Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH ĐIỀU DƯỠNG - KTYH

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG


TẠI
TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 5 QUẬN 8 TP.HCM

GVHD: LỚP: CNĐDGMHS2019


THẦY LÊ VĂN TỈNH TỔ: 02
TRƯỞNG TRẠM: THỜI GIAN THỰC TẬP:
THS.BS. LÊ THANH TUẤN 28/03/2022 – 08/04/2022

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................................1


LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................2
PHẦN I: TỔNG QUAN TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8...............................................................3

1. Lịch sử - Địa lý:..................................................................................................................3


2. Tình hình sức khỏe về cung ứng kinh tế:............................................................................6

2.1. Hệ thống tổ chức:.....................................................................................................6


2.2. Chức năng - nhiệm vụ:.............................................................................................6

PHẦN II: TỔNG QUAN TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 5....................................................................8

1. Đặc điểm tình hình phường 5:............................................................................................8

1.1. Cơ cấu tổ chức:.........................................................................................................8


1.2. Chức năng, nhiệm vụ:...............................................................................................9

2. Sơ đồ tổ chức hoạt động của trạm:...................................................................................10


3. Sơ đồ nhân sự của trạm:....................................................................................................10
4. Mối quan hệ cộng tác, lề lối làm việc:..............................................................................12

4.1. Đối với Trung tâm y tế quận 8:..............................................................................12


4.2. Đối với chính quyền:..............................................................................................12
4.3. Đối với ban ngành đoàn thể:...................................................................................12
4.4. Mô hình dịch bệnh phường 5 năm 2021:...............................................................13

5. Nhận xét chung:................................................................................................................13


6. Nhận định vấn đề sức khỏe tại trạm qua vòng tròn 8 bánh xe:.........................................14

6.1. Dân số:....................................................................................................................14


6.2. Kinh tế:...................................................................................................................14
6.3. Xã hội:....................................................................................................................14
6.4. Văn hóa – tôn giáo:.................................................................................................15
6.5. Vệ sinh - môi trường:.............................................................................................15
6.6. Giao thông vận tải:.................................................................................................16
6.7. Dịch vụ y tế:...........................................................................................................16
6.8. Phương tiện trao đổi thông tin:...............................................................................17
7. Các chương trình sức khỏe tại trạm:.................................................................................17

PHẦN III: THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG.........................................................20

1. Nhận định tình trạng sức khỏe của người dân tại địa bàn phường 5 quận 8:...................20
2. Tổng quan tình hình covid-19:..........................................................................................22

2.1. Đặc điểm covid-19:................................................................................................22


2.2. Tình hình hiện nay..................................................................................................22

3. Đặt vấn đề:........................................................................................................................23


4. Mục tiêu khảo sát:.............................................................................................................25
5. Đối tượng phương pháp khảo sát:.....................................................................................25

5.1. Thiết kế nghiên cứu:...............................................................................................25


5.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.........................................................................25
5.3. Cỡ mẫu: 30 mẫu.....................................................................................................26
5.4. Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên.............................................................26
5.5. Công cụ thu thập số liệu: bộ câu hỏi soạn sẵn........................................................26
5.6. Quy trình thu thập số liệu.......................................................................................26
5.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................................27
5.8. Hạn chế sai sót........................................................................................................27
5.9. Nguồn lực, kinh phí dự trù.....................................................................................27

6. Kết quả, kết luận và kiến nghị:.........................................................................................28

6.1. Kết quả:..................................................................................................................28


6.2. Kết luận:.................................................................................................................43
6.3. Bàn luận..................................................................................................................44
6.4. Kiến nghị:...............................................................................................................45

7. Dự phòng:.........................................................................................................................46
8. Lập kế hoạch chăm sóc:....................................................................................................47
9. Hoạt động tại trạm:...........................................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................60


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bản đồ quận 8....................................................................................................................4
Hình 2. Trung tâm y tế quận 8.......................................................................................................5
Hình 3. Dàn ý nghiên cứu............................................................................................................25
Hình 4. Sinh viên hỗ trợ người dân làm giấy hoàn thành cách ly................................................57
Hình 5. Sinh viên lọc dữ liệu tiêm vaccine..................................................................................57
Hình 6. Cắt bông gòn...................................................................................................................59
HÌNH 7. Sinh viên tại trạm..........................................................................................................59

1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến với Ban giám hiệu trường Đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch, Quý thầy cô bộ môn Điều dưỡng Cộng đồng đã tạo cho chúng em cơ
hội để được thực tập và trải nghiệm thực tế tại các tuyến y tế cơ sở.
Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy Lê Văn Tỉnh – Giảng viên hướng dẫn lâm
sàng và BS. Lê Thanh Tuấn – Trưởng trạm y tế phường 5, quận 8 cùng toàn thể cán bộ nhân
viên tại trạm đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp số liệu, tài liệu, sổ sách, góp ý và bổ sung kiến thức
cho chúng em hoàn thành bài báo cáo này.
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp cùng với sự hạn hẹp về thời gian thực tập và kinh nghiệm,
nên bài báo cáo không thể không tránh khỏi các sai sót. Vì vậy, chúng em kính mong nhận được
ý kiến đóng góp của thầy, cô cùng với tập thể cán bộ nhân viên tại trạm y tế phường 5, quận 8
để chúng em có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện bài báo cáo hơn.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc Ban giám hiệu nhà trường, Quý thầy cô bộ môn, thầy Lê
Văn Tỉnh, BS. Lê Thanh Tuấn cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại trạm y tế thật nhiều sức
khỏe và thành công trên con đường y học.
Tập thể sinh viên tổ 2 lớp GMHS2019 xin chân thành cám ơn!

2
PHẦN I: TỔNG QUAN TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8

1. Lịch sử - Địa lý:


Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh,

- Phía Đông giáp quận 4, quận 7.

- Phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, - Phía Nam giáp huyện Bình Chánh.

- Phía Bắc giáp quận 5, quận 6.

Quận có diện tích tự nhiên 1.917,49 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn vị hành chính cấp
phường. Toàn bộ diện tích Quận 8 là đồng bằng có địa hình thấp với cao độ trung bình so với
mặt nước biển là 1,2m trong đó thấp nhất là 0,3m (phường 7) và cao nhất là 2.0 m (phường 2),
với chu vi khoảng 32 km.

Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6) và khu đô thị mới Nam
Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị hóa cao, có hệ thống, giao thông khá phát
triển ngày càng được cải thiện với một số tuyến chính nối từ trung tâm thành phố qua quận 8
đến khu đô thị Nam Sài Gòn: Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Thế
Hiển, đường Tạ Quang Bửu, đường An Dương Vương,...; do đó, Quận 8 hội đủ các nhân tố cần
thiết cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển ngành trọng điểm phát triển trên địa bàn trong
những năm qua) một cách toàn diện. Ngoài ra với vị trí thuận lợi, Quận 8 còn có tiềm năng để
thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển: công nghiệp và xây dựng phát triển
đô thị.

Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng là các dự án cải thiện môi trường nước, các dự án
bồi thường hỗ trợ, tái định cư nhà ở ven sông, các dự án công viên cây xanh dọc sông, kênh...
đến nay Quận 8 dần thoát khỏi tình trạng “vùng nước đen” của khu vực.

3
Hình 1. Bản đồ quận 8

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 8


Địa chỉ: 170 Tùng Thiện Vương, phường 11, quận 8, TPHCM.

Điện thoại: 0839515719.

Trung tâm Y tế quận 8 năm khu vực nội thành phía nam thành phố Hồ Chí Minh. quận được
giáp ranh với Q.4, Q.5, Q.6, Q.7, Bình Tân và Bình Chánh, là một quận nằm gần trung tâm
thành phố nên diện tích đất hẹp và mật độ dân số ngày càng tăng đa phần là người dân nhập cư
đến sinh sống.

Trước địa hình nêu trên, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn quận 8 là một trong
những công tác chủ chốt của Quận. Ngoài công tác khám, chữa bệnh cho người dân, Trung tâm
Y tế Quận còn chú trọng thực hiện các công tác phòng, chống dịch bệnh (như: COVID-19, Sốt

4
xuất huyết, Tay chân miệng, Sốt rét, và các bệnh truyền nhiễm khác) để phòng tránh dịch bệnh
diễn biến ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nói riêng và cộng đồng
nói chung.

Để đáp ứng các công tác phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, Trung tâm Y tế quận 8 còn có
một đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng trình độ

chuyên môn đáp ứng với vị trí việc làm mà đơn vị có nhu cầu đề ra.

Hình 2. Trung tâm y tế quận 8

5
2. Tình hình sức khỏe về cung ứng kinh tế:

2.1.Hệ thống tổ chức:

2.2.Chức năng - nhiệm vụ:


Căn cứ Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Trung tâm Y tế quận 8 có chức
năng, nhiệm vụ thực hiện các công tác sau:

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Truyền thông giáo dục sức khỏe.

Vệ sinh phòng bệnh.

6
Các Chương trình mục tiêu Quốc gia: phòng chống Sốt rét, phòng chống bướu cổ, phòng chống
Phong, phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng chống lao, phòng chống
HIV/AIDS, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe tâm thần cộng đồng, vệ sinh môi trường, y tế
học đường.

Khám chữa bệnh.

Y học cổ truyền.

Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

7
PHẦN II: TỔNG QUAN TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 5

1. Đặc điểm tình hình phường 5:

1.1.Cơ cấu tổ chức:


Địa chỉ: 18 đường 1, Khu nhà ở Hiệp Ân, phường 5, quận 8, TPHCM.

Điện thoại: 02838508779

Trạm y tế phường 5 là cơ quan y tế tuyển đầu, hoạt động dưới sự lãnh đạo của trung tâm y tế
quận 8 về chuyên môn, kỹ thuật, tài chính và nhân sự. Chịu sự lãnh đạo của UBND phường 8
về kế hoạch và thực hiện các hoạt động y tế tại địa phương.

- Diện tích trạm: 500 m2.


- Dân số trung bình: 46673 người
- Phường có 10 khu phố và 114 tổ dân phố
- Phường 5 giáp với:

+ Phía Bắc: Giáp phường 12.

