Liệu Pháp Tế Bào Gốc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Liệu pháp tế bào gốc có thực sự chữa

được ung thư? - Tế bào gốc điều trị bệnh


ung thư
Đâu là thông tin chính xác trước nhiều tin tức phóng đại về khả năng chữa “bách bệnh” và điều
trị ung thư bằng tế bào gốc?
Tế bào gốc (TBG) là một loại tế bào có sớm nhất trong trong cơ thể, chưa được chuyên hóa về
chức năng, có khả năng tự làm mới để giữ lại đặc tính gốc của mình, đồng thời, có thể tự nhân
lên để tạo thành một lượng lớn tế bào, và nó cũng có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào
chức năng khác nhau trong cơ thể nhằm thay thế các tế bào già, sửa chữa tế bào lỗi và thay thế
các tế bào bị tổn thương. Chính vì vậy, tế bào gốc có vai trò lớn đối với sự già đi của cơ thể và
được coi là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng trong việc chữa lành các tổn thương. Vậy liệu
pháp tế bào gốc có thực sự chữa được ung thư không?
Hỗ trợ sau điều trị
Ung thư là một dạng bệnh lý mà ở đó, các tế bào bình thường bị biến đổi để trở thành một loại tế
bào có khả năng tăng sinh không giới hạn nhưng lại không có chức năng có lợi cho cơ thể.
Tạo hóa tạo ra một cơ thể con người hoàn chỉnh với nhiều loại cơ quan khác nhau chỉ từ một hợp
tử (được tạo thành khi trứng của mẹ gặp tinh trung của bố) ban đầu. Các cơ quan trong cơ thể
đều có một hình dạng nhất định với một chức năng nhất định và sự hoàn chỉnh này đều nhờ các
tế bào gốc bình thường (không bị đột biến). Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau tác
động mà một hoặc nhiều tế bào bình thường này bị đột biến và trở thành tế bào ung thư. Nếu ví
tế bào gốc bình thường là một đứa trẻ ngoan thì tế bào ung thư là một đứa trẻ ngỗ nghịch. Một
đứa trẻ ngoan sẽ không chiếm chỗ của bạn mình, còn đứa trẻ ngỗ nghịch sẽ có thể đẩy bạn mình
đi chỗ khác để chiếm chỗ ngồi, chiếm đồ ăn và tạo các bất lợi cho cuộc sống của người khác.
Trong cơ thể, khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư, tế bào này có thể xâm lấn qua các mô cơ
quan khác, phá vỡ cấu trúc, chức năng của các mô cơ quan trong một thời gian không dài. Ung
thư trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người.
Trong điều trị ung thư, liệu pháp phổ biến hiện nay là xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả hai. Trong y
học hiện đại, các liệu pháp tế bào cũng có thể giúp điều trị ung thư và đang thu hút sự quan tâm
của rất nhiều nhà khoa học và bác sĩ. Tế bào gốc có vai trò gì trong điều trị ung thư là một câu
hỏi mà rất nhiều người chưa có câu trả lời rõ ràng, điều này dẫn đến các thông tin quảng cáo về
tế bào gốc trong lĩnh vực này phản ánh chưa chính xác sự thật và là mồi cho các công ty liên
quan quảng cáo không đúng về tác dụng của tế bào gốc.
Trước hết cần hiểu về cơ chế điều trị ung thư bằng phương pháp truyền thống (xạ trị hay hóa trị).
Các khối u ác tính được đặc trưng bởi sự phân chia tế bào nhanh chóng và không kiểm soát
được. Hiệu quả điều trị của hóa trị được tạo ra bằng cách làm gián đoạn quá trình phân chia tế
bào, làm chết tế bào. Một số tác nhân hóa trị chỉ có thể ảnh hưởng đến các tế bào đang phân chia
và được gọi là chu kỳ tế bào đặc hiệu, một số khác có thể ảnh hưởng đến tế bào ở bất kỳ giai
đoạn nào kể cả giai đoạn nghỉ được gọi là chu kỳ tế bào không đặc hiệu. Xạ trị nhằm mục đích
gây ra tổn thương không thể phục hồi đối với DNA của tế bào bằng cách phá vỡ các chuỗi xoắn
DNA. Mục tiêu cuối cùng là DNA không thể sửa chữa được, từ đó kích hoạt tế bào chết theo
chương trình (apoptosis) trong chu kỳ tế bào. Cả hai phương pháp đều khiến tế bào ung thư bị
chết.

