Báo Cáo Thực Tập: Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC


Bộ môn Điều dưỡng cộng đồng


BÁO CÁO THỰC TẬP


ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ VÀ THÁI ĐỘ VỀ THAM GIA HOẠT ĐỘNG


THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA, QUẬN
TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA


Trưởng trạm y tế: Bác sĩ Kiều Hồng Thúy
Giảng viên thực địa: Thầy Nguyễn Văn Thành
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 02

Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA HOÀN THÀNH
BÁO CÁO ĐỀ TÀI

ST
Họ và tên sinh viên MSSV
T

1 Tô Bảo Châu 2053010012

2 Phạm Lâm Trung Hiếu 2053010036

3 Phan Thị Quỳnh Mai 2053010067

4 Lê Nguyễn Hạ Thi 2053010126

5 Lê Thanh Thúy 2053010134

6 Nguyễn Huỳnh Văn Tiến 2053010136

7 Nguyễn Thị Ngọc Trân 2053010140

8 Lại Ngọc Thanh Trúc 2053010145

9 Lê Đoàn Phương Uyên 2053010159

10 Thái Nghệ Xuân 2053010169

11 Nguyễn Ngọc Hải Yến 2053010173

ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Quý thầy cô bộ môn Điều dưỡng Cộng
đồng và anh/chị bác sĩ, điều dưỡng tại trạm y tế Tân Thới Hòa thuộc quận tân phú
đã tạo cho chúng em có cơ hội để được thực tập và trải nghiệm thực tế tại các tuyến
y tế cơ sở.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Thanh –
Giảng viên hướng dẫn lâm sàng và BS. Kiều Hồng Thuý – Trưởng trạm y tế
phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại trạm đã hỗ
trợ chúng em rất nhiều trong việc làm báo cáo cũng như cách thức thực tập tại trạm.
Trong 2 tuần thực tập tuy ngắn ngủi nhưng tụi em đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, trong lúc đó còn nhiều sai sót nên chúng em rất mong nhận được sự
nhận xét và ý kiến của trạm.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc Ban giám hiệu nhà trường, Quý thầy cô
bộ môn, thầy Nguyễn Văn Thanh, BS. Kiều Hồng Thuý cùng toàn thể cán bộ nhân
viên tại trạm y tế thật nhiều sức khỏe và thành công trên con đường y học.
Tập thể sinh viên tổ 2 lớp CNDĐ 2020 xin chân thành cảm ơn!
Đại diện Tô Bảo Châu.

iii
MỤC LỤC
1. LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ:...............................................................................................9

1.1 Lịch sử:..............................................................................................................9

1.2 Địa lý:................................................................................................................9

2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VỀ CUNG ỨNG Y TẾ...............................................11

2.1 Sơ đồ tổ chức trung tâm y tế:..........................................................................11

2.2 Chức năng nhiệm vụ của trung tâm y tế:.........................................................11

3. TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA.................................................13

3.1 . Lịch sử:..........................................................................................................13

3.2 Vị trí địa lý:......................................................................................................14

3.3 Hành chánh:.....................................................................................................14

3.4 Tình hình sức khỏe dân cư:.............................................................................15

4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI TRẠM...................................................15

5. SƠ ĐỒ NHÂN SỰ TRẠM...................................................................................16

5.1 Sơ đồ nhân sự:................................................................................................16

5.2 Bảng phân công:..............................................................................................16

5.3 Sơ đồ mặt bằng trạm y tế:................................................................................20

6. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y TẾ:..............................................20

6.1 Chức năng:.......................................................................................................20

6.2 Nhiệm vụ:........................................................................................................21

6.3 Nguồn lực:.......................................................................................................22

7. NHẬN XÉT CHUNG:..........................................................................................24

7.1 Tổng quan hoạt động:......................................................................................24

7.2 Tình hình sức khỏe của dân cư:.......................................................................24

7.3 Vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng:......................................................24

iv
8. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐANG THỰC HIỆN TẠI TRẠM Y TẾ:................24

8.1 Chương trình tiêm chủng mở rộng:.................................................................24

8.2 Chương trình sức khỏe trẻ em: Suy dinh dưỡng ở trẻ em...............................25

8.3 Chương trình sức khỏe sinh sản:.....................................................................27

8.4 Chương trình phòng chống bệnh lây nhiễm: Tay chân miệng ở trẻ em..........29

9. NHẬN ĐỊNH SỨC KHỎE QUA VÒNG TRÒN 8 BÁNH XE:..........................30

9.1 Dân số:.............................................................................................................30

9.2 Kinh tế:............................................................................................................31

9.3 Xã hội:.............................................................................................................31

9.4 Văn hóa - tôn giáo:..........................................................................................32

9.5 Vệ sinh môi trường:.........................................................................................32

9.6 Giao thông - phương tiện di chuyển:...............................................................32

9.7 Dịch vụ y tế:....................................................................................................32

9.8 Phương tiện trao đổi thông tin, hoạt động vui chơi giải trí:............................32

10. VẤN ĐẾ NỔI TRỘI CỦA TRẠM THEO QUÝ:...............................................33

11. BẢNG ĐIỂM VẤN ĐỀ ƯU TIÊN:....................................................................34

12. ĐẶT VẤN ĐỀ:...................................................................................................36

13. MỤC TIÊU KHẢO SÁT....................................................................................37

13.1 Mục tiêu chung:.............................................................................................37

13.2 Mục tiêu cụ thể:.............................................................................................37

14. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................38

15. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................40

15.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang........................................40

15.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:................................................................40

15.3 Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................40

v
15.4 Cỡ mẫu nghiên cứu: .....................................................................................40

15.5 Chọn mẫu: ....................................................................................................40

15.6 Công cụ thu thập số liệu:...............................................................................40

15.7 Cách tính điểm:..............................................................................................41

15.8 Nội dung các biến số:....................................................................................42

15.9 Quy trình nghiên cứu:....................................................................................49

15.10 Phương pháp và phân tích số liệu nghiên cứu:............................................49

15.11 Nguồn lực, tài lực khảo sát:.........................................................................49

16. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:..............................................................................50

17. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CỘNG ĐỒNG:................................................60

17.1 Vấn đề sức khỏe ưu tiên : .............................................................................60

17.2 Mục tiêu.........................................................................................................60

17.3 Giải pháp:......................................................................................................60

17.4 Thực hiện giải pháp:......................................................................................60

17.5 Kế hoạch cụ thể.............................................................................................61

18. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:................................................................................66

18.1 Kết luận..........................................................................................................66

18.2 Kiến nghị:......................................................................................................66

vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tổng kết số trẻ tham gia tiêm chủng mở rộng
Bảng 2: Thống kê dinh dưỡng ở trẻ em tại địa bàn
Bảng 3: Thống kê số dân trong độ sinh sản
Bảng 4: Tỷ lệ mắc bệnh Tay chân miệng ở trẻ em
Bảng 5: Phân bố dân cư theo độ tuổi
Bảng 6: Bảng điểm xác định vấn đề sức khỏe
Bảng 7:Bảng điểm xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên
Bảng 8: Đánh giá mức độ tích cực
Bảng 9: Tổng điểm đánh giá mức độ tích cực
Bảng 10: Đánh giá thái độ tích cực
Bảng 11:Tổng điểm đánh giá thái độ tích cực
Bảng 12: Đặc điểm dân số, xã hội của đối tượng khảo sát
Bảng 13: Mức độ tham gia hoạt động thể chất
Bảng 14: Thống kê mức độ tham gia hoạt động thể chất
Bảng 15: Thái độ đối với hoạt động thể chất.
Bảng 16: Thống kê thái độ đối với hoạt động thể chất.
Bảng 17: Kế hoạch chăm sóc cộng đồng
Bảng 18: Bảng Phân công kế hoạch chăm sóc

vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vị trí - địa lý quận Tân Phú
Hình 2: Cơ cấu tổ chức trung tâm y tế quận Tân Phú
Hình 3: Sơ đồ trạm y tế Phường Tân Thới Hòa
Hình 5: Biểu đồ tuổi
Hình 4: Biểu đồ giới tính
Hình 6: Biểu đồ nghề nghiệp
Hình 7: Biểu đồ hôn nhân
Hình 9: Biểu đồ tôn giáo
Hình 8: Biểu đồ dân tộc
Hình 10: Biểu đồ sức khỏe thể chất
Hình 11: Biểu đồ thòi gian học tập/ làm việc
Hình 12: Biểu đồ mức độ tham gia hoạt động thể chất
Hình 13: Biểu đồ mức độ tham gia hoạt động thể chất
Hình 14: Mức độ tham gia hoạt động thể chất
Hình 15: Biểu đồ tham gia hoạt động thể chất
Hình 16: Thái độ tích cực tham gia hoạt động

viii
PHẦN 1:
TỔNG QUAN TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂN PHÚ
1. LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ:
1.1 Lịch sử:
Địa danh Tân Phú được hình thành cách đây khoảng 50 năm, khi đó Tân Phú
chỉ là một xã thuộc Quận Tân Bình, Gia Định.
Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
130/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh lại địa giới hành chính quận Tân Bình để
thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc và điều chỉnh địa giới hành
chính một số phường trực thuộc quận Tân Bình. Với nội dung như sau:
 Thành lập Quận Tân Phú dựa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số.
Quận Tân Phú có diện tích 1.606,98 ha và 310.876 nhân khẩu.
 Thành lập 11 phường trực thuộc quận Tân Phú như: Tân Sơn Nhì, Tây
Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa
Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hòa.
1.2 Địa lý:
Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
130/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận Tân Bình để thành
lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc. Quận Tân Phú có diện tích trên
16km2 và dân số 501.413 người, trong đó dân tạm trú chiếm trên 40%. Với mật
độ 26.104 người/km² bao gồm 11 phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ,
Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hoà, Phú Thạnh, Phú Trung, Hoà Thạnh, Hiệp
Tân, Tân Thới Hoà. Trong đó, phường Hòa Thạnh là trung tâm của quận.
Thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có địa giới hành chính:
 Phía đông giáp quận Tân Bình với ranh giới là các tuyến đường Trường
Chinh và Âu Cơ
 Phía tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường Bình Long và đường
CN1, vành đai KCN Tân Bình 4
 Phía nam giáp Quận 6 và Quận 11

9
 Phía bắc giáp Quận 12 với ranh giới là kênh Tham Lương. Kênh, rạch:
Tân Hóa, Nhiêu Lộc

Hình 1: Vị trí - địa lý quận Tân Phú

10
2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VỀ CUNG ỨNG Y TẾ
2.1 Sơ đồ tổ chức trung tâm y tế:

Hình 2: Cơ cấu tổ chức trung tâm y tế quận Tân Phú

2.2 Chức năng nhiệm vụ của trung tâm y tế:


Trung tâm Y tế quận Tân Phú là nơi làm việc của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia
y tế, các chuyên viên y tế, dược sĩ, y tá và các nhân viên điều dưỡng. Họ đều là
những người công tác nhiều năm trong nghề, được đào tạo bài bản và có nhiều
kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Đội ngũ bác sĩ của
Trung tâm y tế quận Tân Phú đều là các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, luôn
tận tâm, chu đáo với bệnh nhân, nhiệt huyết trong nghề, luôn hết mình với các vai
trò.
Tuyến đầu trong công tác thực hiện phòng chống bệnh lây nhiễm,
HIV/AIDS, các bệnh chưa rõ nguyên nhân. Thực hiện tiêm chủng vắc xin theo
quy định. Bảo vệ môi trường sống của người dân thuộc quận Tân Phú. Thực
11
hiện tạo môi trường xanh, sạch đẹp. Hạn chế các bệnh như sốt xuất huyết, tay
chân miệng,… Ngoài ra, Trung tâm y tế Tân Phú còn tạo môi trường y tế trong
sạch, vững mạnh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Theo dõi và thực hiện công tác
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cải thiện dinh dưỡng, khám sàng lọc trước sinh,
tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Trung tâm cũng phối hợp để thống kê dân số kèm
theo tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Thường xuyên cập nhật,
tuyên truyền các chủ trương chính sách mới của đảng và nhà nước cho nhân dân.
Góp phần nâng cao nhận thức cũng như sức khỏe. Thực hiện nhận thuốc, phát
thuốc và bảo quản thuốc đúng quy định. Ngoài ra, còn lưu giữ các thiết bị y tế,
vật dụng theo đúng quy định. Hàng năm, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng
dụng công nghệ và kỹ thuật liên quan. Và phải có đề tài tham dự cấp quận, thành
phố. Cũng như giảng dạy về các phương pháp cho nhân viên y tế thuộc Trung
tâm y tế Tân Phú. Trong hoạt động chống dịch bệnh, Trung tâm y tế quận Tân
Phú đã là rất tốt vai trò của mình. Hỗ trợ Sở Y Tế phân loại, sàng lọc F0,F1,…
Từ đó hướng dẫn cách ly đúng theo yêu cầu và quy định. Hạn chế sự lây lan dịch
bệnh. Hỗ trợ công tác test nhanh cho cộng đồng thuộc Quận Tân Phú. Là điểm
tiêm vắc – xin cho người dân. Đảm bảo xử lý các trường hợp sốc phản vệ đúng
quy định. Trung tâm y tế quận Tân Phú còn là điểm hỗ trợ khai báo y tế và tuyên
truyền về phòng chống dịch bệnh. Đây là một địa điểm hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao về phòng chống dịch covid.

