Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

CHƯƠNG I: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC

I, KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC


1. Các khái niệm
Khái niệm: Là hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan
tác động vào não sinh ra gọi chung là hoạt động tâm lý
HIỆN TƯỢNG Đặc điểm:

TÂM LÝ - Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức
tạp, phong phú:
+ Là hiện tượng tinh thần
+ Tồn tại chủ quan trong đầu
+ Định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
+ Không thể xác định bằng lượng
+ Nghiên cứu qua biểu hiện ra bên ngoài
- Các hiện tượng tâm lý trong cùng 1 chủ thể luôn có sự
tương tác lẫn nhau
- Các hiện tượng tâm lý con người có sức mạnh vô cùng to
lớn, chi phối hoạt động của con người

Chức năng: định hướng, điều khiển, điều chỉnh


Phân loại:
- Dựa vào chủ thể:
 Tâm lý cá nhân
 Tâm lý xã hội
- Dựa vào sự tồn tại và quá trình phát triển:
 Quá trình tâm lý
 Trạng thái tâm lý
 Thuộc tính tâm lý
- Dựa vào sự tham gia của ý thức:
 Vô thức
 Tiềm thức
 Ý thức
 Siêu thức

TÂM LÝ HỌC: là một khoa học nghiên cứu những hiện tượng tinh thần nảy sinh
trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người

2. Bản chất tâm lý theo quan điểm của Tâm lý học Mácxit
- Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua hoạt động của mỗi người

- Tâm lý là kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người đã biến thành kinh nghiệm của mỗi
người thông qua hoạt động của chính họ

- Tâm lý là chức năng của não

II, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Đối tượng nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Các phương pháp nghiên cứu
a. Các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình nghiên cứu:

1. Nguyên tắc khách quan


- Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu hiện tượng tâm lý một cách khách
quan. Tâm lý là cái bên trong được bộc lộ ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể, do đó
sự thể hiện ra bên ngoài thế nào thì phải nghiên cứu từ sự biểu hiện tự nhiên đó
- Người nghiên cứu không được áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình trong quá
trình nghiên cứu
2. Nguyên tắc quyết định duy vật biện chứng
- Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan tác động
vào não con người thông qua “lăng kính chủ quan”. Tâm lý định hướng, điều khiển, điều
chỉnh hành động, hành vi của con người tác động trở lại thế giới khách quan
- Bất kì sự biểu hiện tâm lý nào của con người cũng là nguyên nhân từ hiện thực
khách quan, mà trước hết là từ xã hội.
3. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách, hành động
- Hoạt động là phương thức chính hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý
thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách điều hành hoạt động
- Chúng thống nhất với nhau
4. Nguyên tắc về mối quan hệ phổ biến:
 Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn có sự tương tác lẫn
nhau, phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối quan hệ giữa chúng
với nhau và trong mối quan hệ với các hiện tượng khác.
 Các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà có quan hệ chặt chẽ với
nhau, bổ sung, chuyển hóa lẫn nhau đồng thời chi phối và chịu sự chi phối của hiện
tượng khác
5. Nguyên tắc về sự phát triển:
- Nguyên tắc này khẳng định tâm lý luôn vận động và phát triển không ngừng
- Cần nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua diễn
biến cũng như sản phẩm của hoạt động. Tâm lý có thể thay đổi, không phải là cái bất
biến, cố định.
VD: Hội chứng “tâm lý đám đông” trong đời sống xã hội. Từ việc bắt chước hành
vi của người khác, bản thân người đó có hành vi giống người khác. Sự giống nhau về
hành vi làm nảy sinh tâm trạng chung, tạo điều kiện cho sự bắt chước thuận lợi hơn. Sự
tác động qua lại đó làm cho hành vi của đám đông không kiểm soát được. Như vậy, với tư
cách là sự phản ánh đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội luôn vận động, phát
triển, với tư cách là các hiện tượng tinh thần của nhóm, của cộng đồng xã hội có sự độc
lập tương đối, các hiện tượng tâm lý xã hội cũng luôn vận động và phát triển không
ngừng. Do vậy, cách tiếp cận đúng đắn chính là tiếp cận phát triển.
6. Nguyên tắc cụ thể:
Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý ở một con người cụ thể, trong những điều
kiện hoàn cảnh cụ thể, không nghiên cứu một cách chung chung ở một người trừu tượng,
một cộng đồng trừu tượng.
Tóm lại, các nguyên tắc đó chỉ đạo việc tiếp cận, thu thập, phân tích và khái quát
kết quả nghiên cứu. Để có được các dữ liệu về các hiện tượng tâm lý xã hội, người nghiên
cứu cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau cho phù hợp
với mục đích và đối tượng nghiên cứu.

b, Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Phương pháp quan sát


- Nội dung: Là phương pháp sử dụng các cơ quan cảm giác của mình nhằm tri giác sự
biểu hiện ra ngoài một cách thường xuyên các đặc điểm tâm lý bên trong của đối tượng để
thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu

- Các hình thức quan sát:

+ Kín-mở

+ Toàn diện – bộ phận

+ Có trọng điểm – không có trọng điểm

+ Chiến lược – chiến thuật

+ Tiêu chuẩn hóa – không tiêu chuẩn hóa

- Ưu và nhược điểm:

+ Dễ tiến hành, tư liệu phong phú

+ Tiết kiệm

+ Tuy nhiên thường bị phụ thuộc, tư liệu thường là cảm tính, trực quan, độ tin cậy không
cao, tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được mục đích

- Yêu cầu: Khi tiến hành nghiên cứu cần phải:

+ Xác định rõ mục đích nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể

+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống

+ Ghi chép và phân tích dữ liệu một cách đầy đủ, trung thực, khách quan

+ Cần phải kết hợp với các phương pháp khác trong nghiên cứu

Phương pháp thực nghiệm


- Nội dung: phương pháp chủ động tác động vào đối tượng trong điều kiện đã được khống
chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về mối quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ
chế…của các hiện tượng tâm lý

- Ưu và nhược điểm: Rất chủ động; tài liệu tương đối tin cậy có thể định tính và định
lượng được; có thể lặp đi lặp lại nhằm kiểm tra. Tuy nhiên không hoàn toàn có thể khống
chế những yếu tố chi phối đến kết quả nghiên cứu; và có thể tốn kém về mặt kinh tế

- Có 2 loại thực nghiệm cơ bản:

 Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong các điều kiện hoạt động bình thường
của đối tượng thực nghiệm. Thực nhiệm tự nhiên có 2 loại:
Thực nghiệm nhận định: là loại thực nghiệm nhằm xác định tình trạng những vấn
đề tâm lý ở đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm hình thành: nhằm hình thành 1 phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng
thực nghiệm dưới tác động của nhà nghiên cứu
 Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành trong
điều kiện khống chế một cách nghiêm ngặt các tác động chi phối, ảnh hưởng từ
bên ngoài

Phương pháp đàm thoại:

- Nội dung: Là phương pháp sử dụng lời nói giao tiếp với đối tượng nghiên cứu nhằm thu
nhập những thông tin cần thiết

- Ưu và nhược điểm: dễ nghiên cứu; kinh tế; chủ động. Tuy nhiên tư liệu thu được dễ bị
đối tượng ngụy trang, phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của đối tượng

- Yêu cầu:

+ Phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung câu hỏi cần đàm thoại

+ Cần phải khéo léo ghi chép tỉ mỉ

+ Cần phải có nghệ thuật trong việc định hướng đàm thoại

+ Cần phải phối hợp chặt chẽ với phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra

- Nội dung: phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được trình bày bằng văn bản
thông qua việc trả lời của đối tượng nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết

- Ưu và nhược điểm: dễ nghiên cứu; thông tin thu thập được trên một loạt đối tượng, dễ
xử lý bằng toán thống kê. Tuy nhiên các ý kiến thường mang tính chủ quan, đối tượng dễ
trả lời giả tạo.

- Yêu cầu:

+ Câu hỏi soạn thảo phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng.

+ Cách trả lời câu hỏi phải được nhà nghiên cứu hướng dẫn cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu

- Nội dung: là phương pháp nghiên cứu lịch sử về quá trình hoạt động của cá nhân đối
tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận định về vấn đề nghiên cứu.

- Yêu cầu:

+ Cần phải nhìn nhận đánh giá các vấn đề tâm lý trong tính lịch sử, cụ thể và phát triển.

+ Tránh thành kiến, áp đặt chủ quan.