+ Phía Nam: Giáp Bình Chánh

+ Phía Đông: Giáp phường 4

+ Phía Tây: Giáp phường 6 và Bình Chánh.

- Trạm là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, đây là nơi thực hiện việc Sơ cứu, khám chữa bệnh
ban đầu và là cơ sở y tế gần nhất khi có tai nạn xảy ra.

- Trạm y tế là nơi phòng chống các bệnh truyền nhiễm, khống chế dịch bệnh không để dịch
bệnh lây lan rộng trên địa bàn mà trạm hoạt động.

* Tổ chức và nhân sự:

- Trạm y tế là 1 bộ phận trực thuộc Trung Tâm y Tế quận 8 về nhân sự trạm có 9 nhân sự (1 Bs;
1 ys đa khoa; 1 NHSCĐ; 2 CNĐD; 1 DSTH và 1 CNYTCC, 2 ĐDTH).

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự y tế:


8
- Trạm Y tế phường được xây dựng đạt diện tích qui định, là công trình kiên cố bố trí tương đối
đủ các phòng chức năng, có cây xanh, bóng mát, bảng hiệu, tường rào riêng biệt. Hệ thống vi
tính và hoà mạng internet phủ đều.

- Các trang thiết bị có tại đơn vị hiện nay đã tương đối đầy đủ.

- Tại Trạm Y tế phường, ngoài các trang thiết bị cơ bản còn được trang bị thêm máy phun khí
dung, bình oxy, dopler tim thai, SpO2, máy đo đường huyết... để thực hiện việc khám, cấp cứu
và điều trị bệnh thông thường do đó chất lượng khám chữa bệnh thay đổi đáng kể, góp phần
nâng cao năng lực chuyên môn ở tuyến cơ sở ban đầu.

1.2.Chức năng, nhiệm vụ:


- Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, xây dựng các kế hoạch và triển
khai các chương trình y tế quốc gia theo tiêu chí của Bộ Y tế.

- Tham mưu Uỷ ban nhân dân phường:

+ KH xử lý vùng nguy cơ tại các khu phố (diệt lăng quăng).

+ KH phòng chống dịch bệnh covid 19

+ KH thanh tra VSATTP năm 2020

+ KH thanh kiểm tra y tế tư nhân 2020

+ KH triển khai uống vitamin A cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi.

- Thực hiện công tác chuyên môn thường xuyên tại trạm và sự chỉ đạo tuyến trên.

9
2. Sơ đồ tổ chức hoạt động của trạm:

3. Sơ đồ nhân sự của trạm:

STT Nhân sự Chức danh Chức vụ Nhiệm vụ


1 Lê Thanh Bác sĩ Trưởng Phụ trách quản lý chung tại trạm
Tuấn trạm y tế. Tham gia các ban chỉ đạo
về sức khoẻ như HIV/AIDS,
10
T3G, Thuốc lá, … (KP7)
2 Phạm Thị Điều dưỡng Phó trạm Phụ trách chương trình: Lao,
Thơm ATTP, Tiêu chí quốc gia, Hỗ trợ
quản lý trạm.
3 Cao Thị Ngọc Điều dưỡng Nhân viên Phụ trách chương trình: TT
Trâm GDSK, Dinh dưỡng cộng đồng,
Quản lý KP1.
4 Nguyễn Thị Điều dưỡng Nhân viên Phụ trách chương trình: SK Tâm
Hồng Thêm thần, YTHĐ, Quản lý KP3.
5 Đặng Thanh Điều dưỡng Nhân viên Phụ trách chương trình: Nhi, Kế
Trúc toán, Da liễu, Sổ họp, Quản lý
KP5,6.
6 Lê Thị Thanh Dược sĩ Nhân viên Phụ trách chương trình quản lý
Dung tài sản, Dược, Tai nạn thương
tích, Quản lý KP9.
7 Đặng Tất Hữu CN. Y tế Nhân viên Phụ trách chương trình: TCMR,
công cộng VSMT, Quản lý KP2.
8 Nguyễn Duy Y sĩ Nhân viên Phụ trách chương trình: PCD,
Gia Hưng Bảng chấm công, Quản lý KP8.
9 Lê Thị Thuý Nữ hộ sinh Nhân viên Phụ trách chương trình: SKSS,
Người cao tuổi, BC Tử vong,
Quản lý KP10

11
Sơ đồ mặt bằng trạm y tế
Lầu 1 Nha khoa Toilet Phòng Đông Y Phòng Đông Y

Trả sổ Toilet Tiểu phẩu

Phòng TD sau tiêm Phòng tiêm Khám TV TC

Nhận bệnh Hẹn tiêm Dược Toilet

4. Mối quan hệ cộng tác, lề lối làm việc:

4.1.Đối với Trung tâm y tế quận 8:


- Trung tâm y tế Quận 8: phối hợp phòng y tế tham mưu ban chỉ đạo, tổ chức

giám sát, hỗ trợ các phường thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã phường (2012 - 2020).

- Trạm y tế phường 5: trạm y tế tham mưu UBND phường thành lập ban chỉ đạo chăm sóc sức
khỏe nhân dân, Phó chủ tịch làm Trưởng ban, Trưởng trạm làm Phó ban, lập kế hoạch, giám sát
kế hoạch.

4.2.Đối với chính quyền:


Trạm y tế phường tham mưu với UBND Phường 5 đưa các chương trình CSSK

nhân dân vào nghị quyết của Đảng bộ phường.

4.3.Đối với ban ngành đoàn thể:


- Các ban ngành đoàn thể nằm trong ban CSSK nhân dân.

- Ban văn hóa thông tin phường 5: hỗ trợ phương tiện truyền thông đại chúng trên địa bàn
phường.

Ban điều hành 10 khu phố: kết hợp với các buổi họp tổ dân phố để tuyên truyền, phòng chống
sốt xuất huyết, theo dõi các đối tượng mắc bệnh, hỗ trợ về mắc tổ chức và thực hiện kế hoạch.

12
4.4.Mô hình dịch bệnh phường 5 năm 2021:

Tên bệnh Test nhanh PCR Tử vong Khỏi bệnh

Covid 19 2925 ca 2063 ca 220 ca 4768 ca

BẢNG 1. MÔ HÌNH DỊCH BỆNH PHƯỜNG 5 NĂM 2021

5. Nhận xét chung:


a. Ưu điểm:

- Trạm y tế phường là đơn vị sự nghiệp có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ

tế trực thuộc Đảng ủy phường 5, có 01 tổ công đoàn trực thuộc Công đoàn cơ sở Trung tâm y tế
quận 8. Trong các hoạt động luôn phát huy sức mạnh của cán bộ, viên chức, nhân viên trạm
trong vận động quần chúng tham gia như phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, dân số
kế hoạch hóa gia đình, các chương trình phòng chống lao, sốt rét.... Đề xuất các giải pháp xây
dựng trạm y tế ngày càng tốt hơn, kịp thời chấn chỉnh cán bộ, viên chức của trạm trong công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Nhân viên phụ trách từng chương trình luôn chủ động trong công tác, phối hợp hỗ trợ nhau để
hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

b. Hạn chế, khuyết điểm:

- Địa bàn rộng, dân số đông, tình hình an ninh trật tự phức tạp.

- Tình hình dịch bệnh năm 2021 tăng đột biến so với thời điểm năm 2020, do chủng Delta lây
lan nhanh chóng và gây ra hậu quả nặng nề, ý thức một bộ phận người dân còn chủ quan trong
công tác phòng chống dịch bệnh.

- Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân, công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong
phòng chống dịch bệnh tuy có kiểm tra thường xuyên nhưng chỉ tập trung nhắc nhở chưa ban
hành quyết định xử phạt hành chính.

- Công tác truyền thông tuy có tập trung nhưng chưa đa dạng hình thức.

13
6. Nhận định vấn đề sức khỏe tại trạm qua vòng tròn 8 bánh xe:

6.1.Dân số:
- Tổng dân số: 46673 người trong đó nữ 19509 người chiếm 41,79 %, nam 27164 người chiếm
58,2%

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi) là 12053 người, chiếm 25,8 %

- Mật độ dân cư: 39 người/ km

- Tỷ lệ dân số tự nhiên: 0,26 %

- Tỷ lệ dân số có học: 0,21%

- Phường chia thành 10 khu phố,114 tổ dân phố và 10100 hộ gia đình.

6.2.Kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm: chủ yếu là nghề phổ thông, dịch vụ buôn bán tại gia, và công
viên chức nhà nước. Kinh tế dịch chuyển theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp sạch, tăng trưởng hàng năm đạt 15%.

- Các thành phần kinh tế tại địa phương bao gồm:

+ Số chợ: 01

+Sổ hộ làm dịch vụ: 125 lộ

+Thất nghiệp trong độ tuổi lao động: Không có thông kê

+Sổ hộ nghèo: 130 hộ.

Nhận xét: Thành phần cơ cấu kinh tế đa dạng, chủ yếu tập trung vào buôn bán và dịch vụ. Hiện
tại đang chuyển hướng kinh tế sang hướng dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

6.3.Xã hội:
- Các tổ chức xã hội: Đảng Uỷ, Đoàn thể, các ban ngành chức năng....

14
- Các hoạt động xã hội: Xây dựng nhà tình thương cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, cấp thẻ
bảo hiểm y tế và miễn giảm lệ phí cho thương bệnh binh, trợ cấp xã hội cho trẻ mồ côi và người
già neo đơn.

- Giáo dục: Không có tỷ lệ mù chữ, có 22 trường học bao gồm 17 nhà trẻ và mẫu giáo, 2 trường
tiểu học, 2 trường THCS và 1 trường THPT.

Nhận xét: Hệ thống trường học đa dạng, chất lượng trường học trên địa bàn ở mức cao

6.4.Văn hóa – tôn giáo:


- Tụ điểm văn hóa giải trí: 10 công viên và 1 nhà văn hóa, 1 nhà thiếu nhi

- Cơ sở tôn giáo: 3 chùa và 0 nhà thờ.

- Trên địa bàn phường 5 vẫn duy trì các lễ hội văn hóa và các tín ngưỡng tôn giáo. Các hoạt
động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao phát triển nhanh, tổ chức nhanh các chương trình
thường xuyên.