12
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TRẠM Y TẾ PHƯỜNG
TÂN THỚI HÒA
3. TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA
3.1 . Lịch sử:

Tân Thới Hòa là địa danh có từ thời Pháp thuộc, khi đó là tên một làng thuộc
tổng Dương Hòa Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Làng Tân Thới Hòa được
thành lập vào ngày 5 tháng 12 năm 1916 trên cơ sở sáp nhập ba làng có từ thời
Nguyễn là Tân Hòa, Tân Hòa Tây và Bình Thới.
Ngày 5 tháng 1 năm 1923, chính quyền thực dân Pháp cắt một phần làng Tân
Thới Hòa (gồm đất của các làng Bình Thới và Tân Hòa cũ) để sáp nhập vào thành
phố Chợ Lớn (khu vực này hiện nay thuộc địa bàn Quận 6 và Quận 11).
Đến ngày 9 tháng 12 năm 1939, làng Tân Thới Hòa cũng được sáp nhập với
làng Phú Thọ thành làng Phú Thọ Hòa.
Sau năm 1956, các làng được gọi là xã.
Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách tổng Dương Hòa Thượng
thuộc quận Gò Vấp để thành lập quận Tân Bình thuộc tỉnh Gia Định, xã Phú Thọ
Hòa thuộc quận Tân Bình. Tân Thới Hòa lúc này là một ấp thuộc xã Phú Thọ Hòa.
Năm 1976, xã Phú Thọ Hòa giải thể để thành lập các phường mới thuộc quận
Tân Bình. Lúc này, ấp Tân Thới Hòa cũ thuộc địa bàn phường 20.
Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP.
Theo đó:
● Thành lập quận Tân Phú trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của các
phường 16, 17, 18, 19, 20; một phần diện tích và dân số của các phường
14, 15 thuộc quận Tân Bình
● Thành lập phường Tân Thới Hòa thuộc quận Tân Phú trên cơ sở 114,60 ha
diện tích tự nhiên và 26.129 người của Phường 20.

13
3.2 Vị trí địa lý:

Phường có diện tích 1,15 km². Số dân nhân khẩu tại phường vào 2021 là:
30.378 người, mật độ dân số đạt 26.415 người/km².

Phường Tân Thới Hòa nằm ở phía nam quận Tân Phú, có vị trí địa lý:
● Phía đông giáp Quận 11
● Phía tây giáp quận Bình Tân
● Phía nam giáp Quận 6
● Phía bắc giáp phường Hiệp Tân và Hòa Thạnh.

3.3 Hành chánh:


Đứng đầu là UBND phường phối hợp với ban ngành chịu trách nhiệm quản lý
nhân sự, kinh tế, xã hội, sức khỏe và hoạt động của phường trong phạm vi cho phép.
Có 05 khu phố chia làm 62 tổ dân phố, với tổng hộ dân là 8.065 hộ và số dân số
là 30.378 người.
Một ban ngành: Đảng ủy.
Tám đoàn thể: Ủy ban mặt trận tổ quốc, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Phụ Nữ,
Đoàn Thanh Niên, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Người Cao Tuổi, Công Đoàn Cơ Sở, Hội
Khuyến Học.

14
Các ban ngành: Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Phòng Tài
chính - Kế hoạch, phòng kinh tế, phòng giáo dục và đào tạo, phòng quản lý đô thị,
phòng tài nguyên và môi trường quận Tân Phú, phòng văn hóa và thông tin, phòng
y tế, phòng nội vụ, phòng tư pháp, thanh tra quận, phòng lao động - thương binh và
xã hội.
3.4 Tình hình sức khỏe dân cư:
Số dân trên địa bàn đang theo dõi có xu hướng mắc các bệnh mãn tính như:
tăng huyết áp, đái tháo đường, cơ xương khớp,...

4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI TRẠM

15
5. SƠ ĐỒ NHÂN SỰ TRẠM
5.1 Sơ đồ nhân sự:

5.2 Bảng phân công:

STT NHÂN SỰ CHỨC CHỨC NHIỆM VỤ


DANH VỤ

Quản lý, điều hành tất cả


các hoạt động Trạm. Hỗ
trợ chương trình phòng
chống dịch bệnh, Quản lý
chương trình phòng chống
HIV/AIDS, thực hiện
chương trình giáo dục sức
Kiều Hồng Trưởng
1 Bác sĩ khỏe, Hướng dẫn sinh
Thúy trạm
viên thực tập, Khám bệnh,
siêu âm, Quản lý hành
nghề Y dược tư nhân,
Giám sát chương trình
phòng chống dịch, an toàn
vệ sinh thực phẩm, bệnh
không lây, Tâm thần.

16
Hỗ trợ Trưởng trạm điều
hành hoạt động trạm,
Quản lý chương trình
Dược Quản lý chương
trình Lao, Thống kê và
Phó
Huỳnh Thị báo cáo theo quy định của
2 Dược sĩ trưởng
Trúc Sương Bộ Y Tế, Tổ trưởng công
trạm
đoàn, Quản lý tài sản, Kế
toán; Hỗ trợ chương trình
tiêm chủng mở rộng; giám
sát chương trình chăm sóc
sức khỏe- Nhi

Khám chữa bệnh tại Trạm


Quản lý người cao tuổi,
Trần Khánh Nhân người khuyết tật và bệnh
Huyền viên
3 Bác sĩ mạn tính không lây truyền
Quản lý chương trình Tâm
thần.Hỗ trợ phòng chống
dịch bệnh

Thực hiện thay băng vết


thương và tiêm truyền
thuốc.Phụ trách chương
Nhân trình phòng chống dịch
Phạm Thành viên
4 Y sĩ bệnhPhụ trách chương
Nhân
trình an toàn vệ sinh thực
phẩm. Báo cáo 24 bệnh
truyền nhiễm và sốt rét.
Phụ trách khu phố 5

5 Đặng Vũ Hiệp Y sĩ Nhân Thực hiện thay băng vết


17
thương và tiêm truyền
thuốc. Phụ trách an toàn
vệ sinh lao động. Phụ
trách 3 công trình. Lưu trữ
viên
tất cả các văn thư và dữ
liệu quan trọng. Hỗ trợ
phòng chống dịch bệnh.
Phụ trách Khu phố 4

Thực hiện thay băng vết


thương và tiêm truyền
thuốc. Phụ trách chương
Đoàn Thị Điều Nhân
6 trình chăm sóc sức khỏe
Hương dưỡng viên
trẻ em, muối I-ốt. Hỗ trợ
phòng chống dịch bệnh.
Phụ trách Khu phố 3

Thực hiện thay băng vết


thương và tiêm truyền

Cử nhân thuốc. Phụ trách tiêm


Nguyễn Thị Nhân chủng mở rộng. Phòng
điều
7 Thảo viên chống nhiễm khuẩn. Phụ
dưỡng
trách Y tế học đường. Hỗ
trợ phòng chống dịch
bệnh. Phụ trách Khu phố
2

8 Hồ Thị Phương Nữ hộ Nhân Thực hiện thay băng vết


Lan viên thương và tiêm truyền
sinh
thuốc. Phụ trách chương
trình sinh sản, bà mẹ và
trẻ em, kế hoạch hoá gia
18
5.3 Sơ đồ mặt bằng trạm y tế:

6. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y TẾ:


6.1 Chức năng:
Trạm y tế là đơn vị tiếp xúc với dân, nằm trong hệ thống nhà nước, có nhiệm vụ
thực hiện kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống
dịch 15 bệnh, đỡ đẻ thường, cung cấp thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện
các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe phối hợp với các ban
ngành, đoàn thể trong phường tham gia vào công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho người dân.
Trạm y tế phường chịu sự quản lý nhà nước, Trung tâm Y tế quận, chỉ đạo của
của chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế
trên địa bàn. Về chuyên môn, Trung tâm Y tế phường chịu sự chỉ đạo của Trung
Hình 3: Sơ đồ trạm y tế Phường Tân Thới Hòa
19
tâm Y tế quận về công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống
dịch và các chương trình y tế quốc gia, sự chỉ đạo của bệnh viện đa khoa quận về
công tác khám chữa bệnh.
6.2 Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn trình tự ưu tiên về chuyên môn y tế trình
Ủy ban nhân dân phường, duyệt, báo cáo Trung tâm Y tế quận và tổ chức triển khai
thực hiện sau kế hoạch đã phê duyệt.
Thông báo kịp thời các dịch bệnh lên tuyến trên và giúp chính quyền địa
phương thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, giữ vệ sinh nơi
công cộng, tuyên truyền ý thức bảo vệ cho người dân tại cộng đồng
Tuyên truyền và vận động triển khai các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức
khỏe bà mẹ và trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo việc quản lý khám thai cho
sản phụ.
Tổ chức sơ cấp cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại
trạm y tế và mở rộng việc quản lý sức khỏe tại hộ gia đình.Tổ chức khám sức khỏe
cho trẻ em dưới 5 tuổi, học sinh tại các trường mầm non, tiểu học tại các địa
phương và nhân dân trên địa bàn, tham gia tuyển nghĩa vụ quân sự.
Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý, có kế hoạch quản lý
nguồn 16 thuốc, xây dựng và phát triển thuốc nam, kết hợp kế hoạch phòng và chữa
bệnh.
Quản lý các chỉ số sức khỏe, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời và
chính xác lên tuyến trên theo đơn vị mình phụ trách. Bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật
chuyên môn cho nhân viên y tế cộng đồng. Phát hiện, báo cáo cho UBND phường
và cơ quan y tế cấp trên các hành vi y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn
chặn và xử lý.
Kết hợp chặt chẽ các ban ngành đoàn thể quần chúng trong phường để tuyên
truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cán bộ y
tế phường làm việc theo chế độ ngày làm việc 8h, khi nghỉ phải có đơn xin phép (kể
cả ngày lễ và chủ nhật) để đảm bảo cấp cứu, phòng chống dịch và bảo vệ cơ sở, cán
bộ trực phải ghi chép đầy đủ những việc xảy ra, cách xử lý và báo cáo buổi sáng.
Trưởng trạm lập kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm và phân công nhiệm vụ cho
20
từng cán bộ trong trạm thực hiện, mọi hoạt động phải thông qua trưởng trạm. Kết
hợp chặt chẽ các ban, ngành, đoàn thể quần chúng, trong phường để tuyên truyền và
tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trạm y tế báo cáo
định kỳ hàng tháng, quý, năm cho trung tâm y tế Quận và Ủy ban nhân dân phường.
Trạm y tế giao ban hằng ngày và họp giao ban hàng tuần để kiểm điểm công tác
và lập kế hoạch công tác cho tuần sau. Mỗi tháng họp 1 lần để lên công tháng sau.
Trạm y tế họp với nhân viên sức khỏe cộng đồng 1 lần/tháng.
Ngoài công việc hàng ngày về chuyên môn và thời gian thường trực tại trạm
cán bộ y tế thường phải phụ trách từng khu phố để đưa dịch vụ y tế đến từng nhà
dân mở rộng 17 việc quản lý sức khỏe tại hộ gia đình, tuyên truyền giáo dục công
tác vệ sinh, phòng bệnh cho mình và cho cộng đồng. Cán bộ y tế phường phải thu
thập thông tin, phải lưu trữ tài liệu nhiều năm, xử lý số liệu để báo cáo và để tự
đánh giá sự tiến bộ công tác và mức độ cải thiện sức khỏe của nhân dân so với
những năm trước đó. Trưởng trạm quản lý giám sát các nguồn thu, chi theo quy
định hiện hành của nhà nước
6.3 Nguồn lực:
Nhân lực: 8 nhân viên (1 trưởng trạm, 1 phó trạm, 6 nhân viên)
Mặt bằng trạm y tế: Trạm y tế giáp với trường học ( Trường THCS Tân Thới
Hòa). Trạm nằm trong hẻm với địa chỉ 149/23 Lý Thánh Tông, Quận Tân Phú, trạm
có vị trí hai mặt đường.
Trang thiết bị, vật tư y tế:
o Phòng cấp cứu:
 1 giường Inox có nệm
 1 bàn tiểu phẫu Inox
 2 máy đo huyết áp, 2 ống nghe, máy hút đàm, máy xông họng, máy điện
tim, máy đo đường huyết.
 1 tủ thuốc cấp cứu.
 1 bình Oxy
 Dụng cụ tiểu phẫu, thay băng, nẹp, băng cuộn.
 1 băng ca