+ Kết hợp với phương pháp khác trong nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Nội dung: là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để
nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.

- Yêu cầu:

+ Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá.

+ Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.

Phương pháp trắc nghiệm


- Nội dung: “Test” là một phép thử đã được chuẩn hoá dùng đề đo lường một phẩm chất
tâm lý nào đó ở đối tượng nghiên cứu.

- Cấu tạo của “Test” gồm 4 phần: Văn bản “Test”; quy trình tiến hành; khoá “test”; Bản
đánh giá.

- Ưu - nhược điểm: dễ tiến hành; có thể đo nhiều đối tượng; tính mục đích trong nghiên
cứu cao. Tuy nhiên khó soạn thảo.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ TỰ NHIÊN, CƠ SỞ XÃ HỘI


I, CƠ SỞ TỰ NHIÊN:
Gồm 3 thành phần

1. Hệ nội tiết:
- Hệ nội tiết bao gồm các tuyến tiết ra các chất hóa học (hooc-môn) đi vào trong máu giúp
kiểm tra và tham gia điều chỉnh các hoạt động chức năng, các quá trình sống của cơ thể

- Các tuyến nội tiết được kiểm soát bởi hệ thần kinh

- Hooc môn có vai trò quan trọng định hình và phát triển sinh lý của cơ thể nên chúng có
sự ảnh hưởng nhất định đến sự biến đổi tâm lý.

HNT không đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tâm lý, mà chỉ
đóng vai trò gián tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức.

Vì các HNT khi tác động đến con người, nó quy định sự phát triển về thể hình lẫn thể chất
của cơ thể; thông qua đó, thì nó mới tác động đến việc hình thành tâm lý, ý thức.

2. Di truyền
- Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những
nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi
hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn

- Di truyền tham gia vào sự hình thành những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của hệ thần
kinh – cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý (~HNT)
3. Hệ thần kinh và tâm lý
1, Tế bào và hệ thần kinh TẾ BÀO THẦN KINH:
- Là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên hệ thần kinh
*Chức năng chủ yếu của nó là gì phụ thuộc vào việc
tế bào đó nằm ở đâu
Ví dụ:
+ TBTK ở não: phân tích-tổng hợp thông tinh
+ TBTK ở khớp xương, cơ, gân, mạch máu,…:
dẫn truyền những kích thích ở những cơ quan cảm
giác cảm nhận được để chuyển về bộ não
+ TBTK có thể có nhiều chức năng. (TBTK ở các
cq cảm giác thực hiện chức năng cảm thụ, nhưng
đồng thời chúng cũng có chức năng phân tích-tổng
hợp để sàng lọc những kích thích, loại bỏ bớt những
cái ko cần thiết để chuyển lên não)
HỆ THẦN KINH
- Có 2 hệ thần kinh:
 HTK cấp thấp: Giúp con người thực hiện
những hoạt động giống động vật, giúp con
người sống và tồn tại với môi trường với tư
cách là 1 thực thể sinh học
 HTK cấp cao: giúp con nguời có thể tồn tại,
thích nghi với môi trường phức tạp với tư
cách là 1 chủ thể, nhân cách phức tạp
=> 2 HTK hoạt động độc lập với nhau

2, Não - Là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh


- Bộ não của loài người tiến bộ vượt bậc hơn hẳn so
với não của các loài động vật khác vì đây là cơ sở
vật chất cho việc hình thành cơ sở tâm lý.
3, Hoạt động của hệ thần kinh - Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh là hoạt động
phản xạ. Cơ thể tồn tại được là nhờ phản xạ
- Phản xạ là những phản ứng tất yếu hợp quy luật
giúp cơ thể thích nghi với những động tác từ bên
ngoài
- Một cung phản xạ gồm 4 khâu: hướng tậm; liên
kết (phân tích, tổng hợp…); ly tâm; liên hệ ngược
- Các loại phản xạ:
+ Không điều kiện: là phản xạ bẩm sinh, là cơ sở
sinh lý của bản năng
+ Có điều kiện: là phản xạ tự tạo của từng cá thể, là
cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý

4. Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai


- HTTHT1: có ở người lẫn vật, bao gồm những tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách
quan và các thuộc tính của chúng ta tạo ra (mình nhìn thấy màu xanh, đvat cũng có thể
nhìn thấy)

- HTTHT2: chỉ có ở người, là hệ thống tín hiệu của tín hiệu thứ nhất – tín hiệu của tín
hiệu. Đó là các tín hiệu ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)

II, CƠ SỞ XÃ HỘI:
Gồm 3 nội dung

1. Quan hệ xã hội, nền văn hóa và tâm lý


Con người là sinh vật - xã hội – văn hoá.

Sự hình thành và phát triển con người phải thông qua việc chiếm lĩnh những kinh nghiệm
lịch sử - xã hội loài người; việc lĩnh hội này bằng 2 con đường cơ bản là hoạt động và
giao tiếp.
2. Hoạt động và tâm lý
Khái niệm là quá trình tác động qua lại giữa con người và hiện thực khách
quan nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần phục vụ nhu
cầu của bản thân cũng như xã hội, đồng thời cải biến chính bản
thân mình

Đặc điểm  Tính đối tượng: nhằm vào đối tượng cụ thể mà đối
tượng đó giải quyết một vấn đề của con người
(không có hoạt động nào không có đối tượng)
 Tính mục đích: mục đích là cơ sở điều khiển, điều
chỉnh hoạt động
(không có mục đích thì hoạt động không có cơ sở xh)
 Tính chủ thể: con người là chủ thể của hoạt động, trên
cơ sở có ý thức, chủ động và sáng tạo
 Tính gián tiếp: thông qua các công cụ để tác động vào
đối tượng
Công cụ:
- là trung gian truyền hoạt động của con người
- là sản phẩm sáng tạo của con người
- có công cụ tâm lý (ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết)
hoặc công cụ kỹ thuật
Các loại hoạt động  Căn cứ vào đối tượng hoạt động có thể chia làm 2 loại:

+ Lao động: Chủ thể tác động đến hiện thực khách quan
(mà không phải con người)
+ Giao tiếp: Chủ thể tác động tới đối tượng (con người).
Không phân biệt vai trò.
 Căn cứ vào sự phát triển cá thể:

+ Vui chơi.
+ Học tập: Hướng đến đối tượng cụ thể là “tri thức”.
Chuyển hóa đối tượng thành tri thức của bản thân.
+ Lao động: Làm biến đổi đối tượng để phục vụ cho
nhu cầu nhất định của chủ thể.
 Xét về hướng hoạt động:

+ Hoạt động thực tiễn


+ Hoạt động lý luận
 Dựa vào tính chất của hoạt động

+ Hoạt động biến đổi


+ Hoạt động nhận thức
+ Hoạt động định hướng giá trị
+ Hoạt động giao tiếp.

Cấu trúc của HĐ ❖ Cuộc sống con người là các dòng hoạt động kế tiếp nhau.
❖ Hoạt động bao giờ cũng hướng vào một đối tượng cụ thể,
đối tượng được nhận thức trở thành động cơ thúc đẩy hoạt
động.
❖ Động cơ được cụ thể hoá bằng các mục đích khác nhau.
Mục đích được thực hiện bằng các hành động cụ thể.
❖ Mỗi hành động bao gồm nhiều thao tác, để tiến hành một
thao tác phải gắn liền với các điều kiện phương tiện nhất định.

? Tại sao nói hoạt động đóng vai trò quyết định.

- Hoạt động gồm 2 quá trình cơ bản:

 Qúa trình 1: là quá trình chủ thể hóa đối tượng, tác động đến (chủ thể tác động
lên đối tượng, khám phá đối tượng để biết đối tượng có những đặc điểm, tính chất
gì.)
Đây là quá trình nhận thức đối tượng => nền tảng để hình thành toàn bộ đời sống
tâm lý của con người)
 Qúa trình 2: là quá trình đối tượng hóa chủ thể tác động ngược trở lại của đối
tượng đối với chủ thể
(Đối tượng đặt ra cho chủ thể những yêu cầu nhất định nếu chủ thể muốn khám
phá đối tượng)

3, Giao tiếp và tâm lý


Khái niệm Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người và
con người nhằm nhận thức, cảm xúc lẫn nhau, trao đổi
thông tin và phối hợp hoạt động.
Đặc điểm - Đối tượng: con người với tư cách chủ thể
- Tính cá nhân và tính xã hội:
 Tính xã hội: Giao tiếp có cơ sở là xã hội, sử dụng
phương tiện của xã hội
 Tính cá nhân: Giao tiếp thể hiện nội dung, nhu
cầu, phong cách của cá nhân
Các loại giao tiếp * Giao tiếp dựa vào phương tiện giao tiếp:
+ Giao tiếp vật chất: tặng quà lưu niệm, tặng đồ
chơi, tặng hoa
+ Giao tiếp ngôn ngữ: lời nói, thư tín
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: điều bộ, cử chỉ, nét
mặt, hành động
* Giao tiếp dựa vào khoảng cách:
+ Giao tiếp trực tiếp: trực tiếp gặp gỡ, nói
chuyện,
+ Giao tiếp gián tiếp: thư từ, điện thoại, lời nhắn,
internet
* Giao tiếp dựa vào quy cách:
+ Giao tiếp chính thức: hội họp, ký hợp đồng,
hội đàm, hội thảo
+ Giao tiếp không chính thức: chia sẻ tình cảm,
sở thích, quan điểm giữa các cá nhân.

