Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

SÁP NHA KHOA

Ts. Bs. Vũ Trần Bảo Châu

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 1
MỤC TIÊU

❑ Trình bày định nghĩa và đặc điểm chung của sáp và

sáp nha khoa

❑ Trình bày nguồn gốc của sáp nha khoa

❑ Trình bày tính chất của sáp nha khoa

❑ Trình bày phân loại của sáp nha khoa

❑ Kể tên và phân tích tính chất của các loại sáp nha

khoa
|2
DÀN BÀI
I. MỞ ĐẦU

II. SÁP TỰ NHIÊN

III. THÀNH PHẦN CỦA SÁP NHA KHOA

IV. TÍNH CHẤT CỦA SÁP NHA KHOA

V. PHÂN LOẠI SÁP NHA KHOA

VI. SÁP TẠO MẪU

VII. SÁP GIA CÔNG

VIII. SÁP LẤY DẤU


I. MỞ ĐẦU

• SÁP là một hợp chất nhiệt dẻo, cứng ở nhiệt độ thường, chảy
ở nhiệt độ cao hơn để tạo thành một chất lỏng linh động (có
độ nhớt thấp), nhưng không thay đổi thành phần.

• Hai nhóm phức hợp hữu cơ chính trong sáp là hydrocacbon


và ester.

• Sáp tự nhiên có nhiều loại, là sản phẩm của động vật, thực vật
và từ dầu mỏ.

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 4
I. MỞ ĐẦU

• SÁP NHA KHOA là những polymer hữu cơ chứa hydrocarbon


và các dẫn chất của chúng (ester và cồn), có phân tử lượng từ
400 đến 4000; được pha trộn từ sáp tự nhiên, sáp tổng hợp, và
các phụ gia khác.

• Sáp là một trong những vật liệu được sử dụng rất phổ biến
trong nha khoa, đặc biệt là nha khoa phục hồi.

• Ứng dụng hàng đầu trong nha khoa là để tạo mẫu các phục hồi
trước khi đúc hoặc ép ra sản phẩm trong labô.

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 5
II. SÁP TỰ NHIÊN
1. Sáp khoáng: bao gồm paraffin, ceresin… Sáp paraffin là sản
phẩm của sự chưng cất dầu mỏ, có nhiệt độ nóng chảy 50-
700C

2. Sáp thực vật: Sáp Carnauba lấy từ cây cọ, có nhiệt độ nóng
chảy 65-900C.

3. Sáp động vật: Sáp ong có nhiệt độ nóng chảy 60-700C.

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 6
III. THÀNH PHẦN CỦA SÁP NHA KHOA

SÁP TỰ NHIÊN SÁP TỔNG HỢP CHẤT PHỤ GIA

• Sáp khoáng • Sáp • Chất màu


• Sáp động vật polyethylene • Dầu
• Sáp thực vật • Sáp • Chất béo
polyoxyethylene • Nhựa tự nhiên
glycol
• Nhựa tổng hợp
• …

|7
IV. TÍNH CHẤT CỦA SÁP NHA KHOA

1. SỰ HÒA TAN (SOLUBILITY)

Sáp nha khoa không tan trong nước nhưng tan trong dung môi
hữu cơ.

|8
IV. TÍNH CHẤT CỦA SÁP NHA KHOA
2. KHOẢNG NÓNG CHẢY (MELTING RANGE)

• Sáp nha khoa là hỗn hợp của nhiều chất có nhiệt độ nóng chảy
khác nhau  Sáp nha khoa không có điểm nóng chảy nhất định
mà có khoảng nóng chảy.

• Nhìn chung, khi số nguyên tử cacbon tăng lên, độ cứng tăng và


nhiệt độ nóng chảy tăng.

• Khi nung sáp rồi để nguội, có 3 trạng thái lần lượt xảy ra

- Trạng thái lỏng hoàn toàn

- Trạng thái chuyển tiếp

- Trạng thái rắn hoàn toàn


IV. TÍNH CHẤT CỦA SÁP NHA KHOA

3. TÍNH CHẢY (FLOW)

• Tính chảy của sáp là do sự trượt lên nhau của các phân tử
trong vật liệu.

• Tính chảy của sáp là cần thiết trong quá trình tạo mẫu, nhưng
là đặc điểm bất lợi khi mẫu đã tạo xong hoặc đã có dấu sáp vì
gây biến dạng.

• Tính chảy phụ thuộc nhiệt độ, thời gian chịu nhiệt.

• Các loại sáp sử dụng trên lâm sàng cần có tính chảy tương
đối cao ở nhiệt độ chỉ cao hơn nhiệt độ miệng vài độ để có
thể làm việc được mà không gây khó chịu cho bệnh nhân.

| 10
IV. TÍNH CHẤT CỦA SÁP NHA KHOA

4. SỰ GIÃN NỞ VÌ NHIỆT (THERMAL EXPANSION)

• Giống như những vật liệu khác, sáp giãn nở ở nhiệt độ cao và
co lại khi hạ nhiệt độ xuống.

• Sáp nha khoa có hệ số giãn nở nhiệt lớn nhất trong các vật
liệu nha khoa.
IV. TÍNH CHẤT CỦA SÁP NHA KHOA

5. ỨNG SUẤT DƯ (RESIDUAL STRESS)

• Ứng suất dư là lực gây biến dạng còn tồn dư trong sáp.

• Là hậu quả của các tác động trong quá trình thao tác với nhiệt
độ, làm lạnh, uốn, điêu khắc và những tác động khác.

