Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC NHA KHOA

Mở đầu
- Bốn loại tiêu chuẩn nhân trắc học chính được sử dụng trong thiết kế môi trường làm việc và công
việc tối ưu
o Khoảng trống: Khoảng trống cho đầu, chân và chỗ xoay trở khuỷu tay
o Tầm với: là vị trí điều khiển, cất giữ vật liệu và nhu cầu phải với tới một vật để thực hiện
công việc
o Tư thế: là vị trí của cơ thể trong mối tương quan với chiều cao bề mặt làm việc thiết bị điều
khiển
o Sức mạnh: là sức cầm nắm và sức mạnh của cơ liên quan đến việc nâng hoặc mang vật nặng
1. Thiết kế khu làm việc
- Bao gồm:
o Bề mặt làm việc
o Chỗ ngồi hoặc chỗ đứng
o Vật dụng cần thao tác
o Cách bố trí hay sắp xếp các vật và khu vực hiển thị hình ảnh.
- Yêu cầu của khu vực làm việc tối ưu:
o Không gian phải đủ lớn
o Có nâng đỡ trung tâm cho người lao động ở tư thế ngồi
o Có ghế nghỉ cho người làm việc ở tư thế đứng
o Các góc của bề mặt làm việc nên được đệm hoặc làm tròn
o Thiết kế đặc trưng cho công việc cần thực hiện
1.1.Sắp xếp nơi làm việc
- Bố cục nơi làm việc tốt là đặt mỗi đồ vật dùng trong công việc ở vị trí tối ưu để phục vụ mục đích
được đề ra.
- Nguyên tắc:
o Nguyên tắc tầm quan trọng
o Nguyên tắc tần suất sử dụng
o Nguyên tắc chức năng
o Nguyên tắc trình tự sử dụng
1.2.Chiều cao nơi làm việc
1.3.Nơi ngồi làm việc
- Ghế điều chỉnh được chiều cao
o Chiều cao ghế nên bằng hoặc thấp hơn đầu gối
o Chân và bàn chân có thể đặt phẳng lên mặt sàn
- Mặt ghế ngồi
o Chiều sâu: từ mông đến gối
o Bề rộng có thể nâng đỡ cho đùi
o Chiều cao mặt ghế: 38-54 cm
- Tựa lưng: tựa lưng cao và đệm đỡ, 40-50 cm
- Chỗ đặt chân: khoảng trống để chân ít nhất là 17 cm, góc đặt chân: 10-25o
- Chỗ kê tay
- Đệm mút
- Chân ghế
1.4.Dụng cụ và thiết bị điều khiển thường dùng
- Dụng cụ hoặc thiết bị điều khiển sử dụng thường xuyên cần được đặt trong tầm với thoải mái của
người lao động
- Thực hiện các công việc thường lặp lại trong khoảng cách một cánh tay phía trước thân người.
- Cử động đối xứng hoặc đối bên trong khi làm việc để giảm tải trọng tĩnh lên thân mình.
- Giảm thiểu các công việc phải cúi gập người và khiến các chi ở vị trí không tự nhiên.
- Luân chuyển giữa khu vực làm việc đứng và ngồi.
- Làm việc ở độ cao phù hợp với thị lực người lao động
- Nhịp độ làm việc tự nhiên
2. Dụng cụ làm việc
- Các kiểm cầm nắm dụng cụ
o Cầm nằm mạnh: cầm chắc một vật trong lòng bàn tay, ngón cái bao quanh vật
o Cầm nắm chính xác
▪ Giữ một vật giữa ngón cái và các ngón đối để giúp cảm nhận xúc giác tinh tế ở các
ngón tay và chủ động điều khiển vật.
▪ Cổ tay ở vị trí hơi duỗi, ngón cái và các ngón khác hơi gấp, đối nhau trên vật.
- Nguyên tắc sử dụng
o Gập cổ, duỗi cổ tay, nghiêng quay, nghiêng trụ, quay ngửa, quay sấp cổ
o Cầm nắm mạnh có lực mạnh gấp 4 lần
o Lực bóp tối đa khi cổ tay duỗi góc 0o đến 15o
o Lực bóp yếu nhất khi gấp tay
o Nên kết hợp
▪ Duỗi khuỷu tay với sấp cánh tay
▪ Gấp khuỷu tay với ngửa cánh tay
- Thiết kế dụng cụ
o Kích thước và khẩu độ cán dụng cụ
▪ Khoảng cách giữa 2 tay cầm: 6.5 – 9 cm
▪ Kích thước tay cầm đúng giúp NLĐ sinh lực tối ưu mà không làm căng các gân gấp
hay các cơ nội tay của tay.