Chức năng  Chức năng xã hội: Thực hiện các vai trò giao
tiếp với tư cách là nhóm, tập thể, cộng đồng
nhằm thực hiện các nhiệm vụ với tính chất là xã
hội.
 Chức năng tâm lý: Thực hiện vai trò cá nhân
trong việc giao lưu tình cảm, nhận thức và cuộc
sống.

Phương tiện  Phương tiện ngôn ngữ: chữ viết, tiếng nói
 Phương tiện phi ngôn ngữ: nét mặt, nụ cười,
diện mạo, hành vi, khoảng cách

4, Hoạt động và giao tiếp với sự hình thành và phát triển tâm lý
HOẠT ĐỘNG VÀ TÂM LÝ

Nhờ hoạt động:

- Con người chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội – lịch sử trong công cụ hoạt động.

- Tác động vào thế giới vật chất làm lộ ra những bản chất, quy luật của thế giới và tiếp
nhận chúng.

- Con người phát triển các chức năng tâm – sinh lý tương ứng với sự phát triển.

GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ

Nhờ giao tiếp:

- Con người tham gia vào xã hội với tư cách là một con người.
- Con người tiếp thu kinh nghiệm – xã hội lịch sử.

- Con người nhận ra bản thân trong các mối quan hệ xã hội.

II, SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ. SỰ HÌNH THÀNH Ý THỨC


1. Sự hình thành và phát triển tâm lý
1.1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý với phương diện loài
Tâm lý và ý thức là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của vật chất.

Sự phát triển trải qua 3 giai đoạn lớn

 Từ vật chất vô sinh (chưa có sự sống) đến vật chất hữu sinh.
 Từ vật chất hữu sinh chưa có cảm giác đến sinh vật có cảm giác, tâm lý.
 Từ động vật chưa có ý thức đến loài người có ý thức.

TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH SỰ NẢY SINH TÂM LÝ:

TÍNH CHỊU KÍCH THÍCH: là khả năng của cơ thể trả lời những kích thích liên quan đến
sự tồn tại, phát triển của cơ thể một cách trực tiếp.

- Ví dụ: Rễ cây vươn đến chỗ có nước, lá vươn đến nơi có ánh sáng, con kiến tìm thức ăn

- Tính chịu kích thích bắt đầu từ thực vật, những động vật chưa có tế bào thân kinh hoặc
hệ thần kinh rải rác trong cơ thể: thủy tức, bọt bể

TÍNH CẢM ỨNG: là khả năng của cơ thể trả lời những kích thích gián tiếp dự báo một
kích thích trực tiếp có liên quan đến sự tồn tại của cơ thể.

=> Tính cảm ứng là dấu hiệu cơ bản khẳng định sự ra đời của hiện tượng tâm lý.

- Ở động vật tính cảm ứng ra đời khi hệ thần kinh đã tập trung thành các mẫu hạch như:
giun đất, các loài chân đốt

CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ:

Dựa vào mức độ phản ánh tâm lý Dựa vào nguồn gốc nảy sinh hành vi
Thời kỳ cảm giác Bản năng: mang tính bẩm sinh, di truyền
- Trả lời từng kích thích riêng lẻ, trực tiếp Kỹ xảo: là những hành động tự động hóa
- Động vật, con người đều có cảm giác nhờ luyện tập, như ở động vật đó là cách
Thời kỳ tri giác thức săn mồi thường được luyện tập như
- Thể hiện chức năng trả lời một tập hợp mèo, hổ, báo
kích thích, liên kết các kích thích thành Trí tuệ: Là hành vi phát triển bậc cao và
một chỉnh thể trọn vẹn đến con người là phát triển cao nhất về
Thời kỳ tư duy: gồm 2 thời kỳ nhỏ chất.
- Tư duy bằng tay: khả năng phản ánh Ở người hành vi trí tuệ là đặc trưng, là
những mối quan hệ tương đối phức tạp ở chất lượng mới, là cơ sở xã hội của con
động vật bằng cách “thử và sai” người.
- Tư duy bằng ngôn ngữ: phản ánh tâm lý
bậc cao nhất chỉ có ở con người

1.2. Các giai đoạn phát triển về phương diện cá thể


 Giai đoạn sơ sinh (0-2 tháng tuổi): chủ yếu các phản xạ bẩm sinh, thực hiện các
chức năng sinh lý.
 Giai đoạn hài nhi (3-12 tháng): giao tiếp cảm xúc với người lớn, người mẹ.
 Giai đoạn vườn trẻ (2 đến 3 tuổi) hoạt động với đồ vật.
 Giai đoạn hoạt động vui chơi (4 đến 6 tuổi)
 Giai đoạn tuổi học:
 7-11 tuổi. Hoạt động học tập.
 12-14 tuổi: hđ htập và giao tiếp nhóm
 15-17 tuổi: hđ học tập và hđ xã hội.
 Giai đoạn 18 - 25 tuổi: hoạt động lao động và sự phát triển toàn diện.
 Giai đoạn 60 tuổi trở đi: Hoạt động nghỉ ngơi.
2. Sự hình thành và phát triển ý thức
2.1. Khái niệm
Khái niệm Nhờ ngôn ngữ, con người biến hình ảnh vừa mới tri giác
được hình thành tâm lý để tiếp tục phản ánh về nó và như
vậy hình ảnh tâm lý ở trong con người mới hơn, sâu sắc
hơn và tinh vi hơn. Đấy chính là ý thức.
Ý thức là tri thức của tri thức; phản ánh của phản ánh;
nhận thức của nhận thức.
Các thuộc tính cơ bản - Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao cấp của con
người.
+ Giúp con người nhận thức được bản chất.
+ Giúp con người dự kiến trước được kế hoạch, kết quả
của hành động…
- Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới.
- Ý thức thể hiên năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi
của con người.
- Ý thức thể hiện khả năng tự nhận thức về bản thân mình.
Cấu trúc Gồm nhiều mặt thống nhất với nhau:
- Mặt nhận thức
- Mặt thái độ
- Mặt năng động của ý thức, thể hiện khả năng cải tạo thế
giới của con người.

2.2. Sự hình thành, phát triển ý thức ở con người


Xét trên 2 phương diện: loài và cá thể

DƯỚI GÓC ĐỘ LOÀI:

 Lao động và sự hình thành phát triển ý thức


- Lao động làm cho các chức năng sinh vật của con người thay đổi.

- Lao động đòi hỏi con người phải đặt ra mục đích, dự kiến kết quả…

- Lao động đòi hỏi con người chế tác công cụ.

- Lao động đòi hỏi con người phải rút kinh nghiệm…

- Lao động đòi hỏi con người phải truyền thụ kinh nghiệm,

 Vai trò của ngôn ngữ:


- Là phương tiện trao đổi thông tin cho nhau, hợp tác trong cuộc sống của con người.
- Là cơ sở của việc truyền thụ kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống; giúp con người
lưu giữ kinh nghiệm – những cái mà con người đã sáng tạo ra trong cuộc sống làm điều
kiện trực tiếp cho tư duy, ý thức của con người.

