Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 50

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÁO CÁO
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần Bích Thị

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: 62K-ĐT3

MSV:2054015738

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thúy Thảo

HÀ NỘI, THÁNG 2 / 2024


ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÁO CÁO
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần Bích Thị

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: 62K-ĐT3

MSV: 2054015738

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thúy Thảo

HÀ NỘI, THÁNG 2 / 2024


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả muốn khẳng định đây là công trình khoa học của bản thân. Số liệu dùng
để nghiên cứu là chính xác. Những kết luận của báo cáo thực tập chuyên ngành chưa
được đề cập trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Việc trích dẫn những nguồn
tài liệu (nếu có) đã được tiến hành trích và ghi nguồn tài liệu theo đúng quy định.
Sinh viên

Báo cáo thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Hằng

i
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến những tâm huyết và tri thức mà thầy cô
trong Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Thủy Lợi đã chỉ bảo cho em. Đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Phan Thúy Thảo – Người đã tận tình hướng
dẫn, hỗ trợ về chuyên môn và theo dõi sát sao quá trình thực tập của em. Đồng thời em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Bích Thị cùng
với các anh chị nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện tốt nhất, nhiệt tình hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ và cung cấp các thông tin giúp em hoàn thành quá trình thực
tập.

Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm
hơn trong công việc nhưng vẫn không thể tránh khỏi các sai sót. Em rất mong sẽ nhận
được các ý kiến đóng góp quý báu của thầy/cô cũng như ban lãnh đạo của công ty để
em có thể hoàn thiện hơn trong tương lai.

Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý, Ban lãnh
đạo công ty và tập thể nhân viên Công ty Cổ phần Bích Thị luôn dồi dào sức khỏe và
công tác tốt!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1.1. Ý nghĩa của đợt thực tập ngành................................................................................1
1.2. Mục đích thực tập ngành..........................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi thực tập ngành......................................................................2
1.4. Phương pháp thực hiện.............................................................................................2
1.5. Kết cấu của báo cáo thực tập....................................................................................3
NỘI DUNG BÁO CÁO..................................................................................................4
PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÍCH THỊ......................4
1.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Bích Thị........................................................4
1.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Bích Thị...........................................................4
1.1.2. Về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bích Thị...................4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bích Thị...............................................5
1.2.1. Chức năng của Công ty cổ phần Bích Thị.........................................................5
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bích Thị..........................................................6
1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bích Thị..........................6
1.3.1. Mục tiêu của Công ty cổ phần Bích Thị............................................................6
1.3.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bích Thị......................................7
1.4. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị................................................7
1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Bích Thị.......................................................10
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Bích Thị......................................10
1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban....................................................11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN BÍCH THỊ.............................................................................................14
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị.............14
2.1.1. Các đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị
...................................................................................................................................14
2.1.1.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty cổ phần Bích Thị............................14
2.1.1.2. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị............15
2.1.1.3. Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Bích
Thị.........................................................................................................................16
2.1.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị giai
đoạn 2021 - 2023.......................................................................................................17
2.1.2.1. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty.........................................17
2.1.2.2. Các chỉ số tài chính (ROA, ROE, ROS)..................................................20
2.1.2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.................22
2.1.2.4. Phân tích thực trạng chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài chính............................23
2.2. Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần Bích Thị................................................................................................................25
2.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động tới hoạt động của Công ty cổ phần Bích
Thị.............................................................................................................................25
2.2.2 Các yếu tố môi trường ngành tác động tới hoạt động của Công ty cổ phần Bích
Thị.............................................................................................................................26
2.3 Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị...........27
2.3.1. Điểm mạnh......................................................................................................27
2.3.2. Điểm yếu.........................................................................................................28
2.3.3. Cơ hội..............................................................................................................30
2.3.4. Thách thức.......................................................................................................30
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN BÍCH THỊ VÀ BÀI HỌC RÚT RA............................................................33
3.1 Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Bích Thị trong thời gian tới..........33
3.2. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần Bích Thị................................................................................................................34
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích
Thị.............................................................................................................................34
3.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích
Thị.............................................................................................................................36
3.3. Bài học rút ra..........................................................................................................38
KẾT LUẬN...................................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................41

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Danh mục ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty...............................8
Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của công ty cổ phần Bích Thị đến tháng 5/2023................16
Bảng 2. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị giai đoạn 2021
– 2023............................................................................................................................18
Bảng 2. 3. Tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2020 – 2023...........20
Bảng 2. 4. Biến động hiệu quả sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2021 – 2023.........22
Bảng 2. 5. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn........................................................................23

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ


Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng về khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2021 – 2023
.......................................................................................................................................21

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Bích


Thị....................................10
LỜI MỞ ĐẦU

1.1. Ý nghĩa của đợt thực tập ngành

Thực tập ngành là một bước đi quan trọng đối với em trong quá trình học tập tại
trường đại học. Đây là cơ hội để em vận dụng kiến thức đã được trang bị từ nhà trường
vào thực tiễn, đối chiếu lý thuyết với thực tế để có cái nhìn toàn diện về ngành nghề
mà mình theo học. Thực tập ngành giúp em hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực
tế. Tại doanh nghiệp, em sẽ trực tiếp làm quen với quy trình làm việc, cách ứng xử,
giao tiếp, văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp em hình thành kỹ năng mềm cần thiết
cho công việc sau này. Hơn nữa, việc tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp sẽ giúp
em chủ động điều chỉnh thái độ học tập, làm việc sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Thực tập ngành củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn cho em. Tại công ty, em
được giao nhiệm vụ cụ thể liên quan đến chuyên ngành đang theo học. Thông qua
công việc, em vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn, đồng thời tiếp thu thêm kiến
thức mới từ những tình huống cụ thể. Điều này giúp kiến thức chuyên môn được củng
cố và nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó thực tập ngành giúp em xác định được đam mê và
định hướng nghề nghiệp tương lai. Khi trực tiếp tham gia công việc, em sẽ hiểu rõ hơn
về cơ hội việc làm, môi trường làm việc của ngành nghề mình theo học. Từ đó đưa ra
quyết định đúng đắn về hướng đi trong tương lai, chủ động lựa chọn công việc phù
hợp sở thích và khả năng của bản thân. Cuối cùng, thực tập ngành rèn luyện cho em
tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật. Tại công ty, em phải hoàn thành nhiệm
vụ đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công việc. Điều này giúp em hình thành thói
quen làm việc khoa học, nghiêm túc và tập trung cao độ. Những phẩm chất này rất cần
thiết để thành công trong công việc sau này.

Như vậy, có thể thấy thực tập ngành mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với em.
Đây chính là cơ hội để em vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành kỹ năng nghề
nghiệp, xác định định hướng phát triển bản thân và tăng cường cơ hội việc làm sau khi
ra trường. Do đó, em cần nắm bắt tốt cơ hội thực tập ngành để có trải nghiệm thực tế
quý báu, góp phần cho sự phát triển của bản thân trong tương lai.
1.2. Mục đích thực tập ngành

Báo cáo hệ thống hóa các vấn đề về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác
định những thuận lợi khó khăn, khách quan và chủ quan của doanh nghiệp, những yếu
tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển từ đó đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi thực tập ngành

Đối tượng báo cáo: Các vấn đề liên quan đến thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công
ty cổ phần Bích Thị.

Phạm vi không gian: Báo cáo được nghiên cứu tại Công ty cổ phần Bích Thị.

Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng cho báo cáo thực tập ngành được thu thập trong
khoảng thời gian 2021-2023.

Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Bích Thị.
1.4. Phương pháp thực hiện

Để thực hiện đợt thực tập tại Công ty cổ phần Bích Thị, em đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cơ bản như sau:

Thứ nhất, phương pháp quan sát trực tiếp. Theo phương pháp này, em đã trực tiếp
quan sát các hoạt động hàng ngày tại Công ty như quy trình sản xuất, giao nhận hàng
hóa, cách thức giao tiếp và xử lý công việc của các bộ phận, cách thức tiếp nhận và
giải quyết các yêu cầu của khách hàng... Qua quan sát, em thu thập được nhiều thông
tin có giá trị để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thứ hai, phương pháp thu thập tài liệu. Em đã thu thập các tài liệu như sổ sách kế
toán, báo cáo hoạt động, các quy định quy chế làm việc,... để nghiên cứu kỹ về các
khía cạnh: Tài chính, nhân sự, kinh doanh, tiếp thị... của Công ty. Việc thu thập tài liệu
giúp em có cơ sở dữ liệu đầy đủ và tin cậy để phân tích.

Thứ ba, phương pháp so sánh. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, em tiến hành so sánh
các chỉ tiêu hoạt động của Công ty theo từng giai đoạn như doanh thu, lợi nhuận, năng
suất lao động... Điều này giúp em nhận diện được xu hướng và những thay đổi trong
hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thứ tư, phương pháp phân tích. Dựa trên những thông tin thu thập được, em tiến hành
phân tích để đánh giá toàn diện về thực trạng hoạt động của Công ty, từ đó rút ra
những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.
1.5. Kết cấu của báo cáo thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo “Tình hình hoạt
động của Công ty cổ phần Bích Thị” gồm 3 phần

Phần 1. Giới thiệu, khái quát chung về đơn vị thực tập ngành - Công ty cổ phần Bích
Thị.

Phần 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị.