▪ Dụng cụ chính xác
• Thường cầm như kiểu cầm bút
• Để điều khiển và kiểm soát tốt, dụng cụ này cần có đường kính nhỏ
▪ Dụng cụ có kích thước không phù hợp → Cơ và dây chằng của bàn tay sẽ căng và
chóng mỏi khi sử dụng dụng cụ.
▪ Tay cầm nên đặt lên ô mô cái và ô mô út của bàn tay
o Hình dạng cán dụng cụ
▪ Vòng luồn ngón tay
▪ Dụng cụ có cán phân tách các ngón tay
o Hướng của cán dụng cụ
o Bề mặt, kết cấu, chất liệu tay cầm
▪ Một cán cầm dụng cụ phải làm từ chất liệu có tác dụng cách nhiệt, chống sốc, phân
phối đều áp lực và có độ ma sát để người dùng dễ dàng nắm và giữ chắc.
▪ Tay cầm dụng cụ với đặc tính nhẹ, có thể nén, được phủ lớp cao su mỏng bên ngoài
cho cảm giác cầm nắm tốt, chắc tay.
▪ Tay cầm dụng cụ phải phát huy khả năng duy trì lực ma sát kể cả khi ở điều kiện ẩm
o Trọng lượng và khả năng tự cân bằng
▪ Các dụng cụ nên có trọng lượng nhẹ nhất có thể.
▪ Dụng cụ nên được thiết kế với khả năng tự cân bằng tốt, nhằm giảm sự mỏi tay.
▪ Trọng tâm của dụng cụ nên sát với tay cầm nhất có thể
3. Tổ chức, sắp xếp kế hoạch làm việc
- Thời gian làm việc: Làm việc 8 giờ/ ngày hoặc 40 giờ/tuần sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho sức khỏe
tinh thần và phục hồi những mệt mỏi.
- Thời gian nghỉ: 45 phút đến 1 giờ là khoảng thời gian tối đa để duy trì sự tập trung cao độ của con
người trong một loạt các hoạt động.
TƯ THẾ BỆNH NHÂN VÀ TƯ THẾ NHA SĨ
1. Tư thế bệnh nhân
- Tư thế bệnh nhân (tư thế ghế nha khoa)
o Đem đến sự thoải mái, nâng đỡ cơ thể của bệnh nhân khi điều trị.
o Tạo ra phẫu trường làm việc lớn nhất cho nha sĩ
o Kiểm soát lây nhiễm nên sử dụng bộ phận điều khiển bằng chân
- Khi bệnh nhân lên ghế
o Ghế nên được hạ xuống mức thấp nhất
o Bộ phận tựa lưng nên thẳng đứng
o Mở tay ghế ra
- Tư thế bệnh nhân có thể thay đổi tùy thuộc vào bác sĩ, loại thủ thuật và vùng nào của miệng cần can
thiệp.
o Tư thế thẳng đứng
o Tư thế ngả 45o
o Tư thế gần như nằm ngửa
o Tư thế cấp cứu
1.1.Tư thế thẳng đứng
- Tư thế ban đầu của ghế
- Lấy dấu hai hàm
1.2.Tư thế ngửa và bán ngửa
- Hàm trên: phần tựa lưng gần như song song với sàn nhà ở tư thế ngửa
- Hàm dưới: tư thế bán ngửa
➔ Tư thế sai: BN trượt xuống trên ghế
1.3.Tư thế đầu bệnh nhân
- Tư thế đầu/ hàm trên
o Tư thế “cằm ngẩng lên”
o Điều chỉnh tựa đầu lên trên
o Cằm và mũi gần ngang bằng nhau
- Tư thế đầu/ hàm dưới
o Tư thế “cằm cúi xuống”
o Điều chỉnh tựa đầu ra trước, xuống dưới
o Cằm thấp hơn mũi
o Mặt nhai // sàn nhà
- Bệnh nhân có thể xoay đầu sang phải, sang trái hoặc thẳng đầu
- BN nghiêng đầu về phía nha sĩ có thể giúp giảm khoảng cách BN-NS 4-6 cm
1.4.Độ cao của ghế
- B1. Đạt tư thế ngồi trung gian. Ngồi bên cạnh BN với cẳng tay bắt chéo qua eo.
