Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Câu hỏi 1 : Các thành phần của địa chỉ IP? Subnet mask là gì?

Địa chỉ ip public và địa chỉ ip private


là gì, khác nhau như nào ?

- Các thành thành phần của địa chỉ IP ?


+ Địa chỉ IP gồm 32 bit nhị phân, chia thành 4 cụm 8 bit (gọi là các octet)
+ Địa chỉ IP bao gồm 2 thành phần chính là : phần mạng (network) và phần host.
Quy tắc đặt địa chỉ IP :
Việc đặt địa chỉ IP phải tuân theo các quy tắc sau:
Các bit phần mạng không được phép đồng thời bằng 0.
VD: địa chỉ 0.0.0.1 với phần mạng là 0.0.0 và phần host là 1 là không hợp lệ.
Nếu các bit phần host đồng thời bằng 0, ta có một địa chỉ mạng.
VD: địa chỉ 192.168.1.1 là một địa chỉ có thể gán cho host nhưng địa chỉ 192.168.1.0 là một địa chỉ
mạng, không thể gán cho host được.
Nếu các bit phần host đồng thời bằng 1, ta có một địa chỉ quảng bá (broadcast).
VD: địa chỉ 192.168.1.255 là một địa chỉ broadcast cho mạng 192.168.1.0
- Các lớp của địa chỉ IP :
+ Lớp A :

Địa chỉ lớp A sử dụng một octet đầu làm phần mạng, ba octet sau làm phần host.
Bit đầu của một địa chỉ lớp A luôn được giữ là 0. Do đó, các địa chỉ mạng lớp A gồm: 1.0.0.0 à
127.0.0.0.
+ Lớp B :

Địa chỉ lớp B sử dụng hai octet đầu làm phần mạng, hai octet sau làm phần host.
Hai bit đầu của một địa chỉ lớp B luôn được giữ là 10. Do đó các địa chỉ mạng lớp B gồm:
128.0.0.0 -> 191.255.0.0
Có tất cả 214 mạng trong lớp B.
Phần host: 16 bit
Một mạng lớp B có 216 – 2 host.
Ví dụ: các địa chỉ 172.16.1.1, 158.0.2.1 là các địa chỉ lớp B.
+ Lớp C :
-
Địa chỉ lớp C sử dụng ba octet đầu làm phần mạng, một octet sau làm phần host.
- Ba bit đầu của một địa chỉ lớp C luôn được giữ là 110. Do đó, các địa chỉ mạng lớp C gồm:
192.0.0.0 -> 223.255.255.0
Có tất cả 221 mạng trong lớp C.
- Phần host: 8 bit
Một mạng lớp C có 28 – 2 = 254 host.
- Ví dụ: các địa chỉ 192.168.1.1, 203.162.4.191 là các địa chỉ lớp C.
+ Lớp D :
Địa chỉ:
224.0.0.0 -> 239.255.255.255
Dùng làm địa chỉ multicast.
Ví dụ: 224.0.0.5 dùng cho OSPF
224.0.0.9 dùng cho RIPv2
+ Lớp E :
Từ 240.0.0.0 trở đi.
Được dùng cho mục đích dự phòng.
+ Để thuận tiện cho việc nhận diện một địa chỉ IP thuộc lớp nào, ta quan sát octet đầu của địa chỉ,
nếu octet này có giá trị:
1 => 126: địa chỉ lớp A.
128 => 191: địa chỉ lớp B.
192 => 223: địa chỉ lớp C.
224 => 239: địa chỉ lớp D.
240 => 255: địa chỉ lớp E.
+ Subnet mask là gì ?
Subnet mask là một thông số quan trọng được thể hiện dưới dạng một chuỗi các bit 0 và bit 1.
Trong đó các bit 1 đại diện cho phần mạng của địa chỉ IP và các bit 0 đại diện cho phần host của địa
chỉ IP. Subnet mask được sử dụng để xác định địa chỉ IP network và địa chỉ host của một thiết bị
mạng.
Subnet hỗ trợ chia mạng lớn thành các mạng con nhỏ hơn, được gọi là các subnet, để quản lý tài
nguyên mạng hiệu quả hơn.
hình ảnh :
Subnet (hay còn gọi là mạng con) là một phần của một mạng lớn được chia nhỏ để quản lý tài
nguyên mạng hiệu quả hơn. Một subnet được định nghĩa bởi một địa chỉ IP mạng và một Subnet
Mask. Các thiết bị trong cùng một subnet có thể giao tiếp với nhau trực tiếp mà không cần thông
qua một router.
- Public IP address :
Public IP là địa chỉ IP được cung cấp bởi ISP (Internet Service Provider) khi bạn kết nối vào
Internet, nó là địa chỉ dùng để xác định máy tính của bạn trên Internet và địa chỉ này là duy nhất, có
nghĩa là sẽ không thể có 2 máy tính có cùng 1 địa chỉ IP trên Internet
Public IP có thể chia thành 2 loại là địa chỉ tĩnh (Static IP) và địa chỉ động (Dynamic IP). Địa chỉ
tĩnh là một địa chỉ không thay đổi kể cả khi bạn ngắt kết nối và kết nối lại vào Internet, nó thường
được dùng cho các dịch vụ trên Internet như Hosting.
Mặt khác, địa chỉ động là một địa chỉ luôn thay đổi theo mỗi lần bạn ngắt kết nối và kết nối lại vào
Internet. Thường thì tất cả người dùng Internet đều có một địa chỉ động do ISP cấp dùng để kết nối
vào Internet, và khi ngắt kết nối khỏi Internet địa chỉ này sẽ tiếp tục được gán cho một máy tính
khác trên mạng, và khi kết nối lại vào mạng thì bạn sẽ được cung cấp lại một địa chỉ IP mới.
- IP private address : Địa chỉ IP Private (Private IP Address) là một loại địa chỉ IP được sử dụng
trong mạng nội bộ, chỉ có giá trị trong phạm vi mạng nội bộ đó và không được sử dụng để truy cập
Internet trực tiếp.
Các địa chỉ IP Private thường được sử dụng trong các mạng nội bộ như: mạng gia đình, doanh
nghiệp, tổ chức, công ty, trường học,.. để phân bổ địa chỉ IP cho các thiết bị trên mạng trong phạm
vi cục bộ.
1. Phạm vi Sử dụng:
- IP Private: Dành cho mạng nội bộ, tức là mạng LAN (Local Area Network) trong một tổ chức,
doanh nghiệp hoặc gia đình. Chúng được sử dụng để kết nối các thiết bị trong mạng cục bộ mà
không cần kết nối với Internet.
- IP Public address : Được sử dụng trên Internet, cho phép các thiết bị trong mạng LAN kết nối và
giao tiếp với các thiết bị khác trên Internet.
Public IP có thể chia thành 2 loại là địa chỉ tĩnh (Static IP) và địa chỉ động (Dynamic IP). Địa chỉ
tĩnh là một địa chỉ không thay đổi kể cả khi bạn ngắt kết nối và kết nối lại vào Internet, nó thường
được dùng cho các dịch vụ trên Internet như Hosting.
Mặt khác, địa chỉ động là một địa chỉ luôn thay đổi theo mỗi lần bạn ngắt kết nối và kết nối lại vào
Internet. Thường thì tất cả người dùng Internet đều có một địa chỉ động do ISP cấp dùng để kết nối
vào Internet, và khi ngắt kết nối khỏi Internet địa chỉ này sẽ tiếp tục được gán cho một máy tính
khác trên mạng, và khi kết nối lại vào mạng thì bạn sẽ được cung cấp lại một địa chỉ IP mới.