Phần 3. Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị.
NỘI DUNG BÁO CÁO

PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÍCH THỊ

1.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Bích Thị

1.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Bích Thị

Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN BÍCH THỊ

Tên quốc tế: BICH THI JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch: BICH THI., JSC

Mã số thuế: 090090980

Địa chỉ: Số 178, đường Nguyễn Văn Linh, Phường Lam Sơn, Thành phố Hưng yên,
Hưng Yên

Người đại diện pháp luật: Bùi Văn Duyên

Điện thoại: 02213862014

Ngày hoạt động: 23/06/2011

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước


1.1.2. Về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bích Thị

Công ty cổ phần Bích Thị được thành lập vào năm 2011 với số vốn điều lệ ban đầu là
4 tỷ đồng. Lúc mới thành lập, hoạt động kinh doanh của Công ty tập trung vào lĩnh
vực xuất nhập khẩu nông sản với quy mô nhỏ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của
Công ty ban đầu là các loại cây ăn quả, hạt điều, hạt dẻ... sang các thị trường Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tuy mới thành lập nhưng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động cùng sự nỗ lực
không ngừng, Công ty đã dần khẳng định được vị thế trên thị trường và mở rộng quy
mô hoạt động. Đến năm 2015, Công ty đã tự đầu tư xe tải chuyên dụng để tự vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn trong hoạt
động. Bên cạnh đó, Công ty còn mở rộng thêm dịch vụ vận tải đường bộ, cung cấp
dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container đi các tỉnh thành trong nước cũng như
xuất khẩu sang các nước.
Năm 2018 đánh dấu bước phát triển mới của Công ty cổ phần Bích Thị, khi doanh
nghiệp bắt đầu mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới ngoài lĩnh vực truyền thống
là xuất nhập khẩu nông sản. Cụ thể, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến
các sản phẩm từ nông sản như bột đậu, sữa đậu nành, nước ép trái cây... để cung cấp ra
thị trường. Mảng dịch vụ vận tải cũng được mở rộng với việc bổ sung thêm nhiều xe
tải hiện đại, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, Công ty còn bắt đầu nhập khẩu các thiết bị điện tử, máy móc chế biến
thực phẩm để phân phối trong nước. Hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu các mặt
hàng nông sản vẫn được duy trì và là trụ cột chính của Công ty. Nhờ tập trung nguồn
lực vào đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, doanh thu và lợi nhuận của
Công ty tăng trưởng ổn định hàng năm.

Đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, Công ty cổ phần Bích Thị đã trở thành một trong
những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản. Công ty còn mở
rộng sang các lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm, thương mại điện tử, vận tải... góp
phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Thành công của Công
ty cổ phần Bích Thị trong suốt chặng đường phát triển 10 năm qua là minh chứng cho
tầm nhìn, năng lực quản trị và tinh thần đổi mới, sáng tạo không ngừng của lãnh đạo
cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên. Với nền tảng vững chắc đã đạt được, Công
ty cổ phần Bích Thị hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế
và thương hiệu trong thời gian tới.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bích Thị

1.2.1. Chức năng của Công ty cổ phần Bích Thị

Công ty được thành lập với chức năng chính là cung cấp cho thị trường những sản
phẩm an toàn và chất lượng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Bán ra thị
trường những sản phẩm chất lượng theo yêu cầu của khách hàng cũng như tư vấn và
cung cấp nhũng sản phẩm phù hợp nhất theo yêu cầu sử dụng của thị trường và người
tiêu dùng.

Công ty đảm bảo tư vấn chính xác và cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của công ty
với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Thị trường của công ty
rộng khắp khụ vực trên cả nước, đảm bảo mọi nơi, mọi lúc, đặt và nhận hàng dễ dàng.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bích Thị

Cung cấp đúng mặt hàng, đúng chất lượng và thời gian theo yêu cầu của khách. Đảm
bảo sản phẩm bán ra thị trường có tính cạnh tranh và chất lượng là tốt nhất cũng như
sự tự tin và uy tín tốt nhất. Tư vấn chính xác, kịp thời sản phẩm sử dụng theo từng nhu
cầu của khách, hỗ trợ thêm về sản phẩm nếu khách hàng cần. Hoạt động đúng theo
ngành nghề đã đăng kí và mục đích hoạt động khi thành lập. Bên cạnh đó, duy trì và
phát triển nguồn vốn của công ty. Thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Đảm bảo
về vật chất cũng như tinh thần, đồng thời chăm lo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa
học kĩ thuật và chuyên môn cho lao động làm việc trong công ty.
1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bích Thị

1.3.1. Mục tiêu của Công ty cổ phần Bích Thị

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Bích Thị đã dần khẳng định
được vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
nông sản. Tuy nhiên, để duy trì sự tăng trưởng bền vững và tiếp tục mở rộng quy mô
hoạt động, Công ty xác định cần có chiến lược phát triển dài hạn cũng như những mục
tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Về mục tiêu, Công ty cổ phần Bích Thị xác định sẽ tập trung vào các nhóm mục tiêu
chính như sau:

Mục tiêu về quy mô và vị thế: Phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn
đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản tại Việt Nam. Nằm trong top 5 doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản lớn nhất về quy mô doanh thu.

Mục tiêu về uy tín và thương hiệu: Xây dựng và khẳng định thương hiệu Bích Thị là
địa chỉ cung cấp nông sản uy tín, chất lượng hàng đầu cho các nhà nhập khẩu. Đảm
bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Mục tiêu về nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh
nghiệm và tâm huyết với công ty. Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ và phát triển nghề
nghiệp cho nhân viên. Thường xuyên tổ chức đào tạo để nâng cao trình độ chuyên
môn cho đội ngũ.

Mục tiêu về hiệu quả hoạt động: Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn
định ở mức 20-25%/năm. Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Đảm
bảo cân đối và khả năng thanh toán tốt.

Mục tiêu về trách nhiệm xã hội: Thực hiện tốt trách nhiệm với cổ đông, khách hàng,
người lao động. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, đóng góp cho các hoạt động xã
hội, từ thiện. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết và nhân văn.
1.3.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bích Thị

Về định hướng phát triển trong giai đoạn tới, Công ty sẽ tập trung vào các chiến lược
sau:

Mở rộng quy mô hoạt động sang các lĩnh vực có liên quan như chế biến nông sản,
logistic... nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất và chất
lượng sản phẩm.

Tích cực xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu để mở rộng khách hàng trong và
ngoài nước.

Xây dựng và áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng thị trường hiện đại.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động kinh doanh.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu hút nhân tài gắn bó lâu dài với công
ty.

Với định hướng và mục tiêu đã đề ra, Công ty cổ phần Bích Thị kỳ vọng sẽ tiếp tục
khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh nông sản. Đồng thời, gia tăng giá
trị cho cổ đông, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động và đóng góp cho sự phát
triển kinh tế đất nước.
1.4. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị

Công ty cổ phần Bích Thị hoạt động trên lĩnh vực chính đó là xuất nhập khẩu nông
sản. Ngoài ra Công ty cổ phần Bích Thị còn buôn bán xe và phụ tùng mô tô, ô tô và xe
gắn máy. Không chỉ vậy công ty còn Các sản phẩm của công ty sẽ phân phối cho các
đại lý tiêu thụ. Các đại lý sẽ có chính sách giá riêng theo hợp đồng giá trị mà họ ký kết
với công ty. Tuy nhiên, tất cả các công ty đều phải kí cam kết chống bán phá giá khi
lấy hàng của công ty. Dưới đây là danh sách ngành nghề đang hoạt động của công ty
cổ phần Bích Thị
Bảng 1.1. Danh mục ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty
STT Ngành nghề Mã ngành

1. Chế biến, bảo quản thùy sản và các sản phẩm từ C1020
thủy sản

2. Chế biến và bảo quản rau quả C1030

3. Sản xuất linh kiện điện tử C26100

4. Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy C28170
vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính)

5. Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc C28250

6. Buôn bán ô tô và xe có động cơ khác G4511

7. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác G45200

8. Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe G4530


có động cơ khác

9. Bán mô tô, xe máy G4541

10. Bảo dưỡng, sửa chữa mô tô, xe máy G45420

11. Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe G4543
máy

12. Buôn bán thực phẩm G4632

13. Buôn bán vải, hàng may sẵn, giày dép G4641

14. Buôn bán đồ dùng gia đình G4649

15. Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông G46530 (chính)
nghiệp

16. Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, G47110
thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng
kinh doanh tổng hợp

17. Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên G47210
doanh
18. Vận tải hành khách đường bộ khác H4932

19. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ H4933

20. Kho bãi và lưu giữ hàng hóa H5210

21. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải H5221
đường sắt và đường bộ

22. Bốc xếp hàng hóa H5224

23. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải H5229

24. Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động I5610

25. Dịch vụ phục vụ đồ uống I5630

26. Cho thuê xe có động cơ N7710

27. Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các G47610
cửa hàng chuyên doanh

28. Bán lẻ hàng hóa khác trong cửa hàng chuyên doanh G4773

29. Trồng cây gia vị, cây dược liệu A0128

30. Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại N82300

31. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác N82990

32. Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột C10620

33. Sản xuất rượu vang C11020

34. Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia C11030

35. Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng C1104

36. Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác C16210

37. Sản xuất gỗ xây dựng C16220

38. Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm C1629
từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện

39. In ấn C18110

40. Dịch vụ liên quan đến in C18120


41. Sản phẩm mỹ phẩm, xà phòng, và chế phẩm vệ C2023
sinh

42. Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình N7730
khác

43. Cung ứng và quản lý nguồn lao động N7830

44. Đại lý du lịch N79110

1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Bích Thị

1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Bích Thị

Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Bích Thị:

Đại hội đồng cổ đông


Ban kiểm
soát

Hội đồng quản trị

Trợ lý tổng giám đốc Tổng giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kinh Phòng Phòng IT Phòng Phòng


doanh marketing HCNS tài chính
kế toán
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Bích Thị
(Nguồn: Phòng Hành chính – nhân sự)
Nhìn chung, mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng của Công ty cổ phần Bích Thị là
phù hợp, tận dụng được thế mạnh chuyên môn hóa, phân công rõ ràng các khâu chức
năng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý các giải pháp để
đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thông suốt giữa các bộ phận, hướng tới mục tiêu
chung của doanh nghiệp.