- Người dân có tôn giáo có 13216 người chiếm tỷ lệ 28.31 %.

- Người dân không có tôn giáo có 33457 người chiếm tỷ lệ 71.68%.

- Trong đó Phật giáo chiếm tỷ lệ 48 %, Công giáo chiếm 39 % và tôn giáo khác chiếm

13%.

Nhận xét: Đa phần người dân không theo tôn giáo, có nhiều địa điểm để sinh hoạt văn hóa.

6.5.Vệ sinh - môi trường:


- 100% hộ dân có nhà vệ sinh tự hoại.

- Nguồn nước sinh hoạt: 100% các hộ dân đều dùng nước từ công ty cung cấp nước cho thành
phố, 0 các hộ sử dụng nước giếng.

- Rác thải: 100% các hộ sử dụng hệ thống gom rác thải nhà máy.

- Nguồn nước thải: Đi thẳng vào trong hệ thống nhà máy nước thải.

15
- Môi trường không khí: Bị ô nhiễm do khói bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông vì
trên địa bàn có mật độ phương tiện giao thông dày đặc.

- 100% hộ dân có điện sử dụng.

- Trong địa bàn phường 5 còn một vài địa điểm ở Kp6 và Kp9 bị ngập nước trong mùa mưa và
do triều cường.

Nhận xét: Môi trường vệ sinh tương đối tốt, 100% các hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại và có
điện sử dụng. Tuy nhiên cần tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân ở khu vực nguy cơ
ngập nước cách xử lý vệ sinh môi trường để phòng bệnh.

6.6.Giao thông vận tải:


- Tổ chức hệ thống giao thông vận tải với đủ mọi phương tiện: xe taxi, xe buýt, xe tải, xe máy,
xe ba gác các xe chuyên chở hàng hóa.... Nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu đi lại, nhu cầu chuyên
chở thông thương buôn bán hàng hóa của người dân.

- Vận hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

- Vào các khung giờ cao điểm, giao thông vận tải được điều phối bởi công an, cảnh sát giao
thông, dân quân, ... nhằm ổn định an ninh trật tự, giữ an toàn khi người dân tham gia giao thông,
nhắc nhở các trường hợp vi phạm, giảm thiểu ùn tắc trên diện rộng,...

- Giao thông vận tải tiếp cận người dân từ các tuyến đường lớn đến các ngõ hẻm nhỏ để đảm
bảo vận chuyển người/ hàng hóa... Góp phần phục vụ đời sống người dân, nâng cao chất lượng
sống, tạo thuận tiện và thúc đẩy kinh tế.

6.7.Dịch vụ y tế:
- Hiện tại có 1 bệnh viện quận là bệnh viện quận 8, 2 phòng khám đa khoa , có 16 trạm y tế, có
1 trung tâm y tế tại quận.

- Với trang thiết bị được đầu tư đầy đủ, hiện đại để phục vụ nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng
như đáp ứng các nhu cầu cần thiết, cơ bản về phương diện y tế của người dân.

- Đội ngũ nhân viên y tế đông đảo, có trình độ và kĩ năng xử lý các tình huống có thể xảy ra mà
người dân gặp phải hoặc khó khăn hoặc cần tư vấn... về kiến thức y khoa.
16
- Đảm bảo khoảng cách từ nhà người dân đến bệnh viện trung tâm y tế/ trạm y tế không quá 60
phút đi xe.

- Bệnh viện quận, trung tâm y tế, trạm y tế giảm áp lực về số lượng bệnh nhân, áp lực về công
việc... cho các bệnh viện tuyến trên. Kèm theo đó vẫn thực hiện đúng chuyên môn, đúng quy
trình và đem lại sự tiện nghi, thuận lợi, nhanh chóng cho người dân khi có nhu cầu chăm sóc tư
vấn sức khỏe.

6.8.Phương tiện trao đổi thông tin:


- Chủ yếu sử dụng phương tiện liên lạc: điện thoại di động chiếm đa số, điện thoại bàn hiện nay
rất ít được sử dụng.

- Khoảng 90% các hộ gia đình sử dụng internet, cáp wifi.

- 100% các hộ gia đình sử dụng tivi để cập nhật thông tin, giải trí.

Nhận xét: Các phương tiện thông tin đại chúng đa dạng và được sử dụng rộng rãi, hỗ trợ truyền
thống giáo dục sức khỏe nhanh chóng và thuận tiện cập nhật tin tức

7. Các chương trình sức khỏe tại trạm:


* Chương trình kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở:

- Trạm y tế xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2020

- Phân công nhân viên phụ trách từng chương trình đúng với chức năng nhiệm vụ của từng
người

- Tham gia giao ban hàng tháng tại TTYT quận 8 nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo của tuyến trên

- Tham gia giao ban hàng tuần tại UBND phường báo cáo tình hình khó khăn, thuận lợi trong
quá trình thực hiện phối hợp với các ban ngành, đoàn thể nhất là công tác phòng chống dịch
bệnh, công tác VSATTP, HNYDTN.

* Chương trình khám chữa bệnh, cấp cứu:

- Tổng số lượt khám chữa bệnh tại trạm: 1202 lượt, kết hợp điều trị đông y: 87 lượt. - Nhân viên
y tế đảm bảo trực 24/24, bàn giao tua trực đầy đủ.
17
* Chương trình chăm sóc sức khỏe Bà mẹ và trẻ em

a. Bà mę:

- Phụ nữ có thai đến khám tại trạm: 40, trong đó đã XN HIV, VGSVB, VDRL: 40, số được cấp
viên sắt: 40 (đạt 100%).

- Tổng số PN đẻ: 40, trong đó số được QLT: 40 (đạt 100%), số được tiêm VAT và khám thai 3
lần trong 3 thời kỳ: 40/40 (đạt 100%).

- Kế hoạch hóa gia đình: Các chỉ tiêu vòng, thuốc tiêm, thuốc uống, đều đạt và vượt theo chỉ
tiêu giao trong năm.

b. Trẻ em:

- Tỷ lệ trẻ em < 2 tuổi được theo dõi cân nặng và chiều cao: 1135/1193 đạt 95,1% - Thực hiện
đúng việc vẽ đường biểu diễn tăng trưởng, điền đầy đủ thông tin và tư vấn cho bà mẹ về tình
hình tăng trưởng của trẻ. - Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được theo dõi cá nặng hàng
tháng: 16/2959 đạt 0,54%

* Chương trình lao:

- Tỷ lệ đàm phát hiện

- Thử đàm kiểm soát đúng thời điểm, thực hiện an toàn DOT.

* Chương trình tâm thần, chương trình da liễu:

- Quản lý 100% bệnh nhân được phân cấp.

* Chương trình phòng chống dịch bệnh:

- Bệnh sốt xuất huyết: 78 ca, Giảm 181 ca so với cùng kỳ năm 2019, không có ca tử

vong.

- Bệnh tay chân miệng: 70 ca, so sánh cùng kỳ năm 2019 bằng nhau, so sánh liền kề tháng thì
ca bệnh tăng nhẹ vào tháng 8 và đỉnh điểm là tháng 10, sau đó ca bệnh có chiều hướng giảm
dần, không có ca tử vong.
18
- Covid- 19 ( năm 2021)

Thực hiện xét nghiệm các ca dương tính trên địa bàn phường
+ Test nhanh: 2925 ca

+ PCR: 2063 ca

Trong đó số ca điều trị khỏi là 4768 ca, 220 ca tử vong

* Chương trình tiêm chủng mở rộng ( năm 2021)

- Quản lý trẻ tiêm chủng: 572 trẻ

- Tiêm đủ 8 loại: 506/572 trẻ.

* Chương trình VSMT:

- Hộ sử dụng nước sạch: 10.100/ 10.100 hộ (đạt 100%)

- Hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh: 10.100/ 10.100 hộ (đạt 100%)

* Churơng trình vệ sinh thực phẩm:

- Tham mưu UBND phường kế hoạch kiểm tra VSATTP năm 2020.

- Thống kê đầy đủ danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường theo
phân cấp.

* Chương trình sốt rét:

- Trong năm 2020 không có ca sốt rét

- Số lạm thử máu phát hiện tại trạm: 15/15 lam (đạt 100%)

* Chương trình HIV-AIDS:

- Số bệnh nhân HIV được quản lý: 188 bệnh nhân.

- Số bệnh nhân AIDS được quản lý: 188 bệnh nhân

19
* Chương trình thuốc và trang thiết bị thiết yếu:

- Cập nhật thuốc hàng ngày không để thuốc quá hạn dùng.

- Bảo quản trang thiết bị, y dụng cụ tốt.

* Chương trình TTGDSK:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2020, báo cáo đầy đủ đúng hạn. Truyền thông theo chủ đề
từng tháng.

- Viết tin bài đăng trang thông tin điện tử của trạm đầy đủ, đa dạng nội dung...

* Chương trình tai nạn thương tích:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động năm theo tiêu chí

- Trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị sơ cấp cứu cần thiết tại trạm.

PHẦN III: THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG

1. Nhận định tình trạng sức khỏe của người dân tại địa bàn phường 5 quận 8:
- Nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại địa bàn phường:
+ Bệnh già
+ Tim mạch
+ Tăng huyết áp
+ Tai biến mạch máu não
+ Đái tháo đường
+ Covid 19
+ Hậu Covid 19 + bệnh nền
- Bệnh phổ biến tại TYT phường:
+ Tăng huyết áp.
+ Đái tháo đường.
+ Sốt xuất huyết.

20
+ Viêm mũi – họng cấp.
+ Lao.
+ Rối loạn tiêu hoá.
+ Tay chân miệng.
+ Covid 19
+ Hậu covid 19+ bệnh nền
Bảng : Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên

STT Tiêu chuẩn xác định vấn đề ưu Tăng Huyết Đái Tháo Hậu Covid Covid
tiên áp Đường 19+ bệnh 19
nền

- Mức độ phổ biến của vấn đề.


1 2 2 3 3

2 - Gây ảnh hưởng lớn đến cộng 1 1 2 3


đồng.

3 - Ảnh hưởng đến lớp người khó 1 1 3 3


khăn

4 - Đã có kĩ thuật , phương tiện giải 3 3 3 2


quyết

5 2 2 1 1
- Kinh phí chấp nhận được

- Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải


6 2 2 2 3
quyết.