DƯỚI GÓC ĐỘ CÁ THỂ

Ý thức cá nhân được hình thành trong:

 Hoạt động (thể hiện trong sản phẩm của hoạt động)
 Quan hệ giao tiếp
 Bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội
 Bằng con đường tự nhận thức, phân tích, đánh giá hành vi bản thân

2.3. Các cấp độ của ý thức


Cấp độ chưa ý thức

 Vô thức ở tầm tiềm năng


 Các hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng
 Tiềm thức

Cấp độ ý thức cá nhân và tự ý thức

 Sự phản ánh thế giưới bằng ý thức có chủ định, có mục đích của con người
 Tự ý thức (cao hơn ý thức): tách mình khỏi các đồng nhất để phân tích, tìm hiểu,
đánh giá chính bản thân

Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể: thể hiện khả năng đặt mình vào mối quan hệ với
những người xung quanh, với tập thể, xã hội

CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC


I. NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng; phản ánh trực tiếp, cụ thể
1 sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực khách quan

Gồm cảm giác và tri giác


1. Cảm giác
Khái niệm là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính
bề ngoài của sự vật và hiện tượng, những trạng thái bên trong của cơ
thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương
ứng của chúng ta

Đặc điểm  Là một quá trình tâm lý


 Nội dung phản ánh: phản ánh riêng lẻ thuộc tính bề ngoài của
sự vật hiện tượng, các trạng thái cơ thể
 Phương thức: trực tiếp
 Sản phẩm: các cảm giác thành phần
Phân loại Căn cứ vào vị trí nguồn kích thích tác động bên ngoài hay bên trong
cơ thể mà chia ra làm 2 nhóm loại
 Nhóm cảm giác bên ngoài: nhìn, nghe, ngửi, nếm, da

 Nhóm các cảm giác bên trong

+ Cảm giác cơ thể: hoạt động của tim mạch, hô hấp, dạ dày, ruột
+ Cảm giác thăng bằng: trạng thái cân bằng của đầu so với phương
của trọng lực
+ Cảm giác vận động: gân, cơ, khớp

Vai trò - Định hướng, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể con người với
môi trường
- Cung cấp nguyên liệu (những hình ảnh để xây dựng đời sống tâm
lý)
- Giúp não trở lại hoạt động bình thường:
Hoạt động để tạo ra tâm lý con người, tạo ra mối liên hệ giữa các tế
bào thần kinh=>tạo ra sự ức chế giữa các tb thần kinh=>cân bằng với
sự hưng phấn=>giúp tb trở lại trạng thái bình thường
- Con đường nhận thức của người khuyết tật

Các quy luật 1. Quy luật “sức ỳ” và “quán tính” của cảm giác
 Khoảng thời gian từ khi kích thích bắt đầu tác động đến khi
xuất hiện cảm giác được gọi là khoảng thời gian trước cảm
giác hay “sức ỳ” của cảm giác
 Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi mất
hẳn cảm giác được gọi là khoảng thời gian sau cảm giác hay
“quán tính” của cảm giác

2. Quy luật bù trừ


Khi một cảm giác nào đó bị yếu đi hay mất hẳn thì độ nhạy của một
số cơ quan cảm giác khác tăng lên rõ rệt

3. Quy luật về ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm

Là giới hạn mà ở đó cường độ kích thích có thể gây ra được cảm giác
Các loại ngưỡng:

 Ngưỡng tuyệt đối:


Ngưỡng tuyệt đối dưới: cường độ kích thích tối thiểu đủ để
gây ra cảm giác
Ngưỡng tuyệt đối trên: cường độ kích thích tối đa còn có thể
gây ra cảm giác
 Ngưỡng sai biệt:
Khả năng phân biệt được sự khác biệt nhỏ nhất (về cường độ
và tính chất) giữa 2 kích thích thuộc cùng một loại
 Vùng phản ánh tối ưu: Là vùng mà ở đó cường độ kích thích
có thể tạo ra cảm giác rõ ràng nhất
 Độ nhạy cảm của cảm giác: Là khả năng cảm nhận nhanh
chóng, chính xác (phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, nghề
nghiệp, sự rèn luyện)
4. Quy luật về sự thích ứng cảm giác

• Sự thích ứng của cảm giác là sự thay đổi độ nhạy cảm của
cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích
thích.
• Kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và kích thích giảm thì
độ nhạy cảm tăng. (tỉ lệ nghịch)
• Mất cảm giác khi cường độ kích thích mạnh, kéo dài, không
đổi.
• Khả năng thích ứng của mỗi loại cảm giác khác nhau là khác
nhau.

5. Quy luật về sự tác động qua lại giữa cảm giác

• Sự thay đổi độ nhạy cảm của một cảm giác dưới ảnh hưởng
của một kích thích vào các cơ quan cảm giác thì gọi là sự tác
động qua lại giữa các cảm giác
• Một kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này làm xuất hiện
hoặc tăng độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác; ngược lại,
một kích thích mạnh lên cơ quan cảm giác này làm mất đi
hoặc giảm độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác

6. Quy luật tương phản

• Là sự tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng loại
• Có 2 loại tương phản
+ Tương phản đồng thời (VD: đặt trờ giấy xám lên 2 tờ giấy
màu đen và trắng)
+ Tương phản nối tiếp

2. Tri giác
Khái niệm là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
bề ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động
vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta

Đặc điểm - Nội dung phản ánh: Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện
tượng
- Phương thức phản ánh: Phản ánh trực tiếp và trọn vẹn các thuộc
tính.
- Sản phẩm: Một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng cụ thể.

Phân loại Dựa vào tính mục đích của tri giác

- Tri giác không chủ định.


- Tri giác có chủ định.

Dựa vào những hình thức khác nhau của sự vật, hiện tượng

- Tri giác các thuộc tính không gian: hình dạng, độ lớn, gần xa...
- Tri giác các thuộc tính thời gian: nhịp điệu, tính liên tục, tính gián
đoạn.
- Tri giác các thuộc tính chuyển động: sự thay đổi vị trí của vật trong
không gian.

Vai trò Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm tính, là điều kiện
quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người
trong thế giới khách quan. Dựa vào các hình ảnh của tri giác, con
người điều chỉnh hoạt động của mình cho thích hợp với sự vật hiện
tượng khách quan. Quan sát – hình thức cao nhất của tri giác đã trở
thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động và là một phương
pháp nghiên cứu khoa học, cung cấp tài liệu cho quá trình nhận thức
cao hơn.

Các quy luật 1. Tính đối tượng


cơ bản
- Tri giác phản ánh rõ ràng hơn, cảm giác vẫn có tính đối tượng
nhưng do nó phản ánh mơ hồ nên không thể hiện rõ
• Khi tri giác sự vật và hiện tượng, trong óc của chúng ta có hình ảnh
của sv và ht, hình ảnh đó là do các thuộc tính của sv và ht tác động
vào cơ quan cảm giác chúng ta tạo nên trong não.
• Quy luật này cho phép con người định hướng hành vi và hoạt động.
• Quy luật này phủ nhận các quan điểm sai lầm của CN duy tâm chủ
quan hoặc cho rằng có một “genstalt” (cấu trúc) có sẵn tạo nên.
2. Tính trọn vẹn
• Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, tức là nó
đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
• Tính trọn vẹn có được là nhờ 2 yếu tố:
- Bản thân các sự vật, hiện tượng có cấu trúc trọn vẹn
- Quy luật hoạt động theo hệ thống của hệ thần kinh cấp cao.
3. Tính lựa chọn
• Khả năng của tri giác cho phép tách một số dấu hiệu hoặc đối tượng
ra khỏi bối cảnh để phản ánh tốt hơn.
• QL này rất có ý nghĩa trong trang trí, hội hoạ, hoá trang, nguỵ
trang...
• Tính lựa chọn phụ thuộc vào:
- Nhu cầu, hứng thú của chủ thể tri giác.
- Trong tri giác, ngôn ngữ giúp con người có khả năng nhận biết
nhanh chóng sự vật.
4. Tính ý nghĩa
• Khi tri giác sự vật và hiện tượng khả năng của tri giác cho phép con
người nhận biết được cái chúng ta đang tri giác, gọi tên và xếp chúng
vào một nhóm đối tượng cùng loại.
• Sở dĩ như vậy bởi tri giác gắn chặt với tư duy, ngôn ngữ, kinh
nghiệm của cá nhân.
5. Tính ổn định
• Tính không thay đổi khi tri giác đối tượng trong sự thay đổi các điều
kiện tri giác.
• Tính ổn định cho phép con người hoạt động linh hoạt, hiệu quả
trong điều kiện môi trường hoạt động luôn thay đổi.
6. Tổng giác
• Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào kinh nghiệm, vào đời sống
tâm lý, nhân cách của chủ thể tri giác gọi là tổng giác.
• Tổng giác làm cho tri giác mang tính chủ thể rõ nét.
• Để tri giác tốt đòi hỏi con người phải phải rèn luyện khả năng tri
giác, tích lũy kinh nghiệm, hình thành thái độ tích cực...
7. Ảo ảnh