- B2. Điều chỉnh ghế BN theo vùng làm việc
- B3. Điều chỉnh đầu BN theo vùng làm việc
- B4. Miệng BN ngang tầm hoặc thấp hơn cẳng tay NS
1.5.Vị trí đèn chiếu
- Đèn máy răng đặt trước mặt bệnh nhân cách 1 cánh tay.
- Ánh sáng chiếu song song tầm nhìn nha sĩ
- Độ cao của đèn: hàm trên THẤP HƠN hàm dưới.
- Hàm dưới: ánh sáng hướng trực tiếp vào xoang miệng, hướng xuống sàn nhà
- Hàm trên: điều chỉnh đèn chiếu để ánh sáng hướng trực tiếp vào miệng/ ở phía trên cổ BN, hướng
xuống / 600 - 900 /sàn nhà
2. Tư thế nha sĩ
- Tư thế sai trên 15 phút sẽ gây áp lực lên cơ xương → đau và tổn thương cột sống.
- Tư thế “neutral spine”: độ cong cột sống tự nhiên
- Tư thế cổ
o Cột sống thẳng
o Đầu hơi cúi nhẹ / nghiêng 00 - 200
o Khoảng cách = 40-45 cm.
o Tránh đầu nghiêng trước / bên
- Tư thế lưng
o Nghiêng nhẹ ra trước 00 - 200
o Tránh gập quá mức
- Tư thế thân mình
o Thẳng với trục chính cơ thể
o Tránh nghiêng 1 bên / xoắn vặn người
- Tư thế vai
o Nằm ngang, cân bằng
o Tránh lệch vai/khom vai/ lực dồn lên một bên hông
- Tư thế cánh tay
o Song song trục cơ thể
o Khuỷu tay hơi dạng ra
o Tránh nghiêng >20o + khuỷu tay cao hơn eo
- Tư thế cẳng tay
o Song song sàn nhà hoặc nằm ngang
o Tránh để góc giữa cẳng tay và cánh tay nhỏ hơn 60o
- Tư thế bàn tay
o Ngón út thấp hơn ngón cái
o Cổ tay thẳng với cánh tay
- Tư thế chân
o NS ngồi trên ghế, 2 chân vững trên mặt đất
o Hai chân mở rộng bằng vai
o Đùi song song sàn nhà, tạo góc 1000 với cẳng chân.
o Bàn chân trái điều khiển bàn đạp máy
3. Điều chỉnh ghế ngồi
o B1: Phân bố P đều trên hông
o B2: Điều chỉnh độ cao của ghế
o B3: Điều chỉnh độ nghiêng ghế (5o, 2.54cm)
o B4: Điều chỉnh độ sâu vùng thắt lưng
o B5: Điều chỉnh độ cao thắt lưng
o B6: Đạt đường con cột sống đúng
o B7: Giữ vững đường cong cột sống thắt lưng
o B8: Thư giãn vai
o B9: Cánh tay song song với trục cơ thể
- NS đạt tư thế ngồi trung gian: nền nâng đỡ rộng ≥ vai
o Hạ thấp ghế BN: chóp mũi BN < eo NS, đầu BN, đèn NK, dụng cụ NK
o Điều chỉnh ghế ngồi của NS sát với BN + giạng chân giữa tựa đầu
- Sử dụng kính lúp giảm xu hướng nghiêng về phía trước nhằm cố gắng có được cái nhìn tốt hơn về
khu vực điều trị và giảm căng cơ xương cho cơ cổ, lưng và vai của bác sĩ.
4. Tư thế trợ thủ
- Ghế của trợ thủ nên cao hơn tầm mắt của nha sĩ.
