Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Giới thiệu khái niệm SCALA


Scala là ngôn ngữ lập trình hiện đại được phát minh bởi Martin Odersky và nhóm nghiên cứu
của ông tại Đại học EPFL ở Thụy Sĩ vào năm 2003.
Scala là viết tắt của Scalable – có khả năng mở rộng. Nó không chỉ là một ngôn ngữ lập trình mà
còn là một nền tảng hỗ trợ các framework phát triển ứng dụng, và đang ngày càng được các nhà
phát triển ưa chuộng khi xây dựng các ứng dụng và dịch vụ mới, bởi cung cấp nhiều tính năng
mạnh mẽ và hỗ trợ cho các khái niệm lập trình hướng đối tượng.
2. Lý do SCALA xuất hiện ?

Tên Scala mô tả khả năng mở rộng mà ngôn ngữ có khả năng cung cấp. Trên thực tế, các
ngôn ngữ phổ biến khác như Python, Java, Ruby,... có khả năng mở rộng, nhưng có nhiều
hạn chế. Scala được phát minh để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu thời gian
thực thi cũng như độ phức tạp của mã.

3. Câu chuyện của Twitter

Vào năm 2006, Twitter được giới thiệu ở Mỹ và các nhà phát triển đã sử dụng Ruby on
Rails làm công cụ chiến lược để phát triển ứng dụng này. Khi đưa vào thực tế, điều này là
một lựa chọn sai lầm khi họ phải quản lý lượng Big Data khổng lồ của Twitter.
Sau đó, họ chuyển phần phụ trợ sang Java và sử dụng Scala làm ngôn ngữ lập trình mới
để xử lý dữ liệu lớn bằng cách sử dụng các khung Hadoop và Spark , hoạt động một cách
rất hiệu quả.

4. Ứng dụng thực tế

Các ngôn ngữ truyền thống chỉ hỗ trợ một trong hai tính năng của các ngôn ngữ: lập trình
hướng đối tượng (OOP) và lập trình hàm (FP). Trong khi đó, Scala được thiết kế tích hợp
cả hai, mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển các phần mềm, web...

Scala cũng được sử dụng rộng rãi trong Data Science (Khoa học dữ liệu) và Data
Analysis (phân tích dữ liệu), đặc biệt là trong Apache Spark, nền tảng xử lý phân tán
được sử dụng rộng rãi trong Big Data.

Cụ thể hơn:

 Phát triển Game, IoT


 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (bộ thư viện ScalaNLP).
 Phát triển web giao diện người dùng (ScalaJS).
 Xây dựng và phát triển ứng dụng di động, vận hành trên cả iOS lẫn Android (Scala
Native).
 Phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu với (Apache Spark).
 Xây dựng và vận hành các ứng dụng đòi hỏi khả năng tương thích với những dữ liệu
truyền phát.
 ...

5. Ưu điểm của SCALA

 Làm giảm kích thước của code (hai đến ba lần so với Java), giúp viết code và maintain
diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
 “free error”: Trang bị đầy đủ các hệ thống phát hiện, giúp tránh được những lỗi ứng dụng
có thể xảy ra trong quá trình biên dịch, ngắn gọn, dễ đọc, dễ debug.
 Cung cấp các thư viện và Framework tốt.
 Dễ dàng mở rộng và mang tính phát triển mạnh mẽ, giúp người học nhanh chóng tìm
được một công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn.

6. Nhược điểm của SCALA

 Khó học: Scala có cú pháp khá phức tạp và nhiều tính năng.
 Hiệu năng: Scala là một ngôn ngữ được chạy trên nền tảng JVM do đó hiệu năng của
Scala có thể thấp hơn so với Java.
 Thiếu tài liệu, cộng đồng: tài liệu và nguồn thông tin về Scala có thể ít hơn so với các
ngôn ngữ lập trình phổ biến khác.
 Thời gian biên dịch: Do cú pháp phức tạp nên thời gian biên dịch của Scala có thể lâu
hơn so với các ngôn ngữ khác.
 Khả năng tương thích ngược: Mỗi khi cập nhật lên các phiên bản mới, người dùng phải
thực hiện thay đổi tên các Package, Class, Method, Function...

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH SCALA Phần1: TỪ CÂU CHUYỆN CỦA TWITTER đến những ứng dụng thực tế,
ưu nhược điểm.

You might also like