• Là sự phản ánh sai lệch về đối tượng tri giác một cách khách
quan.
• Các nguyên nhân:
+ Nguyên nhân vật lý
+ Nguyên nhân sinh lý, não tổn thương
+ Nguyên nhân tâm lý: mệt mỏi

II. NHẬN THỨC LÝ TÍNH


1. Tư duy
KHÁI NIỆM
• Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong thuộc về bản
chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật mà trước đó ta chưa biết.
• Tư duy của con người mang bản chất xã hội:
- Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm.
- Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội.
- Tư duy mang tính tập thể.
ĐẶC ĐIỂM
• Tính “có vấn đề của tư duy”:
• Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốn hiểu biết
cũ, những phương pháp hành động cũ đã có, con người không đủ để giải quyết.
• “Tình huống có vấn đề” phải được chủ thể tư duy nhận thức đầy đủ và chuyển nhiệm vụ
tư duy.
• “Tình huống có vấn đề” phải vừa sức đối với chủ thể: Không quá khó và cũng không
quá dễ.
• Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:
• Tính trừu tượng của tư duy
Là khả trừu xuất (gạt bỏ) khỏi đối tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt
không cần thiết đối với nhiệm vụ mà chỉ để lại những thuộc tính bản chất, quy luật cần
thiết cho quá trình tư duy.
• Tính khái quát của tư duy
Khả năng của tư duy cho phép con người bao quát chung những thuộc tính bản chất,
những quy luật, những đặc điểm... của một loạt đối tượng.
• Tính gián tiếp của tư duy:
• Thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy
• Sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc...) để nhận thức
những đối tượng khi không thể tri giác trực tiếp.
• Tư duy gắn liền với ngôn ngữ:
Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ. Chúng thống nhất nhưng không đồng nhất,
cũng không tách rời nhau.
• Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
• Nhận thức cảm tính là nguồn cung cấp tư liệu cho tư duy.
• Tư duy lại ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính.
- Nhờ tư duy mà con người tri giác nhanh chóng, chính xác hơn.
- Tư duy ảnh hưởng tới sự lựa chọn, tính ổn định, tính có ý nghĩa của tri giác.
CÁC THAO TÁC CỦA TƯ DUY
• Phân tích và tổng hợp
- Phân tích: là thao tác trí tuệ dùng để tách đối tượng ra thành từng mặt, từng bộ phận
khác nhau nhằm xem xét chúng một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
- Tổng hợp: Là thao tác trí tuệ dùng để hợp nhất các bộ phận vừa mới được phân tích
nhằm xem xét đối tượng một cách khái quát hơn.
• So sánh:
Là thao tác trí tuệ dùng để xác định sự giống nhau hay không giống nhau, bằng nhau hay
không bằng nhau, đồng nhất hay không đồng nhất giữa các bộ phận của một sự vật, hiện
tượng hoặc giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
* Trừu tượng hóa và khái quát hóa.
- Trừu tượng hóa là thao tác trí tuệ dùng để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những
liên hệ, quan hệ thứ yếu để giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
- Khái quát hóa là thao tác trí tuệ dùng để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau nhưng có
chung những thuộc tính, liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm, một loại, một phạm
trù nào đó.
• Cụ thể hóa:
Là thao tác trí tuệ dùng để đưa những cái chung, cái trừu tượng về các trường hợp cụ thể.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TƯ DUY
- Giai đoạn nhận thức vấn đề:
Khi gặp hoàn cảnh có vấn đề, chủ thể tư duy nhận thức nó và đặt ra vấn đề cần giải quyết,
trên cơ sở đó đề ra nhiện vụ của quá trình tư duy.
- Giai đoạn xuất hiện các liên tưởng:
Đây là giai đoạn huy động vốn tri thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề làm xuất
hiện trong đầu chủ thể tư duy những mối liên tưởng xung quanh vấn đề cần giải quyết.
- Giai đoạn sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết:
Trong giai đoạn này, chủ thể tư duy gạt bỏ những liên tưởng không cần thiết, đưa ra
những phương án giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ tư duy.
- Giai đoạn kiểm tra giả thuyết:
Kết quả của việc kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả
thuyết. Nếu tất cả các giả thuyết đều bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại bắt đầu
từ đầu.
- Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ:
Khi giả thuyết (tức là cách giải quyết nhiệm vụ có thể có) đã được khẳng định thì nó sẽ
được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra.
CÁC PHẨM CHẤT CÁ NHÂN CỦA TƯ DUY
• Những phẩm chất tư duy tích cực:
- Tính khái quát và sâu sắc của tư duy;
- Tính linh hoạt của tư duy;
- Tính độc lập của tư duy;
- Tính nhanh chóng của tư duy;
- Tính phê phán của tư duy.
• Những phẩm chất tiêu cực của tư duy.
Ngoài những phẩm chất tích cực, tư duy cũng còn có những phẩm chất tiêu cực như tính
hẹp hòi, tính hời hợt của tư duy, tính ỷ lại của tư duy, tính chậm chạp của tư duy, sức ì
của tư duy...

2. Nhận thức cảm tính là gì?


Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con
người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con
người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.
Nhận thức cảm tính gồm hai hình thức: Cảm giác và tri giác

3. So sánh cảm giác và tri giác


Giống nhau
Đều là những hiện tượng tâm lý của con người, xảy ra theo quá trình diễn biến tâm lý,
được phản ánh một cách trực tiếp và cả hai đều xuất phát cũng như chịu sự kiểm nghiệm
và đánh giá của quá trình thực tiễn.
Khác nhau
Là 2 mức độ cao thấp khác nhau
Cảm giác phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài
Tri giác phán ánh trong một cấu trúc chọn vẹn của sự vật hiện tượng
Về cơ sở sinh lý: Các giác quan chưa có sự kết hợp với nhau còn tri giác có phối hợp theo
một hệ thống nhất định
Quan hệ:
Cảm giác là cơ sở cho tri giác
Tri giác quy định chiều hướng lựa chọn các cảm giác thành phần, mức độ và tính chất của
các cảm giác thành phần.
4. Nhận thức lý tính?
Nhận thức lý tính là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản
chất của sự vật, là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát về sự vật được thể
hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán và suy luận.

5. So sánh tư duy và tưởng tượng


Giống nhau:
Đều là quá trình tâm lý bên trong của con người.
Tư duy và tưởng tượng của con người cũng không có giới hạn nào cụ thể.
Khác nhau:
Về bản chất
+ Đối với tư duy:
Tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của thế hệ trước đã tích luỹ được, phải sử dụng ngôn
ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra.
Bản chất của quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội.
Tư duy mang tính chất tập thể.
Tư duy có tính chất chung của loài người vì nó được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ.
+ Bản chất của tưởng tượng:
Về nội dung phản ánh: phản ánh cái mới, chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã
hội.
Về phương thức phản ánh: tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới) trên cơ sở những
biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động (chắp ghép liên hợp, nhấn mạnh, điển
hình hoá, loại suy).
Về phương diện kết quả phản ánh: sản phẩm là các biểu tượng của tượng tượng đến hình
ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.
Nguồn gốc làm nảy sinh tưởng tượng là yêu cầu của hoạt động lao động. Do yêu cầu của
cuộc sống buộc con người trước khi hoạt động phải hình dung được trước kết quả của
hoạt động, phương thức hoạt động để đạt kết quả cao nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề
Về đặc điểm:
+ Tư duy mang các đặc điểm:
Tính có vấn đề
Tính gián tiếp
Tính trừu tượng và khái quát
Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Quan hệ mật thiết với ngôn ngữ cảm tính
+ Trong khi đó tưởng tượng mang các đặc điểm như sau:
Mang tính gián tiếp và khái quát so với trí nhớ
Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
Về vai trò:
+ Tư duy có vai trò:
Mở rộng giới hạn của nhận thức
Cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính, làm chúng có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của
con người
Tư duy giải quyết được cả những nhiệm vụ ở hiện tại và cả tương lai
+ Tưởng tượng: Hướng con người về tương lai, kích thích con người hoạt động ảnh
hưởng đến việc học tập, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách

CHƯƠNG IV: HOẠT ĐỘNG TÌNH CẢM


I. KHÁI QUÁT CHUNG
Khái niệm Xúc cảm, tình cảm là thái độ của cá nhân đối với hiện thực
khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa
mãn nhu cầu của cá nhân dưới hình thức những rung cảm

Đặc điểm  Là thái độ cá nhân (là những rung động bên trong
trước biến cố hoàn cảnh, trạng thái cơ thể)
 Do hiện thực khách quan tác động
 Chỉ những đối tượng liên quan đến việc thỏa mãn hay
không thỏa mãn nhu cầu của con người mới tạo nên
xúc cảm, tình cảm
Tính chất chung • Tính nhận thức: cảm thể hiện ở việc nhận thức được đối tượng,

nguyên nhân gây nên tình cảm cho mình. Yếu tố nhận thức rung

động và phản ánh cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm.

