Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

CHUYÊN ĐỀ 4: CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN

TRANH THỀ GIỚI (1919 – 1939) ( 3 tiết)

A . NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ


I.TRẬT TỰ THẾ GIỚI HÌNH THÀNH SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT – HỆ THỐNG VECXAI - OASINHTON
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản tổ chức Hội nghị
hòa bình ở Vecxai (1919 – 1920) và Oa – sinh – tơn (1921 -1922) để kí kết hiệp
ước, phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là
Hệ thống Vecxai – Oasinhton.
Với Hệ thống Vecxai – Oasinton, một trật tự thế giới mới được thiết lập,
trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và
xác lập sự nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là đối với dân tộc thuộc địa
và phụ thuộc. Đồng thời ngay giữa các nước thắng trận cũng nảy sinh những bất
đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế quan hệ giữa các nước tư bản
trong giai đoạn này chỉ là mong manh.
Như vậy, theo Hòa ước Vec –xai và Hiệp định Oa-sinh-ton, một “trật tự
thế giới mới” sau chiến tranh đã hình thành. Trong “trật tự thế giới” đó các
nước Mĩ, Anh, Pháp chiếm ưu thế, khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc
càng gay gắt, đe dọa nền hòa bình mong manh của thế giới
II. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đầu tiên ở Mĩ, sau đó lan
nhanh ra các nước tư bản, chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản, gây ra
những hậu quả nặng nề. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất
là năm 1932, chẳng những tàn phá kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn
gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội nặng nề Hàng chục triệu
công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đó, túng
quẫn, nhiều cuộc đấu tranh biểu tình của nhân dẫ diễn ra khắp các nước.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngày
29/10/1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử chứng khoáng Niu –

1
Ooc. Giá một cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt giảm 80%. Ngay tại nước
Mĩ cuộc khủng hoảng phá hủy nền kinh tế, năm 1932 sản lượng công nghiệp chỉ
còn 53,8%, 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10
vạn ngân hàng phải đóng cửa.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đe dọa tới nghiêm trọng tới sự tồn tại của
các nước tư bản . Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải thay đổi, xem
xét lại con đường phát triển. Xuất hiện hai xu thế: đi theo con đường cải cách
như Mĩ, Anh, Pháp để phát triển sản xuất hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước
như Đức, Nhật Bản.
III.CÁC BIỆN PHÁP THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA
CÁC NƯỚC TƯ BẢN
1. Chính sách mới của nước Mĩ – giải pháp thoát khỏi khủng hoảng
Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru – dơ – ven
đã tiến hành các biện pháp để của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính
và chính trị - xã hội, gọi là Chính sách mới.
Bằng sự can thiệp của tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính
phủ Ru- dơ –ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi
kinh tế thông qua đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông
nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đọa luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng
nhất. Đạo luật này qui định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những
hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề của nước Mĩ trong cuộc
khủng hoảng nguy kịch, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân
chủ. Nhà nước đóng vai trò trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều
việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn. Nước Mĩ thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế.
Về đối ngoại Mĩ thực hiện chính sách “”Láng giềng thân thiện”, biến các
nước Mĩ La - tinh trở thành “sân sau” của Mĩ và thiết lập quan hệ ngoại giao với
Liên Xô. Từ năm 1934, chính phủ Rudoven đã tuyên bố Chính sách láng giềng
thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang,
tiến hành thương lượng và trao trả độc lập nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống
Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. Đối với các vấn đề quốc tế của chủ