2. Phạm vi Địa chỉ:


- IP Private: Có một số dải địa chỉ IP được xác định dành riêng cho mạng nội bộ, bao gồm
10.0.0.0 đến 10.255.255.255 (dải 10.0.0.0/8), 172.16.0.0 đến 172.31.255.255 (dải 172.16.0.0/12),
và 192.168.0.0 đến 192.168.255.255 (dải 192.168.0.0/16).
- IP Public: Không có phạm vi địa chỉ cụ thể nào. Chúng có thể là bất kỳ địa chỉ IP nào không
thuộc các dải địa chỉ IP private và được quản lý và cấp phát bởi các tổ chức quản lý Internet như
ARIN, APNIC, RIPE NCC, vv.

3. Quản lý và Cấp Phát:


- IP Private: Các địa chỉ IP private có thể được sử dụng mà không cần đăng ký hoặc liên kết với
bất kỳ tổ chức quản lý Internet nào. Người dùng có thể tự do sử dụng chúng trong mạng nội bộ của
họ.
- IP Public: Địa chỉ IP public phải được cấp phát bởi các tổ chức quản lý Internet, chẳng hạn như
ARIN (American Registry for Internet Numbers), APNIC (Asia-Pacific Network Information
Centre), RIPE NCC (Réseaux IP Européens Network Coordination Centre), vv., thông qua các quy
trình đăng ký và cấp phát chính thức.