• Sự giải phóng ứng suất dư ở nhiệt độ cao là nguyên nhân gây


biến dạng không hồi phục của sáp, làm sản phẩm từ mẫu sáp bị
hư hỏng.

• Đối với mẫu sáp để đúc, thời gian từ khi tạo xong mẫu đến khi
được bao trong bột đúc càng lâu thì sự biến dạng càng nhiều.

| 12
V. PHÂN LOẠI SÁP NHA KHOA

SÁP TẠO MẪU SÁP LẤY DẤU SÁP GIA CÔNG


(IMPRESSION (PROCESSING
(PATTERN WAX) WAX) WAX)

• Sáp Inlay • Sáp lấy dấu điều • Sáp hộp


• Sáp đúc chỉnh • Sáp thuận tiện
• Sáp bản nền • Sáp ghi dấu • Sáp dán
khớp cắn

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 13
VI. SÁP TẠO MẪU (PATTERN WAX)
1. SÁP INLAY (INLAY WAX)

• Thành phần: Paraffin (60%), Ceresin,


Carnauba, Sáp ong, Nhựa dammar (nhựa tự
nhiên)

• Được trình bày dưới dạng thanh que hoặc


viên có màu xanh dương, xanh lá cây, ngà,
tím

• Dùng để thực hiện mẫu sáp cho phục hình cố


định: inlay, mão, cầu răng…

• Loại I: medium: sáp trung bình: để làm trực


tiếp trên miệng

• Loại II: soft: sáp mềm: để làm gián tiếp trên


die
VI. SÁP TẠO MẪU (PATTERN WAX)

2. SÁP ĐÚC (CASTING WAX)

• Có thành phần giống sáp inlay, mềm


hơn sáp inlay

• Được trình bày dưới dạng các tấm


mỏng, hệ thống lưới, các móc…, nhằm
mục đích phù hợp với các chi tiết của
hàm khung

• Dùng để thực hiện các mẫu sáp cho


hàm khung

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 15
VI. SÁP TẠO MẪU (PATTERN WAX)

2. SÁP ĐÚC

MẪU SÁP CHO HÀM KHUNG KHUNG KIM LOẠI SAU KHI ĐÚC

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 16
VI. SÁP TẠO MẪU (PATTERN WAX)

3. SÁP BẢN NỀN (BASEPLATE WAX)

• Thành phần chính: ceresin, carnauba, sáp ong, sáp tổng hợp

• Được trình bày dưới dạng tấm có chiều rộng 7.5cm, dài 15
cm, dày 0.13 cm; màu hồng hay đỏ.

• Dùng để làm bản nền tạm trong phục hình tháo lắp, ghi dấu
cắn khớp giữa hai hàm, ghi tương quan tâm.
VI. SÁP TẠO MẪU (PATTERN WAX)

3. SÁP BẢN NỀN (BASEPLATE WAX)

• Loại I: sáp mềm, dùng tạo đường


viền cho hàm giả tháo lắp

• Loại II: sáp cứng, dùng để thao tác


trong miệng ở vùng có khí hậu ôn
hòa

• Loại III: sáp rất cứng, dùng để thao


tác trong miệng ở vùng khí hậu nhiệt
đới
VII. SÁP GIA CÔNG (PROCESSING WAX)
1. SÁP HỘP (BOXING WAX)

• Mềm và dẻo ở nhiệt độ thường, có thể


dễ dàng uốn thành hình dạng mong
muốn.

• Được trình bày dưới dạng băng dài.

• Dùng làm hộp quanh dấu khi đổ mẫu


nhằm tạo đế cho mẫu hàm.
VII. SÁP GIA CÔNG (PROCESSING WAX)

2. SÁP THUẬN TIỆN (UTILITY WAX)


• Mềm và dẻo ở nhiệt độ thường, có
thể dễ dàng uốn thành hình dạng
mong muốn.
• Được trình bày dưới dạng que dài.
• Được dùng để điều chỉnh khay lấy
dấu: làm giảm kích thích của khay
lấy dấu lên mô mềm/ nới rộng
khay.
VII. SÁP GIA CÔNG (PROCESSING WAX)
3. SÁP DÁN (STICKY WAX)

• Khoảng nóng chảy: 60 – 65°C

• Ở nhiệt độ phòng, sáp dán có tính cứng, giòn, không dính.

• Khi nung nóng, sáp dán tan ra và dính chặt với các bề mặt khi áp chúng
vào.

• Không biến dạng mà bị gãy khi hai vật dán có sự dịch chuyển tách rời nhau.

• Công dụng:

❖ Dán các phần của hàm giả bị gãy trước khi sửa chữa.

❖ Cố định sự sắp xếp các phần của hàm khung trước khi đúc…
VIII. SÁP LẤY DẤU (IMPRESSION WAX)
1. SÁP LẤY DẤU ĐIỀU CHỈNH
(CORRECTIVE IMPRESSION WAX)

• Dùng để ghi lại những chi tiết của mô


mềm ở trạng thái chức năng.

• Độ chảy ở 37.50C là 100%.

• Dễ bị biến dạng khi lấy ra khỏi miệng

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 22
VIII. SÁP LẤY DẤU (IMPRESSION WAX)

2. SÁP GHI DẤU KHỚP CẮN (BITE-


REGISTRATION WAX)

• Dùng để ghi dấu sự ăn khớp chính


xác của các cung hàm đối diện nhau.

• Độ chảy ở 37.50C là từ 2.5% đến


22%.

• Trong lâm sàng, sáp bản nền loại


cứng và cao su cũng được dùng để
ghi dấu khớp cắn.

vnuhcm.edu.vn | 20/09/2021 | 23

You might also like