Ưu điểm của mô hình này là tập trung nhân lực, chuyên môn hóa từng khâu theo chức
năng, nhiệm vụ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Các bộ phận được phân chia rõ
ràng, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ, thuận lợi cho việc quản lý và điều hành.
Công ty có thể tối ưu hóa, chuyên môn hóa từng khâu chức năng riêng biệt.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là dễ dẫn tới tình trạng cô lập giữa các bộ
phận, thiếu sự phối hợp, đồng bộ. Sự phân chia theo chức năng cũng hạn chế sự linh
hoạt, khó thích ứng nhanh với thay đổi của môi trường kinh doanh.
1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Để quản lý doanh nghiệp hoạt động một cách tốt nhất, mỗi chức danh, mỗi phòng ban
đều là một trong những nhân tố quyết định đến kết quả công ty. Cùng với đó, các
phòng ban sẽ đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ khác nhau giúp cho bộ máy tổ
chức được đứng vững.

Đại hội đồng cổ đông: Quyết định loại cổ phần của từng loại được quyền chào bán,
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm; bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có
giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; quyết
định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; quyết
định mua lạik trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; xem xét, xử lí vi phạm
của thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông
công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; quyết định ngân sách hoặc tổng mức
thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát

Ban kiểm soát: Giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và độ cẩn
trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp
và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06
tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình
báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, rà soát hợp đồng,
giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị
hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê
duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông; rà soát, kiểm tra và đánh giá
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và
cảnh báo sớm của công ty; xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của
công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc
theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ
đông quy định; Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông biện pháp sửa
đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty,...

Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số
cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình
thức khác; quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; quyết định mua lại cồ
phần; quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
quy định của pháp luật,...

Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định về các vấn đề liên
quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của công ty; đề xuất phương án, quy chế quản lý nội bộ
của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của công ty;
quyết định lương và các khoản phụ cấp (nếu có) đối với nhân viên công ty, kể cả cán
bộ quản lý theo thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc.

Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động kinh doanh – marketing, doanh thu,
doanh số... Phụ trách điều hành hoạt động liên quan đến hành chính nhân sự và các
hoạt động văn hóa của công ty.

Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc công ty về việc
phân phối sản phẩm ra thị trường các loại hàng hóa, dịch vụ cho công ty; hỗ trợ ban
giám đốc quản lý và xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập hàng, điều chỉnh cân đối kế
hoạch kinh doanh; kiểm tra kế hoạch hiện tại và điều chỉnh nhanh chóng các trường
hợp mất cân đối có thể xảy ra; lãnh đạo công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm
cơ bản và phát triển thị trường các sản phẩm tiêu dùng

Phòng marketing: Cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm,
đặc tính sản phẩm/ dịch vụ với nhu cầu của khách hàng. Là một hệ thống tổng thể hoạt
động trong tổ chức, được thiết kế nhằm hoạch định những chiến lược marketing, xúc
tiến, định giá và phân phối sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường, người tiêu dùng và đạt được mục tiêu công ty

Phòng IT: Có nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng công nghệ thông tin, xây dựng mục tiêu,
định hướng và chiến lược phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp từ tài chính, kế toán, quản lý nhân sự, xây dựng sản phẩm kinh
doanh trên nền tảng công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động
marketing, bán sản phẩm và dịch vụ khác. Ngoài ra, phòng IT cũng có nhiệm vụ
nghiên cứu tham mưu giúp ban giám đôc quản lý các nội dung liên quan đến công
nghệ thông tin qua từng thời kỳ, giai đoạn.

Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng cơ cấu tổ chức bố trí nhân sự tại các bộ phận
trong công ty. Tham mưu giúp ban giám đốc thực hiện việc xây dựng, tổ chức và quản
trị nhân sự qua việc xây dựng cơ cấu nhân sự, quản trị hiệu quả việc làm và nguồn
nhân sự. Chịu trách nhiệm tìm kiếm và mời luật sư về những vấn đề pháp lý ảnh
hưởng đến quyền lợi của công ty; trợ giúp những phòng ban thuộc công ty về vấn đề
pháp lý và đại diện thay mặt công ty nếu công ty xảy ra xung đột

Phòng tài chính kế toán: Quản lý các nghiệp vụ tài chính, kế toán và các nguồn thu chi
hàng năm theo đúng pháp luật hiện hành. Tham gia tham mưu trong việc quản lí, tổ
chức thực hiện các công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp. Cập nhật liên tục các
thủ tục hành chính và văn bản pháp luật liên quan và phản ánh sát sao sự biến động
của tài sản và nguồn vốn đến cấp lãnh đạo để giám đốc nắm được các chế độ kế toán
hiện hành và có hướng hoạt động đúng đắn; phối hợp hoạt động, đóng góp ý kiến cải
thiện hiệu quả làm việc của các bộ phận khác.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BÍCH THỊ

2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị

2.1.1. Các đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị

2.1.1.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty cổ phần Bích Thị

Công ty cổ phần Bích Thị có đa dạng các sản phẩm, tập trung chủ yếu trong các lĩnh
vực: Xuất nhập khẩu nông sản, chế biến thực phẩm, thương mại điện tử và vận tải.

Về xuất nhập khẩu nông sản, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là các loại
cây ăn quả như nhãn, vải, thanh long; các loại hạt như hạt điều, hạt dẻ; các loại củ quả
như khoai môn, khoai lang; các loại rau củ quả tươi như chanh, ớt, cà chua. Các thị
trường xuất khẩu chính của công ty là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu.
Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất như
bột mì, đường, sữa bột... từ các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Về lĩnh vực chế biến thực phẩm, công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm
như bột đậu, sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước giải khát có ga... Sản phẩm được
sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm. Công ty cũng linh hoạt tùy chỉnh công thức, hương vị sản phẩm phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng.

Lĩnh vực thương mại điện tử của công ty tập trung vào kinh doanh các sản phẩm điện
tử, điện lạnh như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, tivi, điện thoại di động... Sản phẩm được
nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, LG, Sony... với chất lượng cao,
mẫu mã đa dạng. Công ty cũng cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa lắp đặt cho
khách hàng.
Cuối cùng, công ty còn cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container phục vụ xuất
nhập khẩu cũng như vận chuyển nội địa. Đội xe hiện đại của công ty có thể vận
chuyển các loại hàng hóa khác nhau như nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, máy
móc thiết bị... đến các tỉnh thành trong nước cũng như xuất khẩu.

Nhìn chung, các sản phẩm của Công ty cổ phần Bích Thị đa dạng, phong phú, tập
trung vào các ngành hàng tiêu dùng phổ biến như nông sản thực phẩm, điện tử gia
dụng, hàng tiêu dùng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ giúp công ty phân tán
rủi ro, tận dụng tối đa năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Các sản phẩm của công ty đều đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như
nông sản, thực phẩm, các sản phẩm điện tử gia dụng, dịch vụ vận tải. Do đó, sản phẩm
của công ty có tính thanh khoản cao, dễ tiêu thụ trên thị trường. Hơn nữa, chất lượng
sản phẩm được đảm bảo thông qua việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào tốt, đầu
tư dây chuyển công nghệ hiện đại, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất. Điều này
giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của công ty so với các đối thủ cùng ngành.

Bên cạnh cung cấp sản phẩm, Công ty cổ phần Bích Thị còn đặc biệt chú trọng dịch vụ
hậu mãi như bảo hành, bảo trì, sửa chữa đối với mặt hàng điện tử gia dụng. Chính sách
bảo hành uy tín, thời gian dài cũng là một điểm cộng giúp sản phẩm của công ty được
khách hàng tin tưởng lựa chọn.
2.1.1.2. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị

Hoạt động kinh doanh nông sản của Công ty cổ phần Bích Thị chịu ảnh hưởng bởi một
số đặc điểm của ngành nông nghiệp:

Thứ nhất, các sản phẩm nông sản đều có tính thời vụ cao, nên công ty cần nắm chắc
quy luật vụ mùa để chủ động triển khai các khâu sản xuất như gieo trồng, chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch đúng thời điểm.

Thứ hai, sản xuất nông sản có tính phân tán, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn
nhưng tiêu thụ lại chủ yếu ở các thành phố, khu công nghiệp. Do đó, công ty cần lựa
chọn các địa điểm thu mua, chế biến, kho bãi hợp lý để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Thứ ba, mỗi vùng miền lại có lợi thế cạnh tranh về sản xuất một số loại nông sản nhất
định. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn vùng nguyên liệu phù hợp với
từng loại sản phẩm.

Thứ tư, hầu hết các loại nông sản đều có đặc điểm là tươi, sống, dễ hư hỏng. Do đó,
công ty cần đặc biệt chú trọng công tác bảo quản, làm lạnh, vận chuyển nhanh để giữ
được chất lượng sản phẩm.