4. Khả năng Truy Cập:


- IP Private: Không thể trực tiếp truy cập từ Internet. Các thiết bị sử dụng địa chỉ IP private chỉ có
thể giao tiếp với các thiết bị khác trong cùng mạng LAN hoặc thông qua cơ chế NAT (Network
Address Translation) khi kết nối với Internet.
- IP Public: Có thể truy cập từ mạng Internet. Các thiết bị và dịch vụ sử dụng địa chỉ IP public có
thể được truy cập từ bất kỳ nơi nào trên Internet, miễn là họ có quyền truy cập được.
- Tại sao phải cần địa chỉ ip, địa chỉ MAC và port? Bỏ 1 trong 3 có được không ?
Bỏ bất kỳ yếu tố nào trong ba yếu tố này sẽ làm mất đi một phần quan trọng của quá trình truyền
thông mạng và có thể dẫn đến sự cản trở trong việc thiết lập kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết
bị. Do đó, không thể bỏ một trong ba yếu tố này mà vẫn duy trì được tính toàn vẹn và hiệu quả của
hệ thống mạng.
Địa chỉ IP:
• Địa chỉ IP (Internet Protocol) là định danh duy nhất cho mỗi thiết bị trong mạng IP.
• Địa chỉ IP giúp chúng ta xác định, định vị nơi mà networking device hoạt động.
• Địa chỉ IP cần thiết cho định tuyến dữ liệu trên Internet và trong các mạng LAN.
• Nó là cơ sở của giao thức Internet và quản lý giao tiếp giữa các thiết bị trong mạng.
• IP address dùng để xác định đường đi cũng như khi muốn giao hàng đến một nơi nào đó, mình
phải biết đường đi, địa chỉ giao hàng.
Địa chỉ MAC:
• Địa chỉ MAC (Media Access Control) là định danh duy nhất cho mỗi card mạng Ethernet trên
một thiết bị, nói tóm tắt là địa chỉ vật lý của thiết bị.
• Nó được sử dụng trong lớp dưới của mô hình OSI, xác định các thiết bị trên cùng một mạng
LAN cục bộ.
• Ví dụ địa chỉ MAC : 00-04-5A-63-A1-66
+ 3 bytes đầu định danh phần cứng của card mạng, 3 bytes cuối là các địa chỉ độc nhất để định
danh từng thiết bị trên mạng network.
• Địa chỉ MAC là cần thiết cho việc chuyển tiếp dữ liệu trực tiếp giữa các thiết bị trong mạng
LAN.
• Địa chỉ MAC giúp định danh thiết bị trong một mạng LAN
• Địa chỉ MAC giúp chúng ta truyền tin theo từng bước một tới địa chỉ cần truyền
Port :
• Port là cách để xác định dịch vụ hoặc ứng dụng cụ thể đang chạy trên một thiết bị.
• Nó cho phép nhiều dịch vụ hoạt động trên cùng một máy chủ hoặc thiết bị mạng.
• Port cần thiết để định tuyến dữ liệu đến các ứng dụng cụ thể trên một máy chủ hoặc thiết bị.
• Nó cho phép giao tiếp song song giữa nhiều ứng dụng và dịch vụ trên cùng một máy tính hoặc
thiết bị mạng.
• Port giúp xác định dịch vụ nào hoặc chương trình nào mà server kết nối muốn thực hiện.
- Switch, router, gateway khác nhau ở điểm nào, dùng trong trường hợp nào.
Switch (Chuyển mạch):
Chức năng: Switch là thiết bị mạng hoạt động ở tầng 2 của mô hình OSI và có khả năng kết nối
nhiều thiết bị trong một mạng LAN. Nó xác định địa chỉ MAC của các thiết bị kết nối và chuyển
tiếp dữ liệu theo địa chỉ này.
Cách hoạt động: Khi một gói tin dữ liệu đến switch, switch sẽ xác định địa chỉ MAC của thiết bị
nhận và chỉ gửi gói tin đến cổng mà thiết bị đó được kết nối tới. Điều này giúp tránh việc lan truyền
dữ liệu không cần thiết đến tất cả các cổng.
Sử dụng: Switch thường được sử dụng trong mạng LAN, mạng trong nội bộ để tạo ra các phân đoạn
mạng và cung cấp băng thông riêng biệt cho từng thiết bị kết nối.
Nó sẽ không được sử dụng để trao đổi dữ liệu với mạng bên ngoài. (mạng internet)
Router (Bộ định tuyến):
Chức năng: Router là thiết bị mạng hoạt động ở tầng 3 của mô hình OSI và được sử dụng để kết nối
các mạng khác nhau. Nó sử dụng địa chỉ IP để định tuyến gói tin giữa các mạng.
Cách hoạt động: Khi một gói tin đến router, router sẽ kiểm tra địa chỉ IP và quyết định đường đi tốt
nhất để gửi gói tin đến mạng đích. Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng bảng định
tuyến.
Sử dụng: Router thường được sử dụng để kết nối các mạng LAN khác nhau hoặc để kết nối mạng
LAN với internet.
Gateway (Cổng ra vào):
Chức năng: Gateway là một điểm kết nối giữa hai mạng hoặc giữa một mạng và một dịch vụ ngoài
mạng như internet. Nó có thể là một thiết bị cụ thể hoặc một phần mềm.
Cách hoạt động: Gateway thực hiện chuyển đổi dữ liệu từ một định dạng sang định dạng khác để
cho phép hai mạng hoặc hệ thống giao tiếp với nhau. Nó có thể thực hiện các chức năng bảo mật
như tường lửa (firewall) và VPN (Virtual Private Network).
Sử dụng: Gateway thường được sử dụng để kết nối mạng nội bộ của một tổ chức với internet hoặc
để kết nối các mạng khác nhau như mạng LAN và mạng không dây.

You might also like