Tổng điểm 11 11 14 15

21
2. Tổng quan tình hình covid-19:

2.1.Đặc điểm covid-19:


COVID-19 do virus có tên là SARS-CoV 2 gây ra, được phát hiện vào tháng 12/2019 ở Vũ
Hán, Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Bệnh
lây lan nhanh chóng qua các giọt nhỏ bắn ra khỏi miệng hoặc mũi khi chúng ta thở, ho, hắt hơi
hoặc nói. Các triệu chứng của Covid-19 bao gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, 80% mệt
mỏi và ho khan, 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%. Một số triệu chứng ít phổ biến hơn
bao gồm đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau ngực, ớn lạnh, rối loạn khướu giác, vị giác. Các
triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh, gây ra tình trạng
sốt và nhiễm trùng đường hô hấp. Theo thống kê CDC Trung Quốc (17/02/2020), các trường
hợp nhiễm covid-19 có các triệu chứng nhẹ chiếm khoảng 80.9%, trường hợp nặng khoảng
13.8% và nguy kịch là 4.7%. Trong đó, hầu hết các ca nặng và nguy kịch có thể dẫn đến viêm
phổi và tử vong, thường là những người lớn tuổi (>56t) và những người mắc bệnh nền. Không
chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, một nghiên cứu (2020) về ảnh hưởng của đại dịch
COVID–19 đến công việc, cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người dân tỉnh Thái Nguyên
cho thấy tỷ lệ có các dấu hiệu từ nhẹ đến rất nặng lo âu là 12,29%, trầm cảm là 16% và sang
chấn tâm lý là 12,29% khi họ bị mất việc làm, nhiễm covid-19 và chịu giãn cách xã hội kéo dài.
Còn ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nepal, Đan
Mạch, Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ dân số có các triệu chứng tâm lý tương đối cao như lo âu (từ
6,33% đến 50,9%), trầm cảm (từ 14,6% đến 48,3%), rối loạn cảm xúc (từ 7% đến 53,8%),
đau khổ (từ 34,43% đến 38%), và căng thẳng (từ 8,1% đến 81,9). Nghiên cứu mới đây
của Panchal và cộng sự (2021) cũng tại Hoa Kỳ cho thấy, xấp xỉ 2/5 người trên 18 tuổi bị mất
ngủ (36%), bỏ bữa (32%), sử dụng chất kích thích (12%), có ý định tự tử (26%), đồng thời các
bệnh mãn tính bị trầm trọng thêm do căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược.

2.2.Tình hình hiện nay


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa thể khẳng định bao giờ đại dịch sẽ chấm dứt. Theo báo
cáo hàng ngày của WHO (02/04/2022) đã cảnh báo về sự gia tăng kỷ lục số ca nhiễm Covid -
19 trên toàn cầu với tổng số ca nhiễm là khoảng 488 triệu ca, 426 triệu ca khỏi bệnh và khoảng
hơn 6 triệu ca tử vong. Trong đó Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với trên
80,9 triệu ca mắc và gần 983.600 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, trên hệ thống quốc gia
quản lý ca bệnh Covid19 ghi nhận có tổng khoảng 9.6 triệu ca mắc, khoảng 7.7 triệu ca khỏi
bệnh và 42.526 ca tử vong có thêm 72.556 ca nhiễm mới trong vòng 24h (tính từ 16h,

22
31/03/2022 - 16h, 01/04/2022), trong đó Hà Nội chiếm cao nhất với 7.734 ca. Trong thời gian
qua ngành y tế cùng với các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều
biện pháp phòng chống dịch Covid 19 nhưng tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp với tỉ lệ mắc
bệnh còn cao.

Tính đến 6/3/2022, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng hơn 197,5 triệu liều; trong đó người từ
18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% và mũi 3: 38,4%. Trẻ em trong độ tuổi
12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8%.Trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế
hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi và đang nghiên cứu triên
khai tiêm mũi vaccine thứ 4, góp phần hiệu quả trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm
soát hiệu quả dịch COVID-19.

3. Đặt vấn đề:


COVID-19 do virus có tên là SARS-CoV 2 gây ra, được phát hiện vào tháng 12/2019 ở Vũ
Hán, Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Căn
bệnh có khả năng lây truyền cao và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Các triệu chứng của
Covid-19 bao gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, mệt mỏi và ho khan trong 80% trường
hợp, 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%. Một số triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm đau
đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau ngực, ớn lạnh, rối loạn khướu giác, vị giác. Các triệu chứng
này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh, gây ra tình trạng sốt và
nhiễm trùng đường hô hấp. Trường hợp nặng có thể viêm phổi dẫn đến tổn thương nhiều cơ
quan khác gây tử vong. Giống như nhiều loại virus đường hô hấp khác, virus corona lây lan
nhanh chóng qua các giọt nhỏ mà bạn bắn ra khỏi miệng hoặc mũi khi chúng ta thở, ho, hắt hơi
hoặc nói. Theo thống kê CDC Trung Quốc ngày 17/02/2020, hầu hết những người bị COVID-
19 có các triệu chứng nhẹ khoảng 80.9%, trường hợp nặng khoảng 13.8% và nguy kịch là 4.7%.
Một số người cao tuổi và mắc bệnh nền sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng thậm chí là
tử vong.
Hiện nay Covid 19 đang là đại dịch có sức ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến toàn cầu,
không chỉ tác động về mặt sức khỏe, thể chất mà Covid 19 còn tác động sâu sắc đến nhiều mặt
của đời sống. Người dân ở hầu hết các châu lục đã và đang trải qua tâm trạng bất an, lo âu, căng
thẳng trước sự lây lan nhanh của các biến chủng mới, do bị mất việc làm, thu nhập giảm
sút, bị cách ly, xét nghiệm, nhập viện, nguy cơ rối loạn thần kinh như trầm cảm, lo lắng, hoang
mang, rơi vào trạng thái khủng hoảng gia tăng khi tình hình dịch bệnh, phong tỏa và giãn cách
xã hội kéo dài

23
Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch với từng thời điểm bùng phát khác nhau: Đợt dịch thứ
nhất là 23/01/2020, Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid - 19 đầu tiên đến hết tháng 04/2020. Đợt
dịch thứ 2 trong tháng 07 và tháng 08 năm 2022. Đợt dịch 3 là từ tháng 01 và tháng 02 năm
2021. Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/04/2021 đến nay. Tùy theo diễn biến thực tế của dịch Covid -
19 mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra các chiến lược phòng và chống dịch khác nhau, vừa làm
vừa rút kinh nghiệm, thường xuyên có những điều chỉnh, bổ sung và thay đổi. Việt Nam đã thực
hiện các biện pháp cách ly, ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ
thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện
cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn
quốc, được xem là một biện pháp cao hơn để phòng chống dịch bệnh nhưng không phải là
phong tỏa toàn quốc. Tính đến hết 12/2021, quận 8 được xem là một trong những quận, huyện
mắc covid nhiều nhất trong tphcm, có tổng cộng 4358 ca dương tính, trong đó có 220 ca tử
vong do Covid-19, xu hướng bệnh cũng ngày càng gia tăng.

Sự bùng phát dịch đã mang lại những thách thức chưa từng có đến đời sống của người dân,
kể cả trong giai đoạn bình thường mới, khi đất nước vừa tập trung chống dịch vừa khôi phục và
phát triển lại nền kinh tế như trước khi xảy ra đại dịch. Thời gian qua ngành y tế cùng với các
ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp phòng chống dịch
Covid 19 trên địa bàn phường. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp với tỉ lệ mắc
bệnh còn cao. Để sống chung với Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới, ta phải trang bị
cho người dân sự hiểu biết chính xác, khách quan và khoa học về Covid-19 và cách thức phòng
chống nó. “Thích ứng an toàn” với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới yêu cầu người
dân thay đổi thói quen, nâng cao ý thức phòng dịch để tiếp tục tiến về phía trước. Mỗi cá nhân,
nhóm xã hội và cộng đồng phải tự điều chỉnh và giảm bớt nhiều nhu cầu hành vi và quan hệ xã
hội có “nguy cơ lây nhiễm cao”. Vì thế Chính sự hiểu biết sẽ tạo ý thức làm gia tăng sức đề
kháng với dịch bệnh. Dựa trên tình hình hiện tại, đề tài “Tình trạng nhận thức, thực hành về
phòng chống covid 19 của người dân tại Phường 5, Quận 8, TPHCM” được nghiên cứu với
mục tiêu giúp cho nhân viên y tế có cái nhìn tổng quan về kiến thức và thực hành của người dân
về phòng bệnh Covid 19. Từ đó đưa ra các giải pháp TT-GDSK hữu hiệu, phù hợp để làm thay
đổi thái độ, thực hành của người dân trong phòng chống dịch bệnh Covid 19
24
4. Mục tiêu khảo sát:
Mục tiêu tổng quát:
- Xác định tỉ lệ kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về phòng bệnh Covid – 19
cho người dân sinh sống tại phường 5, quận 8, TP. HCM

Mục tiêu cụ thể:


- Khảo sát tỉ lệ kiến thức về phòng chống bệnh Covid – 19 tại phường 5, Quận 8, TP.
HCM.
- Khảo sát tỉ lệ tuân thủ 5K và thái độ phòng chống bệnh Covid – 19 tại phường 5, Quận 8,
TP. HCM
- Xác định mối liên quan giữa kiến thức và thực hành đúng với các đặc tính mẫu nghiên
cứu về phòng bệnh của người dân sinh sống tại phường 5, quận 8, TP. HCM

Hình 3. Dàn ý nghiên cứu

5. Đối tượng phương pháp khảo sát:

5.1.Thiết kế nghiên cứu:


Nghiên cứu mô tả cắt ngang

5.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu:


Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 30/03/2022 đến ngày 05/04/2022
Địa điểm khảo sát tại Trạm Y tế phường 5 Quận 8 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: người dân sinh sống tại phường 5 Quận 8
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Người dân sinh sống tại phường 5 quận 8
+ Người dân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
+ Người dân phải có mặt tại thời điểm nghiên cứu
+ Người dân có nhận thức và không có vấn đề tâm thần
25
+ Người dân hiểu tiếng Việt.
+ Người dân có độ tuổi từ 18 trở lên;

