên hệ với Ban thư ký trước bất kỳ hồ sơ trọng tài hoặc hòa giải
mới nào nếu có bất kỳ câu hỏi nào. Các bên cũng được khuyến khích thực
hiện các bước để đồng ý bằng văn bản với các bên đối tác của mình rằng
việc thông báo và gửi bằng phương tiện điện tử được cho phép nhằm tránh
bất kỳ sự chậm trễ tiềm tàng nào đối với việc bắt đầu phân xử trọng tài.
Việc ủy quyền đó phải được cung cấp cho ACICA theo Điều 4.
b. Hồ sơ gửi qua email
Nếu nộp hồ sơ qua email, các bên được yêu cầu nộp phí đăng ký vụ việc
bằng cách chuyển khoản điện tử tới:
Tên tài khoản: Thanh toán bù trừ ACICA
BSB: 082–080 Số tài khoản: 30 381 0684
Mã SWIFT/BIC: NATAAU3303M
Tham khảo: Tên công ty

2. Đối với việc lựa chọn bên thứ 4


Một số nhà cung cấp dịch vụ trọng tài trực tuyến có được ACICA đề xuất
lựa chọn bao gồm:
• ADC Virtual (được hỗ trợ bởi Modron)
https://www.disputescentre.com.au/adc-virtual/
• Arbitration Place Virtual (APV)
www.arbitrationplace.com
• Epiq www.epiqglobal.com
• Opus 2
https://www.opus2.com/en-sg/connecting-law-firms-in-a-digital-
worldopus-2
• Law in Order
www.lawinorder.com.au
Lưu ý việc chọn và lựa chọn sử đụng dịch vụ của bên thứ 4 phụ thuộc hoàn
toàn vào thỏa thuận của hai bên, chính vì vậy việc cân nhắc các mặt lợi và
hại của việc sử dụng dịch vụ này là vô vùng thiết yếu. Một lợi thế của việc
thuê nhà cung cấp bên thứ tư là trọng tài và đại diện hợp pháp của các bên
không cần phải bị phân tâm bởi các yêu cầu kỹ thuật của thủ tục tố tụng và
có thể giao việc giám sát những vấn đề đó cho bên thứ tư. Điều này, tuy
nhiên sẽ không cần thiết trong mọi trường hợp, bao gồm cả trường hợp thủ
tục tố tụng sẽ đơn giản và trình độ kỹ thuật của những người tham gia ở
mức độ đủ cao. Các bên sẽ cần đánh giá nhu cầu về nhà cung cấp bên thứ
ba trong từng trường hợp cụ thể, có tính đến tất cả các trường hợp liên
quan.
Một số vấn đề liên quan cần xem xét bao gồm:
• Nhà cung cấp có hỗ trợ toàn diện không? Ví dụ: họ có bộ phận trợ giúp
CNTT hoặc hình thức hỗ trợ tại chỗ khác không? Họ có cung cấp hệ thống
quản lý tài liệu tích hợp không? Họ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các
dịch vụ cấp dữ liệu âm thanh và phiên âm riêng biệt không?
• Nếu có bên thứ tư tham gia, hai bên tham gia hòa giải còn phải thống nhất
việc bên nào sẽ chịu phí phát sinh.
Cho dù có hay không có nhà cung cấp bên thứ tư thì nhân sự khắc phục sự
cố kĩ thuật vẫn phải sẵn sàng để hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật nhanh nhất có
thể trong phiên hòa giải.

3. Sử dụng dịch vụ chép lời


Các bên sẽ cần cân nhắc những thỏa thuận cần thực hiện liên quan đến dịch
vụ chép lời khi tiến hành hòa giải online. Điều này có thể liên quan đến:
• Hỏi xem dịch vụ báo cáo liên quan có thể cung cấp dịch vụ chép lời thông
qua nền tảng trực tuyến đã chọn hay không.
• Hỏi xem có thể sử dụng dịch vụ chép lời trực tiếp hay không, nếu được
yêu cầu.
• Xem xét liệu người tham gia có cần một màn hình bổ sung hoặc một thiết
bị bổ sung để xem bản ghi trực tiếp trong khi tham gia họp video hay
không.
• Xem xét một thủ tục đã được thống nhất sao cho ngay từ đầu phiên làm
việc, tất cả những người tham gia tại mỗi địa điểm tham gia đều được xác
định.
Cũng cần phải xem xét liệu có ghi âm cả âm thanh và hình ảnh của quá
trình hòa giải hay không. Khi làm như vậy, các bên sẽ cần phải xem xét và
đồng ý về việc sử dụng (các) bản ghi âm mà người đại diện hợp pháp và
hòa giải viên có thể sử dụng trong quá trình hòa giải và sau đó.

You might also like