2
nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh bao trùm thế giới, Mĩ tuyên bố trung lập,
đứng ngoài mọi xung đột quân sự. Chính sách này của nước Mĩ đa góp phần
khuyến khích chủ nghĩa phát xít phát triển, gây chiến tranh
2. Con đường đi tới chiến tranh của nước Đức.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 cũng giáng một đòn nặng
nề vào nước Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm
trước cuộc khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Số
người thất nghiệp lên tới hơn 5 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh
của quần chúng lao động đã làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng. Giai
cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa
đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.
Trong bối cảnh đó, Đảng Quốc xã, đứng đầu là Hit –le lại tuyên truyền
chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản, phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít
hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai
Ngày 30/1/1933 Hit – le lên nắm quyền Thủ tướng đã thi hành những
chính sách về chính trị, kinh tế, đối ngoại theo hướng phát xít hóa bộ máy nhà
nước, chạy đua vũ trang. Điều này đã biến nước Đức trở thành một “trại lính”
khổng lồ, một “lò lửa” chiến tranh ở châu Âu.
-Về kinh tế: chính quyền phát xít tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung
mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Tháng 7/1933, Hít le thành lập Tổng hội
đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế. Các ngành công
nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương, đặc biệt là
công nghiệp quân sự. Các ngành giao thông vận tải, xây dựng được tăng cường
để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự. Nền kinh tế nước Đức
thoát khỏi khủng hoảng, năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng
28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước ở châu Âu
- Về đối ngoại: chính quyền Hitle tăng cường chuẩn bị các hoạt động
chiến tranh, tháng 10/1930, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được
tự do hành động. Năm 1935. Hitle ban hành lệnh Tổng động viên, tuyên bố
thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở
châu Âu.
3. Con đường đi tới chiến tranh của Nhật Bản

3
Năm 1929, sự sụp đổ của thị trưởng chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc Đại
suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung, làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm
sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn, khủng hoảng xảy ra nghiêm
trọng nhất là ngành nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào bên ngoài của ngành này.
Khủng hoảng xảy ra vào đỉnh điểm là năm 1931, gây ra những hậu quả tai hại:
nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém, số công nhân thất nghiệp lên tới 3
triệu người. Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của những người lao
động diễn ra quyết liệt.
Để khắc phục hậu quả do cuộc khủng hoảng kinh tế tác động, khác với
Đức quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ
đại nghị sang chế độ độc tài phát xít, Nhật Bản đã có sẵn chế độ chuyên chế
Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Do những bất đồng trong nội bộ
giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình
quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30.
Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, Nhật Bản cũng tăng
cường chạy đua vũ trang và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và chiếm toàn bộ
vùng giàu có này thành thuộc địa. Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù
nhìn đưa Phổ Nghi – vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đầu cái
gọi là “Mãn Châu quốc”. Miền Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp của những
cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản đã trở
thành một “lò lửa” chiến tranh ở châu Á, đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực
và thế giới.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I .MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề HS:
1. Kiến thức
- Đánh giá được mối quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản sau chiến tranh
thế giới thứ nhất.
-Trình bày được nguyên nhân và những tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 1929 – 1933
4
-Tóm tắt được những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của Mĩ
- Giải thích được những tác động của Chính sách mới đến tình hình nước
Mĩ giai đoạn 1919 – 1939
-Trình bày được những biện pháp pháp xít hóa bộ máy nhà nước của nước
Đức
- Thông báo các biểu hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
- So sánh các biện pháp thoát khỏi ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929 – 1933) của các nước Mĩ, Đức, Nhật. Giải thích những tác động
của các chính sách đó tới tình hình thế giới.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử
- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử
3. Thái độ
- Biết chia sẻ cảm thông với những người lao động bị mất việc làm, đời
sống khó khăn, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Tôn trọng và học tập tinh thần làm việc
- Lên án những hành động xâm lược, chạy đua vũ trang của các lực lượng
phát xít
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện hiện tượng, sự kiện lịch sử về cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới, tác động to lớn của nó đến các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới.
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch
sử, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề
- Năng lực giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng của Hòa ước Vecxai và Hội
nghị Oasinhton đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

5
- So sánh, phân tích những con đường khác nhau của các nước tư bản để
tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.
- Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử như đánh giá về
nhân vật Hitle và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đe dọa tới hòa bình và an
ninh thế giới
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên
-Máy tính cá nhân (nếu có)
- Máy chiếu ( nếu có)
-Giấy A4, giấy Ao
-Tranh, ảnh lịch sử theo chuyên đề
-Phiếu học tập/ phiếu giao nhiệm vụ
2.Học sinh
-Nghiên cứu nội dung chuyên đề
-Bút dạ hoặc bút màu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1.Giới thiệu của giáo viên
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918, đặt ra nhiều vấn đề
cần phải giải quyết, đặc biệt là mối quan hệ giữa các nước đế quốc, giữa Đức
với Anh, Pháp, Mĩ sẽ như thế nào? Tình hình thế giới có gì thay đổi sau năm
1918 và sự thay đổi này sẽ tác động trực tiếp ra sao? Chúng ta cùng theo dõi
chuyên đề “Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ” để trả lời câu
hỏi
2.Tổ chức các hoạt động học tập
Hoạt động 1. Tìm hiểu về trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh
thế giới tứ nhất – Hệ thống Vecxai- Oasinhton.
Hoạt động Nhóm – Toàn lớp
a) Yêu cầu: 2 HS/ Nhóm, đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
- Hòa ước Véc –xai:
6
“...Đức trả lại cho Pháp hai tỉnh
Andat và Loren…Đền bù cho Pháp 5
tỉ Phờ-răng tiền chiến phí, phải
được trả trong thời gian từ năm
1919–1921….”