- Tiêu chuẩn loại trừ:


+ Người dân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu
+ Người dân vắng mặt trong thời gian tiến hành khảo sát
+ Người dân không thuộc phường 5 quận 8

5.3.Cỡ mẫu: 30 mẫu


5.4.Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
5.5.Công cụ thu thập số liệu: bộ câu hỏi soạn sẵn
Bộ câu hỏi gồm 2 phần.
Phần I: hành chính gồm họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, tình
trạng cư trú
Phần II: câu hỏi khảo sát về kiến thức và thực hành phòng chống Covid 19 của người dân tại phường 5
quận 8
5.6.Quy trình thu thập số liệu
Bước 1: Sau khi bộ câu hỏi được GVHD thông qua.
Bước 2: Nhóm nghiên cứu được sự cho phép của trưởng Khoa trạm Y tế phường 5 Quận
8, thực hiện lấy mẫu tại cơ sở theo đúng quy định của trạm.
Bước 3: Giải thích cho các đối tượng nghiên cứu hiểu mục đích của việc nghiên cứu, nếu
đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu tình nguyện tham gia nghiên
cứu
Bước 4: Đối tượng nghiên cứu đọc bộ câu hỏi và trả lời bộ câu hỏi. Thời gian trả lời bộ
câu hỏi 10 - 15 phút/người dân.
Bước 5: Thu và lưu trữ phiếu khảo sát. Nhóm nghiên cứu viên kiểm tra lại số lượng phiếu
điều tra để lưu trữ và tổng hợp số liệu.
Bước 6: Sau khi kiểm tra đủ số lượng phiếu theo quy định thì tổng hợp và tiến hành nhập,
xử lý và phân tích số liệu.

26
5.7.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Xử lý số liệu:
Nghiên cứu viên kiểm tra từng phiếu trả lời của người dân một cách cẩn thận.
Số liệu sau khi thu thập thông tin được làm sạch sau đó mã hóa rồi nhập máy để xử lý
bằng phương pháp thống kê y học.
Phân tích số liệu: bằng phần mềm bảng tính Excel

5.8. Hạn chế sai sót


Hướng dẫn, giải thích rõ ràng cho đối tượng nghiên cứu hiểu và trả lời đúng theo yêu cầu
của bảng khảo sát.
Giám sát, theo dõi quá trình trả lời phỏng vấn của đối tượng nghiên cứu để tránh trường hợp
đối tượng hiểu lầm câu hỏi khảo sát.

5.9.Nguồn lực, kinh phí dự trù


Nhân lực: tất cả các thành viên của tổ 02 lớp CN GMHS 2019
Kinh phí dự trù: Tự túc

27
6. Kết quả, kết luận và kiến nghị:

6.1.Kết quả:

Qua khảo sát đặc điểm dân số học của 30 người dân sinh sống tại địa bàn phường 5, quận 8, TP.
HCM, nhận thấy độ tuổi trung bình của người dân tham gia khảo sát là 32,3 tuổi , trong đó
nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là từ 18 – 35 tuổi 67%, tiếp theo là nhóm 35 – 50 tuổi 23%, cuối
cùng là nhóm >50 tuổi 10%.

28
Trong đó, tỉ lệ người tham gia tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ cao nhất với 73%, tốt nghiệp tiểu
học chiếm tỉ lệ trung bình 14% và tốt nghiệp THCS thấp nhất với 13%.

29
COVID-19 NGUY HIỂM NHƯ THẾ
NÀO?
7%

23%

70%

Rất nguy hiểm Hơi nguy hiểm


Không nguy hiểm Không biết
Khi khảo sát cảm nhận về mức độ nguy hiểm của bệnh với 30 đối tượng tham gia nghiên cứu,
nhận thấy đa số chọn mức cao nhất “Rất nguy hiểm” 70%, tiếp theo là mức “Hơi nguy hiểm”
chiếm 23% và thấp nhất là “Không nguy hiểm” 7%. Dựa trên kết quả khảo sát thực tế thì mức
“Hơi nguy hiểm” và “Không nguy hiểm” được lựa chọn bởi người dân thuộc nhóm tuổi từ 18 –
35 tuổi.

30
COVID-19 LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ
NÀO? Qua đường máu
Qua những giọt bắn ra từ
những người bị bệnh
Qua không khí
5%1% Do tiếp xúc trực tiếp với
20% 31%
người/động vật bị bệnh
Do chạm vào những vật
dụng hoặc bề mặt mang
mầm bệnh
23% Do ăn những thực phẩm
20%
mang mầm bệnh
Do uống nước bẩn
Không biết

Ở biểu đồ Đường lây truyền, kết quả cho thấy lựa chọn cao nhất là “Qua giọt bắn từ người
mang mầm bệnh” 31%, tiếp theo là “Tiếp xúc trực tiếp với người/ động vật bị bệnh” 23%,
“Qua không khí” và “Do chạm vào vật dụng/ bề mặt mang mầm bệnh” có tỉ lệ tương tự nhau là
20%. Cuối cùng là “Do ăn thực phẩm mang mầm bệnh” và “Qua đường máu” là hai lựa chọn
thấp nhất, chiếm tỉ lệ lần lượt là 5% và 0%. Tại biểu đồ này, tất cả 30 người dân tham gia khảo
sát đều không lựa chọn phương án “Do uống nước bẩn” và mỗi người đều biết ít nhất 2 đường
lây truyền phổ biến của COVID – 19.

31
32
Theo thống kê khảo sát dựa trên 30 đối tượng tham gia nghiên cứu về tình trạng nhiễm Covid-
19 thì có đến 87% người làm khảo sát đã nhiễm bệnh (gấp 6 lần so với người chưa nhiễm) với
các triệu chứng thường gặp là ho, đau họng (31%), sốt và nhức mỏi (23%), một số ít người sẽ
có thêm triệu chứng như mất mùi vị (10%) hay tiêu chảy (9%).

Khảo sát kiến thức người dân về dấu hiệu trở nặng của covid-19 cần đưa ngay vào viện cho
thấy, đa phần người dân chọn đi viện khi bệnh nhân có dấu hiệu khó thở (39%) và hôn mê
(23%).

33
Theo khảo sát trên 30 người dân, vấn đề khiến người dân quan tâm nhất khi mắc Covid 19 là
“hậu Covid” chiếm tỷ lệ 32%, đứng thứ 2 và thứ 3 lần lượt là “mất người thân” chiếm 25% và “
tử vong” chiếm 21%. Ngoài ra, các vấn đề khác “stress”, “hạn chế lương thực, thực phẩm”,
“không đến trường”, “thất nghiệp” cũng được quan tâm nhưng chiếm tỷ lệ tương đối ít hơn

34
.
Khi khảo sát về sự ảnh hưởng của COVID – 19 với 30 đối tượng tham gia vào nghiên cứu thì
những ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 thì người dân thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bới
di chứng hậu COVID – 19 (29%), ngoài ra rất nhiều người cũng bị ảnh hưởng bởi stress (18%)
và cả việc các em nhỏ không được đến trường (18%) cũng là ảnh hưởng lớn cùng hạng. Theo
kết quả khảo sát thì các ảnh hưởng còn lại bao gồm: mất người thân (11%), thất nghiệp (7%),
hạn chế lương thực, thực phẩm (7%), tử vong (6%) và ít nhất là những ảnh hưởng khác ngoài
những lựa chọn của bảng khảo sát chiếm khoảng 4% đối tượng nghiên cứu.

35
Theo khảo sát trên 30 người, loại thông tin “ cách bảo vệ bản thân trước covid 19 chiếm nhiều
nhất với tỷ lệ 22%, kế tiếp “ cách covid 19 lây truyền là 21%, “ triệu chứng của covid 19”
chiếm 20%, “những điều cần làm khi có triệu chứng covid 19” chiếm 19 %, “ các rủi ro và biến
chứng của covid 19” chiếm 17%, ít nhất là các “thông tin khác” chiếm 1%

36
Ông/Bà tin tưởng các nguồn thông tin nào sau
đây khi họ đưa tin về Covid-19?
2%

Truyền thông, báo chí


Mạng xã hội
24% Nhân viên y tế
29%
Gia đình và bạn bè
Các trang web y tế
Khác

5% 21%
18%

Trong vô vàn những nguồn thông tin về COVID – 19 đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông
và mạng xã hội như ngày nay, người dân sẽ phải có sự chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau. Do đó, phiếu khảo sát đã đề xuất để thu hẹp những nguồn thông tin mà người dân có thể
tiếp cận được và có thể chia là 6 nhóm chính: truyền thông, báo chí; mạng xã hội; nhân viên y
tế; gia đình và bạn bè; các trang thông tin của các tổ chức y tế, và những nguồn tin từ các bên
khác.
Từ dữ liệu thu thập từ phiếu khảo sát thì người dân có sự tin tưởng lớn nhất hướng về các trang
thông tin của các tổ chức y tế (29%), và kế đó là các phương tiện truyền thông và báo chí trong
nước (24%) và các trang mạng xã hội (21%). Ngoài ra, người dân cũng đặt sự tin tưởng vào các
nhân viên y tế (18%) và những nguồn tin còn lại không chiếm được sự tin tưởng của phần lớn
người được khảo sát: gia đình và bạn bè chiếm khoảng 5% sự lựa chọn và ít nhất là những
nguồn tin khác chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số lựa chọn.

37
Ông/Bà sử dụng các nguồn tin trên với tần suất
bao nhiêu trong ngày?