Thứ năm, sản xuất nông nghiệp thường có tính không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi
thiên tai, dịch hại. Điều này dẫn tới năng suất và sản lượng có thể thay đổi theo từng
vụ, có khi được mùa, khi mất mùa. Do đó, công ty cần chủ động dự trữ hàng tồn kho
để ổn định nguồn cung cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.1.3. Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Bích Thị

Số lao động của công ty tính đến tháng 5/2023 là 400 người. Cơ cấu lao động của công
ty theo các tiêu thức phân loại lao động.
Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của công ty cổ phần Bích Thị đến tháng 5/2023
STT Tiêu thức phân loại Số lao động (người) Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động 400 100%
Phân theo trình độ
Trên đại học 10 2.5%
Đại học 250 62.5%
1 Cao đẳng 50 12.5%
Trung cấp 50 12.5%
Tốt nghiệp THPT 40 10%
Phân loại theo giới tính
2 Lao động nam 250 62.5%
Lao động nữ 150 37.5%
Phân loại theo độ tuổi
Từ 18 – 30 tuổi 200 50%
3 Từ 31 – 40 tuổi 120 30%
Trên 40 tuổi 80 20%
Phân loại theo kinh nghiệm làm việc
Dưới 1 năm 50 12.5%
4 Từ 1 – 5 năm 200 50%
Trên 5 năm 150 37.5%
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Công ty cổ phần Bích Thị hiện có tổng số 400 lao động. Về cơ cấu lao động, phần lớn
là lao động trình độ đại học, chiếm tới 62,5% tổng số lao động. Điều này cho thấy
công ty đặt trọng tâm vào việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao để
đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, công ty cũng tuyển dụng một lượng lớn lao
động có trình độ cao đẳng và trung cấp, lần lượt chiếm 12,5% và 12,5% nhân sự. Điều
này nhằm đảm bảo cân đối nguồn nhân lực giữa các bộ phận, vừa có nhân sự có tay
nghề cao, vừa có nhân sự phổ thông đáp ứng các công việc đòi hỏi kỹ năng ở mức độ
thấp hơn.

Về giới tính, nam giới chiếm đa số với 62,5% trong khi nữ giới chiếm 37,5%. Điều
này phù hợp với đặc thù của công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải,
yêu cầu nhiều công việc vất vả, phù hợp với nam giới hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ 37,5% lao
động nữ cũng cho thấy công ty tạo cơ hội việc làm tốt cho nữ giới, đảm bảo cân bằng
giới tính trong tuyển dụng.

Về độ tuổi, 50% lao động có độ tuổi từ 18-30, cho thấy công ty có nguồn nhân lực trẻ,
năng động, sáng tạo. 30% nhân sự ở độ tuổi 31-40 là lực lượng lao động trong độ tuổi
trưởng thành, có kinh nghiệm. 20% nhân sự trên 40 tuổi là nguồn lực có nhiều kinh
nghiệm, đóng góp vào sự ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Như vậy, cơ cấu nhân sự của công ty tương đối cân đối giữa lực lượng lao
động trẻ và lực lượng lao động có kinh nghiệm.

Về kinh nghiệm làm việc, 50% nhân sự có 1-5 năm kinh nghiệm, 37,5% có trên 5 năm
kinh nghiệm. Đây là tỷ lệ phù hợp để cân bằng giữa nguồn nhân lực mới và nhân lực
có nhiều năm công tác. 12,5% nhân sự mới tham gia làm việc dưới 1 năm thể hiện
công ty luôn bổ sung nhân sự mới để duy trì sự năng động, sáng tạo.

Nhìn chung, cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Bích Thị tương đối hợp lý, cân đối
giữa các nhóm lao động về trình độ, giới tính, độ tuổi và kinh nghiệm. Điều này thể
hiện công ty có chiến lược nhân sự hợp lý, tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực hiệu
quả. Trên cơ sở nền tảng nhân sự ổn định và đa dạng này, công ty có thể phát huy tối
đa năng lực và kinh nghiệm của từng nhân sự để đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
2.1.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị giai
đoạn 2021 - 2023

2.1.2.1. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty


Bảng 2. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị giai đoạn
2021 – 2023
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm Năm Năm 2021/2020 2022/2021 2023/2022


Tiêu chí 2021 2022 2023
+/- % +/- % +/- %

Doanh thu thuần


về bán hàng và 305 377 431 45 17% 72 24% 54 14%
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 103 111 124 3 3% 8 8% 13 12%
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung 202 266 307 42 26% 64 32% 41 15%
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt
3 2 3 0 0% -1 -33% 1 50%
động tài chính
Chi phí tài chính 14 7 7.5 -7 -33% -7 -50% 0.5 7%
Chi phí bán hàng - - - - - - -
Chi phí quản lý
11 12 12.5 -1 -8% 1 9% 0.5 4%
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần
56.
từ hoạt động kinh 179 250 306 49 38% 71 40% 23%
3
doanh
Lợi nhuận khác 1 1 1.2 1 - 0 0% 0.2 20%
Tổng lợi nhuận kế
180 251 308 50 38% 71 39% 57 23%
toán trước thuế
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập 164 214 269 42 34% 50 30% 55 26%
doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)


Trong giai đoạn 3 năm từ 2021-2023, Công ty cổ phần Bích Thị có xu hướng tăng
trưởng ổn định cả về doanh thu và lợi nhuận.

Cụ thể, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng từ 305 tỷ
đồng năm 2021 lên 377 tỷ đồng năm 2022, tăng 72 tỷ đồng tương ứng mức tăng 24%.
Sang năm 2023, doanh thu tiếp tục tăng lên 431 tỷ đồng, tăng thêm 54 tỷ so với năm
2022, tốc độ tăng chậm lại còn 14%. Nhìn chung, doanh thu của công ty tăng trưởng
ổn định qua các năm, có xu hướng tăng chậm dần do công ty đã dần bão hòa thị trường
và cạnh tranh gay gắt hơn.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm
2021 lợi nhuận sau thuế đạt 164 tỷ đồng, tăng lên 214 tỷ đồng năm 2022, tăng 30,5%.
Năm 2023 dự kiến lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng lên 269 tỷ đồng, tăng 55 tỷ so với
năm 2022 nhưng tốc độ tăng chậm lại còn 25,7%. Sự tăng trưởng về lợi nhuận cho
thấy hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng được cải thiện, hoạt động sản xuất
kinh doanh được tối ưu hóa hơn.

Nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng trưởng tốt trong giai đoạn
này có thể kể đến: công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, tăng khả năng
tiếp cận khách hàng; đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới giúp tăng sản lượng và
giảm giá thành; mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh mới như sản xuất chế biến thực
phẩm, bán lẻ điện tử; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giúp tiết
kiệm chi phí; nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín thương hiệu, thu hút được nhiều
khách hàng mới; công ty áp dụng các chiến lược tiếp thị hiệu quả để quảng bá sản
phẩm.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị đang trên đà tăng
trưởng tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới công ty cần chú trọng nhiều hơn đến công
tác nghiên cứu thị trường, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín
thương hiệu để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững.
2.1.2.2. Các chỉ số tài chính (ROA, ROE, ROS)

Để đánh giá khách quan, toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần Bích Thị giai đoạn 2021 – 2023, việc phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
là vô cùng cần thiết. 3 chỉ tiêu chính được phân tích dưới bảng 2.3 là: Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu (ROS), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), và Tỷ suất lợi
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Bảng 2. 3. Tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2020 – 2023
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Tiêu chí Năm Năm Năm 2022/2021 2023/2022


2021 2022 2023 +/- % +/- %
Doanh thu thuần 305 377 431 72 23.6% 54 14.3%
về bán hàng và
cung cấp dịch
vụ (1)
Tổng lợi nhuận 180 251 308 71 39.4% 57 22.7%
kế toán trước
thuế (2)
Lợi nhuận sau 164 214 269 50 30.5% 55 25.7%
thuế thu nhập
doanh nghiệp
(3)
Tổng cộng tài 750 737 757 -13 -1.7% 20 2.7%
sản (4)
Vốn chủ sở hữu 555 649 712 94 16.9% 63 9.7%
(5)
ROS (Tỷ suất 53.77% 56.76% 62.30 0.0299 5.6% 0.055 9.8%
lợi nhuận trên % 4
doanh thu) = 3/1
ROA (Tỷ suất 21.87% 29.04% 35.50 0.0717 32.8% 0.064 22.2%
sinh lời trên tài % 6
sản) = 3/4
ROE (Tỷ số lợi 29.55% 32.97% 37.70 0.0342 11.6% 0.047 14.3%
nhuận ròng trên % 3
vốn chủ sở hữu)
=3/5
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng về khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2021 –
2023
70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

ROS (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu)


ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản)
ROE (Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu)

Nguồn: Tính toán từ bảng BCTC của công ty

Trong giai đoạn 3 năm từ 2021-2023, các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của Công
ty cổ phần Bích Thị đều có xu hướng tăng trưởng tốt. Cụ thể:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) tăng từ 53,77% năm 2021 lên 56,76% năm
2022, tăng 2,99%. Năm 2023 dự kiến chỉ số ROS tiếp tục tăng lên 62,3%, tăng 5,54%
so với năm 2022. Sự gia tăng này cho thấy khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh
của công ty ngày càng cao hơn.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cũng tăng từ 21,87% lên 29,04% trong năm
2022, tăng 7,17%. Dự kiến năm 2023, ROA sẽ đạt 35,5%, tăng thêm 6,46% so với
năm 2022. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản của công ty
ngày càng được nâng cao.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng đều qua các năm, từ
29,55% lên 32,97% trong năm 2022, tăng 3,42%. Năm 2023, ROE dự kiến đạt 37,7%,
tăng thêm 4,73% so với năm 2022. Điều này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn đầu
tư của cổ đông ngày càng cao.