Em hãy dự đoán thái độ của cả hai


nước Đức và Pháp sau khi kí Hiệp
định Vec – xai ?

Hòa ước Vec - xai (1919)

Tư liệu tham khảo


(1)“Nếu chiến tranh lại xảy ra, chúng ta có thể chinh phục tỉnh Posen ở Ba
Lan và bảo vệ đường biên giới của chúng ta về phía đông. Tuy nhiên, về phía
tây chúng ta khó mà chống đỡ cuộc tấn công mạnh mẽ…. nhưng với tư cách là
một chiến binh tôi không tránh khỏi ý nghĩ là thà thua trong danh dự còn hơn
chấp nhận một nền hòa bình nhục nhã” (Thống chế Đức - PaulvonHindenburg)
(2)“Đây không phải là một hội nghị hòa bình. Đây là một thỏa ước ngừng bắn
trong vòng 20 năm.” (Thống chế Pháp - Ferdinand Foch)
-Hội nghị Oa-sinh-tơn

-Điều ước 4 nước: Mĩ, Nhật, Anh Pháp tôn trọng ách thống trị thuộc địa ở khu
vực châu Á – Thái Bình Dương, phế bỏ liên minh Anh – Nhật
- Điều ước hải quân 5 nước: qui định tỉ lệ chiến hạm Mĩ, Anh, Nhật là 5:5:3
- Công ước 9 nước: tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc

Câu hỏi: Ảnh hưởng của Hội nghị Oasinhton đến quan hệ các nước, đặc biệt
giữa Anh, Mĩ với Nhật Bản.

7
b) Học sinh thảo luận toàn lớp trả lời câu hỏi sau:
Hòa ước Véc – xai và Hiệp định Oa – sinh - tơn đã ảnh hưởng như thế nào
đến quan hệ giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Theo Hòa ước Vec –xai và Hiệp định Oa-sinh-ton, một “trật tự thế giới mới”
sau chiến tranh đã hình thành. Trong “trật tự thế giới” đó các nước Mĩ, Anh,
Pháp chiếm ưu thế, khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng gay gắt, đe
dọa nền hòa bình mong manh của thế giới.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những tác
động
Hoạt động /Cá nhân: Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
a)Yêu cầu: Học sinh quan sát 2 bức ảnh, đọc văn bản ,nhận xét về tình hình
kinh tế nước Mĩ trước năm 1929. Lí giải những nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng kinh tế?

Quang cảnh bãi đỗ xe ô tô ở Niu – Ooc Mahattan (Niu – Ooc) năm 1929

Đoạn văn bản


“Đại khủng hoảng hay còn gọi là "Đại suy thoái", là thời kỳ suy thoái
kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập
kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 24
8
tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến là ngày Thứ năm Đen tối). Cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của
chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất
bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản
1924-1929 đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, hàng hoá ế thừa trước sức
mua quá thấp của xã hội. Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra
toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển”
b) Học sinh trình bày nội dung câu trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh
nắm được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới.

Ngày 24/10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đầu tiên ở nước Mĩ rồi
nhanh chóng lan ra các nước tư bản khác. Đây là cuộc khủng hoảng diễn ra do sự phát
triển nhanh chóng, chạy theo lợi nhuận của tư bản Mĩ, còn được gọi là “khủng hoảng
thừa”.