37% 1 lần/ngày
43%
2 lần/ngày
Nhiều hơn 3 lần/ngày

20%

Người dân tham gia khảo sát có sử dụng nguồn tin từ 3 lần/ngày trở lên chiếm đên 43% tổng số
người tham gia cũng đồng thời thể hiện sự quan tâm của người dân về tình hình dịch bệnh toàn
cầu này. Tiếp đến “ 1 lần/ 1 ngày” chiếm 37%, thấp nhất “ 2 lần/ ngày” chiếm 20%

Số liệu khảo sát cho thấy người dân rất quan tâm đến thông tin phát triển phương pháp điều trị
Covid-19, chiếm 31%. Tiếp đến là thông tin về việc phát triển vắc xin phòng bệnh, chiếm 24%.
Ngoài ra, người dân cũng quan tâm một chút đến cách chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ cao
(16%) , các bậc phụ huynh quan tâm đến việc giải quyết chuyện học hành của con cái (10%),
cách phòng chống dịch bệnh (8%), thông tin về các triệu chứng của Covid-19 (6%). Thông tin

38
mà người dân ít quan tâm đến nhất là câu chuyện cá nhân của người khác kể về cách đối phó
bệnh (3%) và thông tin về việc hạn chế đi lại (2%)

ÔNG/BÀ CÓ BIẾT VỀ QUY TẮC 5K


KHÔNG?
Có Không
3%

97%

Trong khảo sát sự hiểu biết của người dân về quy tắc 5K, gần như mọi người đều có kiến thức
về quy tắc này, chiếm 97%, gấp hơn 32 lần so với nhóm không biết về quy tắc 5K (chiếm 3%).

39
ÔNG/BÀ CÓ THƯỜNG XUYÊN
SÁT KHUẨN, RỬA TAY VỚI XÀ
PHÒNG, VỆ SINH CÁ NHÂN
KHÔNG?

Có Không
3%

97%

Khi hỏi về việc thường xuyên sát khuẩn, rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân, đa số người dân
đều có thực hiện, chiếm 97%. Nhóm không thực hiện chiếm 3%, ít hơn nhóm thực hiện đến
94%. Đây là một con số cho thấy người dân ý thức được tầm quan trọng trong việc vệ sinh tay
và khử khuẩn bề mặt để làm giảm tỷ lệ lây lan dịch bệnh.

ÔNG/BÀ CÓ ĐEO KHẨU TRANG


THƯỜNG XUYÊN KHI RA NGOÀI
KHÔNG?

Có Không
40
Theo khảo sát trên, 100% người dân khai báo rằng khi ra nơi công cộng có mang khẩu trang.
Con số tuyệt đối này cho thấy mức độ tuân thủ và sự ý thức về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh
lên sức khỏe và đời sống con người.

Theo khảo sát trên 30 người, tỷ lệ người dân tuân thủ chiếm 80%, không tuân thủ chiếm 20%

41
Theo khảo sát trên 30 người, tỷ lệ người dân tuân thủ chiếm đến 90%, còn lại 10% chưa tuân
thủ

42
Theo khảo sát trên 30 người dân, tỷ lệ tuân thủ chiếm 97%, tỷ lệ không tuân thủ chiếm 3%

Theo khảo sát trên 30 người, tỷ lệ người dân “tiêm vắc xin” và “tuân thủ 5K” chiếm đa số với tỷ
lệ 25%, 24%. Kế tiếp “ thường xuyên lau dọn nhà cửa”, “ tập thể dục, “ăn uống đầy đủ dinh
dưỡng” chiếm tỷ lệ tương tự nhau là 17%

6.2.Kết luận:
Về kiến thức:
Dựa trên khảo sát nghiên cứu của 30 đối tượng tham gia cho thấy được người dân nhận thức
được mức độ nguy hiểm của covid-19 khá cao (70%) và biết được covid-19 lây qua đâu là chủ
yếu (qua giọt bắn 31%, qua tiếp xúc trực tiếp người nhiễm bệnh 23%, qua không khí 20%). Tuy
nhiên khả năng phòng bệnh của họ chưa được tốt bằng chứng là có đến 87% người tham gia
khảo sát từng mắc bệnh và có các triệu chứng cụ thể, dễ nhận biết trong thời điểm dịch bệnh
hiện nay là ho, đau họng (31%), sốt và nhức mỏi (23%), một số ít người sẽ có thêm triệu chứng
như mất mùi vị (10%) hay tiêu chảy (9%). Bên cạnh đó người dân được phổ cập để nhận biết
thêm về dấu hiệu nguy hiểm khi mắc covid-19 là khó thở (39%) và hôn mê (23%).
Theo thống kê tất cả dữ liệu được biết người dân cập nhật thông về covid-19 thông qua các
trang thông tin của các tổ chức y tế (29%), và kế đó là các phương tiện truyền thông và báo chí
43
trong nước (24%) và các trang mạng xã hội (21%). Và các thông tin người dân nhận được đa
phần là những điều cần làm gì khi có các triệu chứng của covid-19 (22%), cách lây truyền của
covid-19 (21%), các triệu chứng bệnh (20%) và cách bảo vệ bản thân trước covid-19 (19%).
Khảo sát cho thấy người dân rất quan tâm đến covid-19 vì tần suất truy cập các thông tin của
ngưởi dân khá nhiều, trung bình nhiều hơn 3 lần/ ngày (43%).
Sau khi tổng hợp các dữ liệu đối với người mắc covid-19 thì những vấn đề đáng lo ngại với
người dân trong và sau khi mắc covid-19 là về các di chứng do hậu covid-19 gây nên, mất
người thân, stress, không được đến trường. Qua đó khi khảo sát mong muốn của người dân về
covid-19, cho thấy thông tin mà họ muốn nhận được là về việc phát triển phương pháp điều trị
Covid-19 (31%), về việc phát triển vaccine mới chống Covid-19 (24%), cách để chăm sóc
người trong nhóm nguy cơ (16%).
Về thực hành:
Theo khảo sát trên 30 người dân tại phường 5 quận 8, tỷ lệ người dân biết về quy tắc 5K chiếm
97%. Con số này chứng tỏ địa phương đã phối hợp rất tốt với BYT trong công tác truyền thông
đến người dân về phương pháp phòng chống dịch bệnh. Theo điều tra cụ thể, 3% còn lại vẫn
chưa có kiến thức rõ ràng về quy tắc này là do yếu tố khách quan, đa phần là do lớn tuổi, không
tiếp cận nhiều với các phương tiện truyền thông đại chúng, suy giảm trí nhớ, … Điều tra cho
thấy có 97% thực hiện tốt việc sát khuẩn, rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân.
Theo dữ liệu thống kê, 100% người dân tuân thủ mang khẩu trang khi đến nơi công cộng. Tỷ lệ
người dân hạn chế tụ tập nơi đông người chiếm 80% và vẫn còn 20% không tuân thủ. Lý giải
cho vấn đề trên là do người dân có tâm lý chủ quan, thói quen sinh hoạt. Hiện nay mọi nơi công
cộng đều áp dụng hình thức khai báo y tế nên có đến 97% người dân thực hiện đúng, 3% còn lại
không muốn thực hiện. Trên thực tế việc đảm bảo tất cả người dân giữ khoảng cách tối thiểu 2m
là điều không thể. Ví dụ như việc vận động người người dân đi tiêm vaccine, số lượng người
dân khá đông và thời gian chờ đợi cũng khá lâu dẫn đến việc không giữ được khoảng cách.
Khảo sát cho thấy có 90% người dân giữ khoảng cách ở nơi công cộng, 10% còn lại có thể
thuộc lí do đã nêu trên.
6.3.Bàn luận
Ưu điểm của nghiên cứu
- Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép nghiên cứu trên số đông , càng đông độ
chính xác càng cao.
- Có tính chủ động cao.
- Tương đối dễ quản lý, thực hiện
- Có thể được phát triển trong thời gian ngắn hơn (so với các phương pháp thu thập dữ liệu
khác)
- Có khả năng thu thập dữ liệu từ một số lượng lớn người được hỏi
- Nhiều câu hỏi có thể được hỏi về một chủ đề, mang lại sự linh hoạt sâu rộng trong phân tích
dữ liệu

44
- Một loạt các dữ liệu có thể được thu thập (ví dụ: thái độ, ý kiến, niềm tin, giá trị, hành vi, thực
tế).

Nhược điểm của nghiên cứu


-Độ tin cậy của dữ liệu khảo sát được thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:
 Nếu không được khuyến khích đúng cách người được khảo sát thường không đưa ra
những câu trả lời chính xác và chân thật.
 Những người được hỏi có thể cảm thấy không thoải mái khi phải cung cấp các thông tin
mang tính cá nhân hoặc các liên quan đến các vấn đề nhạy cảm.
 Câu trả lời của đối tượng khảo sát có thể thiếu chính xác vì họ không nhớ rõ vấn đề hoặc
đơn giản là cảm thấy nhàm chán với cuộc khảo sát.
 Các câu hỏi đóng có thể mang lại thông tin ít có giá trị hơn các loại câu hỏi khác.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu con người dưới góc độ nhận thức luận , tức thông qua câu
trả lời để suy ra về mặt tâm lý cho nên nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung
thực của kết quả nghiên cứu.
- Tốn kém chi phí .

6.4.Kiến nghị:
Tuyên truyền mạnh mẽ nguồn thông tin chính xác giúp người dân có kiến thức chung cảnh giác
với những thông tin sai lệch gây hoang mang thiếu kiến thức, và giúp người dân hiểu rõ cách
phòng chống lây lan Covid Cộng Đồng.
Thường xuyên cập nhật các thông tin trên loa đài, báo chí, có các hoạt động truyên truyền
thường xuyên đến người dân để cho họ biết thêm các thông tin và kiến thức về phòng chống
dịch bệnh, nhất là nhóm người >50 tuổi, cũng như nhóm có trình độ văn hóa < 9/12.
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đối với nhóm người hạn chế khả năng tiếp
nhận thông tin, ví dụ như nhóm người cao tuổi bằng việc thiết kế các tờ gấp, tờ rơi với hình ảnh
sinh động dễ hiểu, sau đó đến nhà hướng dẫn và giải thích. Xử phát hành chánh khi người dân
không tuân thủ, hạn chế tụ tập nơi đông người, giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Trang bị thêm
nhiều biển báo nhắc nhở người dân khai báo y tế, có nhân viên giám sát và hướng dẫn khai báo.
Tổ chức các buổi tuyên truyền, bổ sung kiến thức dịch bệnh cho người dân với sự tham dự của
tổ trưởng tổ dân phố: nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lau dọn, tập thể dục thường
xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để phòng ngừa dịch bệnh, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù
hợp với tình hình kinh tế chung tại địa phương.
=> Do đó, việc thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ cán bộ y tế địa phương và
cộng tác viên thông qua các buổi tập huấn về kiến thức và kỹ năng truyền thông – giáo dục sức
khỏe là điều quan trong và thiết thực nhất trong thời điểm hiện tại.