Tuy nhiên, trong cơ thể chúng ta, mỗi ngày có khoảng 50 tỷ tế bào trong tổng số khoảng 10.000
tỷ tế bào chết đi. Để duy trì sự cân bằng, một lượng tế bào tương đương như vậy cũng sẽ được
tăng sinh và thay thế. Do đó, tế bào gốc trong cơ thể cũng luôn hoạt động. Sự hoạt động của tế
bào gốc khiến quá trình phân bào cũng được thực hiện với cơ chế tương tự tế bào ung thư. Điều
này vô tình nằm trong tầm tác động của các hóa chất hoặc tác nhân tia xạ khiến tế bào gốc trong
cơ thể bị tổn thương trầm trọng. Điều khiến chúng ta dễ dàng quan sát là các bệnh nhân ung thư
thường bị rụng hết lông tóc. Lý do là tóc là bộ phận thường xuyên tăng độ dài, nghĩa là các tế
bào gốc của tóc đang hoạt động rất tốt. Vì mức độ tăng sinh của nang lông nhanh gần giống tế
bào ung thư nên sẽ bị tổn thương nhanh hơn và làm tóc rụng sớm trong suốt quá trình điều trị.
Không chỉ vậy, các dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy tế bào chức năng cũng bị ảnh hưởng không
nhỏ. Như vậy, việc sử dụng liệu pháp điều trị ung thư này ngoài tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư
thì cũng vô tình tiêu diệt các tế bào gốc “hiền lành” khác trong cơ thể cùng với nhiều loại tế bào
khác.

Ở trường hợp này, sau các liệu pháp xạ trị/hóa trị kết thúc, cơ thể người bệnh sẽ bị suy giảm tế
bào trầm trọng, khi đó, cấy ghép tế bào gốc sẽ giúp cơ thể được bổ sung thêm một nguồn tế bào
gốc mới để thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. Ở bệnh nhân ung thư máu, sau khi người bệnh
được điều trị để loại bỏ tế bào ung thư thì tủy xương cũng bị tiêu diệt gần hết các tế bào máu.

Do đó, việc truyền tế bào gốc tạo máu sau điều trị là một liệu pháp để phục hồi lại hệ tuần hoàn
của cơ thể.

Tránh nhầm lẫn với liệu pháp tế bào miễn dịch


Ngoài ra cần tránh nhầm lẫn tế bào gốc với điều trị ung thư bằng cách sử dụng tế bào miễn dịch.
Một liệu pháp mới trong điều trị ung thư là sử dụng tế bào miễn dịch để nhắm trúng đích tế bào
ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư. Đây có thể gọi là liệu pháp tế bào hoặc chính xác hơn là liệu
pháp tế bào miễn dịch nhưng đây không phải là liệu pháp tế bào gốc.

Trong cơ thể chúng ta có một số loại tế bào miễn dịch và mỗi loại tế bào miễn dịch có vai trò
khác nhau trong hệ thống miễn dịch. Nhìn chung, hệ thống miễn dịch có hai cơ chế chính, được
gọi là hệ thống miễn dịch bẩm sinh và hệ thống miễn dịch thích nghi, để loại bỏ virus, vi khuẩn
và các cơ chế khác. Đặc điểm của hệ thống miễn dịch bẩm sinh là nhận biết mầm bệnh để đáp
ứng miễn dịch ngay lập tức theo cách không đặc hiệu. Mặt khác, đặc điểm của hệ thống miễn
dịch thích nghi là có phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên sau khi được kích hoạt bởi phản ứng
bẩm sinh. Liên quan đến các cơ chế trên, liệu pháp tế bào miễn dịch cũng có hai loại điều trị, đó
là liệu pháp đặc hiệu với kháng nguyên và liệu pháp không đặc hiệu với kháng nguyên.