21
 1 Lavabo
 Đèn chiếu
o Phòng tuyên truyền, tiêm chủng:
 1 máy hấp khô
 1 máy hấp ướt
 1 Tủ đựng hồ sơ.
 1 bàn tiêm
 Hộp thuốc chống shock
 Phác đồ cấp cứu shock phản vệ
 Áp phích quy định về cách tiêm chủng
 Áp phích: các bà mẹ khi đưa con đi tiêm chủng cần thực hiện
o Phòng khám bệnh:
 1 bàn khám bệnh
 1 máy đo huyết áp
 1 cây đo nhiệt độ
 1 giường
 1 Lavabo 14
o Phòng khám phụ khoa
 1 bàn giấy
 1 giường bệnh
 1 băng ca
 1 bàn đẻ thường
 1 tủ đựng dụng cụ
 Hộp thuốc chống shock
 Phác đồ cấp cứu shock phản vệ
o Quầy thuốc – quầy thu ngân:
 1 bàn làm việc
 1 máy vi tính
 3 tủ thuốc
22
 1 tủ lạnh
o Ngoài ra còn có các phòng như: phòng dinh dưỡng, phòng nha, phòng đông
y, phòng trưởng trạm, hội trường... các phòng có đầy đủ các trang thiết bị
thường có như bàn ghế, quạt máy...

7. NHẬN XÉT CHUNG:


7.1 Tổng quan hoạt động:
Nhìn chung, trạm y tế phường Tân Thới Hòa đã hoàn thành đầy đủ và tốt các
nhiệm vụ của một trạm y tế cơ sở. Nhiều chương trình sức khỏe được triển khai
thực hiện trên khắp địa bàn phường và đạt những kết quả khả quan như: Chương
trình Phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm,
Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
7.2 Tình hình sức khỏe của dân cư:
Có thể nói sức khỏe người dân địa phương được trạm y tế quản lý tương đối tốt
và hiệu quả. Tỷ lệ các bệnh lây (tay chân miệng,...) và bệnh không lây (tăng huyết
áp,...) đều tăng nhưng đã được trạm y tế phòng chống và ngăn chặn kịp thời. Tăng
huyết áp (bệnh phổ biến nhất tại địa phương) là vấn đề sức khỏe người đủ 18 tuổi
trở lên cần có kế hoạch quản lý tốt hơn, có công tác tuyên truyền cho người dân và
gia đình biết được tầm quan trọng của việc tái khám và theo dõi định kỳ tại trạm.
7.3 Vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng:
Là vấn đề vận động ở người đủ 18 tuổi trở lên, cần tuyên truyền cho người dân
những kiến thức về các vấn đề liên quan đến xương khớp ở người lớn tuổi.

8. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐANG THỰC HIỆN TẠI


TRẠM Y TẾ:
8.1 Chương trình tiêm chủng mở rộng:
Mục tiêu:
 Giảm tỷ lệ mắc – chết 08 bệnh ở trẻ em dưới 1 tuổi.
Chỉ tiêu:
 Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ 08 bệnh >95%.

23
Hoạt động:
 Quản lý trẻ dưới 1 tuổi tại phường.
 Vãng gia hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi.
 Tổ chức tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi vào ngày 10 và 20 hàng tháng.
 Quản lý trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ 08 bệnh trong và ngoài trạm.
 Truyền thông giáo dục sức khỏe, lồng ghép vào các cuộc họp tổ dân phố về
 tiêm chủng đủ 08 bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi.
 Tham dự buổi tập huấn chương trình tiêm chủng mở rộng của Trung tâm y tế
 dự phòng Quận.
 Báo cáo số liệu công tác tiêm chủng về trung tâm Y tế dự phòng mỗi tháng,
 quý và năm.
Kết quả:

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỰC HIỆN KẾT QUẢ

Số trẻ < 1 tuổi 222 218/222 98,19%

Số trẻ < 1 tuổi tiêm chủng 222 214/222 96,4%


đủ 08 bệnh

Bảng 1: Tổng kết số trẻ tham gia tiêm chủng mở rộng

 Nhận xét: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ < 1 tuổi đạt chỉ tiêu đề
ra số trẻ tiêm đủ mũi đạt 96,4 %.
8.2 Chương trình sức khỏe trẻ em: Suy dinh dưỡng ở trẻ em
Mục tiêu:
 Nâng cao về kiến thức và hành động dinh dưỡng hợp lý cho người dân.
 Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em và bà mẹ mang thai.
 Giải quyết vấn đề cơ bản tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu Iode và giảm
đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng.
 Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào thấp.
Chỉ tiêu:
 Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm <3%.
 Tỷ lệ trẻ sinh có cân nặng dưới 2500 gram giảm <2% so với cùng kỳ.
24
Hoạt động:
 Quản lý trẻ dưới 5 tuổi tại phường.
 Tổ chức cân đo trẻ dưới 1 tuổi, lồng ghép 3 tháng 1 lần (dưới 2 tuổi) và 2
lần 1 năm (3-5 tuổi) tại trạm y tế nhằm phát hiện tình trạng trẻ SDD.
 Tăng cường phòng chống và điều trị các trẻ mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi
đúng phác đồ tại trạm y tế , giáo dục cho bà mẹ biết cách chăm sóc tại nhà
cho trẻ em đang mắc và sau khi hết bệnh.
 Khám sức khỏe cho các cháu nhà trẻ, mẫu giáo 2 lần mỗi năm, phối hợp tổ
trưởng tổ dân phố vận động bà mẹ có con từ 13 – 60 tháng tẩy giun 2
lần/năm vào tháng 5 và tháng 11 tại trạm y tế và hộ gia đình.
 Cung cấp viên sắt cho phụ nữ mang thai và khuyến khích nuôi con bằng sữa
mẹ, hướng dẫn thực hành bữa ăn dinh dưỡng và sử dụng muối Iod trong hộ
gia đình.
 Thực hiện ngày vi chất dinh dưỡng và chiến dịch bổ sung uống Vitamin A 2
đợt/năm cho trẻ dưới 3 tuổi.
Kết quả:

SỐ ĐỐI THỰC
NỘI DUNG THỰC HIỆN TỶ LỆ (%)
TƯỢNG HIỆN

Số trẻ 3-5 tuổi được quản lý khám sức


170 170/170 100
khỏe nhà trẻ, mẫu giáo 2 đợt/năm.

Thực hành trình diễn bữa ăn dinh


dưỡng cho trẻ và bà mẹ mang thai 4 1389 1389/1389 100
buổi/năm.

Hàng tháng tổ chức cân trẻ trên 2 tuổi


890 890/890 100
lồng ghép tại trạm y tế.

Hàng tháng tổ chức cân trẻ từ dưới 2


499 499/499 100
tuổi lồng ghép tại trạm y tế.

Quản lý số trẻ suy dinh dưỡng < 5 2 2/2 100

25
tuổi.

Bảng 2: Thống kê dinh dưỡng ở trẻ em tại địa bàn

 Nhận xét: Chương trình SDD năm 2023 thực hiện đều đạt so với chỉ tiêu đề
ra.
8.3 Chương trình sức khỏe sinh sản:
Mục tiêu:
 Nắm rõ số lượng người đang trong độ tuổi kết hôn.
 Quản lý việc khám sức khỏe tiền hôn nhân ở nhóm người trong độ tuổi kết
hôn.
 Nắm rõ số lượng người trong độ tuổi kết hôn nhưng không biết đến khám
sức khỏe tiền hôn nhân.
 Truyền thông về ý nghĩa và lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân cho
nhóm người trong độ tuổi kết hôn.
 Nâng cao tỷ lệ nhóm người ở độ tuổi kết hôn đi khám sức khỏe tiền hôn
nhân.
Chỉ tiêu:
 Tỷ lệ quản lý nhóm đối tượng ở độ tuổi kết hôn là 100%.
 Tỷ lệ số người biết đến khám sức khỏe tiền hôn nhân là 80%.
 Tỷ lệ người dân biết lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân là 100%.
 Tỷ lệ người đi khám sức khỏe tiền hôn nhân là 75%.
 Tỷ lệ phòng ngừa các bệnh di truyền là >85%.
 Tỷ lệ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm là >90%.
Hoạt động:
 Thu thập số liệu người dân đang trong độ tuổi kết hôn trong cộng đồng.
 Thu thập số liệu người dân trong độ tuổi kết hôn biết đến khám sức khỏe
tiền hôn nhân.
 Thu thập số liệu người dân trong độ tuổi kết hôn đã khám sức khỏe tiền hôn
nhân.
 Thu thập số liệu người dân trong độ tuổi kết hôn không biết đến khám sức
khỏe tiền hôn nhân.
26
 Thu thập số liệu người dân trong độ tuổi kết hôn biết nhưng chưa hoặc
không khám sức khỏe tiền hôn nhân.
 Phối hợp với nhân viên sức khỏe cộng đồng tuyên truyền về ý nghĩa và lợi
ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân.
 Khảo sát về thái độ, nhận thức và việc thực hiện của người dân về khám sức
khỏe tiền hôn nhân.
Kết quả:

NỘI DUNG THỰC HIỆN SỐ ĐỐI THỰC HIỆN TỶ LỆ (%)


TƯỢNG

Số người dân đang trong độ tuổi kết 30378 21412/30378 69,9


hôn trong cộng đồng được thu thập

Số người dân trong độ tuổi kết hôn 21412 30/21412 0,01


biết đến khám sức khỏe tiền hôn nhân
được thu thập

Số người dân trong độ tuổi kết hôn 21412 2/21412 0


biết và đã khám sức khỏe tiền hôn
nhân được thu thập

Số người dân trong độ tuổi kết hôn 21412 19792/21412 99,8


không biết đến khám sức khỏe tiền
hôn nhân được thu thập

Số người dân trong độ tuổi kết hôn 21412 0/21412 0


biết nhưng chưa hoặc không khám sức
khỏe tiền hôn nhân được thu thập

Bảng 3: Thống kê số dân trong độ sinh sản

 Nhận xét: Số người dân biết và đã khám sức khỏe tiền hôn nhân chưa đạt.
Số người biết về ý nghĩa và lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân còn hạn
chế. Những người đã biết về khám sức khỏe tiền hôn nhân thì sẽ đi khám.

27
8.4 Chương trình phòng chống bệnh lây nhiễm: Tay chân miệng ở trẻ em
Mục tiêu:
 Phát hiện trẻ em mắc tay chân miệng tại trạm.
 Nắm rõ số lượng trẻ đã và đang mắc tay chân miệng.
 Điều trị lành bệnh cho trẻ mắc tay chân miệng tại trạm.
 Giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh tay chân miệng.
 Giảm tỷ lệ trở nặng và tử vong do tay chân miệng ở trẻ em.
Chỉ tiêu:
 Tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng được quản lý > 85%.
 Tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng được phát hiện sớm > 80%.
 Tỷ lệ điều trị lành bệnh cho trẻ mắc tay chân miệng > 95%.
 Tỷ lệ bỏ điều trị < 3%.
 Tỷ lệ bệnh tái phát < 5%.
 Tỷ lệ trẻ trở nặng < 5%.
Hoạt động:
 Quản lý trẻ mắc tay chân miệng.
 Hướng dẫn và điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng theo phác đồ.
 Phát hiện trẻ có triệu chứng tay chân miệng, lập danh sách và hướng dẫn
đến bệnh viện nếu cần thiết.
 Tuyên truyền và giáo dục sức khỏe:
 Thăm hỏi sức khỏe, hướng dẫn dùng thuốc, cách phát hiện triệu chứng khi
mắc bệnh và các triệu chứng trở nặng của bệnh, cách phòng ngừa lây nhiễm
cho gia đình và cộng đồng.
 Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về kiến thức phòng chống
tay chân miệng 1 lần/quý.
Kết quả:

NỘI DUNG THỰC HIỆN SỐ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN TỶ LỆ(%)

Số trẻ mắc tay chân miệng được 1389 107/1389 7,7


phát hiện.