- Trợ thủ ngồi thẳng, chân đặt vững chắc trên vòng để chân của ghế
5. Vị trí làm việc
- Mục đích
o Tư thế đúng
o Đạt tư thế cánh tay, cổ tay, bàn tay trung gian
o Đạt tầm nhìn tối ưu
- Vị trí 8 giờ (phía trước bệnh nhân)
o Thân: ngồi phía trước BN với hông thẳng với tay BN
o Chân: mông tựa lên 1 bên ghế BN
o Cánh tay: hơi dạng cánh tay, giữ phía trên ngực BN
o Tầm nhìn: nhìn thẳng vào miệng BN
- Vị trí 9 giờ (phía bên bệnh nhân)
o Thân: ngồi đối diện bên đầu BN, miệng BN ngang nửa thân mình
o Chân: 2 tư thế: (1) dạng chân giữa ghế; (2) dưới tựa đầu
o Cánh tay: giữ ½ cánh tay (P) thẳng với vai BN, tay (T) + cổ tay phía trên mắt (P) của BN
o Tầm nhìn: nhìn thẳng xuống miệng BN
- Vị trí 10-11h (gần góc ghế)
o Thân: ngồi ở góc ghế (P); vùng thái dương BN ngang nửa thân mình
o Chân: giữa góc tựa đầu
o Cánh tay: giữ tay (P) trực tiếp ngang khoé miệng BN; tay (T) + cổ tay ở trên mũi và trán BN
o Tầm nhìn: thẳng xuống miệng BN
- Vị trí 12h (Phía sau bệnh nhân):
o Nha sĩ ngồi phía sau và nhìn xuống qua đầu bệnh nhân trong suốt thủ thuật
o Vùng làm việc:
▪ Mặt trong và mặt nhai các răng hàm trên
▪ Các răng hàm dưới (nhìn trực diện)
o Vị trí ít được sử dụng
- Vị trí 1-2h:
o Thân: ngồi góc (T) của ghế NK; vùng thái dương BN ngang nửa thân người
o Chân: giữa góc tựa đầu
o Cánh tay: giữ tay (T) ngang khoé miệng BN; bàn tay và cổ tay (P) ở trên mũi + trán BN
6. Khu vực làm việc
- Dụng cụ và thiết bị điều khiển thường dùng
o Dụng cụ hoặc thiết bị điều khiển sử dụng thường xuyên cần được đặt trong tầm với thoải mái
của người lao động
- Khu vực làm việc: 4 khu vực
o Khu vực trao đổi dụng cụ:
▪ Khu vực ở phía dưới cằm bệnh nhân
▪ Cách ngực bệnh nhân một vài inch
▪ Không để dụng cụ lên ngực bệnh nhân
▪ Vật liệu và các thiết bị khác có thể để ở khu vực tĩnh
o Sự trao đổi dụng cụ:
▪ Trợ thủ nên biết trình tự các bước điều trị và chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, vật liệu cần
thiết
▪ Trợ thủ phải sẵn sàng khi bác sĩ yêu cầu đưa dụng cụ tiếp theo
▪ Trợ thủ nên chủ động nhận dụng cụ từ tay bác sĩ
▪ Khi trao và nhận dụng cụ nên quay cán cầm về phía người nhận
DỤNG CỤ CẦM TAY VÀ THAO TÁC BÀN TAY PHẢI
- Hai yếu tố quan trọng góp phần đạt hiệu quả điều trị là đảm bảo khoảng dịch chuyển dụng cụ đủ
rộng, đồng thời bác sĩ phải cảm nhận được xúc giác đầu làm việc trong quá trình thao tác.
- Để đạt được điều trị hiệu quả, tất cả ba thao tác cần phải được thực hiện đúng là: cầm dụng cụ đúng,
chọn điểm tựa đúng và thao tác đúng.
1. Dụng cụ cầm tay cơ bản và cấu trúc chung
1.1.Dụng cụ cầm tay cơ bản
- 2 nhóm
o Dụng cụ hỗ trợ: Dụng cụ hỗ trợ dùng chung cho tất cả các chuyên khoa trong nha khoa. Ví
dụ: gương, kẹp gắp, thám trâm…
o Dụng cụ thao tác: Dụng cụ thao tác đa dạng, phân chia theo chuyên khoa hay theo chức năng.