Những yếu tố chính dẫn đến các chỉ số ROA, ROE, ROS tăng lên giai đoạn này bao
gồm: doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng trưởng tốt nhờ mở rộng thị trường và
đầu tư sản xuất; công ty tối ưu hóa chi phí, tăng hiệu quả hoạt động nên lợi nhuận tăng
mạnh; giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nên biên lợi nhuận gộp
được cải thiện; công ty cắt giảm được các khoản chi phí lãi vay và chi phí quản lý;
công ty tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng sản xuất kinh doanh hiệu quả; công ty sử dụng
vốn đi vay hiệu quả hơn, giảm dần đòn bẩy tài chính.

Nhìn chung, việc các chỉ số ROA, ROE, ROS có xu hướng tăng trưởng tốt cho thấy
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị ngày càng hiệu quả. Để
duy trì đà tăng trưởng này trong tương lai, công ty cần tiếp tục tối ưu hóa chi phí, đầu
tư đúng đắn vào sản xuất, nâng cao năng lực quản trị và khả năng sinh lời từ hoạt động
kinh doanh.
2.1.2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 2. 4. Biến động hiệu quả sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2021 – 2023
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

ST Năm Năm Năm Năm


Chỉ tiêu
T 2020 2021 2022 2023
1 Doanh thu thuần 260 305 377 431
2 Lợi nhuận trước thuế 130 180 251 308
3 Vốn cố định bình quân 580 541 503 485
4 Nguyên giá tài sản cố định 1072 1076 1076 1078
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
5 44.83% 56.38% 74.95% 88.84%
1/3
6 Hiệu suất sử dụngTSCĐ = 1/4 24.25% 28.35% 35.04% 39.98%
223.08 177.38 133.42 112.56
7 Hàm lượng vốn có định =3/1
% % % %
Sức sinh lời của vốn cố đinh =
8 22.41% 33.27% 49.90% 63.49%
2/3

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Trong giai đoạn 2021-2023, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của Công ty cổ phần Bích Thị có xu hướng cải thiện đáng kể.
Cụ thể, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng mạnh từ 44,83% năm 2021 lên 74,95% vào
năm 2022 và dự kiến đạt 88,84% vào năm 2023. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cho
thấy khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận từ mỗi đồng vốn cố định của công ty ngày
càng cao hơn.

Tương tự, hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng tăng dần qua các năm, từ 28,35% lên
35,04% rồi 39,98% trong giai đoạn 2021-2023. Điều này cho thấy công ty ngày càng
khai thác tốt hơn năng lực sản xuất hiện có để tạo ra doanh thu.

Ngược lại, hàm lượng vốn có định giảm dần từ 177,38% xuống còn 133,42% rồi
112,56%, cho thấy công ty dần giảm bớt phụ thuộc vào nguồn vốn cố định để tài trợ
cho hoạt động kinh doanh. Điều này thể hiện sự linh hoạt và hiệu quả trong cân đối cơ
cấu vốn của công ty.

Cuối cùng, sức sinh lời của vốn cố định tăng mạnh từ 33,27% lên 49,9% rồi 63,49%
trong giai đoạn phân tích. Như vậy, với cùng một lượng vốn cố định bỏ ra, công ty thu
được lợi nhuận ngày càng cao.

Nhìn chung, Công ty cổ phần Bích Thị đã có bước tiến đáng kể trong việc nâng cao
hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn kinh doanh. Để duy trì đà tăng trưởng này, công ty
cần tiếp tục đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, cũng như tối ưu hóa
cơ cấu tài chính.
2.1.2.4. Phân tích thực trạng chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài chính
Bảng 2. 5. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu đánh giá Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
I. Tổng cộng tài sản (1+2) 771 750 737 748
1. Tài sản ngắn hạn 120 142 166 193
2. Tài sản dài hạn 651 608 571 556
II. Nguồn vốn (3+4) 771 750 736 748
3. Nợ phải trả 265 195 87 75
4. Vốn chủ sở hữu 506 555 649 673
III. Cơ cấu
5. Tỉ suất đầu tư (2/I) 0.84 0.81 0.77 0.74
6. Tỉ suất tài trợ (1/I) 0.16 0.19 0.23 0.26
7. Tỉ suất nợ (3/II) 0.34 0.26 0.12 0.1
8. Tỉ suất tự tài trợ (4/II) 0.66 0.74 0.88 0.9

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Theo bảng 2.5, có thể thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Bích Thị
đã có những thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2021-2023.

Về phía tài sản, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm dần qua các năm, từ mức 84% năm 2021
xuống còn 74% vào năm 2023. Điều này cho thấy công ty đã chuyển dịch cơ cấu đầu
tư sang hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn, từ 16% lên 26% trong cùng kỳ. Đây là
điều tích cực, thể hiện sự linh hoạt và thích ứng tốt hơn của công ty trước biến động thị
trường. Tài sản ngắn hạn là khoản mục dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hơn, giúp
công ty duy trì khả năng thanh toán tốt.

Về nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả giảm mạnh từ 34% xuống còn 10% giai đoạn 2021-
2023. Điều này cho thấy công ty đã giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn nợ, chuyển
sang tăng cường tự chủ tài chính dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, tỷ suất tự tài
trợ tăng từ 66% lên 90%, phản ánh sự gia tăng vốn đầu tư của cổ đông vào hoạt động
kinh doanh. Điều này tạo sự yên tâm về mặt tài chính cho công ty trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.

Nhìn chung, cơ cấu tài chính của Công ty cổ phần Bích Thị đã có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực trong giai đoạn phân tích. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và vốn chủ sở hữu
tăng dần qua các năm cho thấy sự linh hoạt và tính tự chủ tài chính ngày càng cao của
công ty. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh,
duy trì ổn định tài chính để phát triển bền vững. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý
không nên giảm tỷ trọng tài sản dài hạn quá thấp, vì đây vẫn là nguồn tài sản quan
trọng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc giảm tỷ trọng nợ xuống quá thấp
cũng có thể làm giảm hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Do đó, Ban lãnh
đạo cần cân nhắc thận trọng, điều chỉnh cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lý để tối đa
hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
2.2. Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty
cổ phần Bích Thị

2.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động tới hoạt động của Công ty cổ phần Bích
Thị

Công ty cổ phần Bích Thị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản nên chịu
ảnh hưởng lớn từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.

Về mặt kinh tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức khá
cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu các
sản phẩm nông sản của các nước để phục vụ tiêu dùng trong nước ngày càng tăng. Bên
cạnh đó, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,
dịch vụ cũng khiến nguồn cung nông sản trong nước bị thiếu hụt, mở ra cơ hội lớn cho
hoạt động nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái Việt Nam so với các đồng tiền chủ chốt như
USD, EUR, JPY... cũng ổn định trong vài năm trở lại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Về mặt chính trị - pháp luật, hoạt động xuất nhập khẩu nông sản chịu sự quản lý của
Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Gần đây, Chính phủ
ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Đồng thời, các thủ tục hải quan, kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu cũng được cải cách
nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Các chính sách này tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty Bích Thị mở rộng quy mô nhập khẩu.

Về công nghệ, nhờ chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ và đầu tư nước
ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tiếp cận được công nghệ tiên tiến trong
bảo quản, chế biến nông sản. Điều này giúp doanh nghiệp như Bích Thị nâng cao chất
lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe. Bên cạnh
đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kết nối người bán - người mua cũng
thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.

Về dân số, tốc độ tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng dẫn tới thay đổi thói quen tiêu
dùng, gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập khẩu cao cấp có chất lượng và vệ
sinh an toàn. Đồng thời, người dân có trình độ học vấn và thu nhập bình quân cao hơn
cũng thúc đẩy xu hướng tiêu dùng các loại thực phẩm sạch, hữu cơ. Đây chính là cơ
hội lớn để Bích Thị nhập khẩu và phân phối các sản phẩm nông sản chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Nhìn chung, các yếu tố vĩ mô đang diễn biến theo hướng tích cực, tạo điều kiện thuận
lợi cho Công ty Bích Thị mở rộng quy mô hoạt động xuất nhập khẩu nông sản. Tăng
trưởng kinh tế, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, quá trình đô thị hóa đi cùng thay
đổi về dân số và thói quen tiêu dùng đều thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nông sản ngày
càng lớn. Để tận dụng cơ hội này, Bích Thị cần chủ động nắm bắt xu hướng, ứng dụng
công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với khẩu vị và nhu cầu
của người tiêu dùng. Đồng thời, công ty cũng cần chú trọng công tác quản trị rủi ro để
hạn chế tối đa tác động của các yếu tố bất ổn trong nền kinh tế.
2.2.2 Các yếu tố môi trường ngành tác động tới hoạt động của Công ty cổ phần
Bích Thị

Công ty cổ phần Bích Thị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản nên chịu
ảnh hưởng lớn từ các yếu tố môi trường ngành như đối thủ cạnh tranh, người cung
ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế.

Về đối thủ cạnh tranh, hiện nay trong ngành xuất nhập khẩu nông sản tại Việt Nam có
rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với quy mô khác nhau. Các đối thủ lớn của Công ty
cổ phần Bích Thị có thể kể đến như Công ty Nafoods, Công ty An Giang Import
Export, Công ty VinEco... đây đều là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh,
thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Họ có ưu thế về quy mô, mạng lưới
phân phối rộng khắp cả trong nước và quốc tế. Ngoài ra, rào cản gia nhập thị trường
cũng không cao nên luôn tồn tại nguy cơ các đối thủ tiềm năng mới tham gia cạnh
tranh. Điều này tạo áp lực lớn lên Công ty cổ phần Bích Thị trong việc phải liên tục cải
tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đổi mới công nghệ để giữ vững vị thế trên thị
trường.