28
Tỷ lệ trẻ lành bệnh 107 107/107 100

Tỷ lệ bỏ điều trị 107 0/107 0

Tỷ lệ tái phát 107 1/107 0,9

Tỷ lệ trẻ trở nặng 107 0/107 0

Truyền thông giáo dục sức khỏe 4 buổi/năm 4/4 100

Bảng 4: Tỷ lệ mắc bệnh Tay chân miệng ở trẻ em

 Nhận xét: Số trẻ mắc tay chân miệng trong địa bàn thấp thấp. Vẫn có tình
trạng trẻ tái mắc tay chân miệng nhưng không ghi nhận được bệnh nào trở
nặng. Tỷ lệ bỏ điều trị, tái phát, trở nặng và việc truyền thông giáo dục sức
khỏe đều đạt chỉ tiêu đã đề ra.

9. NHẬN ĐỊNH SỨC KHỎE QUA VÒNG TRÒN 8


BÁNH XE:
9.1 Dân số:
 Tổng số dân: 30.378 người.
 Mật độ dân cư: 26.415 người /km2.
 Số liệu sinh thô: 143 ca.
 Số liệu tử thô: 45 ca.
 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 29.504%
 Phân bố theo giới:
 Nam: 17.056 người, chiếm 56.15%
 Nữ: 13.322 người, chiếm 43.85%

Tuổi Số người Tỉ lệ %

< 1 tuổi 222 0.73

1 - 5 tuổi 1389 4.57

29
6 – 15 tuổi 2879 9.48

16 – 60 tuổi 24038 79.13

>60 tuổi 1850 6.09

Bảng 5: Phân bố dân cư theo độ tuổi

9.2 Kinh tế:


 Tình hình kinh tế với cơ cấu kinh tế chủ yếu là các tiểu thủ công nghiệp,
thương mại - dịch vụ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số liệu được thống
kê như sau:
 Thương mại – dịch vụ: 415 cơ sở
 Tiểu thủ công nghiệp: 323 cơ sở
 Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 425 cơ sở
 Địa phương có tỉ lệ người cao tuổi khá cao nên chủ yếu người thân trong tuổi
lao động có người lớn tuổi trong gia đình sống dựa vào kinh doanh dịch vụ và
kiếm thêm thu nhập từ hàng hóa gia công.
9.3 Xã hội:
 Đầy đủ các cơ sở văn hoá bổ túc văn hóa đảm bảo được hệ thống giáo dục:
 Mẫu giáo tư nhân: 2
 Mẫu giáo công lập: 1
 Tiểu học công lập: 2
 Trung học cơ sở công lập: 2
 Trung học phổ thông công lập: 1
 Trung học phổ thông tư nhân: 1
 Cơ sở liên kết Đại học: 1
 Cơ sở giáo dục TH-THCS-THPT
 Chính sách hỗ trợ - cấp bảo hiểm Y tế miễn phí cho người già, khuyết tật.
 Chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo - cận nghèo “Tiếp cận Xóa đói giảm
nghèo”
 Sinh hoạt hè cho học sinh.

30
9.4 Văn hóa - tôn giáo:
 Phương tiện truyền thông: 1 Trạm phát thanh.
 Chợ: Không chợ
 Khu vui chơi giải trí: 1 công viên văn hóa
 Cơ sở tôn giáo: 6 cơ sở (Chùa - Đình - Am - Đài liệt sĩ )t
 Khu di tích lịch sử: Đài liệt sĩ
9.5 Vệ sinh môi trường:
 Số hộ có điện: 100%
 Số hộ gia đình có hố xí tự hoại: 100%
 Số hộ gia đình sử dụng nước máy hợp vệ sinh: 100%
 Rác sinh hoạt: Đa số có xe thu gom rác đến tận nhà để thu gom, 1 số ít hộ
còn đổ rác ra sông rạch.
 Rác y tế: Các cơ sở y tế trên địa bàn phần lớn đều có quy trình xử lý rác y tế
đúng quy định
 Một số công trình xây dựng gây ảnh hưởng đến không khí môi trường xung
quanh.
9.6 Giao thông - phương tiện di chuyển:
 Giao thông gần đường lớn, đường trải nhựa, đường thông thoáng.
 Gần trung tâm hành chính, gần bệnh viện Chuyên khoa Ngoại thần kinh
Quốc tế.
9.7 Dịch vụ y tế:
 Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn phường: 2 cơ sở. Trong đó:
 Cơ sở y tế công lập: 01 (Trạm y tế Tân Thới Hòa)
 Cơ sở y tế tư nhân: 01 (Bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc
Tế)
 Số người có thẻ BHYT: 29,102 người
 Tỷ lệ: 95,79%
9.8 Phương tiện trao đổi thông tin, hoạt động vui chơi giải trí:
 Chủ yếu sử dụng phương tiện liên lạc: điện thoại di động chiếm đa số
 Khoảng 95% các hộ gia đình sử dụng internet, cáp wifi.
 100% các hộ gia đình sử dụng tivi để cập nhật thông tin, giải trí.
31
 Sử dụng công nghệ thông tin trao đổi: gmail, zalo, ….
 Có 1 công viên lớn để mọi người dân cùng đến giải trí và tập thể dục, hoạt
động thể chất như đi bộ, tập dưỡng sinh, đánh cầu lông, đánh cờ tướng,..
 Ngoài ra còn có 3 sân bóng đá nhỏ mini
 Không có trung tâm Văn hóa - Thể dục, thể thao
 Mô hình kinh doanh nhỏ lẻ đa dạng, chủ yếu các hàng quán ăn uống, người
dân thường dành nhiều thời gian trò chuyện
 Các khu hẻm đường thoáng, rộng, phẳng thuận lợi cho người dân sinh hoạt,
vận động nhẹ nhàng như đi bộ gần nơi sinh sống.

10. VẤN ĐẾ NỔI TRỘI CỦA TRẠM THEO QUÝ:


Trong quý III năm 2023, tại trạm y tế đã có những vấn đề sức khỏe nổi trội
trong cộng đồng như sau:
- Tăng huyết áp: với tổng số dân mắc ước lượng 7.197, chiếm 23.69%.
- Đái tháo đường type 2: tổng số dân mắc ước lượng 1.870, chiếm 6.2%
- Tay chân miệng: tổng số dân mắc ước lượng 1.389, chiếm 4.5%
- Hen phế quản: tổng số dân mắc ước lượng 25, chiếm 0.08%
Nhằm đánh giá và kiểm soát số lượng người dân mắc bệnh và số lượng người
dân đáp ứng điều trị tại trạm y tế, tại trạm đã tổng hợp các vấn đề nổi trội. Từ đó có
các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe động viên người dân đến thăm khám
sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ.
Trong các vấn đề nổi trội được thống kê trên, bệnh tăng huyết áp và đái tháo
đường là hai vấn đề được kiểm soát với tỉ lệ hơn 50% số người dân mắc bệnh. Số
người dân nhận thuốc và tái khám định kỳ tại trạm y tế. Đối với bệnh hen phế quản,
hiện nay trạm đưa ra các chính sách quản lý, không tiếp nhận điều trị tại trạm. Bên
cạnh đó, bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng là một trong những vấn đề nổi trội tại
phường Tân Thới Hòa, các bài truyền thông giáo dục sức khỏe được lan truyền rộng
đến cộng đồng về cách phòng ngừa và triệu chứng mắc bệnh nhằm củng cố kiến
thức đúng cho người dân bảo vệ sức khỏe gia đình tại cộng đồng.

32
Nhìn chung, trạm y tế có 4 vấn đề nổi trội nhất nhưng đều được kiểm soát tốt
dựa trên chính sách và các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân
tại cộng đồng.

11. BẢNG ĐIỂM VẤN ĐỀ ƯU TIÊN:


Các vấn đề nổi trội nêu trên được thống kê qua khảo sát từ các tiêu chuẩn xác
định nhằm đưa ra các vấn đề sức khỏe ưu tiên như sau:

STT Tiêu chuẩn xác định Tăng Đái tháo Tay chân Hen phế
vấn đề sức khỏe ưu tiên huyết đường miệng quản
áp type 2

1 Các chỉ số thể hiện vượt 3 2 1 2


quá mức bình thường

2 Cộng đồng đã biết vấn đề đó 3 3 2 2


và có phản ứng rõ
ràng

3 Vấn đề cấp thiết đã được 2 3 2 1


xã hội quan tâm.

4 Có khả năng giải quyết 1 1 3 3


được

Tổng điểm 9 9 8 8

Bảng 6: Bảng điểm xác định vấn đề sức khỏe

Cách cho điểm: 0 - 3 điểm


 0 điểm: Không có hoặc không rõ ràng.
 1 điểm: Có thể có nhưng không rõ lắm.

33
 2 điểm: Có rõ ràng.
 3 điểm: Vấn đề rất rõ ràng.

Tiêu chuẩn xác định Tăng huyết áp Đái tháo đường Tay chân miệng
vấn đề sức khỏe ưu type 2
tiên

Mức độ phổ biến của 3 2 1


vấn đề.

Gây ảnh hưởng lớn đến 2 2 1


cộng đồng.

Ảnh hưởng đến lớp 3 2 2


người khó khăn.

Đã có kỹ thuật phương 1 2 3
tiện giải quyết.

Kinh phí 1 1 1

Tổng điểm 10 9 8

Bảng 7:Bảng điểm xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy vấn đề tăng huyết áp trong cộng đồng là
vấn đề được quan tâm rộng rãi trong cộng đồng. Người dân dù đã có nhiều kiến
thức đúng về bệnh nhưng vẫn chưa thật sự cải thiện được lối sống hằng ngày cũng
như thói quen ăn uống. Vấn đề khảo sát mức độ tham gia các hoạt động thể lực
nhằm thúc đẩy thói quen sống lành mạnh của người dân, kết hợp kế hoạch truyền
thông giáo dục sức khỏe đến mọi người hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm
tỉ lệ gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng Tân Thới Hòa.