Hoạt động / Nhóm – cả lớp: Tìm hiểu về tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế đến các nước tư bản.
a) Yêu cầu: Chia nhóm - 4 HS/nhóm, thực hiện nhiệm vụ
-Đọc văn bản,
“ Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch
sử của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm
38%, riêng Mĩ giảm 46%, Đức chịu tốc độ âm 47%. Ở Mĩ có 13 vạn công ty bị
phá sản. Hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa. Riêng ở Mĩ 10 vạn ngân hàng bị
phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới. Trong nông nghiệp, hàng
triệu héc ta cây trồng bị phá, riêng ở Mĩ 75 % nông trại đã bị phá sản, người ta
giết hại hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa… Hàng
chục triệu người thất nghiệp, ở Mĩ năm 1929 tỉ lệ thất nghiệp là 3%, đến năm
1933 đã là 25%. Hàng triệu nông dân bị phá sản, đời sống của người lao động
hết sức cùng cực. Số người có việc làm thì bị giới chủ tăng ngày làm việc, giờ
làm và bị giảm lương. Hệ quả của điều đó là sự phản kháng của họ và làm bùng
nổ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Từ năm 1929 – 1933, trong
15 nước tư bản đã có tới 18 nghìn cuộc bãi công của công nhân với sự tham gia
của 8,5 triệu người”
-Dựa vào nội dung văn bản, giới thiệu về 2 bức ảnh lịch sử dưới đây:
9
Những người thất nghiệp trên đường phố Người phụ nữ ở Florida (Mĩ - 1933)

b) Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày kết quả làm việc, báo cáo sản phẩm
dưới sự điều khiển của giáo viên. Giáo viên có thể áp dụng kĩ thuật đánh giá quá
trình, tự đánh giá của học sinh theo công thức 3 – 2 -1 ( dành cho các nhóm
trình bày 3 lời khen ngợi; 2 góp ý; 1 đề xuất).

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ Mĩ lan nhanh chóng đến các nước tư bản
khác, làm cho nền kinh tế bị giảm sút trầm trọng, sản xuất đình đốn, hàng triệu công
ty phá sản, hàng chục triệu người lao động thất nghiệp, đời sống người dân vô cùng
khó khăn. Các phong trào đấu tranh đòi có việc làm, cải thiện đời sống diễn ra ở
nhiều nước tư bản. Trước những khó khăn đó các nước tư bản tìm nhiều cách để đưa
đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về những biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
thế giới của các nước tư bản
1) Chính sách mới của nước Mĩ – giải pháp thoát khỏi khủng hoảng?
Hoạt động / Cả lớp: Tìm hiểu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 1929 -1933 đến nước Mĩ
a)Yêu cầu: Bằng những kiến thức đã học, hãy giải thích về 2 biểu đồ dưới
đây

10
25

20

15

10

0
1925 1933 1940 1945

Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở nước Mĩ


Biểu đồ về thị trường chứng khoán Mĩ
(1925 – 1945)
(năm 1929)

b) Học sinh trình bày trước lớp những vấn đề đã tìm hiểu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ ở nước Mĩ đã tác động mạnh mẽ đến
tình hình kinh tế, xã hội. Nước Mĩ đứng trước những khó khăn kinh tế suy giảm, thị
trường chứng khoán sụp đổ, tỉ lệ người thất nghiệp tăng cao (năm 1933 là 24,9 triệu
người), phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng khắp nước Mĩ.

Hoạt động/ Cá nhân -Nhóm – toàn lớp: Tìm hiểu về Chính sách mới của
nước Mĩ
a)Yêu cầu
- Cá nhân: Đọc văn bản, quan sát ảnh lịch sử và nhận xét như thế nào về
mục đích của Tổng thống Mĩ đương thời Rudoven

11
“ Khắp nơi trên toàn quốc, đàn ông
cũng như phụ nữ, những người từng
bị lãng quên vì triết lý chính trị của
chính phủ, đang nhìn về chúng ta ở
nơi đây để chờ đợi sự dẫn dắt và chờ
đợi cơ hội công bằng hợp lý hơn để
chia phần sự thịnh vượng của quốc
gia... Tôi xin cam kết với các bạn, tôi
xin cam kết với bản thân mình, Chính
sách mới (a new deal) cho nhân dân Tổng thống Mĩ Ru – dơ -ven
Mỹ... Đối sách này hơn hẳn một cuộc
vận động chính trị. Nó là một lời hiệu
triệu cho một cuộc đấu tranh.”
(Franklin D. Rooseveltt)