Nhận thức được xem là “cái lí” của tình cảm.

• Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội,

thực hiện chức năng xã hội và hình thành trong môi trường xã hội

chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần. Bản chất của

con người được hiểu như là “tổng hòa của các mối quan hệ xã

hội”. Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người cải tạo tự nhiên

bằng lao động xã hội và trong sự giao tiếp giữa con người với

nhau như là một thành viên của một nhóm, một tập thể, một cộng

đồng nhất định.

• Tính đối cực: Thường thì sự thỏa mãn nhu cầu của con người

mâu thuẫn với nhau. Trong hoàn cảnh này thì những nhu cầu này

được thỏa mãn, còn sự thỏa mãn các nhu cầu khác bị kiềm hãm.

Tương ứng với điều đó các tình cảm của con người trở thành

những tình cảm đối cực hay “hai mặt” nghĩa là, tính chất đối lập

nhau: vui – buồn; yêu – ghét; sợ hãi – can đảm; dương tính – âm

tính… thiếu sự rung động tương phản thì nó sẽ dẫn đến sự bão hòa

và buồn tẻ, đơn điệu.

• Tính chân thực của xúc cảm

• Tính ổn định của tình cảm: So với xúc cảm thì tình cảm là những

thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và với

bản thân, chứ không phải là thái độ nhất thời có tính tình huống.
Chính vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng

quan trọng nhất của tâm lí con người. Nó tiềm tàng trong con

người và khi nào có điều kiện nó sẽ bộc lộ toàn bộ những tình cảm

của họ. Ví dụ lòng yêu nước, tình bạn… Do tình cảm có tính ổn

định nên nếu biết được những đặc điểm về tình cảm của một người

nào đó ta có thể phán đoán được tình cảm của họ đối với mọi

người xung quanh.

• Tính khái quát: Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình

hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại. Tính khái quát của

tình cảm biểu hiện ở chỗ, tình cảm là thái độ của con người đối với

cả một loại (hay một phạm trù) các sự vật, hiện tượng chứ không

phải với ừng sự vật hiện tượng như: lòng yêu nước, tình gia đình,

tình bạn…

Vai trò Xúc cảm, tình cảm:

- là động lực chi phối hoạt động con người

- làm tăng hoặc giảm sức mạnh vật chất và tinh thần của con

người, ảnh hưởng trực tiếp quá trình sinh lý, sức khỏe của con

người

- có ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo

Những biểu hiện BIỂU HIỆN BÊN NGOÀI:

- Lời nói: chỉ có ở con người; ý nghĩa của câu, sự to nhỏ của lời

nói, cách diễn đạt biểu thị cảm xúc, tình cảm

- Nét mặt: phương thức biểu đạt rõ nét nhất

- Điệu bộ
NHỮNG THỂ HIỆN ĐA DẠNG CỦA THÂN THỂ: nhịp tim,

diện mạo, sắc mặt (“đỏ mặt tía tai”, “mặt vàng như nghệ”)

? Sự giống nhau, khác nhau giữa nhận thức và tình cảm

NHẬN THỨC TÌNH CẢM


Giống nhau Đều là hiện tượng tinh thần, hình thành trong đầu óc con
người và phản ánh hiện thực khách quan

Đều chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động của con người

Khác nhau
Đối tượng phản ánh Bản thân hiện thực khách MQH giữa hiện thực
quan khách quan với nhu cầu
Phạm vi Rộng hơn Hẹp hơn
Hình thức Hình ảnh, biểu tượng, khái Rung cảm, xao xuyến, bồi
niệm, phạm trù, quy luật, suy hồi
lý, phán đoán
Tính chủ thể Thấp hơn Cao, rõ rệt hơn
Quá trình hình thành Trước Sau

II. CÁC MỨC ĐỘ CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM


1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác
Là mức độ thấp nhất, đi kèm với cảm giác

2. Xúc cảm
- Là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh, rõ rệt, ngắn, nhất thời, hay thay đổi, không ổn
định.

CÁC LOẠI XÚC CẢM


XÚC ĐỘNG TÂM TRẠNG
là một dạng của xúc cảm có cường độ rất là một dạng khác của xúc cảm có cường
mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại
xâm chiếm toàn bộ hoạt động của con trong khoảng thời gian tương đối dài, chi
người một cách nhanh chóng phối hành vi của con người trong suốt thời
gian tồn tại tâm trạng đó

3. Tình cảm
KHÁI NIỆM:
Là thái độ ổn định của con người với hiện thực xung quanh và đối với bản thân; là một
thuộc tính tâm lý của nhân cách. Tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh,
thời gian tồn tại khá dài và được ý thức rất rõ ràng – sự say mê, có những say mê tích cực
(say mê học tập, nghiên cứu) và có những say mê tiêu cực thường gọi là đam mê (đam mê
cờ – bạc, rượu chè…).

SỰ KHÁC NHAU VÀ QUAN HỆ GIỮA XÚC CẢM VÀ TÌNH CẢM


- Sự khác nhau:

Xúc cảm Tình cảm


- Có ở người và động vật - Chỉ có ở người
- Là một quá trình hoặc trạng thái - Là thuộc tính tâm lý
tâm lý
- Xuất hiện trước - Xuất hiện sau
- Nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào - Ổn định trong điều kiện nhất định
tình huống
- Luôn ở trạng thái hiện thực - Thường ở trạng thái tiềm tàng
- Thực hiện chức năng sinh vật: định - Thực hiện chức năng xã hội: định
hướng, thích nghi môi trường bên hướng, thích nghi với môi trường
ngoài với tư cách cá thể xh với tư cách nhân cách
- Gắn với phản xạ không điều kiện, - Gắn với phản xạ điều kiện, hệ
bản năng thống tín hiệu thứ hai

- Quan hệ giữa xúc cảm, tình cảm:

 Những xúc cảm cùng loại là cơ sở để hình thành nên tình cảm
 Tình cảm khi đã hình thành sẽ chi phối, định hướng cho xúc cảm, thể hiện thông
qua xúc cảm
CÁC LOẠI TÌNH CẢM CẤP CAO
Tình cảm đạo đức: là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn
những nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ của con người
đối với những người khác, đối với tập thể và đối với bản thân. Ví dụ: tình yêu tổ quốc,
tinh thần quốc tế, tình cảm nghĩa vụ…
Tình cảm trí tuệ: là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan
đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa
mãn nhu cầu nhận thức của con người.
Tình cảm thẩm mĩ: là những tình cảm có liên quan tới nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái
đẹp, thể hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với tự nhiên, xã hội, lao động… Tình
cảm thẩm mĩ cũng như tình cảm đạo đức được quy định bởi xã hội, nó phản ánh trình độ
phát triển của xã hội.
Tình cảm hoạt động: là sự thể hiện thái độ của con người đối với hoạt động nhất định,
liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu hoạt động đó. Lao động là cơ sở
tồn tại của cơn người. Vì vậy, thái độ cảm xúc dương tính đối với lao động như lòng yêu
lao động, sự tôn trọng người lao động… Để tồn tại và phát triển con người cần phải hoạt
động. Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích và con người luôn tỏ thái độ
đối với đối tượng hoạt động đó.
Tình cảm mang tính chất thế giới quan, nhân sinh quan: là mức độ cao nhất của tình cảm
con người. ở mức độ này tình cảm có đặc điểm rất bền vững và ổn định, có tính khái quát
cao, có tính tự giác và tính ý thức cao trở thành một quan điểm, một nguyên tắc trong thái
độ và hành vi của cá nhân. Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, tính giai
cấp…

3. Các quy luật cơ bản của tình cảm


Quy luật về tính hai mặt của đời sống tình cảm
Khi thỏa mãn một nhu cầu nào đó thì một số nhu cầu khác bị kìm hãm ức chế. Điều đó
tạo ra hai thái cực trong đời sống tình cảm con người. Đó là tính hai mặt của đời sống tình
cảm.