34
PHẦN 3: KHẢO SÁT MỨC ĐỘ VÀ THÁI ĐỘ VỀ
THAM GIA HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI
DÂN PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA, QUẬN TÂN PHÚ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
12. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay trong một thế giới kỹ thuật công nghệ hiện đại, với sự phong phú của
thực phẩm và thiếu hoạt động thể chất, đã dẫn đến mất cân bằng giữa năng lượng ăn
vào và năng lượng tiêu hao. Các hoạt động bị đình trệ dẫn đến béo phì trung tâm,
tình trạng beta oxy hóa ở các cơ vân (cơ xương) thường xuyên ở mức thấp, nồng độ
insulin luôn ở mức cao, mức kháng insulin tăng lên, và tiến triển cuối cùng là hội
chứng chuyển hóa. Thí nghiệm trên chuột cho thấy chỉ trong vòng 4 tuần không
hoạt động đã thấy có sự giảm rõ rệt chất giãn mạch trung gian qua vận tốc dòng
chảy. Đây chính là hiện tượng suy chức năng nội mô, giai đoạn đầu tiên của quá
trình hình thành xơ vữa động mạch.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, bệnh tim mạch đang là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016,
nhưng bệnh lại có thể được ngăn ngừa thông qua việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ
trong đó lười vận động là một yếu tố quan trọng. Lối sống không lành mạnh, đặc
biệt là thiếu vận động, đang đóng góp đáng kể vào tình trạng gia tăng các bệnh tim
mạch, đái tháo đường, và vấn đề xương khớp. Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến các
bệnh lí trên có thể liên quan phần nào đến lối sống hiện đại với công việc văn
phòng, sử dụng công nghệ và giải trí tăng cường đã làm giảm cơ hội vận động,
phương tiện di chuyển ít bền vững.
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp duy trì: khớp và cơ khỏe mạnh, cân nặng
hợp lý và cải thiện giấc ngủ. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng làm giảm các
dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm và lo lắng, có thể liên quan đến tương tác xã
hội có thể giúp cải thiện lòng tự trọng, có bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất
có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh phổ biến bao gồm: Bệnh tim, một số bệnh
ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư ruột kết, bệnh tiểu đường loại 2 và loãng
35
xương, … Hoạt động thể chất hoặc tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe của người
trưởng thành và giảm nguy cơ phát triển một số bệnh như tiểu đường loại 2, ung thư
và bệnh tim mạch. Các bằng chứng cho thấy việc chuyển từ lối sống tĩnh tại sang
lối sống tích cực hoạt động thể lực giúp làm giảm 20 – 35% nguy cơ tim mạch và tử
vong chung. Hoạt động thể lực có thể ngăn ngừa bệnh lý tim mạch một cách gián
tiếp thông qua việc cải thiện các yếu tố nguy cơ khác như làm tăng HDL-C, làm
giảm huyết áp, tăng cường dung nạp glucose và giảm nguy cơ đái tháo đường type
2. Các nghiên cứu quan sát dài hạn đã chỉ ra mối liên quan giữa hoạt động thể lực
trong thời gian rảnh rỗi ở mức độ trên trung bình với giảm tỷ lệ tử vong do tim
mạch và tử vong mọi nguyên nhân. Tỷ lệ tử vong giảm đi 30 - 40% ở những người
hoạt động vừa phải (tiêu hao năng lượng trong thời gian rảnh rỗi khoảng 1000
kcal/tuần) so với các cá nhân không hoạt động.
Vấn đề đặt ra là tình hình mắc các bệnh liên quan đến thiếu vận động ở người
trưởng thành có tỉ lệ khá cao tại phường Tân Thới Hòa và cả các khu vực lân cận.
Trong báo cáo các vấn đề sức khỏe nổi trội tại phường Tân Thới Hòa trong quý vừa
qua, các bệnh lý về đái tháo đường, tim mạch và phổi tắc nghẽn mạn tính. Tỉ lệ tử
vong do bệnh về tim mạch cũng nằm trong nhóm đầu ở phương Tân Thới Hòa,
quận Tân Phú.
Vậy nên, khám phá khảo sát về mức độ tham gia hoạt động thể chất và thái độ
của người dân phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú từ đó không chỉ mang lại
những thông tin quan trọng về sức khỏe, mà còn là cơ hội để xây dựng các chính
sách cụ thể, xây dựng các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp với
cộng đồng.

13. MỤC TIÊU KHẢO SÁT


13.1 Mục tiêu chung:
Khảo sát mức độ và thái độ về tham gia hoạt động thể chất của người dân
phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.
13.2 Mục tiêu cụ thể:
Xác định tỷ lệ mức độ tham gia hoạt động thể chất của người dân phường Tân
Thới Hòa, quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.

36
Xác định tỷ lệ thái độ tích cực tham gia hoạt động thể chất của người dân
phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.

14. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


Thái độ là sự thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động về những sự vật hiện
tượng và con người bằng những đánh giá, nhận xét có giá trị bao gồm về sự nhận
thức, ảnh hưởng và hành vi. Thái độ mang tính chất tiêu cực hoặc tích cực qua
những biểu hiện bên ngoài của người đưa ra thái độ. Thái độ gồm 3 thành phần:
nhận thức, ảnh hưởng và hành vi. Thành phần nhận thức: là bao gồm ý kiến hoặc
niềm tin về thái độ. Thành phần ảnh hưởng là cảm nhận hay cảm xúc của thái độ.
Thành phần hành vi là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người hay một
việc gì đó.
Thái độ sống tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng và nhìn
nhận mọi thứ, mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp, tìm cách giải quyết vấn đề theo
hướng thuận lợi nhất. Nói tóm lại, người sống tích cực là người dũng cảm, dám đối
đầu với thử thách và không dễ bỏ cuộc. Thái độ sống tiêu cực là những suy nghĩ
phiến diện, thiếu khách quan, có phần đi theo chiều hướng xấu về nhận thức gây ra
tâm trạng buồn bã, chán nản, mất động lực, mệt mỏi và không còn tự tin vào bản
thân.
Mức độ là bậc gần hay xa một cơ sở so sánh (trong lĩnh vực cụ thể hay trừu
tượng) dùng làm tiêu chuẩn cho hành động.
Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
định nghĩa mới nhất năm 2020: “Là bất kỳ hoạt động nào của cơ thể được tạo ra bởi
cơ vân và gây hao tổn năng lượng”, đây cũng là định nghĩa được sử dụng trong các
khuyến cáo về lĩnh vực này. Người lớn (19-64 tuổi) nên cố gắng hoạt động thể dục
để tăng cường sức khỏe. Hoạt động thể chất chỉ đơn giản là chuyển động của cơ thể
sử dụng năng lượng. Đi bộ, làm vườn, đẩy nhanh xe đẩy trẻ em, leo cầu thang, chơi
đá bóng hoặc khiêu vũ vào ban đêm đều là những ví dụ điển hình về sự năng động.
Để có lợi cho sức khỏe, hoạt động thể chất nên ở cường độ vừa phải hoặc mạnh.
Mức độ hoạt động thể chất: Mức độ hoạt động thể lực của một cá nhân thể
hiện qua thời gian và năng lượng mà một cá nhân đầu tư cho việc tập luyện thể lực

37
và nó thường bị chi phối bởi động lực và sự kiên trì của người đó. Đối với khả năng
tập luyện thể lực thì yếu tố di truyền lại là một thành tố quan trọng.
Tính chất thể chất của người trưởng thành: Sự phát triển về thể chất có ảnh
hưởng lớn tới người trưởng thành, lúc này về thể chất đã đã đạt đến mức hoàn thiện,
đây cũng là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét
đẹp hoàn mỹ ở người thanh niên. Các tố chất về thể lực như: sức nhanh, sức bền bỉ,
dẻo dai, linh hoạt v.v…đều phát triển mạnh, nhờ phát triển ổn định các tuyến nội
tiết cũng tăng trưởng hóc môn nam và nữ. Tất cả những yếu tố này đều tạo thành
công rực rỡ của thể thao và nghệ thuật. Sự phát triển về thể chất khiến cho nhiều
người thay đổi về về tính cách. Có người trưởng thành chín chắn hơn, thể hiện từ cử
chỉ, lời nói chuẩn mực, nhưng cũng có nhiều người lại thấy khó chịu bởi họ cảm
nhận thấy dần mất đi sự bảo bọc của người lớn. Đồng thời đây là giai đoạn trưởng
thành về mặt giới tính, nhu cầu tìm hiểu, khám phá người khác giới cao hơn, ở giai
đoạn này họ có thể đảm nhiệm thiên chức làm cha, làm mẹ.
Sức khỏe tinh thần: là trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả
năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm
việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng.Nói như vậy để thấy rằng “sức khỏe tinh
thần” là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống cảm xúc lành mạnh của con
người, đó là niềm hạnh phúc tự tại từ bên trong, một cảm giác vững chắc về bản
thân và khả năng kiểm soát bản thân dù đang ở trong bất cứ một tâm trạng nào.
Người có sức khỏe tinh thần tốt là người có tinh thần khỏe mạnh, luôn tích cực
trong suy nghĩ, biết cách kiểm soát hành vi và cảm xúc. Khi đối mặt với những khó
khăn thử thách, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn.
Sức khỏe tinh thần với hoạt động thể chất có mối quan hệ mật thiết và tác
động hỗ trợ lẫn nhau. Những cảm xúc tích cực thường hiện diện trong một cơ thể
khỏe mạnh và tương tự, cơ thể được chăm sóc kỹ lưỡng bao giờ cũng khiến cá nhân
đó an tâm và tập trung phát triển các kỹ năng bổ ích thay vì chìm trong căng thẳng,
bức bối.

38
15. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
15.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
15.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 11/12/2023 đến ngày 22/12/2023.
Địa điểm nghiên cứu: phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí
Minh.
15.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Người dân đang sinh sống tại phường Tân Thới Hòa,
quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người dân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, hiện đang sinh
sống tại các khu phố phường Tân Thới Hòa và phải có mặt tại thời điểm thực hiện
nghiên cứu. Người dân phải đồng ý tham gia nghiên cứu trên tinh thần hoàn toàn tự
nguyện, không có bệnh về tâm thần và có nhận thức được việc mình đang làm.
Tiêu chuẩn không lựa chọn: Người dân không hoàn thành bộ câu hỏi.
15.4 Cỡ mẫu nghiên cứu:
50 mẫu tại phường Tân Thới Hòa
15.5 Chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện.
15.6 Công cụ thu thập số liệu:
Sử dụng bộ câu hỏi được soạn sẵn để người tham gia nghiên cứu thực hiện khảo
sát. Bộ câu hỏi gồm 3 phần:
Phần I: Thông tin cá nhân người nghiên cứu (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,
dân tộc,...) - 8 câu.
Phần II: Câu hỏi về mức độ tham gia hoạt động thể chất tại địa phương với 3
mức độ (Thường xuyên, Thỉnh thoảng và Không bao giờ) - 13 câu.
Phần III: Câu hỏi về thái độ với hoạt động thể chất của người tham gia nghiên
cứu với 2 trạng thái (Đồng ý và Không đồng ý) - 10 câu.

39
15.7 Cách tính điểm:
 Phần II: Câu hỏi về mức độ tham gia hoạt động thể chất tại địa phương
với 3 mức độ
Với các câu hỏi mức độ tham gia hoạt động vận động có 3 giá trị lựa chọn (từ
câu 1 đến câu 13) khảo sát mức độ tích cực tham gia hoạt động giải trí của người
dân 18 tuổi trở lên tại cộng đồng, thì cách tính điểm được thể hiện ở bảng 1 sau đây:
LỰA CHỌN ĐIỂM QUY ĐỔI
Thường xuyên 2
Thỉnh thoảng 1
Không tham gia 0
Bảng 8: Đánh giá mức độ tích cực

Từ đó, sau khi thống kê các điểm quy đổi, tính tổng điểm số trong từng ý hỏi có
được ở phần này có thể được chia thành các khoảng đánh giá mức độ tham gia như
ở bảng 2 sau đây:

MỨC ĐỘ TÍCH CỰC TRONG ĐỊNH HƯỚNG


TỔNG ĐIỂM SỐ
HOẶC TỪNG LĨNH VỰC
20 - 26 điểm THƯỜNG XUYÊN
14 - 20 điểm THỈNH THOẢNG
0 - 13 điểm KHÔNG THAM GIA
Bảng 9: Tổng điểm đánh giá mức độ tích cực

Dựa trên điểm số tổng điểm của phần các lĩnh vực chi tiết ở 13 câu, các lý giải
ứng với từng mức cụ thể. Sau khi cộng các điểm số tìm được, căn cứ vào điểm tổng
để đưa vào nhóm “theo khoảng độ điểm số”, từ đó biết được mức độ tham gia hoạt
động thể chất của người dân
 Phần III: Câu hỏi về thái độ với hoạt động thể chất của người dân tại
địa phương:
Bên cạnh việc đánh giá mức độ tham gia của người dân, yếu tố thái độ là một
phần yếu tố quan trọng khi đánh giá chung về các hoạt động thể chất của người dân.