-Chia nhóm 4HS/nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng học sinh trong nhóm, yêu
cầu làm việc độc lập để thực hiện nhiệm vụ. Sau đó lần lượt trình bày phần đã
nghiên cứu của cá nhân cho toàn nhóm nghe. Nhiệm vụ của từng học sinh trong
nhóm 4 người như sau:

Nhiệm vụ học sinh 1:


-Đọc văn bản
“ Chính sách mới là sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh
tế . Chính phủ Ru –dơ –ven đã thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết nạn
thất nghiệp, phục hồi kinh tế thông qua các đạo luật về công nghiệp, ngân
hàng…trong đó đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật
này qui định: chấm dứt tình trạng cạnh tranh khốc liệt bằng cách buộc các
ngành công nghiệp phải tuân thủ bộ qui tắc ấn định cơ chế vận hành cho mọi
công ty trong ngành như giá sàn…”
-Trình bày những điểm quan trọng trong Chính sách mới của Tổng thống Ru –
dơ –ven.

12
Nhiệm vụ học sinh 2:
-Quan sát: Biểu đồ thu nhập quốc dân Mĩ (1929 – 1941)

-Trình bày những thay đổi về thu nhập quốc dân của Mĩ từ 1929 – 1941.

Nhiệm vụ học sinh 3:


-Đọc văn bản
“Về đối ngoại, chính phủ Ru –dơ –ven đề ra chính sách “Láng giềng thân
thiện” nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước Mĩ la tinh, biến Mĩ
latinh trở thành sân sau của mình…Quốc hội Mĩ thông qua hàng loạt các đạo
luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ”
-Trình bày những điểm mới trong chính sách đối ngoại của Mĩ, các chính sách
này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh?

Nhiệm vụ học sinh 4:


-Quan sát bức tranh

13
-Nhận xét về ảnh hưởng của Chính sách mới đối với nước Mĩ trong bối cảnh
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

b) Học sinh trình bày sản phẩm hoạt động nhóm. Giáo viên tổ chức, điều
khiển cuộc thảo luận theo từng nội dung.

Chính sách mới do Tổng thống Ru – dơ – ven đề xuất đã giải quyết được một số
vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cuộc khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng
cường vai trò của mình trong giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,
khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn và góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản. Với
việc thực hiện Chính sách mới, nước Mĩ đã thoát khỏi những tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế.

2) Con đường đi tới chiến tranh của nước Đức


Hoạt động /Cá nhân: Tìm hiểu nước Đức trong giai đoạn khủng hoảng
kinh thế giới
1929 – 1933
a)Yêu cầu
-Quan sát bức ảnh, đọc văn bản và trả lời câu hỏi

14
“ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới đã giáng một đòn nặng nề
vào nước Đức, kinh tế sụt giảm
(sản xuất công nghiệp giảm 47%),
nạn thất nghiệp lan rộng, mâu
thuẫn xã hội trầm trọng.
Trong bối cảnh đó, Đảng
Quốc xã, đứng đầu là Hit –le lại
tuyên truyền chủ nghĩa phục thù,
chống cộng sản, phân biệt chủng
Ngày 30-1-1933, tổng thống Hin đen
tộc, chủ trương phát xít hóa bộ
bua trao quyền Thủ tướng cho Hít –le
máy nhà nước, thiết lập chế độ
độc tài khủng bố công khai”

Sự kiện trong ảnh tác động như


thế nào đến tình hình nước
Đức?

b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên điều khiển quá trình lĩnh hội
kiến thức

Do tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nước
Đức gặp rất nhiều khó khăn, trong bối cảnh đó Đảng Đức Quốc xã do Hitle
đứng đầu đã thắng thế, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, mở ra một
thời kì đen tối của nước Đức .

Hoạt động /Nhóm – Toàn lớp: Tìm hiểu về nước Đức trong những năm 1929 –
1933
a)Yêu cầu: Chia cả lớp thành 3 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ của mỗi nhóm
như sau:

15
- Nhiệm vụ của nhóm 1: đọc văn bản,
miêu tả, đánh nội dung sự kiện trong
bức ảnh.
“Tháng 2/1933, chính quyền phát
xít Đức dựng lên “vụ đốt cháy nhà
Quốc hội” để lấy cớ khủng bố, tàn
sát những người cộng sản. Năm
1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua
đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn
toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào
đó là nền “Chuyên chế độc tài
khủng bố công khai” mà Hit-le là
thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.”