Quy luật lây lan


Xúc cảm, tình cảm có thể lan truyền từ người này sang người khác

Quy luật thích ứng


Sự “chai sạn” của tình cảm: một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần
một cách không đổi thì cuối cùng bị suy yếu, lắng xuống.
Quy luật tương phản
Một xúc cảm, tình cảm có thể tăng cường hoặc suy giảm một xúc cảm, tình cảm khác đối
cực với nó

Quy luật di chuyển


Xúc cảm, tình cảm có thể lan truyền từ đối tượng này sang đối tượng khác

Quy luật pha trộn


Ở một con người, cùng một thời điểm và đối với cùng một đối tượng có thể cùng tồn tại
nhiều cảm xúc khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Chúng không loại trừ nhau mà quy định
lẫn nhau.

Quy luật sự hình thành tình cảm


Tình cảm hình thành từ những xúc cảm cùng loại do quá trình tổng hợp hóa, động hình
hóa, khái quát hóa mà thành

CHƯƠNG V: Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ


I. Ý CHÍ
Khái niệm
 Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở khả
năng thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi
phải có sự nỗ lực, cố gắng để khắc phục những khó
khăn, trở ngại (HĐNT: vai trò hoạch định để thực
hiện/ Xúc cảm tình cảm: động lực thúc đẩy hoạt động
của cá nhân)
 Ý chí phản ánh điều kiện của hiện thực khách quan
dưới dạng mục đích của hành động
 Ý chí được xem là “điểm” hội tụ của nhận thức và tình
cảm hướng vào hoạt động của con người: khi nhận
thức càng sâu sắc và tình cảm càng mãnh liệt thì ý chí
càng cao
 Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thành
tố cấu thành nhân cách của con người
 Gía trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ ý chí
đó như thế nào (tức là cao hay thấp, mạnh hay yếu) mà
điều chủ yếu còn là ở chỗ nó được hướng vào cái gì?
Cho nên cần phải phân biệt mức độ ý chí với nội dung
đạo đức của ý chí

Các phẩm chất - Tính mục đích: Kỹ năng đề ra chô hoạt động và cuộc
sống những mục đích gần và xa, và điều khiển hành vi của
mình phục tùng các mục đích ấy
- Tính độc lập: Khả năng quyết định và thực hiện hành
động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của một ai (tiếp
nhận, đánh giá một cách chủ động, sau đó sử dụng)
- Tính quyết đoán: Khả năng đưa ra quyết định kịp thời và
cứng rắn mà không có sự dao động không cần thiết
- Tính kiên trì: Kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho
con đườn đạt tới chúng có lâu dài và gian khổ
- Tính tự chủ: Khả năng làm chủ được bản thân (cả những
suy nghĩ bên trong và hành vi bên ngoài)

Mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm và ý chí.


Ý chí là mặt năng động của nhận thức, thể hiện ở khả năng thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng để khắc phục những khó khăn,
trở ngại.
Ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức. Trên con đường nhận thức và tìm hiểu thế
giới xung quanh gặp không ít những khó khăn, thử thách, và ý chí là một người bạn tuyệt
vời giúp chúng ta chinh phục, vượt qua những khó khăn đó để đi tới đỉnh cao của sự
thành công trong các lĩnh vực của đời sống. Ngay như sinh viên chúng ta, một khi bạn có
ý chí vươn lên trong học tập thì bạn sẽ có được thành công và ngược lại, khi bạn không
đủ ý chí để vượt qua khó khăn trong sự nghiệp học hành của mình thì chắc chắn bạn sẽ là
một người thất bại.
Nhận thức và ý chí có sự tác động qua lại lẫn nhau, khi ý chí tác động lên nhận thức thì
nhận thức cũng có tác động trở lại lên ý chí, làm cho ý chí hướng đúng đối tượng giúp
con người biết nỗ lực đúng lúc đúng chỗ.
Ý chí cũng có mối quan hệ chặt chẽ với xúc cảm - tình cảm. Ta có thể nhận thấy
rằng ý chí và xúc cảm - tình cảm đều là động lực của hành động, thúc đẩy hoặc kìm
hãm hành động. Khi xúc cảm - cảm xúc ủng hộ cho quyết định của ý chí thì nó sẽ làm
tăng sức mạnh của ý chí, điều đó làm cho chúng ta dễ dẫn đến thành công, dễ dàng đạt
được mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng một khi xúc cảm - tình cảm đi ngược lại ý chí thì nó
sẽ kìm hãm, làm cản trở hành động của chủ thể thì chúng ta cần phải dùng ý chí để kìm
chế sự ảnh hưởng của xúc cảm -tình cảm, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của nó đối
với hành động.
Về mối quan hệ giữa tình cảm và nhận thức, thì ta thấy tình cảm là nguồn động lực
mạnh mẽ, kích thích con người tìm tòi đến với kết quả nhận thức. Ngược lại, nhận
thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng. Nhận thức và tình cảm
là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất với nhau.
 Như vậy, ý chí được xem là “điểm” hội tụ của nhận thức và tình cảm hướng vào
hoạt động của con người: khi nhận thức càng sâu sắc và tình cảm càng mãnh liệt thì
ý chí càng cao.

II. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ


Khái niệm là hành động được hướng vào những mục đích đã định mà
việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục khó khăn,
trở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và
sự nỗ lực của ý chí
Cấu trúc điển hình 1. Giai đoạn chuẩn bị
+ Xác định mục đích, hình thành động cơ
+ Thu thập (tương đối đầy đủ chứ không thể tuyệt đối) và
xử lý các thông tin có liên quan đến mục đích của hành
động đã được xác định. Xác định các điều kiện, các
phương tiện, các biện pháp để thực hiện hành động.
+ Lập các kế hoạch để hành động: Còn những thôn tin
mức độ cao, cần thiết => trên cơ sở đó chúng ta lập nên
các kế hoạch
+ Quyết định hành động: Lựa chọn 1 phương án nào đó để
thực hiện
2. Giai đoạn thực hiện
+ Tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã lựa chọn
+ Khắc phục những khó khăn, trở ngại
=> Đây là giai đoạn khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
Những khó khăn chủ quan bên trong và khó khăn từ bên
ngoài đưa đến đòi hỏi chủ thể phải có sự nỗ lực ý chí để
vượt qua.
3. Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động
Sau khi hành động ý chí được thực hiện, con người bao
giờ cũng đánh giá các kết quả hành động đã đạt được và
chưa đạt được nhằm mục đích rút kinh nghiệm cho những
hành động lần sau.

CHƯƠNG VII: NHÂN CÁCH VÀ CÁC THUỘC TÍNH


CỦA NHÂN CÁCH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN CÁCH
Khái niệm - Con người: Dưới góc độ TLH, con người là 1 thực thể
thống nhất (con người chung chung) giữa 3 mặt: sinh học
(tạo ra tiền đề vật chất cho sự hình thành), xã hội (vừa tạo
ra tiền đề vừa xã hội, đồng thời đống vai trò quyết định là
hoạt động và…), tâm lý (hơn hẳn về chất so với động vật)
+ Sinh học
+ Xã hội: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã
hội
+ Tâm lý: Đa dạng, phức tạp, phong phú, hơn về chất so
với tâm lý của động vật
- Cá nhân: là con người cụ thể trong cộng đồng xã hội
loài người. Các yếu tố SH, XH, TL quy định hoạt động cá
nhân
- Cá tính: chỉ là 1 bộ phận nào đó, là đặc điểm riêng biệt,
độc đáo ở mỗi cá nhân giúp ta phân biệt giữa cá nhân này
với cá nhân kia => tính cụ thể còn cao hơn tính cụ thể
- Chủ thể: là người tích cực, chủ động, sáng tạo. Không
phải người nào cũng là chủ thể, là chủ thể phải là người
tạo ra hoạt động và hoạt động đó phải tích cực, chủ động,
sáng tạo
=> Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một
cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân
ấy