40
Bảng 3 đưa ra khảo sát về thái độ tích cực tham gia hoạt động của người dân với 3
mức độ đánh giá. Cụ thể như sau:
LỰA CHỌN ĐIỂM QUY ĐỔI
Đồng ý 1
Phân vân 0
Không đồng ý 0
Bảng 10: Đánh giá thái độ tích cực

Từ bảng lựa chọn trên, khảo sát viên tiến hành tính tổng điểm số, tương tự “theo
khoảng điểm số” của mục mức độ tham gia:
THÁI ĐỘ TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI
TỔNG ĐIỂM SỐ
TRÍ
5 - 10 điểm THÁI ĐỘ TÍCH CỰC
0 - 4 điểm THÁI ĐỘ CHƯA TÍCH CỰC
Bảng 11:Tổng điểm đánh giá thái độ tích cực

Sau khi có kết quả tổng của cả hai bảng khảo sát, khảo sát viên sẽ đánh giá
được mức độ và thái độ tham gia của cộng đồng dựa trên tổng điểm số được tổng
hợp từ 2 bảng câu hỏi. Từ đó đưa ra được kết luận về mức độ tham gia các hoạt
động của người đủ 18 tuổi tại địa phương.
15.8 Nội dung các biến số:
* Biến số nền:

Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại Giá trị

Giới tính Giới tính của đối tượng Biến số định 1. Nam
nghiên cứu danh 2. Nữ

Độ tuổi hiện tại Tuổi của đối tượng điều Biến số liên tục 1. 18 - 35 tuổi
tra tại thời điểm nghiên 2. 36 - 55 tuổi
cứu 3. 56 - 70 tuổi
4. > 70 tuổi

Nghề nghiệp hiện tại Công việc chính của đối Biến số định 1. Viên chức

41
tượng nghiên cứu tại thời danh 2. Nhân viên văn
điểm điều tra phòng
3. Công nhân
4. Nội trợ
5. Hưu trí
6. Tự do

Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân của Biến số định 1. Kết hôn
hiện tại đối tượng nghiên cứu tại danh 2. Độc thân
thời điểm điều tra 3. Khác

Dân tộc Dân tộc của đối tượng Biến số định 1. Kinh
nghiên cứu danh 2. Hoa
3. Khác

Tôn giáo Dựa vào niềm tin vào tín Biến số định 1. Phật giáo
ngưỡng danh 2. Thiên chúa giáo
3. Khác
4. Không tôn giáo

Tình trạng sức khỏe Căn cứ theo tình trạng Biến số định 1. Rất tốt, có thể
thể chất hiện tại sức khoẻ mà người tham danh tham gia hoạt
gia cảm nhận hoặc chẩn động mạnh
đoán bệnh được khám tại 2. Đi lại được
Trạm Y tế vào thời điểm 3. Đi lại khó
làm nghiên cứu. khăn/sử dụng
dụng cụ hỗ trợ
4. Mất khả năng
tự đi lại
5. Mất khả năng
tự chăm sóc

Thời gian học Tính theo công việc mỗi Biến số định 1. < 5 tiếng

42
tập/làm việc mỗi ngày làm khoảng được lượng 2. 5 - 8 tiếng
ngày bao lâu 3. 9 - 12 tiếng
4. > 12 tiếng
5. Không có/ Tự
do

* Biến số phụ thuộc:

Tên biến số Định nghĩa Phân loại Giá trị

1. Ông/Bà có từng tham Tần suất tham gia Biến số định 1. Thường xuyên
gia hoạt động thể chất hoạt động tính
2. Thỉnh thoảng
(đạp xe, đi dạo,...) trong
tháng qua không?? 3. Không tham gia

Tính chất công Biến số định


2. Công việc của ông/bà 1. Thường xuyên
việc/yếu tố ảnh tính
có cần dùng nhiều sức
hưởng đến mức độ 2. Thỉnh thoảng
lực (khuân vác, đi bộ
tham gia
nhiều..) không? 3. Không tham gia

Tần suất vận động Biến số định


3. Ông/Bà có dành ít 1. Thường xuyên
nhẹ nhàng trong tính
nhất 1 tiếng mỗi ngày để
ngày 2. Thỉnh thoảng
vận động nhẹ nhàng
(như leo cầu thang, đi 3. Không tham gia
lòng vòng trong nhà…)
không?

Tên biến số Định nghĩa Phân loại Giá trị

43
Tần suất tập vận Biến số định
4. Ông/Bà thường dành 1. Thường xuyên
động trong 1 tuần tính
ít nhất 3 ngày/tuần để
2. Thỉnh thoảng
vận động (đi dạo, chạy
bộ…) gần khu vực 3. Không tham gia
ông/bà đang sinh sống
không?

Đánh giá về mức độ Biến số định


5. Ông/Bà có thường 1. Thường xuyên
tham gia các chương tính
xuyên tham gia các
trình tầm soát sức 2. Thỉnh thoảng
chương trình tầm soát
khỏe tại địa phương
sức khỏe thể chất tại địa 3. Không tham gia
phương không?

Yếu tố thời gian ảnh Biến số định


6. Công việc của ông/bà 1. Thường xuyên
hưởng đến mức độ tính
có chiếm phần lớn thời
tham gia 2. Thỉnh thoảng
gian nên không thể tham
gia hoạt động được. 3. Không tham gia

Tần suất tham gia Biến số định


7. Ông/Bà có thường đến 1. Thường xuyên
hoạt động ở các địa tính
các địa điểm công cộng
điểm công cộng 2. Thỉnh thoảng
(ví dụ: công viên, nhà văn
hóa,…) để đạp xe hoặc đi 3. Không tham gia
dạo không?

44
Tần suất tham gia vào
8. Ông/Bà có Biến số định 1. Thường xuyên
các hoạt động do địa
thường xuyên tham tính
phương tổ chức 2. Thỉnh thoảng
gia vào các sự kiện
văn hóa và nghệ 3. Không tham gia
thuật (hội thao, hội
thảo, truyền thông
tăng cường sức
khỏe,...) do địa
phương mình tổ
chức không?

Thái độ đối với các hoạt Biến số định


9. Ông/Bà có sẵn 1. Thường xuyên
động thể thao mới do tính
sàng dành thời gian
địa phương tổ chức 2. Thỉnh thoảng
để tham gia hoạt
động thể thao mới 3. Không tham gia
nếu được địa
phương triển khai
không?

Thái độ tham gia tích Biến số định


10. Ông/Bà có dự 1. Thường xuyên
cực các hoạt động thể tính
định sẽ duy trì thói
chất 2. Thỉnh thoảng
quen tham gia hoạt
động thể chất 3. Không tham gia
không?

Thái độ tích cực của Biến số định


11. Người thân có 1. Thường xuyên
người thân đối việc duy tính
ủng hộ việc ông/bà
trì thói quen vận động 2. Thỉnh thoảng
duy trì thói quen
của ông/bà
vận động không? 3. Không tham gia

45
Tần suất tham gia vận Biến số định
12. Người thân của 1. Thường xuyên
động của người thân tính
ông/bà có dành ít
cùng với ông/bà trong 2. Thỉnh thoảng
nhất 2 ngày/1 tuần
tuần
để cùng tham gia 3. Không tham gia
vận động cùng
ông/bà không?

Thái độ tích cực của địa Biến số định


13. Địa phương có 1. Thường xuyên
phương về việc tham tính
khuyến khích
gia hoạt động thể chất 2. Thỉnh thoảng
ông/bà tham gia
của ông/bà
vào các hoạt động 3. Không tham gia
thể chất không?

Biến số định 1. Đồng ý


14. Ông/Bà có nghĩ rằng Thái độ về hoạt
tính 2. Phân vân
mọi người đều nên tham động thể chất của
3. Không đồng ý
gia vào hoạt động thể người tham gia
chất không? nghiên cứu

Thái độ tích cực của Biến số định 1. Đồng ý


15. Ông/Bà rất thích
người nghiên cứu về tính 2. Phân vân
tham gia các hoạt động
hoạt động động thể 3. Không đồng ý
thể chất.
chất

Nhận thức về tầm Biến số định 1. Đồng ý


16. Ông/Bà cảm thấy
ảnh hưởng của vận tính 2. Phân vân
vận động thể chất mang
động thể chất 3. Không đồng ý
lại nhiều lợi ích hơn là
tác hại.

Đánh giá và nhận Biến số định 1. Đồng ý


17. Ông/Bà có cảm thấy
thức được hoạt động tính 2. Phân vân
rằng hoạt động thể chất

46
thể chất ảnh hưởng 3. Không đồng ý
giúp ông/bà cải thiện đời
như nào lên đời
sống tinh thần hơn
sống tinh thần.
không?

Nhận thức về tầm Biến số định 1. Đồng ý


18. Ông/Bà cho rằng
quan trọng của vận tính 2. Phân vân
tham gia vận động chỉ
động thể chất đối 3. Không đồng ý
dành cho người trẻ tuổi.
với người trẻ tuổi và
liên hệ bản thân

Nhận thức về tầm Biến số định 1. Đồng ý


19. Ông/Bà có cho rằng
quan trọng của vận tính 2. Phân vân
việc vận động thể chất là
động thể chất đối 3. Không đồng ý
hao tốn sức lực và lãng
với thời gian.
phí thời gian không?

Suy nghĩ về hoạt Biến số định 1. Đồng ý


20. Ông/Bà có cảm thấy
động thể chất nên tính 2. Phân vân
rằng cần thúc đẩy thêm
được thúc đẩy mạnh 3. Không đồng ý
nhiều hoạt động thể chất
mẽ không.
hơn trong tương lai
không?

Thái độ tích cực của Biến số định 1. Đồng ý


21. Ông/Bà lo lắng khi
người nghiên cứu về tính 2. Phân vân
vận động nhiều dễ khiến
hoạt động động thể 3. Không đồng ý
xương yếu hơn.
chất.

Suy nghĩ về việc Biến số định 1. Đồng ý


22. Ông/Bà ngại nơi
vận động nơi đông tính 2. Phân vân
đông người nên ít khi
người. 3. Không đồng ý
vận động ngoài trời.

Đánh giá về mức độ Biến số định 1. Đồng ý


23. Ông/Bà có cảm thấy
tích cực tham gia tính 2. Phân vân

47
của các cá nhân tại 3. Không đồng ý
rằng cộng đồng của
cộng đồng về thể
ông/bà đang ở có thái độ
chất.
tích cực khi tham gia các
vận động thể chất
không?

15.9 Quy trình nghiên cứu:


Bước 1: Tổng hợp, chọn vấn đề ưu tiên tại cộng đồng, viết mục tiêu khảo sát
cộng đồng.
Bước 2: Nhóm nghiên cứu được sự cho phép của Trưởng Trạm Y tế phường
Tân Thới Hòa và Bộ môn hướng dẫn thông qua mục tiêu đề tài, thực hiện lấy mẫu
tại cơ sở theo đúng quy định của trạm.
Bước 3: Giải thích cho các đối tượng nghiên cứu hiểu mục đích của việc nghiên
cứu, nếu đối tượng đồng ý tham gia khảo sát thì ký tên vào phiếu tình nguyện tham
gia khảo sát.
Bước 4: Đối tượng nghiên cứu được người khảo sát hướng dẫn trả lời bộ câu
hỏi. Thời gian trả lời bộ câu hỏi 10 - 15 phút/người dân.
Bước 5: Thu nhận lại phiếu câu hỏi. Nhóm nghiên cứu kiểm tra lại số lượng
phiếu được đưa ra khảo sát (50 phiếu).
Bước 6: Sau khi kiểm tra đủ số lượng phiếu theo quy định thì tổng hợp và tiến
hành nhập, xử lý và phân tích số liệu.
15.10 Phương pháp và phân tích số liệu nghiên cứu:
Xử lý số liệu: Nghiên cứu viên kiểm tra từng phiếu khảo sát của người tham gia
nghiên một cách cẩn thận và bảo mật thông tin tuyệt đối. Số liệu sau khi thu thập
thông tin được thống kê và nhập vào máy để lưu trữ.
Phân tích số liệu: Bằng phần mềm bảng tính Excel.
15.11 Nguồn lực, tài lực khảo sát:
Nhân lực: tất cả các thành viên của tổ 02 lớp CNĐD2020
Kinh phí dự trù: 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng.