Về nguồn cung ứng, Công ty cổ phần Bích Thị nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều quốc
gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Brazil, Úc... Số lượng nhà cung cấp khá đa dạng
giúp Công ty không bị phụ thuộc hoàn toàn vào một vài đối tác. Tuy nhiên, nguồn
cung các mặt hàng nông sản còn chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh.
Nguồn cung bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần Bích Thị. Việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung
cấp chiến lược, đa dạng hóa nguồn cung là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp.

Khách hàng của Công ty cổ phần Bích Thị rất đa dạng, bao gồm cả khách hàng doanh
nghiệp và khách hàng cá nhân. Các sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang các thị
trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhu cầu nhập khẩu nông sản của
các nước này khá ổn định. Tuy nhiên, các rào cản thương mại như hạn ngạch, thuế
nhập khẩu cao cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Bích
Thị cần theo dõi sát sao các chính sách thương mại của các nước nhập khẩu để có
chiến lược phù hợp.

Về mặt sản phẩm, các sản phẩm nông sản của Công ty cổ phần Bích Thị có nhiều sản
phẩm thay thế trên thị trường như gạo, cà phê, hạt điều... của các quốc gia khác. Điều
này buộc doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu,
mở rộng thị trường để cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước khác.

Nhìn chung, môi trường ngành xuất nhập khẩu nông sản tại Việt Nam đang ngày càng
cạnh tranh gay gắt. Áp lực từ các đối thủ, rào cản thương mại, sự thay đổi về nguồn
cung và nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi Công ty cổ phần Bích Thị phải liên tục cải tiến và
đổi mới để thích ứng với môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, ngành xuất nhập khẩu
nông sản Việt Nam cũng được Chính phủ ưu tiên phát triển và có nhiều tiềm năng tăng
trưởng trong tương lai. Bằng việc nắm bắt cơ hội, ứng phó kịp thời với thách thức,
Công ty cổ phần Bích Thị hoàn toàn có thể phát triển bền vững hơn nữa trong thời
gian tới.
2.3 Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bích Thị

2.3.1. Điểm mạnh

Thứ nhất, Công ty cổ phần Bích Thị có lịch sử phát triển ổn định và bền vững. Kể từ
khi thành lập năm 2011 với vốn điều lệ ban đầu 4 tỷ đồng, Công ty đã dần mở rộng
quy mô hoạt động sang nhiều lĩnh vực và khẳng định được vị thế trên thị trường. Sau
hơn 10 năm phát triển, Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực sản xuất,
thương mại, vận tải, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Đây là
minh chứng cho sự ổn định, bền vững và tiềm năng phát triển lâu dài của Công ty.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của Công ty luôn đạt kết quả tích cực với tốc độ tăng
trưởng cao. Trong giai đoạn 2021-2023, doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng
trưởng ổn định hàng năm với tốc độ tăng lần lượt là 24% và 30% mỗi năm. Các chỉ số
sinh lời như ROS, ROA, ROE cũng tăng mạnh, phản ánh hiệu quả hoạt động ngày
càng cao. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về sử dụng vốn như hiệu suất sử dụng vốn cố định,
tài sản cố định đều được cải thiện rõ rệt. Những con số này cho thấy hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty diễn ra hiệu quả, mang lại kết quả tích cực.

Thứ ba, sản phẩm của Công ty có uy tín và chất lượng tốt trên thị trường. Với hơn 10
năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu nông sản, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt
với các nhà cung cấp, tìm kiếm được nguồn hàng ổn định với chất lượng cao. Bên
cạnh đó, các sản phẩm do Công ty sản xuất cũng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, được
người tiêu dùng đánh giá tốt. Vì vậy, các sản phẩm của Công ty luôn có lợi thế cạnh
tranh so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

Thứ tư, Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, nhiệt tình và năng động. Đội
ngũ nòng cốt tại Công ty có trình độ, kinh nghiệm, cũng như tinh thần trách nhiệm
cao, là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển thành công của Công ty từ khi
mới thành lập đến nay. Sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ nhân viên là động
lực để Công ty liên tục đổi mới, mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực, nâng cao
năng lực cạnh tranh.

Thứ năm, cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty được hoạt động hiệu quả. Bộ máy
quản lý điều hành gọn nhẹ, linh hoạt, phân công trách nhiệm rõ ràng giúp Công ty
nhanh chóng ra quyết định, thích ứng kịp thời với biến động thị trường. Hệ thống kiểm
soát nội bộ chặt chẽ giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động. Nhờ vậy, chi phí quản lý luôn
được Công ty kiểm soát ở mức hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nhìn chung, với lịch sử phát triển ổn định, kết quả kinh doanh tích cực, sản phẩm có
uy tín, đội ngũ nhân sự giỏi giang và cơ cấu quản lý hiệu quả, Công ty cổ phần Bích
Thị sở hữu nhiều điểm mạnh, là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục phát triển
bền vững trong thời gian tới.
2.3.2. Điểm yếu
Thứ nhất, quy mô của Công ty còn tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong
ngành. Theo số liệu tài chính, tổng tài sản của Công ty chỉ ở mức 750 tỷ đồng vào năm
2021. Con số này nhỏ hơn nhiều so với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản lớn
khác trên thị trường hiện nay. Quy mô nhỏ hạn chế khả năng đầu tư công nghệ, mở
rộng thị trường của Công ty.

Thứ hai, các mặt hàng kinh doanh còn ít và thiếu đa dạng. Hiện Công ty mới tập trung
vào xuất nhập khẩu các loại cây ăn quả, hạt điều, các sản phẩm từ đậu nành. Các mặt
hàng này dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường, từ đó gây rủi ro cho doanh thu và
lợi nhuận của Công ty. Việc đa dạng hóa ngành hàng sẽ giúp Công ty phân tán rủi ro
và tận dụng tốt hơn các cơ hội kinh doanh.

Thứ ba, công nghệ sản xuất và thiết bị vẫn còn lạc hậu, chưa được đổi mới thường
xuyên. Máy móc, thiết bị hiện có của Công ty đa phần đã sử dụng trên 5 năm, dẫn tới
hiệu suất khai thác thấp, tốn kém chi phí vận hành, bảo dưỡng. Việc chậm đổi mới
trang thiết bị sẽ khiến Công ty dần tụt hậu về công nghệ, khó cạnh tranh với các doanh
nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn vào tự động hóa.

Thứ tư, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của Công ty còn hạn chế. Hầu
hết các sản phẩm hiện tại của Công ty đều là sản phẩm truyền thống, thiếu tính đổi mới
và khác biệt hóa cao. Trong khi đó, xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng
các sản phẩm mới lạ, độc đáo. Việc chậm đưa ra các sản phẩm mới sẽ khiến Công ty
dần mất lợi thế cạnh tranh.

Thứ năm, hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu còn hạn chế. Hiện Công ty mới tập
trung vào kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, chưa chú trọng xây dựng
thương hiệu và tiếp thị hiệu quả thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội. Điều
này khiến nhận diện thương hiệu của Công ty trên thị trường còn hạn chế, ảnh hưởng
tới khả năng cạnh tranh.

Nhìn chung, bên cạnh những điểm mạnh, Công ty cổ phần Bích Thị cũng còn một số
điểm yếu cần khắc phục như quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu, công nghệ lạc hậu, thiếu
đổi mới và chưa chú trọng xây dựng thương hiệu. Để phát triển bền vững, Công ty cần
tập trung cải thiện các điểm yếu này thông qua đầu tư nâng cao năng lực, liên tục đổi
mới công nghệ và sản phẩm, cũng như xây dựng chiến lược thương hiệu và marketing
hiệu quả.
2.3.3. Cơ hội

Thứ nhất, xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch và có lợi cho sức khỏe ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Người tiêu dùng hiện nay ngày càng quan tâm tới nguồn gốc, chất
lượng sản phẩm, sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm organic, thực phẩm sạch.
Đây chính là cơ hội lớn đối với Công ty khi mà các sản phẩm xuất khẩu chủ lực hiện
nay của Công ty như trái cây, hạt điều, đậu nành...đều có thể đáp ứng nhu cầu này rất
tốt.

Thứ hai, các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP giúp mở rộng thị trường
xuất khẩu. Việc Việt Nam tham gia các hiệp định này sẽ giúp loại bỏ hàng rào thuế
quan, mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Canada... với
điều kiện thuận lợi hơn. Đây chính là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu lớn cho sản
phẩm của Công ty.

Thứ ba, chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ. Chính phủ
đang có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản cũng như hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây sẽ
là động lực giúp Công ty mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ trong kinh doanh, tiếp thị. Sự bùng nổ của
thương mại điện tử, mạng xã hội và các nền tảng số khác mang lại cơ hội tiếp cận
khách hàng rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp. Công ty có thể tận dụng xu hướng này
để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Thứ năm, xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Các công nghệ như
trồng trọt thông minh, tự động hóa quy trình canh tác, sản xuất... sẽ giúp nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí. Công ty có thể tận dụng xu hướng này
để cải thiện khâu sản xuất nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Nhìn chung, sự phát triển của xu hướng tiêu dùng, chính sách thương mại, công nghệ
số và công nghệ nông nghiệp mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển bền vững
cho Công ty cổ phần Bích Thị trong thời gian tới. Để tận dụng tốt cơ hội, Công ty cần
chủ động nắm bắt xu hướng và định hướng chiến lược phù hợp.
2.3.4. Thách thức
Thứ nhất, sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay,
ngành xuất nhập khẩu nông sản đang rất sôi động với sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp lớn trong và ngoài nước. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty như VinEco,
Greenfeed, Nafoods... đều có lợi thế về vốn, thương hiệu và mạng lưới phân phối rộng
khắp. Sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả, chất lượng, dịch vụ,... sẽ tiếp tục là thách thức
lớn đối với Công ty trong việc giữ vững và mở rộng thị phần.