- Nhiệm vụ của nhóm 2: Từ bảng Anh Pháp Đức


thống kê bên, kết hợp với đọc SGK
Than 244,3 45,5 239,9
T67, nhận xét về tình hình kinh tế
nước Đức. (triệu tấn)

Chính phủ Hitle đã thực hiện Điện 33,1 20 49


những biện pháp kinh tế nào?
(Tỉ kW/h)

Sắt 4,3 11,5 2,8


(triệu tấn)

Thép 13,2 7,9 19,8


(triệu tấn)

16
- Nhiệm vụ của nhóm 3: đọc văn
bản, quan sát bức ảnh, giới thiệu
nội dung sự kiện trong ảnh.
“Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội
Quốc liên để được tự do hành
động. Ra lệnh tổng động viên
quân dịch (1935), xây dựng nước
Đức trở thành một trại lính khổng
lồ. Ký với Nhật Bản “ Hiệp ước
chống Quốc tế Cộng sản” hình
Cuộc biểu dương lực lượng của Đức
thành khối phát xít Đức - Italia -
Quốc xã ở Nurembeg năm 1936
Nhật Bản.
Với mục tiêu, nhằm tiến tới phát
động cuộc chiến tranh để phân
chia lại thế giới”

b) Các nhóm báo cáo sản phẩm đã thực hiện, giáo viên điều khiển quá trình trao
đổi thảo luận các nội dung, bổ sung kiến thức và nhận xét, đánh giá hoạt động
nhóm của học sinh.

Chính phủ của Hitle đã thực hiện những biện pháp về kinh tế, chính trị,
đối ngoại theo chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước nhằm đưa nước
Đức thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên đây là cách thức, con đường biến
nước Đức trở thành “lò lửa” của một cuộc chiến tranh đang tiến đến rất gần.

3) Con đường đi tới chiến tranh của Nhật Bản.


Hoạt động /Cá nhân – Toàn lớp:
a)Quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi

17
Quan sát lược đồ và nhận xét về những thay đổi của Nhật Bản từ đầu thế kì
XX - 1945?

b)Học sinh thực hiện yêu cầu dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động /Toàn lớp: Tìm hiểu về quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
của Nhật Bản
a)Yêu cầu
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi
“Khác với Đức quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ
chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít, Nhật Bản đã có sẵn chế
độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược”
Chủ nghĩa phát xít Nhật được hình thành như thế nào?
-Đọc văn bản, miêu tả sự kiện trong ảnh và nhận xét về nội dung sự kiện đó

18
Sự kiện Mãn Châu là một sự kiện do
quân đội Nhật Bản sắp đặt để lấy
cớ xâm lược đông bắc Trung Quốc
năm 1931.
Ngày 18 tháng 9 năm 1931, một
lượng nhỏ thuốc nổ được trung úy
Kawamoto Suemori[kích nổ gần một
đường ray xe lửa thuộc tuyến đường
sắt Nam Mãn Châu do Nhật Bản sở
hữu. Dù rằng vụ nổ nhỏ không hề phá
hủy đường ray cũng như một đoàn
tàu đi qua đấy vài phút sau đó, Nhật
Bản đã buộc tội những người Trung
Quốc chống Nhật chịu trách nhiệm
cho việc này, và trả đũa bằng cuộc
xâm lược tổng lực dẫn đến việc
Quân Nhật tiến vào Mãn Châu (Trung Quốc)
chiếm đóng Mãn Châu, tại đó Nhật
năm 1931
Bản dựng lên chính phủ bù nhìn Mãn
Châu Quốc.
Thủ đoạn này đã sớm bị phơi bày
trước cộng đồng quốc tế, khiến Nhật
Bản bị cô lập về ngoại giao và Nhật
Bản rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 3
năm 1933.

b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt
động nhận thức

Trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, Nhật Bản đã tiến hành
các biện pháp là quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ
trang và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Nhật Bản đã trở
thành một “lò lửa” chiến tranh ở châu Á, đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực

19
và thế giới.