Liệu pháp tế bào miễn dịch là một phương pháp cực kỳ hứa hẹn để điều trị nhiều bệnh có thành
phần miễn dịch bao gồm ung thư, bệnh tự miễn và viêm mãn tính. Trong nhiều liệu pháp tế bào
miễn dịch, các quần thể tế bào cụ thể được phân lập khỏi các tế bào máu, biến đổi gene, kích
hoạt và tăng sinh đến số lượng lớn cần thiết để điều trị cho bệnh nhân. Tế bào T, tế bào NK, tế
bào T điều hòa (tế bào Treg) hoặc tế bào đuôi gai có thể được chuyển hướng để tấn công các
khối u hoặc khuếch đại phản ứng miễn dịch cục bộ. Chức năng ức chế miễn dịch của tế bào Treg
cho phép các liệu pháp nhắm mục tiêu cụ thể vào hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, chẳng
hạn như bệnh tự miễn.

Như vậy, tế bào miễn dịch là các tế bào vốn được tạo ra đã có chức năng cụ thể. Một trong
những mục tiêu đó là tấn công các tế bào ung thư, một đặc tính khác so với tế bào gốc (có khả
năng tự làm mới, tăng sinh số lượng lớn và biệt hóa thành tế bào chức năng).

Lưu ý kẻo tránh “tiền mất tật mang”

Ngoài ra, tôi cũng cần lưu ý thêm một nguy cơ về việc cấy ghép tế bào gốc trong thời gian điều
trị bệnh. Các bằng chứng nghiên cứu hiện nay cho thấy tính “hai mặt” của việc tiêm tế bào gốc
trung mô (MSC) trong thời gian điều trị ung thư. Một mặt có một số nghiên cứu cho thấy có thể
sử dụng tế bào gốc trung mô như một chất mang để đưa thuốc đến tế bào ung thư, tiêu diệt tế bào
ung thư nhanh và chính xác hơn1. Nhưng cũng đồng thời có các nghiên cứu cho thấy, việc cấy
ghép tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc trung mô (MSC) cho bệnh nhân đang ung thư được báo
cáo có thể gây bất lợi lớn cho bệnh nhân bởi vì MSC tham gia vào quá trình khởi đầu, phát triển,
tiến triển và di căn của bệnh ung thư2. Hơn nữa, vì MSC có đặc tính bị hấp dẫn bởi các khối u
tức là ở đâu có tế bào ung thư, MSC sẽ dễ dàng tìm đến hơn. Tại đây, chúng có thể tiết ra các yếu
tố kích thích sự phát triển mạnh mẽ của khối u và hỗ trợ sự di căn của tế bào. Sự có mặt của
MSC cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trốn tránh sự giám sát miễn dịch của tế bào ung thư
khiến ung thư bùng phát dữ dội hơn.

Vẫn cần thêm nhiều bằng chứng xác quyết hơn về việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư.
Do đó, cần rất thận trọng khi sử dụng tế bào gốc trong thời gian điều trị bệnh ung thư, tránh tự ý
nghe các quảng cáo đồn đại để “tiền mất tật mang”.
----------