Thứ hai, rủi ro về giá cả và nguồn cung nguyên liệu đầu vào không ổn định. Giá cả
hàng hóa nông sản thường xuyên biến động theo tình hình thời tiết, dịch bệnh và nhu
cầu thị trường. Tình trạng khan hiếm nguồn cung do thiên tai, dịch bệnh cũng có thể
xảy ra. Sự biến động về giá và nguồn cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh và kết quả lợi nhuận của Công ty.

Thứ ba, nguy cơ mất dần lợi thế cạnh tranh nếu không đổi mới mô hình kinh doanh.
Xu hướng kinh doanh hiện đại đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến để mang
lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Nếu không chủ động đổi mới mô hình quản
trị, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình kinh doanh, Công ty sẽ dần bị tụt hậu
và mất đi lợi thế cạnh tranh.

Thứ tư, chi phí logistic và vận chuyển tăng cao. Giá xăng dầu liên tục biến động cùng
với nhu cầu vận chuyển lớn khiến chi phí logistic và vận chuyển hàng hóa tăng mạnh.
Điều này ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chi phí đầu vào của Công ty, tác động
xấu tới hiệu quả kinh doanh.

Thứ năm, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ mở rộng sản xuất kinh
doanh. Để mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư công nghệ, Công ty cần nguồn vốn lớn.
Tuy nhiên, việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn
nhiều khó khăn do thủ tục phức tạp, chi phí lãi vay cao. Điều này có thể hạn chế khả
năng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp.

Thứ sáu, nguy cơ mất nhân tài, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự cạnh tranh
nhân tài giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Công ty cần có chiến lược thu hút
và giữ chân nhân tài lâu dài, đồng thời đào tạo đội ngũ nhân sự kế thừa đáp ứng yêu
cầu phát triển.
Nhìn chung, để duy trì và mở rộng vị thế trên thị trường, Công ty cổ phần Bích Thị
cần sẵn sàng đối mặt với các thách thức về cạnh tranh, rủi ro thị trường, áp lực đổi mới
sáng tạo, chi phí logistics tăng cao và khó khăn trong tiếp cận nguồn lực. Để vượt qua
các thách thức, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh đúng đắn, ứng dụng công
nghệ hiện đại, đổi mới mô hình quản trị, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao
cũng như xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhà cung cấp để nâng cao
năng lực cạnh tranh.
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN BÍCH THỊ VÀ BÀI HỌC RÚT RA

3.1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Bích Thị trong thời gian tới

Trong bối cảnh thị trường có nhiều thay đổi, cạnh tranh gay gắt, Công ty cổ phần Bích
Thị cần xác định rõ phương hướng phát triển trong thời gian tới để duy trì vị thế và
khẳng định thương hiệu. Theo tôi, một số phương hướng then chốt mà công ty cần tập
trung gồm:

Thứ nhất, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cụ thể, công ty nên đầu tư
thêm dây chuyền sản xuất hiện đại để tăng công suất chế biến các sản phẩm như bột
đậu, sữa đậu nành, nước ép trái cây... Bên cạnh đó, công ty cần mở rộng diện tích
trang trại và áp dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất nông nghiệp, tăng sản
lượng nông sản xuất khẩu. Đồng thời, công ty cần bổ sung thêm đội ngũ nhân viên,
đặc biệt là các chuyên gia có kiến thức về quản trị, marketing, nhân sự... để đáp ứng
nhu cầu mở rộng kinh doanh.

Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ. Ngoài các mặt hàng truyền thống là
nông sản, công ty cần nghiên cứu và cho ra đời thêm các sản phẩm chế biến sâu từ
nông sản như bánh kẹo, đồ uống có lợi cho sức khỏe... Hơn nữa, công ty cần mở rộng
danh mục các thiết bị điện tử, máy móc nhập khẩu phân phối trong nước để tăng doanh
thu. Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển cần được nâng cấp bằng cách bổ sung thêm xe
tải chất lượng cao, tàu thủy vận tải đường biển. Như vậy, công ty sẽ cung cấp được
dịch vụ logistics toàn diện hơn cho khách hàng.

Thứ ba, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay, công ty mới tập trung xuất khẩu sang
các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm
hiểu và thâm nhập thêm các thị trường tiềm năng như các nước Đông Nam Á, châu
Âu, Bắc Mỹ... để mở rộng khách hàng. Bên cạnh đó, công ty nên xây dựng thương
hiệu riêng cho các sản phẩm xuất khẩu của mình để nâng cao nhận diện thương hiệu
tại nước ngoài.

Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động
kinh doanh. Cụ thể, công ty cần xây dựng phần mềm quản lý tự động các khâu như kế
hoạch sản xuất, kiểm soát chất lượng, quản lý kho bãi, giao nhận hàng hóa... Nhờ đó,
giúp tiết kiệm nhân lực, nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, việc ứng dụng trí
tuệ nhân tạo, internet vạn vật vào quy trình sản xuất cũng sẽ giúp tối ưu hóa chi phí và
nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ năm, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp và thân thiện. Lãnh đạo công
ty cần chú trọng xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo, khuyến khích tinh
thần hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa các bộ phận. Đồng thời, công ty cần có các
chính sách đãi ngộ hấp dẫn, cơ hội thăng tiến rõ ràng cho nhân viên. Những nỗ lực này
sẽ giúp thu hút nhân tài, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo cảm hứng làm việc cho
đội ngũ.

Nhìn chung, với lợi thế cơ bản về nguồn nguyên liệu dồi dào cùng uy tín và kinh
nghiệm lâu năm, Công ty cổ phần Bích Thị hoàn toàn có thể phát huy tối đa nội lực để
mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chinh phục nhiều thị trường mới.
Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững, công ty cần phải liên tục đổi mới, ứng dụng
khoa học công nghệ và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Khi kết hợp hài hòa
giữa thế mạnh sẵn có và tinh thần đổi mới, tôi tin tưởng Công ty cổ phần Bích Thị sẽ
ngày càng khẳng định vị thế và thương hiệu trên thị trường.
3.2. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
cổ phần Bích Thị

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Bích Thị:

Để nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện thành công chiến lược phát triển trong
thời gian tới, Công ty cổ phần Bích Thị cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, công ty cần tối ưu hóa quy trình sản xuất để tiết giảm chi phí, tăng năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm. Cụ thể, ban lãnh đạo cần xây dựng và áp dụng các
quy trình chuẩn quốc tế như HACCP, ISO, GMP vào quản lý chất lượng. Đồng thời,
ứng dụng công nghệ tự động hóa vào các khâu như đóng gói, vận chuyển nội bộ giúp
tiết kiệm nhân công. Bên cạnh đó, vận dụng các công cụ quản lý kho hiện đại, tối ưu
hóa luồng vật tư thông qua phần mềm giúp tiết kiệm chi phí lưu kho. Cuối cùng, đầu
tư hệ thống năng lượng tái tạo để cắt giảm chi phí năng lượng, bảo vệ môi trường.

Thứ hai, công ty cần chú trọng nâng cao năng lực nhân sự để đáp ứng chiến lược phát
triển. Lãnh đạo công ty cần xây dựng đội ngũ kế thừa với các cán bộ quản lý trẻ, năng
động, có tầm nhìn chiến lược. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo, tập
huấn cho nhân viên về kỹ năng mềm, nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ.
Ngoài ra, xây dựng chính sách đãi ngộ hấp dẫn và môi trường làm việc chuyên nghiệp
giúp thu hút, giữ chân nhân tài.

Thứ ba, công ty cần chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để đa dạng hóa
danh mục, tăng khả năng cạnh tranh. Cụ thể, công ty cần đầu tư mạnh cho phòng thí
nghiệm R&D để nghiên cứu ra các sản phẩm mới như các loại bánh kẹo, đồ uống từ
nông sản. Đồng thời, ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo các giống nông sản có
hàm lượng dinh dưỡng cao. Về chiến lược giá, doanh nghiệp cần linh hoạt áp dụng các
chính sách giá phù hợp cho từng phân khúc sản phẩm và thị trường.

Thứ tư, công ty cần mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thương hiệu. Hiện tại,
công ty cần đầu tư nguồn lực để thâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á, châu
Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm
xuất khẩu, tăng cường quảng bá trên các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận
diện thương hiệu tại thị trường nước ngoài.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, kinh doanh. Cụ
thể, xây dựng hệ thống ERP tích hợp các nghiệp vụ kế hoạch sản xuất, kho vận, kinh
doanh, kế toán. Ứng dụng công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc, nhập khẩu
nguyên liệu. Xây dựng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tự động từ nhà cung cấp đến
nhà phân phối. Cuối cùng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích dữ liệu, dự báo xu
hướng tiêu dùng.

Thứ sáu, công ty cần chú trọng công tác quản trị rủi ro để ứng phó với các biến động
thị trường. Cụ thể, ban lãnh đạo cần xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với
các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, biến động giá cả. Bên cạnh đó, công ty cần mua bảo
hiểm cho các rủi ro lớn như cháy nổ, mất mát hàng hóa, gián đoạn kinh doanh. Ngoài
ra, công ty cũng nên đa dạng hóa thị trường và khách hàng để giảm phụ thuộc vào một
vài đối tác lớn.