Đặc điểm 1. Tính thống nhất


Các thành tố cấu thành của nhân cách nằm trong một hệ
thống thống nhất, trong đó mỗi thành tố mang một ý nghĩa
nào đó phụ thuộc vào sự kết hợp, vào mối liên hệ với các
thành tố khác trong hệ thống thống nhất đó.
2. Tính ổn định
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn
định, bền vững của cá nhân. Nó thể hiện giá trị đạo đức,
giá trị xã hội của cá nhân đó. Tuy vậy, nhân cách tương
đối ổn định chứ không bất biến.
3. Tính tích cực
Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt
cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực
của nhân cách.
4. Tính giao tiếp
Nhân cách chỉ có thể hình thành và phát triển, tồn tại và
thể hiện trong giao tiếp với những nhân cách khác.
Cấu trúc Cách 1
Gồm 4 thành tố: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất
- Xu hướng: nói lên phương hướng, chiều phát triển của
con người, xác định người đó “đi” theo hướng nào, từ đâu
- Năng lực: nói lên người đó có thể làm được gì, làm đến
mức nào, chất lượng ra sao.
- Tính cách: bao gồm một hệ thống thái độ đối với xã hội,
đối với bản thân, đối với lao động, các phẩm chất ý chí và
cung cách hành vi.
- Khí chất: biểu hiện ở tốc độ, nhịp độ và cường độ của các
động tác cấu thành hành động và hoạt động, tạo nên bức
tranh hành vi của mỗi người.
Cách 2
Gồm 2 thành tố: phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất:
 Các phẩm chất xã hội: thế giới quan, niềm tin, lý
tưởng, lập trường, quan điểm
 Các phẩm chất cá nhân: các tính (tâm tính, tính nết,
tính tình), các thói, các “thú” (ham muốn)
- Năng lực:
 Năng lực xã hội hóa: thích nghi, sáng tạo, cơ động
 Năng lực chủ thể hóa: cái đặc sắc, cái riêng, cái
“bản lĩnh” của cá nhân
 Năng lực hành động: hành động có mục đích, có
điều khiển, chủ động, tích cực
 Năng lực giao lưu
 Năng lực chuyên biệt: thiết kế, tính toán, ngoại ngữ,
nghệ thuật
Các yếu tố ảnh hưởng 1. Yếu tố bẩm sinh di truyền: đóng vai trò tiền đề
đến sự hình thành phát 2. Hoàn cảnh sống
triển nhân cách 3. Giáo dục: vai trò chủ đạo
4. Hoạt động và giao tiếp:
- Hoạt động: đề ra những yêu cầu, đòi hỏi con người
những phẩm chất nhất định
- Giao tiếp: lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội, vận dụng
vào cách ứng xử cá nhân tạo nên nguyên tắc đạo đức hành
vi cho mình
Mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc của nhân cách
Cấu trúc là sự thống nhất toàn vẹn các phần tử và sự liên hệ về mọi mặt giữa chúng. Cấu
trúc tâm lí của nhân cách cũng vậy. Theo nhà tâm lí học Nga K.K. Platônốp thì nhân cách
không phải là vô định, không phải là cái túi với những đặc điểm của nhân cách vô tình bị
bỏ vào trong đó. Nhân cách có một cấu trúc nhất định. Nhân cách bao gồm các phần tử và
các phần tử liên hệ với nhau theo cách thức khác nhau. Chính các phần tử kết hợp lại
bằng sự liên hệ theo một cách thức tạo nên nhân cách toàn vẹn. Nhân cách cũng có ảnh
hưởng ngược trở lại các phần tử và các mối liên hệ giữa các phần tử. Từ đó có thể nói,
câu trúc nhân cách là sự sắp xếp các thuộc tính hay các thành phần của nhân cách thành
một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong một liên hệ và quan hệ nhất định.

II. NĂNG LỰC


Năng lực là gì?
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu đặc
trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao.

Các mức độ năng lực


Tư chất: Đặc điểm về thể chất làm điều kiện, tiền đề cho việc hình thành một loại năng
lực nào đó. (chiều cao, sức khỏe,...)
Thiên hướng: Tư chất gặp điều kiện thuận lợi thì có thể phát triển thành thiên hướng.
Năng khiếu: là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn
thành có kết quả một hoạt động nào đó, giải quyết nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn (tốn ít
thời gian, sức lực, trí tuệ...).
Tài năng: là mức độ năng lực cao hơn biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt
động nào đó, làm biến đổi một sản phẩm nào đó có giá trị hơn, tiện ích hơn...(sáng kiến).
Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của
những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại, làm biến đổi hoặc tạo ra một bước ngoặc trong cả
một lĩnh vực nào đó (các phát minh).

Tính cách là gì?


Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, những đặc
điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện,
hoàn cảnh nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân.

Các kiểu người theo tính cách


Kiểu 1: Nội dung tốt – hình thức tốt:
- Là người toàn diện, vừa có bản chất tốt, thái độ tốt, vừa có hành vi, cử chỉ, cách ăn nói
cũng tốt.
- Có trình độ, có hiểu biết, có kinh nghiệm sống và được sự tín nhiệm, tin tưởng.
Kiểu 2: Nội dung tốt – hình thức chưa tốt:
- Có bản chất tốt, nhưng chưa từng trải.
- Vụng về trong giao tiếp, trong quan hệ vì vậy họ đôi khi bị hiểu lầm là người không tốt.
- Nếu được huấn luyện, giáo dục sẽ trở thành loại người kiểu 1.
Kiểu 3: Nội dung xấu - hình thức tốt:
- Là những người cơ hội, thủ đoạn, thiếu trung thực, lọc lõi, hiểu đời, nhưng bản chất
không tốt.
- Thường dùng những hành vi, cử chỉ, lời nói để nịnh hót, tâng bốc người khác nhằm mục
đích trục lợi cho riêng mình.
- Cần phải cảnh giác, để nhận ra “chân tướng” của họ nhưng khơng dễ.
Kiểu 4: Nội dung xấu – hình thức cũng xấu:
Là loại người xấu toàn diện, xấu cả bản chất, thái độ, và hành vi, cử chỉ, cách nói năng.

Khí chất là gì?


Khí chất là đặc trưng chung nhất về cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm
lý, thể hiện sắc thái riêng về hành vi và cử chỉ của người đó.

Các loại khí chất


- Khí chất linh hoạt:
 Nhận thức nhanh, nhưng hời hợt, chủ quan.
 Hoạt bát, vui vẻ, dễ tiếp xúc, giao tiếp rộng.
 Dễ thích nghi với mọi điều kiện.
 Giàu sáng kiến, nhiều mưu mẹo.
 Nhiệt tình, tích cực trong mọi công tác, nhưng thiếu kiên trì, chóng chán.
 Cảm xúc bộc lộ phong phú, sôi động nhưng tình cảm không bền vững, hay đổi thay.
 Thích hợp với những công việc có tính chất đổi mới, có nội dung hoạt động sôi nổi,
linh hoạt.
 Không Thích hợp với những công việc có tính đơn điệu, kém thú vị, địi hỏi sự kiên trì,
cẩn thận.
- Khí chất bình thản (điềm tĩnh).
 Ung dung, bình thản.
 Có thể kiềm chế được cảm xúc, xúc động.
 Quan hệ thường đúng mực, hơi kín đáo và tỏ ra thờ ơ, thiếu nhiệt tình với người xung
quanh.
 Nhận thức hơi chậm, nhưng sâu sắc và chín chắn.
 Trong hoạt động có sự đều đặn, cân bằng, có tính kế hoạch, tính nguyên tắc, không
thích mạo hiểm.
Thích hợp với công tác kế hoạch, tổ chức, nhân sự, những công việc đòi hỏi tính cẩn
thận và tính nguyên tắc.
- Khí chất nóng.
 Có sức sống dồi dào, biểu hiện tâm lý bộc lộ mạnh mẽ.
Vội vàng, hấp tấp, làm việc sôi động, phung phí sức lực.
Trong quan hệ họ thường nóng nảy, cục cằn, thô bạo, dễ bị kích động, không để bụng
lâu.
 Nhanh chóng say sưa với công việc, nhưng cũng nhanh chán.
 Ít có khả năng làm chủ bản thân trong trường hợp bất thường, ít có khả năng đánh giá
hành động của người khác một cách khách quan.
 Không thích hợp với công việc mang tính tổ chức, nhân sự, những công việc cần sự tỷ
mỷ, cẩn thận.
 Thích hợp với công việc địi hỏi dũng cảm, xông xáo.
- Khí chất ưu tư.
 Dáng vẻ chậm chạp, dễ xúc động.
 Sống trầm lặng, kín đáo, ngại va chạm.
 Đắn đo, suy nghĩ chi tiết, thận trọng trong công việc sắp làm.
 Có tính kiên trì, chịu khó trong công việc đơn điệu.
 Tuy họ ít cởi mở nhưng tình cảm sâu sắc, bền vững và tế nhị.
 Là những người tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao.
 Cần có sự khuyến khích, động viên, tin tưởng giao việc cho họ.
 Không nên phê bình, góp ý một cách trực tiếp.

You might also like