3.Củng cố bài học


1) Cả lớp chia thành 4 nhóm/ Học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy theo các nội
dung sau:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
-Những tác động của cuộc khủng hoảng đến các nước tư bản
-Các biện pháp của các nước tư bản để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
2)Giáo viên sử dụng “kĩ thuật phòng tranh” để cùng các nhóm tiến hành nhận
xét, đánh giá, kết quả làm việc.
4. Giao bài tập về nhà
Yêu cầu: Học sinh tìm những tư liệu lịch sử liên quan đến những tác động
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ở Việt Nam
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA
CHUYÊN ĐỀ
1.Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
trong chủ đề

Vận dụng Vận dụng


Nhận biết Thông hiểu
thấp cao
Nội dung (Mô tả yêu (Mô tả yêu cầu
(Mô tả yêu (Mô tả yêu
cầu cần đạt) cần đạt)
cầu cần đạt) cầu cần đạt)

Sự hình Nêu được thời Trình bày được Phân tích được
thành trật tự gian, địa điểm nội dung cơ bản mối quan hệ
thế giới sau kí kết Hòa ước của Hòa ước quốc tế sau khi
Chiến tranh Vexai và tổ Vecxai và Hội Trật tự thế giới
thế giới thứ chức Hội nghị nghị Oasinhto mới được thiết
nhất – Hệ Oasinhton lập
thống Vecxai
-Oasinhton

Cuộc khủng Nêu được Trình bày được Phân tích được Nhận xét
20
hoảng kinh nguyên nhân những diễn biến những ảnh được về gánh
tế thế giới bùng nổ cuộc chính của cuộc hưởng của nặng của
1929 - 1933 khủng hoảng khủng hoảng cuộc khủng cuộc khủng
kinh tế thế kinh tế . hoảng kinh tế hoảng lên đời
giới năm 1929 thế giới đến sống nhân
những nước tư dân
bản

Chính sách Nêu được Trình bày được Lý giải được Nhận xét
mới của Mĩ – những ảnh những nội dung tác động của được về các
Giải pháp hưởng của cơ bản trong Chính sách biện pháp đối
cho cuộc cuộc khủng Chính sách mới mới đối với ngoại của
khủng hoảng hoảng kinh tế của nước Mĩ nước Mĩ trong chính phủ Mĩ
đến nước Mĩ giai đoạn giai đoạn này
về kinh tế, khủng hoảng đã ảnh hưởn
chính trị xã kinh tế như thế nào
hội đến quan hệ
quốc tế giữa
các nước tư
bản.

Con đường Nêu được Lí giải được lí So sánh được Đánh giá
dẫn tới chiến những khó do Chủ nghĩa với các biện được về
tranh của khăn của nước Phát xít lại thắng pháp khắc phục những biện
nước Đức Đức trong thế ở nước Đức khủng hoảng pháp mà
cuộc khủng của nước Mĩ Chính phủ
hoảng kinh tế Đức thực
thế giới 1929 hiện về chính
–1933 trị, kinh tế,
đối ngoại để
thoát khỏi
khủng hoảng

Con đường Nêu được Trình bày được So sánh được Nhận xét
dẫn tới chiến những khó các biện pháp với các biện được về sự

21
tranh của khăn của nước của Nhật Bản để pháp thoát khỏi kiện Nhật
nước Nhật Nhật trong thoát khỏi ảnh khủng hoảng Bản đánh
cuộc khủng hưởng của của Đức, Mĩ chiếm Mãn
hoảng kinh tế khủng hoảng Châu (Trung
Quốc) năm
1931.

2.Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
1.“Trật tự thế giới mới“ hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã
tác động
đến quan hệ giữa các nước tư bản như thế nào?
2. Viết một bài (khoảng 500 từ) bàn về tác động của khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929 -1933) đến các nước tư bản.
3.Nước Mĩ đã thi hành những biện pháp gì để thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
4.Thái độ của Mĩ trong chính sách ngoại giao thời kì giữa 2 cuộc chiến
tranh thế giới đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế giữa các nước tư
bản?
5. Bằng những kiến thức lịch sử đã được học, em hãy bình luận về sự kiện
“Ngày 30-1-1933, tổng thống Hin đen bua trao quyền Thủ tướng cho Hít –le”,
trong đó làm rõ sự kiện trên đã tác động đến nước Đức và thế giới như thế nào?

6. “Con đường dẫn tới chiến tranh” của Nhật Bản đã được hình thành như
thế nào?
7. Từ 2 bức ảnh dưới đây, em hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách thức
giải quyết khủng hoảng của 2 quốc gia Mĩ và Đức.

22
23

You might also like