48
16. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Nam 33 66
Giới tính
Nữ 17 34
18 - 35 tuổi 8 16
36 - 55 tuổi 12 24
Độ tuổi
56 - 70 tuổi 26 52
> 70 tuổi 4 8
Viên chức 3 6
Nhân viên văn
9 18
phòng
Nghề nghiệp Công nhân 7 14
Nội trợ 12 24
Hưu trí 6 12
Tự do 13 26
Độc thân 12 20
Tình trạng hôn nhân Kết hôn 46 76,6
Khác 2 3,3
Kinh 42 84
Dân tộc Hoa 4 8
Khác 4 8
Phật giáo 20 40
Thiên chúa giáo 18 36
Tôn giáo
Khác 3 6
Không tôn giáo 9 18
Sức khỏe thể chất Rất tốt 32 64
Đi lại được 15 30
Đi lại khó khăn/sử
3 6
dụng dụng cụ hỗ trợ
Mất khả năng tự đi 0 0
lại

49
Mất khả năng tự
0 0
chăm sóc
< 5 tiếng 4 8
5 - 8 tiếng 21 42
Thời gian học tập/làm
9 - 12 tiếng 17 34
việc
> 12 tiếng 0 0
Không có/ Tự do 8 16
Bảng 12: Đặc điểm dân số, xã hội của đối tượng khảo sát

Hình 4: Biểu đồ giới tính Hình 5: Biểu đồ tuổi

Hình 6: Biểu đồ nghề nghiệp

50
Hình 7: Biểu đồ hôn nhân

Hình 9: Biểu đồ dân tộc Hình 8: Biểu đồ tôn giáo

Hình 10: Biểu đồ sức


51khỏe thể chất
Hình 11: Biểu đồ thời gian học tập/ làm việc

 Nhận xét:
Đối tượng tham gia khảo sát thuộc giới tính nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn người
thuộc giới tính nữ (66%) và nằm trong độ tuổi từ 56-70 chiếm tỷ lệ cao nhất (52%).
Đối tượng tham gia khảo sát phần lớn làm nội trợ (24%) và ở tình trạng kết hôn
(76,6%). Phần đông người tham gia khảo sát là người dân tộc Kinh (84%) và có tôn
giáo là Phật Giáo (40%). Đối tượng tham gia khảo sát đa số có sức khỏe thể chất rất
tốt (64%) và có thời gian học tập/làm việc từ 5-8 tiếng (42%).
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Thường xuyên 42 84
Từng tham gia hoạt động thể chất (đạp
Thỉnh thoảng 8 16
xe, đi dạo,...) trong tháng qua.
Không tham gia 0 0
Thường xuyên 35 70
Công việc cần dùng nhiều sức lực
Thỉnh thoảng 12 24
(khuân vác, đi bộ nhiều..).
Không tham gia 3 6
Dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để vận Thường xuyên 23 46
động nhẹ nhàng (như leo cầu thang, đi Thỉnh thoảng 19 38
lòng vòng trong nhà…). Không tham gia 8 16
Thường dành ít nhất 3 ngày/tuần để Thường xuyên 18 36
vận động (đi dạo, chạy bộ…) gần khu Thỉnh thoảng 22 44
52
vực đang sinh sống. Không tham gia 10 20
Thường xuyên tham gia các chương Thường xuyên 20 40
trình tầm soát sức khỏe thể chất tại địa Thỉnh thoảng 15 30
phương. Không tham gia 15 30
Thường xuyên 17 34
Công việc chiếm phần lớn thời gian
Thỉnh thoảng 20 40
nên không thể tham gia hoạt động.
Không tham gia 13 26
Thường đến các địa điểm công cộng Thường xuyên 7 14
(ví dụ: công viên, nhà văn hóa,…) để Thỉnh thoảng 20 40
đạp xe hoặc đi dạo. Không tham gia 23 46
Thường xuyên tham gia vào các sự
Thường xuyên 4 8
kiện văn hóa và nghệ thuật (hội thao,
Thỉnh thoảng 12 24
hội thảo, truyền thông tăng cường sức
Không tham gia 34 68
khỏe,...) do địa phương mình tổ chức.
Sẵn sàng dành thời gian để tham gia Thường xuyên 12 24
hoạt động thể thao mới nếu được địa Thỉnh thoảng 20 40
phương triển khai. Không tham gia 18 36
Thường xuyên 25 50
Dự định duy trì thói quen tham gia
Thỉnh thoảng 18 36
hoạt động thể chất.
Không tham gia 7 14
Thường xuyên 36 72
Người thân có ủng hộ duy trì thói
Thỉnh thoảng 8 16
quen vận động.
Không tham gia 6 12
Thường xuyên 27 54
Người thân có dành ít nhất 2 ngày/1
Thỉnh thoảng 17 34
tuần để cùng tham gia vận động.
Không tham gia 6 12
Thường xuyên 37 74
Địa phương có khuyến khích tham gia
Thỉnh thoảng 10 20
vào các hoạt động thể chất.
Không tham gia 3 6
Bảng 13: Mức độ tham gia hoạt động thể chất

53
Hình 12: Biểu đồ mức độ tham gia hoạt động thể chất

Hình 13: Biểu đồ mức độ tham gia hoạt động thể chất

 Nhận xét:

54
Tỷ lệ đối tượng khảo sát từng tham gia hoạt động thể chất trong tháng qua ở
mức thường xuyên chiếm 84%. Hầu hết những người dân được khảo sát (70%) làm
công việc cần dùng nhiều sức lực, trong đó số người thường xuyên dành ít nhất 1
giờ/ngày để vận động nhẹ nhàng chiếm 46% nhưng chỉ có 44% dành ít nhất 3
ngày/tuần để vận động. Tỷ lệ người dân thường xuyên tham gia các chương trình
tầm soát sức khỏe thể chất tại địa phương chỉ đạt 40% do hầu hết bị thời gian làm
việc kéo dài ảnh hưởng. Phần lớn đối tượng khảo sát không tham gia vào các hoạt
động thể chất ở địa điểm công cộng và các sự kiện văn hóa nghệ thuật do địa
phương tổ chức. Không quá nhiều người sẵn sàng dành thời gian tham gia hoạt
động thể thao mới. Đa số người dân có dự định duy trì thói quen tham gia hoạt động
thể chất, có người thân ủng hộ việc duy trì và cùng tham gia vào thói quen trên.

Mức độ Tổng số người Tỷ lệ %

Thường xuyên 2 4%

Thỉnh thoảng 40 80%

Không tham gia 8 16%

Bảng 14: Thống kê mức độ tham gia hoạt động thể chất

 Kết luận: 80% đối tượng tham gia khảo sát thỉnh thoảng mới tham gia hoạt
động thể
chất.

Hình 14: Mức độ tham gia hoạt động thể chất

55
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

56
Đồng ý
47 94
Nghĩ rằng mọi người đều nên tham gia vào Phân vân
3 6
hoạt động thể chất. Không đồng
0 0
ý
Đồng ý
34 68
Phân vân
Rất thích tham gia các hoạt động thể chất. 13 26
Không đồng
3 6
ý
Đồng ý
24 48
Cảm thấy vận động thể chất mang lại nhiều Phân vân
18 36
lợi ích hơn là tác hại. Không đồng
8 16
ý
Đồng ý
38 76
Cảm thấy rằng hoạt động thể chất giúp cải Phân vân
12 24
thiện đời sống tinh thần hơn. Không đồng
0 0
ý
Đồng ý
17 34
Tham gia vận động chỉ dành cho người trẻ Phân vân
12 24
tuổi. Không đồng
21 42
ý
Đồng ý
2 4
Vận động thể chất là hao tốn sức lực và Phân vân
7 14
lãng phí thời gian. Không đồng
41 82
ý
Đồng ý
25 50
Cần thúc đẩy thêm nhiều hoạt động thể Phân vân
22 44
chất hơn trong tương lai. Không đồng
3 6
ý
Lo lắng khi vận động nhiều dễ khiến xương Đồng ý 21 42
yếu hơn. Phân vân 19 38
Không đồng 10 20
57
ý
Đồng ý
15 30
Ngại nơi đông người nên ít khi vận động Phân vân
24 48
ngoài trời. Không đồng
11 22
ý
Đồng ý
39 78
Cộng đồng đang ở có thái độ tích cực khi Phân vân
11 22
tham gia các vận động thể chất. Không đồng
0 0
ý
Bảng 15: Thái độ đối với hoạt động thể chất.

Hình 15: Biểu đồ tham gia hoạt động thể chất

 Nhận xét:
Có thể thấy hầu hết đối tượng tham gia khảo sát đều đồng ý với suy nghĩ mọi

người đều nên tham gia hoạt động thể chất (94%), trong đó 48% người dân cũng
cảm thấy được lợi ích của nó và có tới 76% cảm nhận được hoạt động thể chất giúp
cải thiện đời sống tinh thần. Đa số người dân không đồng ý với việc tham gia vận
động chỉ dành cho người trẻ tuổi (42%) cũng như là vận động thể chất thì hao tốn

58
sức lực và lãng phí thời gian (82%). Phần lớn người dân thích hoạt động thể chất và
cảm thấy cần thúc đẩy thêm nhiều hoạt động thể chất hơn trong tương lai, hầu như
người tham gia khảo sát cảm thấy cộng đồng đang ở có thái độ tích cực khi tham gia
các vận động thể chất (78%).

Thái độ Tổng số người Tỷ lệ %

Chưa tích cực 14 28%

Tích cực 36 72%

Bảng 16: Thống kê thái độ đối với hoạt động thể chất.

Hình 16: Thái độ tích cực tham gia hoạt động

 Kết luận: Phần lớn 72% các đối tượng tham gia khảo sát có thái độ tích cực
tham gia hoạt động thể chất.

59
17. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CỘNG ĐỒNG:
17.1 Vấn đề sức khỏe ưu tiên:
Qua kết quả khảo sát, chỉ có 4% người dân duy trì tham gia hoạt động thể chất
thường xuyên, dẫn đến tình trạng các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch trong
cộng đồng tăng lên.
17.2 Mục tiêu
 Nâng tỷ lệ thái độ tích cực tham gia hoạt động thể chất của người dân từ 72%
lên 82%.
 Nâng tỷ lệ mức độ tham gia hoạt động thể chất thường xuyên của dân tại
phường Tân Thới Hòa, từ 4% lên 50%.
 Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 23/12/2023 đến ngày 24/1/2023.
17.3 Giải pháp:
Tổ chức buổi truyền thông giáo dục sức khỏe, cập nhật kiến thức về lợi ích của
việc tham gia hoạt động thể chất thường xuyên cho người dân phường Tân Thới
Hòa, Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
17.4 Thực hiện giải pháp:
 Đối tượng: Người dân sống tại phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, thành
phố Hồ Chí Minh
 Địa điểm: Trạm y tế phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú
 Phương pháp: Hai chiều - Một chiều
 Phương tiện: Truyền thông trực tiếp, áp phích tờ bướm. Tổ chức buổi truyền
thông giáo dục sức khỏe, trang thông tin điện tử.
 Nội dung giáo dục sức khỏe: Cung cấp kiến thức về hoạt động thể chất bổ
ích - Nâng cao tỉ lệ thái độ và mức độ tham gia hoạt động thể chất
 Thời gian dự kiến: 15 - 30 phút
o Bắt đầu: 8 giờ 30 phút ngày 22/1/2023
o Kết thúc: 9 giờ 45 ngày 22/1/2023
o Thành phần tham dự:
- Cán bộ y tế phường Tân Thới Hòa: Điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo
- Người dân sống tại phường Tân Thới Hòa.

60
17.5 Kế hoạch cụ thể

Thời Nội Mục tiêu Đối Người Người Người Kinh Kết quả
gian dung tượng thực giám sát phối hợp phí dự mong đợi
hiện trù

22.12. Lập kế Đề ra đề Người Đội Trưởng Phó Kế hoạch


2023 hoạch mục cần từ đủ ngũ trạm trạm có đầy đủ
cho buổi làm 18 tuổi nhân BS.Kiều DS. thời gian,
truyền trở lên viên y Hồng Huỳnh dự trù,
thông đã tế trạm Thủy Thị Trúc thống
Giáo tham Y Tế Sương nhất các
dục sức gia ban làm
khỏe - khảo việc
Thành sát
phần
ban tổ
chức -
các ban
làm
việc.