Tế bào gốc điều trị bệnh ung thư


[1] Tạo hóa tạo ra một cơ thể con người hoàn chỉnh với nhiều loại cơ quan khác nhau, mang một
hình dạng nhất định với một chức năng nhất định và sự hoàn chỉnh này đều nhờ các tế bào gốc
bình thường. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động mà một hoặc nhiều tế bào
bình thường này bị đột biến và trở thành tế bào ung thư. Khi đó, tế bào ung thư có thể xâm lấn
qua các mô cơ quan khác, phá vỡ cấu trúc, chức năng của các mô cơ quan trong một thời gian
không dài. Trong điều trị ung thư, liệu pháp phổ biến hiện nay là xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả
hai. Trong y học hiện đại, các liệu pháp tế bào cũng có thể giúp điều trị ung thư và đang thu hút
sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học và bác sĩ. Tế bào gốc có vai trò gì trong điều trị ung thư
là một câu hỏi mà rất nhiều người chưa có câu trả lời rõ ràng, điều này dẫn đến các thông tin
quảng cáo về tế bào gốc trong lĩnh vực này phản ánh chưa chính xác sự thật và là mồi cho các
công ty liên quan quảng cáo không đúng về tác dụng của tế bào gốc.
[2] Trước hết cần hiểu về cơ chế điều trị ung thư bằng phương pháp truyền thống. Các khối u ác
tính được đặc trưng bởi sự phân chia tế bào nhanh chóng và không kiểm soát được. Hiệu quả
điều trị của hóa trị được tạo ra bằng cách làm gián đoạn quá trình phân chia tế bào, làm chết tế
bào. Một số tác nhân hóa trị chỉ có thể ảnh hưởng đến các tế bào đang phân chia và được gọi là
chu kỳ tế bào đặc hiệu, một số khác có thể ảnh hưởng đến tế bào ở bất kỳ giai đoạn nào kể cả
giai đoạn nghỉ được gọi là chu kỳ tế bào không đặc hiệu. Xạ trị nhằm mục đích gây ra tổn
thương không thể phục hồi đối với DNA của tế bào bằng cách phá vỡ các chuỗi xoắn DNA. Mục
tiêu cuối cùng là DNA không thể sửa chữa được, từ đó kích hoạt tế bào chết theo chương trình
trong chu kỳ tế bào. Cả hai phương pháp đều khiến tế bào ung thư bị chết. Tuy nhiên, việc sử
dụng liệu pháp điều trị ung thư này ngoài tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư thì cũng vô tình tiêu
diệt các tế bào gốc “hiền lành” khác trong cơ thể cùng với nhiều loại tế bào khác. Ở trường hợp
này, sau các liệu pháp xạ trị/hóa trị kết thúc, cơ thể người bệnh sẽ bị suy giảm tế bào trầm trọng,
khi đó, cấy ghép tế bào gốc sẽ giúp cơ thể được bổ sung thêm một nguồn tế bào gốc mới để thúc
đẩy quá trình phục hồi cơ thể.
[3] Một liệu pháp mới trong điều trị ung thư là sử dụng tế bào miễn dịch để nhắm trúng đích và
tiêu diệt tế bào ung thư. Đây có thể gọi là liệu pháp tế bào hoặc chính xác hơn là liệu pháp tế bào
miễn dịch, nhưng đây không phải là liệu pháp tế bào gốc. Đây là một phương pháp cực kỳ hứa
hẹn để điều trị nhiều bệnh có thành phần miễn dịch bao gồm ung thư, bệnh tự miễn và viêm mãn
tính. Trong nhiều liệu pháp tế bào miễn dịch, các quần thể tế bào cụ thể được phân lập khỏi các
tế bào máu, biến đổi gene, kích hoạt và tăng sinh đến số lượng lớn cần thiết để điều trị cho bệnh
nhân. Tế bào T, tế bào NK, tế bào T điều hòa (tế bào Treg) hoặc tế bào đuôi gai có thể được
chuyển hướng để tấn công các khối u hoặc khuếch đại phản ứng miễn dịch cục bộ. Chức năng ức
chế miễn dịch của tế bào Treg cho phép các liệu pháp nhắm mục tiêu cụ thể vào hệ thống miễn
dịch hoạt động quá mức, chẳng hạn như bệnh tự miễn. Như vậy, tế bào miễn dịch là các tế bào
vốn được tạo ra đã có chức năng cụ thể. Một trong những mục tiêu đó là tấn công các tế bào ung
thư, một đặc tính khác so với tế bào gốc (có khả năng tự làm mới, tăng sinh số lượng lớn và biệt
hóa thành tế bào chức năng).
[4] Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý thêm một nguy cơ về việc cấy ghép tế bào gốc trong thời
gian điều trị bệnh. Một mặt, có thể sử dụng tế bào gốc trung mô như một chất mang để đưa thuốc
đến tế bào ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư nhanh và chính xác hơn. Nhưng đồng thời, việc cấy
ghép tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc trung mô (MSC) cho bệnh nhân đang ung thư có thể gây
bất lợi lớn cho bệnh nhân bởi vì MSC tham gia vào quá trình khởi đầu, phát triển, tiến triển và di
căn của bệnh ung thư. Hơn nữa, vì MSC có đặc tính bị hấp dẫn bởi các khối u tức là ở đâu có tế
bào ung thư, MSC sẽ dễ dàng tìm đến hơn. Tại đây, chúng có thể tiết ra các yếu tố kích thích sự
phát triển mạnh mẽ của khối u và hỗ trợ sự di căn của tế bào. Sự có mặt của MSC cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc trốn tránh sự giám sát miễn dịch của tế bào ung thư khiến ung thư bùng
phát dữ dội hơn.

999 từ

You might also like