Thứ bảy, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện. Cụ
thể, ban lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên, tổ chức các hoạt động
gắn kết đội nhóm. Bên cạnh đó, có chế độ khen thưởng rõ ràng cho những cá nhân, tập
thể có thành tích xuất sắc. Những nỗ lực trên sẽ giúp xây dựng môi trường làm việc
tích cực, tăng sự gắn bó của cán bộ nhân viên với công ty.

Như vậy, với việc tập trung vào 7 nhóm giải pháp trọng tâm nêu trên, Công ty cổ phần
Bích Thị hoàn toàn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế của mình để
phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, để thành công, công ty cần sự đồng
lòng và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như sự ủng hộ của cổ đông và
đối tác. Hy vọng rằng, với tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo, Công ty cổ phần
Bích Thị sẽ vượt qua mọi thách thức, khẳng định vị thế trên thị trường và đóng góp
cho sự phát triển chung của đất nước.
3.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Bích Thị

Để Công ty cổ phần Bích Thị phát huy hơn nữa thế mạnh và tiềm năng của mình, góp
phần phát triển kinh tế địa phương cũng như của cả nước, em xin đưa ra một số kiến
nghị như sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng cho các sản
phẩm nông sản. Cụ thể, cần có chính sách giảm thuế cho các dự án đầu tư vào nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ nên ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi để doanh
nghiệp đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng nông sản.

Thứ hai, các bộ ngành cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất
khẩu nông sản sang các nước có tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Bắc
Mỹ... Cụ thể, các cơ quan xúc tiến thương mại cần tổ chức các hội chợ, hội thảo kết
nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài để giới thiệu sản phẩm, tìm
kiếm cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động quảng
bá xúc tiến thương mại trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận
diện thương hiệu hàng Việt trên thị trường quốc tế.

Thứ ba, các tỉnh nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao với thuế suất ưu đãi. Đồng thời, tỉnh cần đầu tư cơ sở hạ tầng giao
thông, hệ thống cấp thoát nước, điện cho các khu, cụm công nghiệp chế biến nông sản
để thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh nên hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn
ưu đãi như Quỹ hỗ trợ nông dân để mở rộng đầu tư sản xuất, nông nghiệp công nghệ
cao.

Thứ tư, các trường đại học, viện nghiên cứu trong tỉnh cần mở rộng hợp tác với doanh
nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia
tăng cho các sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, các trường đại học có thể cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, viện nghiên
cứu có thể hợp tác chặt chẽ hơn với doanh nghiệp để nghiên cứu và chuyển giao các
giải pháp công nghệ sinh học, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông
sản.

Thứ năm, các hiệp hội ngành nghề liên quan như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Nông sản, Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch, Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học & Công
nghệ... cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi,
các nguồn lực hỗ trợ từ Chính phủ và địa phương. Đồng thời, các hiệp hội cần đẩy
mạnh hợp tác, kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành để cùng nhau phát triển,
nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ sáu, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực quản trị để đáp ứng yêu
cầu mới khi mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp cần tăng
cường đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo để nắm bắt xu
hướng, công nghệ mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ kế thừa
thông qua các chương trình đào tạo nội bộ để đảm bảo tính liên tục cho sự phát triển.

Thứ bảy, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường
làm việc chuyên nghiệp để thu hút nhân tài. Cụ thể, doanh nghiệp cần có các chính
sách đãi ngộ hấp dẫn, cơ hội thăng tiến rõ ràng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần coi
trọng công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ kế thừa để tạo động lực cho đội ngũ nhân
viên. Những nỗ lực này sẽ giúp thu hút nhân tài, nâng cao năng suất lao động cho
doanh nghiệp.

Thứ tám, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt xu hướng tiêu dùng, nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Cụ thể,
doanh nghiệp cần đầu tư cho lĩnh vực R&D để nghiên cứu các sản phẩm có hàm lượng
dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cần linh hoạt áp dụng các công
nghệ mới để phát triển các sản phẩm như rau quả sạch, thực phẩm chế biến sâu đáp
ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Thứ chín, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ
4.0 để nâng cao năng lực quản trị điều hành. Cụ thể, ứng dụng công nghệ số vào quản
lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý chất lượng giúp giảm chi phí, tiết kiệm
thời gian. Bên cạnh đó, ứng dụng các công cụ phân tích dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp
dự báo nhu cầu thị trường, đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.

Như vậy, với sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ
chức xã hội-nghề nghiệp liên quan, cùng với sự chủ động, sáng tạo của chính các
doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có
Công ty CP Bích Thị chắc chắn sẽ được nâng cao. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế địa phương nói riêng và phát triển kinh tế quốc gia nói chung trong thời
gian tới.
3.3. Bài học rút ra

Dưới góc nhìn của một sinh viên đi thực tập, qua báo cáo trên em rút ra được một số
bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:

Thứ nhất, học cách phân tích và đánh giá một cách logic, hệ thống. Qua việc phân tích
chi tiết về lịch sử hình thành, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Bích Thị, em đã học được cách phân tích một cách bài bản, khoa học. Thay vì chỉ
nêu chung chung, em đã học cách phân tích cụ thể từng khía cạnh như doanh thu, lợi
nhuận, các chỉ số tài chính, hiệu quả sử dụng vốn... để đánh giá một cách chi tiết, logic
về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, em cũng học được cách phân
tích đa chiều, vừa nhìn vào bức tranh tổng thể lại vừa phân tích từng chi tiết cụ thể để
có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về vấn đề.

Thứ hai, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện và tư duy độc lập. Thông qua việc phân
tích SWOT, so sánh các chỉ số tài chính, em đã học cách nhìn nhận vấn đề một cách
khách quan, không chịu sự tác động của cảm tính. Em cũng được rèn luyện tư duy
phản biện để đưa ra những nhận định, đánh giá độc lập dựa trên cơ sở logic và dữ liệu.
Điều này giúp tôi tránh cái nhìn một chiều, thiếu cơ sở khoa học.

Thứ ba, trau dồi kỹ năng phân tích và dự báo xu hướng. Thông qua việc phân tích xu
hướng biến động các chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm, em đã học được cách
nhận diện xu hướng và sử dụng dữ liệu quá khứ để dự đoán xu hướng tương lai. Đây là
kỹ năng rất quan trọng trong kinh doanh để có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời với
các biến động của thị trường.

Thứ tư, rèn luyện kỹ năng viết báo cáo chuyên nghiệp. Thông qua việc viết báo cáo chi
tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, em đã học được cách trình bày một
cách logic, rõ ràng, súc tích và chuyên nghiệp. Em cũng hiểu được tầm quan trọng của
việc trình bày ngắn gọn, dễ hiểu đối với báo cáo. Đây chính là kỹ năng mềm cần thiết
để có thể giao tiếp và thuyết phục đối tác, khách hàng trong kinh doanh.

Thứ năm, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cập nhật xu hướng và công nghệ. Qua
báo cáo, em nhận ra rằng muốn doanh nghiệp phát triển bền vững, cần không ngừng
cập nhật xu hướng thị trường để có chiến lược phù hợp. Ví dụ ở đây là xu hướng
chuyển đổi số, em nhận thấy doanh nghiệp cần tận dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo
để tối ưu hoá quy trình, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thứ sáu, hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Thông
qua báo cáo, em nhận ra yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp chính là con người. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường làm việc chuyên
nghiệp, thân thiện, đoàn kết và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên là vô cùng cần
thiết.
KẾT LUẬN

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Bích Thị đã dần khẳng định
được vị thế và thương hiệu của mình trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản. Ban đầu
chỉ hoạt động với quy mô nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu một số loại cây ăn quả, hạt
điều sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, đến nay Công ty đã mở rộng hoạt động
sang các lĩnh vực chế biến nông sản, logistic, thương mại điện tử... với quy mô lớn
hơn, hiện đại hơn. Công ty đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên
môn cao, nhiệt tình và có tâm huyết với công việc. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng thể
hiện tầm nhìn chiến lược, tính linh hoạt và khả năng đổi mới sáng tạo trong điều hành,
giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức.

Về hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần Bích Thị đã có bước chuyển mình mạnh
mẽ từ hoạt động thuần tuý xuất nhập khẩu sang đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng
thương hiệu và mở rộng thị trường. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định
hàng năm cho thấy năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt. Trong thời
gian tới, Công ty cần tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh, đầu tư công nghệ hiện
đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của
thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, Công ty cổ phần Bích Thị vẫn còn
một số điểm hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, quy mô hoạt động của Công ty vẫn còn
nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm kinh doanh chưa thực sự đa dạng. Bên
cạnh đó, công nghệ sản xuất và thiết bị hiện đại hóa của Công ty còn hạn chế, chưa có
nhiều đổi mới trong phát triển sản phẩm. Hoạt động xây dựng thương hiệu và tiếp thị
của doanh nghiệp cũng vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, để duy trì và mở rộng vị thế,
Công ty cổ phần Bích Thị cần tập trung vào một số giải pháp chiến lược. Trước hết,
doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị nhằm
nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú
trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa các nhóm sản phẩm để đáp
ứng tốt hơn xu hướng tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Bích Thị. (2021). Báo cáo tài chính năm 2021.

2. Công ty Cổ phần Bích Thị. (2022). Báo cáo tài chính năm 2022.

3. Công ty Cổ phần Bích Thị. (2023). Báo cáo tài chính năm 2023.

4. Công ty Cổ phần Bích Thị. (2021). Báo cáo thường niên năm 2021.

5. Công ty Cổ phần Bích Thị. (2022). Báo cáo thường niên năm 2022.

6. Công ty Cổ phần Bích Thị. (2023). Báo cáo thường niên năm 2023.

You might also like