45
7. Dự phòng:

Dự Tuyên truyền người dân về các vấn đề phòng ngừa Covid-19:


phòng
1. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để giữ ẩm, ngủ đủ giấc,tập
cấp 1 luyện thể dục, nâng cao đề kháng.
2. Truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân về kiến thức của dịch bệnh Covid
nhằm tránh sự lo lắng do thiếu kiến thức. ( áp phích, tờ bướm, tờ rơi,…)
3. Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng
cách, khai báo y tế, không tập trung đông người.
4. Cập nhật thông tin liên tục trên trang web chính thống của bộ y tế về cách phòng
ngừa, tình hình ca bệnh, F1, F2 để tránh tiếp xúc, khai báo.
5. Triển khai thực hiện tiêm vaccine cho người dân nhằm tạo miễn dịch cộng đồng.
6. Theo dõi tỷ lệ người dân tiêm đầy đủ vacxin phòng covid, với người đủ 18 tuổi
trở lên là 3 mũi và 2 mũi cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.

Dự Gồm dự phòng cấp 1 và kèm theo:


phòng
1. Kiểm soát xuất nhập cảnh, cách ly y tế theo quy định.
cấp 2
2. Nhanh chóng khoanh vùng và điều tra dịch tễ khi có ca nhiễm, nặng nhất có thể
phong toả.
3. Phát hiện sớm các trường hợp dễ mắc để xử lý và điều trị kịp thời.
4. Tư vấn chăm sóc các F0 đang cách ly tại nhà qua điện thoại để người dân an tâm
5. Hỗ trợ thuốc cho người mắc Covid-19.

Dự Gồm dự phòng cấp 1,2 và kèm theo:


phòng
1. Theo dõi và điều trị các bệnh nhân covid 19.
cấp 3
2. Xét nghiệm nhiều lần âm tính trước khi cho bệnh nhân xuất viện.
3. Tập huấn cho cán bộ nhân viên y tế.
4. Bệnh viện tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới các trường hợp khó.
5. Phục hồi chức năng đối với bệnh nhân hậu di chứng Covid-19
6. Duy trì cân nặng hợp lí,đường huyết , huyết áp ổn định

46
7. Điều trị các bệnh lý kèm theo hoặc bệnh lý đang sẵn có.
8. Giảm thiểu tỉ lệ tử vong ở mức tối đa.

8. Lập kế hoạch chăm sóc:


Vấn đề sức khỏe: Nguy cơ tái nhiễm do thái độ chủ quan, kiến thức, thực hành chưa tốt của
người dân tại địa phương

THỜI GIAN KẾT QUẢ DỰ


MỤC TIÊU HÀNH ĐỘNG PHỤ TRÁCH KINH PHÍ
THỰC HIỆN KIẾN

47
85% kiến Thường xuyên Tiên, Duyên, Như: Thông tin cập 500 000 Đa số người dân
thức của cập nhật thông
Phụ trách cập nhật nhật trên trang đồng nắm rõ kiến thức
người dân tin mới nhất từ
được cập nhật Bộ Y tế về các thông tin mới nhất facebook chính chung về bệnh,
đúng, đủ, phù chủng virus
từ Bộ Y tế và quản thức của trạm điều này cho thấy
hợp với tiến mới, triệu
triển của đại chứng thường lý an toàn trang trễ nhất là 24g ích lợi tăng
dịch Covid - gặp và cách tự
facebook chính kể từ khi có cường truyền
19 chăm sóc sức
khỏe rồi cung thức của trạm. thông báo thông và các hình
cấp cho người
Trâm, Thanh: Phụ chính thức từ thức truyền thông
dân qua trang
facebook chính trách thiết kế và in Bộ Y tế. Nếu này đã dần cung
thức của trạm,
ấn tờ bướm. Tờ không có thông cấp đầy đủ các
dùng tờ bướm
có hình ảnh bướm sẽ hướng báo mới thì thông tin cần thiết
kèm hướng dẫn
đến phát cho đối đăng lại các cho người dân.
sinh động cho
người dân đến tượng đến trực bài quan trọng
trực tiếp tại
tiếp tại trạm hoặc về triệu chứng
trạm
chủ động phát khi thường gặp,
đi thực tế tại địa cách tự chăm
phương. sóc, chế độ
dinh dưỡng,
sinh hoạt...phù
hợp trong thời
kì dịch bệnh
Tờ bướm sẽ
được phát
chính vào ngày
thứ 5 mỗi 2
tuần (ngày đi
thực tế) còn
một số để tại
trạm dành cho

48
người dân đến
trực tiếp

Hướng dẫn về Toàn, Châu: Phụ


việc khai báo trách tại bàn tiếp
F0 đúng quy nhận, hướng dẫn
trình bằng cách đầy đủ quy trình
quét mã QR, và hỗ trợ cho
điền thông tin những trường hợp
trên link online gặp trục trặc, giải
hoặc nhờ người đáp thắc mắc của
thân khai giấy người dân.
trực tiếp tại
trạm, sau đó
hướng dẫn
người dân thực
hiện cách ly và
theo dõi sức
khỏe cho đến
khi âm tính trở
lại

Tổ chức buổi Dung, Thư: Thứ 3 hàng


tuyên truyền về
Chuẩn bị nội dung tuần
thông điệp 5K
và các biện cho các buổi tuyên
pháp phòng
truyền tại trạm
chống dịch tại
nhà cho người -Cả nhóm: Chuẩn
dân theo 2 bị hình thức và
cách: công tác cho buổi
49
livestream trực tuyên truyền như
tiếp trên trang trang trí, dẫn
facebook chính chương trình.
thức và trực
tiếp tại trạm có
thông báo trước
cho người dân
đăng kí tham
dự

Từ 8g00 –
Hướng dẫn quy Châu, Toàn
trình làm một 11g30 sáng
số giấy tờ theo
hằng ngày
đúng quy định
cho người dân
như giấy hoàn
thành cách ly,
giấy nghỉ
hưởng
BHXH...

Trên 90% Kết hợp tuyên Hàng ngày Không tốn 95% người dân
50
người dân có truyền sâu kinh phí tiếp cận được
kiến thức nguồn thông tin,
rộng, mạnh mẽ
đúng về đại có kiến thức cơ
dịch Covid 19 đến từng hộ gia bản đúng về bệnh
Covid 19
đình đặc biệt
những hộ có trẻ Cả tổ thực hiên
<15 tuổi và
người cao tuổi
để người dân ý
thức đeo khẩu
trang đúng
cách và thường
xuyên khi ra
ngoài, khi là F0
hoặc phải tiếp
xúc với F0,
thường xuyên
rửa tay đúng 6
bước với xà
phòng hoặc
dung dịch sát
khuẩn tay, lưu
ý dọn dẹp vệ
sinh, kĩ lưỡng
trong khâu ăn
uống, cách ly
hoàn toàn
người bị bệnh

Tăng cường

51
thời lượng và
nội dung tuyên
truyền trên hệ
thống phát
thanh phường/
khu phố/ tổ dân
phố)tại các khu
vực đông
người, thăm hộ
gia đình

Thực hiện xe Sáng chủ nhật


hàng tuần
loa tuyên
truyền ở khu
dân cư trên địa
bàn phường

Tuyên truyền
thực hiện 5K
thường xuyên,
mọi lúc mọi
nơi
90% người Khuyến khích Toàn, Châu: giải Hàng ngày, Không tốn 95% người dân
dân thực hành sáng từ 8g00 – kinh phí thực hành đúng
người dân tiêm đáp thông tin khi
tốt công tác 11g, chiều từ
phòng bệnh đủ 3 mũi bằng trực tại bàn tiếp 13g30 – 16g00
cách cung cấp nhận, phát phiếu
các lợi ích về thông tin về lợi
việc tiêm vắc- ích, tác dụng phụ
xin và hướng nhẹ thường gặp
dẫn người dân

52
đến TTYT sau tiêm
Quận 8 (170
Tùng Thiện
Vương,
Phường
11,Quận 8) để
được tiêm
chủng

Tổ chức các
buổi tuyên Cả tổ chuẩn bị nội
truyền, giáo dung tuyên truyền,
dục sức khỏe giáo dục sức khỏe
online cho Như, Trâm,
người dân về Thanh: Dẫn
lợi ích của việc chương trình, thực
thực hành tốt hiện tuyên truyền,
các biện pháp, giải đáp thắc mắc
hạn chế lây lan cho người dân
trong cộng
đồng

Thực hiện
những đoạn Duyên, Tiên phụ
clip ngắn trách thực hiện
hướng dẫn 6
bước rửa tay,

53
cách đeo khẩu
trang đúng
cách đăng tải
trên page của
trạm y tế

Dịch bệnh tại Đối tượng Không xuất hiện


địa phương ổ dịch mới, các
không phải F0:
được kiểm ca tử vong giảm
soát ổn định hướng dẫn và rõ rệt
thực hiện như 3
mục tiêu trên

Đối tượng F0: Dung, Thư phụ 24/7


Hướng dẫn sử trách thống kê,
dụng và phát bàn giao và hướng
thuốc tùy vào dẫn dùng thuốc.
triệu chứng và
mức độ nguy
cơ,
Duyên, Như phụ
Hướng dẫn chế trách hướng dẫn
độ ăn uống trực tiếp
đúng, sinh hoạt
khoa học để
ngăn ngừa các
biến chứng có
thể xảy ra,

54
Tiên thiết kế thực
500 000
Thiết kế hoặc đơn
đồng
in ấn các thực
đơn dinh
dưỡng từ bộ y
tế, viện dinh
dưỡng Quốc
24/7
gia đưa ra và Thanh trực đường
phát cho người dây nóng
dân kèm với
gói thuốc điều
trị covid

Thiết lập
đường dây
nóng giải đáp
thắc mắc cho
người dân đang
điều trị covid
tại nhà 24/7

55
9. Hoạt động tại trạm:

Hình 4. Sinh viên hỗ trợ người dân làm giấy hoàn thành cách ly

Hình 5. Sinh viên lọc dữ liệu tiêm vaccine

56
Hình 6. Trả giấy bảo hiểm xã hội cho người dân

Hình 7. Hoạt động xổ giun tại trường mầm non

57
Hình 6. Cắt bông gòn

HÌNH 7. Sinh viên tại trạm

58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Anh Quân, Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2021), “Sức khỏe tinh
thần tại Việt Nam trong thời kì Covid-19”

[2]. Hoàng Minh, Hòa.T. Hồng, Trần.T. Hồng, Nguyễn.T.Quyên, Nguyễn.T.P.Lan,


Hạc.V.Vinh, Trịnh.Q.Giang (2020) “Ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 đến công việc,
cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người dân tỉnh Thái Nguyên năm 2020”

[3]. Ben Hu, Hua Guo, Peng Zhou & Zheng-Li Shi (2020) “Characteristics of SARS-CoV-
2 and COVID-19”

[4]. https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/your-health/about-covid-19/basics-
covid-19.html

[5]. Vũ Thị Ánh (2021), “Thực trạng, kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên trường
Đại học Y dược- ĐHQGHN về phòng chống dịch bệnh Covid-19 năm 2020”

[6]. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/bao-cao-tac-dong-cua-
dich-covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-nam-2021/

59
BỘ CÂU HỎI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Ngày tháng Năm 2022

PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC- THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH
COVID 19 CỦA NGƯỜI DÂN TẠI PHƯỜNG 5 QUẬN 8 TP. HCM
NĂM 2022

A. HÀNH CHÁNH
Họ và Tên:

Năm sinh:

Giới tính:

Nghề nghiệp:

Trình độ học vấn:

Địa chỉ:

Tình trạng cư trú: Tạm trú/ thường trú

B. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

STT Câu hỏi Phản hồi ( chọn 1 hoặc nhiều câu trả lời)
1 COVID-19 nguy hiểm như thế  Rất nguy hiểm
nào?  Hơi nguy hiểm
 Không nguy hiểm
 Không biết

60
2 COVID-19 lây truyền như thế  Qua đường máu
nào?  Qua những giọt bắn ra từ những người bị
bệnh
 Qua không khí
 Do tiếp xúc trực tiếp với người/động vật
bị bệnh
 Do chạm vào những vật dụng hoặc bề
mặt mang mầm bệnh
 Do ăn những thực phẩm mang mầm bệnh
 Do uống nước bẩn
 Không biết

61
4 Ông/ bà và gia đình ông/ bà đã  Có
từng mắc covid 19 chưa? ( nếu có  Không
vui lòng trả lời câu 5)
5 Triệu chứng khi ông/ bà bị mắc  Sốt
covid 19 là gì?  Ho, đau họng
 Khó thở
 Mất mùi, mất vị
 Tiêu chảy
 Nhức mỏi
 Khác

6 Dấu hiệu trở nặng cần đưa ngay  Khó thở


đến cơ sở y tế là gì?  Đau, tức ngực thường xuyên
 Hôn mê
 Tím tái

7 Điều gì khiến ông/ bà lo lắng nhất  Mất người thân


khi mắc covid 19?  Tử vong
 Thất nghiệp
 Stress
 Hạn chế lương thực, thực phẩm
 Không được đến trường
 Di chứng hậu covid 19
 Khác:
8 Hậu quả do đại dịch covid 19 gây  Mất người thân
ra, gia đình ông/ bà đã bi ảnh  Tử vong
hưởng như thế nào?  Thất nghiệp
 Stress
 Hạn chế lương thực, thực phẩm
 Không được đến trường
 Di chứng hậu covid 19
 Khác:
9 Ông/ bà đã nhận được loại thông  Cách bảo vệ bản thân trước COVID-19
tin gì về COVID19?  Các triệu chứng của Covid-19
 Cách COVID-19 lây truyền
 Những điều cần làm gì khi có các triệu
chứng của Covid-19
 Các rủi ro và biến chứng của COVID-19
 Khác:
10 Ông/ bà tin tưởng các nguồn  Truyền hình

62
thông tin nào sau đây khi họ đưa  Báo in
tin về COVID-19?  Nói chuyện với gia đình và ông/ bà bè
 Trang web hoặc trang tin trực tuyến
 Mạng xã hội (như Facebook, Twitter,
YouTube, WhatsApp, Line)
 Công cụ tìm kiếm (như Google)
 Đài phát thanh
 Nhân viên y tế cộng đồng
 Lãnh đạo cộng đồng hoặc lãnh đạo tôn
giáo
 Thầy thuốc đông y
 Bà đỡ truyền thống
 Tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ và
Trăng lưỡi liềm đỏ
 Bộ Y tế
 UNICEF
 WHO
 Các nguồn khác, cụ thể như:

11 Ông/ bà sử dụng các nguồn thông  1 lần/ ngày


tin trên với tần suất bao lâu trong  2 lần/ ngày
ngày  Nhiều hơn 3 lần/ ngày
12 Hiện thời, ông/ bà cần loại thông  Các triệu chứng của COVID-19
tin gì?  Câu chuyện cá nhân của những người
khác kể về cách đối phó căn bệnh
 Thông tin về việc phát triển vắc xin mới
chống COVID-19
 Thông tin về việc phát triển phương pháp
điều trị COVID-19
 Cách để tôi giúp phòng chống dịch bệnh
lây truyền tại nước tôi
 Cách để tôi chăm sóc người trong nhóm
có nguy cơ €Những điều tôi có thể làm
nếu tôi hoặc người thân trong gia đình có
các triệu chứng
 Làm thế nào để tôi có thể giải quyết tốt
nhất việc học hành ở trường của con cái
 Thông tin về các hạn chế đi lại
13 Ông/ bà có biết về quy tắc 5K  Có
không?  không
14 Ông/ bà có thường xuyên sát  Có

63
khuẩn, rửa tay với xà phòng, vệ  không
sinh cá nhân không?
15 Ông/ bà có đeo khẩu trang thường  Có
xuyên khi ra ngoài không?  không

16 Ông/ bà có hạn chế tụ tập nơi  Có


đông người không?  không
17 Ông/ bà có thực hiện khai báo y tế  Có
khi đến nơi công cộng không?  không
18 Ông/ bà có giữ khoảng cách tối  Có
thiểu 2m khi tiếp xúc với người  không
khác không?
19 Ông/ bà đã làm gì để bảo vệ bản  Tiêm vắc xin
thân và gia đình trước đại dịch  Tuân thủ 5K
covid 19  Thường xuyên lau dọn nhà cửa
 Tập thể dục
 Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Trân trọng cảm ơn ông bà! Phản hồi của ông/ bà sẽ giúp chúng tôi cung cấp
cho mọi người các thông tin hữu ích và kịp thời về COVID-19.

NGƯỜI LÀM KHẢO SÁT

Ký tên (ghi rõ họ tên)

64
Dinh dưỡng cần thiết cho F0, F1 theo HCDC

65
66
Nguồn: Cục an toàn thực phẩm, Viện dinh dưỡng Quốc gia

67
68
Nguồn: Báo người lao động
BẢNG KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG NHÓM

Tuần Ngày Hoạt động

1 Thứ 2 - Sinh hoạt tại Trung Tâm Y tế quận 8


28/03/2022 - Sinh hoạt tại Trạm Y tế phường 5 quận 8
- Tìm hiểu thông tin, hệ thống tổ chức quận Tân Phú và
Trạm y tế

Thứ 3 - Xác định một số vấn đề sức khỏe của Cộng đồng
29/03/2022 - Thảo luận và thống nhất đề tài nghiên cứu
- Hỗ trợ làm giấy hoàn thành cách ly, giấy BHXH cho
người dân tại phường 5, quận 8
- Hướng dẫn người dân khai báo F0, làm thủ tục hưởng
BHXH

Thứ 4 - Xây dựng bộ câu hỏi về vấn đề sức khỏe


30/03/2022 - Hỗ trợ làm giấy hoàn thành cách ly, giấy BHXH cho
người dân tại phường 5, quận 8
- Hướng dẫn người dân khai báo F0, làm thủ tục hưởng
BHXH
- Hỗ trợ khám sức khỏe tại các trường học trên địa bàn
phường 5 quận 8

Thứ 5 - Hỗ trợ kiểm tra thông tin tiêm chủng trên nền tảng số
31/03/2022 - Gửi trạm trưởng và giảng viên hướng dẫn xem bộ câu hỏi
- Hỗ trợ làm giấy hoàn thành cách ly, giấy BHXH cho
người dân tại phường 5, quận 8
- Hướng dẫn người dân khai báo F0, làm thủ tục hưởng

69
BHXH

Thứ 6 - Khảo sát cộng đồng, thu thập số liệu từ bộ câu hỏi
01/04/2022 - Hỗ trợ xổ giun tại trường mầm non Bông sen phường 5
quận 8
- Hướng dẫn người dân khai báo F0, làm thủ tục hưởng
BHXH

2 Thứ 2 - Viết báo cáo nhóm và cá nhân


04/04/2022 - Hỗ trợ xổ giun tại trường mầm non Bông sen phường 5
quận 8
- Hướng dẫn người dân khai báo F0, làm thủ tục hưởng
BHXH

Thứ 3 - Tổng hợp bài báo cáo nhóm. Hoàn thành bài cá nhân
05/04/2022 - Hỗ trợ xổ giun tại trường mầm non Bông sen phường 5
quận 8
- Hướng dẫn người dân khai báo F0, làm thủ tục hưởng
BHXH
- Hỗ trợ tiêm chủng cho trẻ em

Thứ 4 - Hoàn thành bài Báo cáo cá nhân, sơ đồ phả hệ


06/04/2022 - Hỗ trợ xổ giun tại trường mầm non Bông sen phường 5
quận 8
- Hướng dẫn người dân khai báo F0, làm thủ tục hưởng
BHXH

Thứ 5 - Trình cho Trưởng trạm, bài báo cáo nhóm


06/04/2022 - Hoàn thành bài trình chiếu Powerpoint

70
- Hỗ trợ tiêm chủng mở rộng cho trẻ tại Trạm
- Chào và cảm ơn trưởng trạm, các anh chị nhân viên tại
trạm

Thứ 6 Báo cáo bài thu hoạch


08/03/2022

71

You might also like