23.12. Trình Dự trù Đội Phó NHS.Hồ Dự trù


203 duyệt dự kinh phí ngũ trạm Thị kinh phí
trù kinh nhân DS. Phương được
phí viên y Huỳnh Lan thông qua
tế Thị Trúc
Trạm Sương
Y Tế

23.12. Tiến độ: Hoàn Đội Y sĩ Y sĩ Hoàn

61
2023 Lịch thành thời ngũ Phạm Đặng chỉnh tiến
trình gian biểu nhân Thành Vũ Hiệp độ công
thời gian trước viên y Nhân việc.
tổng - chương tế
thời gian trình Trạm
đăng bài Y Tế
truyền
thông

24.12. Tuyển Đủ nhân Y sĩ Y sĩ Đạt đủ


203 cộng tác sự chạy Phạm Đặng nhân sự
viên chương Thành Vũ Hiệp
tham gia trình Nhân

26.12. Chốt Đủ nhân Y sĩ Y sĩ Đạt đủ


2023 nhân sự sự Phạm Đặng nhân sự
Thành Vũ Hiệp
Nhân

26.12. Thiết kế Áp phích, Thành Đội BS. Y sĩ Hoàn


2023 ấn phẩm Áp phích viên ngũ Trần Phạm thành ấn
=> truyền tờ bướm chạy nhân Khánh Thành phẩm
4.1.20 thông Áp phích chương viên y Huyền Nhân truyền
23 thông tin trình tế thông
buổi giáo Trạm theo hạn
Truyền dục Y Tế đề ra
thông sức
Giáo dục khỏe
sức khỏe
Standee

5.1.20 Thiết kế Nội dung Thành Đội Trưởng Y sĩ Hoàn

62
23- nội dung buổi giáo viên ngũ trạm Phạm chỉnh nội
12.1.2 buổi dục sức chạy nhân BS.Kiều Thành dung buổi
023 truyền khỏe chương viên y Hồng Nhân giáo dục
thông trình tế Thủy sức khỏe
giáo dục giáo Trạm
sức khỏe dục Y Tế
sức
khỏe

14.1.2 Trình Nội dung- Thành Đội Y sĩ Y sĩ Chốt ấn


023 duyệt - ấn phẩm viên ngũ Phạm Đặng phẩm -
ấn phẩm nhân Thành Vũ Hiệp nội dung
- nội viên y Nhân buổi giáo
dung tế dục sức
buổi khỏe
giáo dục
sức khỏe

15.01. Chạy bài Chạy bài Thành Đội ĐD. NHS.Hồ Chạy bài
2023 truyền truyền viên ngũ Nguyễn Thị theo thời
- thông thông FB nhân Thị Phương gian ấn
20.01. theo thời viên y Thảo Lan định đã
2023 gian đã tế duyệt
lên kế
hoạch

18.01. In ấn - Hậu cần Thành Đội ĐD. ĐD. 5.000.0 Hoàn tất
2023 Chuẩn viên ngũ Đoàn Nguyễn 000 - công tác
bị công nhân Thị Thị 10.000. hậu cần
tác hậu viên y Hương Thảo 000

63
cần tế

17.01. Kịch Lên kịch Thành Đội Y sĩ Phó Hoàn tất


2023 bản bản viên ngũ Phạm trạm kịch bản
chương nhân Thành DS. chương
trình - viên y Nhân Huỳnh trình
buổi tế Thị Trúc
truyền Sương
thông
giáo dục
sức khỏe

19.01. Duyệt Duyệt Thành Đội Trưởng Phó Kịch bản


2023 kịch bản viên ngũ trạm trạm hoàn
chương nhân BS.Kiều DS. chỉnh
trình viên y Hồng Huỳnh
tế Thủy Thị Trúc
Sương

20.01. Tổng Tổng Thành Đội Y sĩ Y sĩ Chạy dợt


2023 duyệt duyệt viên ngũ Phạm Đặng chương
- chương nhân Thành Vũ Hiệp trình
21.01. trình viên y Nhân thành
2023 tế công

22.01. Chạy Chạy Người Đội Y sĩ Y sĩ Chương


2023 chương chương lớn ngũ Phạm Đặng trình
trình trình tuổi đã nhân Thành Vũ Hiệp thành
theo tham viên y Nhân công
kịch bản gia tế
phân khảo
công có sát

64
sẵn.

23.01. Lượng Khảo sát Người Đội Trưởng Y sĩ Lập Kế


2023 giá - Rút tỷ lệ thay lớn ngũ trạm Phạm hoạch cho
kinh đổi thái tuổi đã nhân BS.Kiều Thành buổi
nghiệm độ - mức tham viên y Hồng Nhân truyền
độ gia tế Thủy thông
khảo giáo dục
sát sức khỏe
tiếp theo

Bảng 17: Kế hoạch chăm sóc cộng đồng

STT CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG

1 LÊN KẾ HOẠCH, DUYỆT KẾ HOẠCH Trưởng trạm BS. Kiều Hồng Thủy
Phó trạm DS. Huỳnh Thị Trúc
Sương

2 QUẢN LÝ ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG BS. Trần Khánh Huyền

3 QUẢN LÝ NHÂN SỰ - CHỊU TRÁCH ĐD. Nguyễn Thị Thảo


NHIỆM TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

4 QUẢN LÝ CÔNG TÁC HẬU CẦN ĐD. Đoàn Thị Hương

5 QUẢN LÝ NỘI DUNG Y sĩ Phạm Thành Nhân


Y sĩ Đặng Vũ Hiệp

6 TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NHS.Hồ Thị Phương Lan

Bảng 18: Bảng Phân công kế hoạch chăm sóc

65
18. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
18.1 Kết luận
Qua kết quả khảo sát ta có thể thấy được tỷ lệ thái độ tham gia hoạt động thể
chất của dân tại phường Tân Thới Hòa chiếm phần lớn 72% tích cực và 28% chưa
tích cực. Và tỷ lệ mức độ tham gia hoạt động thể chất của dân tại phường Tân Thới
Hòa thỉnh thoảng chiếm 80%, không tham gia 16 % và thường xuyên chỉ có 4%.
18.2 Kiến nghị:
Địa phương nên kết hợp cùng trạm y tế để lên kế hoạch và thực hiện truyền
thông - giáo dục sức khỏe cho người dân. Qua đó giúp người dân trong địa bàn có
nhận thức và hành động đúng đắn để cải thiện và duy trì sức khỏe thể chất cũng như
là tinh thần. Lên kế hoạch và triển khai đều đặn, kết hợp khảo sát định kỳ để có cái
nhìn tổng quan về kết quả thực hiện kế hoạch. Từ đó đưa ra đánh giá chi tiết và có
sự thay đổi kế hoạch để phù hợp với người dân trong từng giai đoạn.
Thông qua kết quả khảo sát được trình bày ở trên, nhóm em xin đề xuất một số
kiến nghị đóng góp phần nâng cao sức khỏe người dân tại địa bàn phường Tân Thới
Hoà, quận Tân Phú.
18.3 Cá nhân và gia đình:
Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích và động viên nhau cùng tham
gia vào các hoạt động thể chất lành mạnh, phù hợp (đi bộ, tập dưỡng sinh, thể dục
nhịp điệu,…) để rèn luyện sức khỏe. Kết hợp với ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để duy
trì sức khỏe.
18.4 Cộng đồng:
Tiếp tục duy trì và phát huy công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe trực tiếp
tại cộng đồng cho nhóm đối tượng từ đủ 18 tuổi trở lên.
Địa phương tích cực tổ chức các chương trình hoạt động thể chất tập thể kết
hợp thêm giải thưởng để khuyến khích người dân tích cực tham gia.
18.5 Trạm y tế:
Truyền thông - giáo dục sức khỏe là quá trình lâu dài và cần sự kết hợp của
nhiều yếu tố cũng như là sự tham gia của nhiều ban ngành nên cần lập kế hoạch chi
tiết, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng thành viên.

66
Cần đảm bảo nội dung và người thực hiện truyền thông - giáo dục sức khỏe cần
ngắn gọn nhưng vẫn phải dễ hiểu; nên sử dụng từ ngữ gần gũi, sinh động để thu hút
sự chú ý của người dân.
Khi truyền thông - giáo dục sức khỏe cũng cần chú ý đến thời gian và địa điểm
thuận tiện cho cả người dân và trạm y tế. Ngoài ra, người thực hiện việc truyền
thông - giáo dục sức khỏe cần phải giao tiếp với người dân để hiểu được suy nghĩ,
nhu cầu của họ trong quá trình thực hiện.

67
PHỤ LỤC

BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ VÀ THÁI ĐỘ VỀ THAM GIA HOẠT ĐỘNG THỂ


CHẤT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA, QUẬN TÂN PHÚ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023

Chào ông/bà! Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu nhằm khảo sát mức độ tham gia
hoạt động thể chất có liên quan đến sức khỏe tinh thần trong cộng đồng của người
lớn tuổi tại địa bàn phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú.

Kính mời ông/bà trả lời những câu hỏi dưới đây. Thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ
giúp chúng tôi đánh giá được mức độ tích cực tham gia hoạt động giải trí trên địa
bàn. Chúng tôi đảm bảo thông tin này sẽ được thể hiện như là một phần của kết quả
nghiên cứu nhưng không bị tiết lộ tên hoặc các thông tin cá nhân có thể nhận diện.
Rất mong ông/bà trả lời đầy đủ và khách quan chính xác.

Xin trân trọng cảm ơn!

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Câu 1: Giới tính:  Nam


 Nữ

Câu 2: Độ tuổi hiện tại:  18 - 35 tuổi


 36 - 55 tuổi
 56 - 70 tuổi
 > 70 tuổi

68
Câu 3: Nghề nghiệp hiện tại:  Viên chức
 Nhân viên văn phòng
 Công nhân
 Nội trợ
 Hưu trí
 Tự do

Câu 4: Tình trạng hôn nhân hiện tại:  Độc thân


 Kết hôn
 Khác

Câu 5: Dân tộc:  Kinh


 Hoa
 Khác

Câu 6: Tôn giáo:  Phật giáo


 Thiên chúa giáo
 Khác
 Không tôn giáo

Câu 7: Tình trạng sức khỏe thể chất  Rất tốt, có thể tham gia các hoạt động
hiện tại: mạnh
 Đi lại được
 Đi lại khó khăn/sử dụng dụng cụ hỗ trợ
 Mất khả năng tự đi lại

69
 Mất khả năng tự chăm sóc

Câu 8: Thời gian học tập/làm việc mỗi  < 5 tiếng


ngày:  5 - 8 tiếng
 9 - 12 tiếng
 > 12 tiếng
 Không có/ Tự do

B. MỨC ĐỘ THAM GIA HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT:

Thường Thỉnh Không


xuyên thoảng tham gia
(2 điểm) (1 điểm) (0 điểm)

1. Ông/Bà có từng tham gia hoạt động thể chất


(đạp xe, đi dạo,...) trong tháng qua không??

2. Công việc của ông/bà có cần dùng nhiều


sức lực (khuân vác, đi bộ nhiều..) không?

3. Ông/Bà có dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để


vận động nhẹ nhàng (như leo cầu thang, đi
lòng vòng trong nhà…) không?

70
4. Ông/Bà thường dành ít nhất 3 ngày/tuần để
vận động (đi dạo, chạy bộ…) gần khu vực
ông/bà đang sinh sống không?

5. Ông/Bà có thường xuyên tham gia các


chương trình tầm soát sức khỏe thể chất tại địa
phương không?

6. Công việc của ông/bà chiếm phần lớn thời


gian nên không thể tham gia hoạt động được.

7. Ông/Bà có thường đến các địa điểm công


cộng (ví dụ: công viên, nhà văn hóa,…) để đạp
xe hoặc đi dạo không?

8. Ông/Bà có thường xuyên tham gia vào các


sự kiện văn hóa và nghệ thuật (hội thao, hội
thảo, truyền thông tăng cường sức khỏe,...) do
địa phương mình tổ chức không?

9. Ông/Bà có sẵn sàng dành thời gian để tham


gia hoạt động thể thao mới nếu được địa
phương triển khai không?

71
10. Ông/Bà có dự định sẽ duy trì thói quen
tham gia hoạt động thể chất không?

11. Người thân có ủng hộ việc ông/bà duy trì


thói quen vận động không?

12. Người thân của ông/bà có dành ít nhất 2


ngày/1 tuần để cùng tham gia vận động cùng
ông/bà không?

13. Địa phương có khuyến khích ông/bà tham


gia vào các hoạt động thể chất không?

C. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT

Đồng ý Phân vân Không


(2 điểm) (1 điểm) đồng ý
(0 điểm)

1. Ông/Bà có nghĩ rằng mọi người đều nên tham


gia vào hoạt động thể chất không?

2. Ông/Bà rất thích tham gia các hoạt động thể


chất.

72
3. Ông/Bà cảm thấy vận động thể chất mang lại
nhiều lợi ích hơn là tác hại.

4. Ông/Bà có cảm thấy rằng hoạt động thể chất


giúp ông/bà cải thiện đời sống tinh thần hơn
không?

5. Ông/Bà cho rằng tham gia vận động chỉ dành


cho người trẻ tuổi.

6. Ông/Bà có cho rằng việc vận động thể chất là


hao tốn sức lực và lãng phí thời gian không?

7. Ông/Bà có cảm thấy rằng cần thúc đẩy thêm


nhiều hoạt động thể chất hơn trong tương lai
không?

8. Ông/Bà lo lắng khi vận động nhiều dễ khiến


xương yếu hơn.

9. Ông/Bà ngại nơi đông người nên ít khi vận


động ngoài trời.

10. Ông/Bà có cảm thấy rằng cộng đồng của


ông/bà đang ở có thái độ tích cực khi tham gia
các vận động thể chất không?

Xin trân trọng cảm ơn quý Ông/Bà đã tham gia khảo sát này!

Ngày điều tra: ………./………/ 2023

73
74

You might also like