Ví dụ: nhổ răng, chữa răng, nha chu, phục hình / nạo dũa, cắt gọt
1.2.Cấu trúc chung dụng cụ cầm tay
- Gồm 3 phần:
o Phần cán (handle): dài nhất, hình trụ với thiết diện cắt
ngang hình tròn hoặc lục lăng
▪ Độ nặng, đường kính và cấu trúc liên quan đến
khả năng giữ chặt dụng cụ, tăng cường cảm giác
tay và giảm tình trạng mỏi cơ.
▪ Rất quan trọng đối với dụng cụ nha chu
o Phần tác dụng/ đầu làm việc (working – end)
▪ Phần làm việc là nơi thực hiện chức năng, hình dáng đa dạng
▪ Nguyên tắc cân bằng: phần tận cùng của đầu làm việc phải nằm trên trục dài của của
dụng cụ
▪ Mục đích
• Đạt sự cân bằng
• Lực truyền tối ưu
o Phần trung gian/ nối (shank): Phần trung gian liên kết đầu tác dụng với cán. Góp phần vào
khả năng tiếp xúc vùng làm việc.
▪ Dạng thẳng: ngắn, cứng chắc
▪ Dạng cong, gấp khúc: dài, dẻo
➔ Lựa chọn đúng sẽ góp phần mang lại hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ gây nên bệnh nghề nghiệp
2. Dụng cụ cầm tay cơ bản và cấu trúc chung
- Cầm dụng cụ đúng giúp:
o Kiểm soát đầu làm việc chính xác.
o Đảm bảo khoảng dịch chuyển đủ rộng.
o Cảm nhận xúc giác đầu làm việc.
o Phòng ngừa nguy cơ bệnh nghề nghiệp và an
toàn cho bệnh nhân.
- Ngón cái và giữa
Ngón tay Vị trí ngón trong cách cầm dụng cụ Chức năng
- Đặt trên phần cán
- Phần thịt ngón cái và ngón trỏ đặt đối nhau ở vị trí cán,
gần cổ
Ngón cái và ngón trỏ Giữ dụng cụ
- Các ngón không gần sát nhau và không chồng lên nhau
- Không cầm quá chặt (da ngón trắng ra)
- Cán tựa vào phần bên giữa ngón cái và ngón trỏ
- Các ngón còn lại
Ngón tay Vị trí ngón trong cách cầm dụng cụ Chức năng
- Đặt trên phần cán
- Phần thịt ngón cái và ngón trỏ đặt đối nhau ở vị
trí cán, gần cổ
Ngón cái và
- Các ngón không gần sát nhau và không chồng Giữ dụng cụ
ngón trỏ
lên nhau
- Không cầm quá chặt (da ngón trắng ra)
- Cán tựa vào phần bên giữa ngón cái và ngón trỏ
- Tựa nhẹ ở phần cổ
- Cạnh phía ngón trỏ tựa nhẹ vào cổ Hướng dẫn đầu làm việc
Ngón giữa
- Cạnh đối diện tựa vào ngón áp úp Cảm nhận cảm giác đầu làm việc
- Không sử dụng ngón giữa để cầm dụng cụ
- Tựa lên cấu trúc miệng, thường là rang
- Nằm trước tất cả các ngón Nâng đỡ, ổn định
Ngón áp út - Đầu ngón tựa chắc lên răng hoặc mô mềm tay để kiểm soát
nhưng không quá chặt dụng cụ
- Giữa ngón trỏ vuông góc và thẳng
Ngón út - Giữ tự nhiên, thư giãn Không thực hiện chức năng

3. Điểm tựa trong miệng và thao tác bàn tay phải


3.1.Điểm tựa trong thao tác vùng răng trước dưới
- Đầu bệnh nhân hơi gập, xoay phải hay trái tùy vùng
làm việc
- Ngón áp út tay phải tựa ở răng cửa dưới lân cận và bên
trái răng thao tác
- Ngón áp út tay phải tựa ở răng cửa dưới lân cận và bên
phải răng thao tác
3.2.Điểm tựa trong thao tác vùng răng trước trên
- Đầu bệnh nhân hơi ngửa, xoay phải hay trái tùy theo vùng làm việc
- Tựa ở răng cửa trên lân cận bên trái rang thao tác khi ngồi vị trí 8 giờ
- Tựa vào răng cửa trên bên phải răng thao tác khi ở vị trí 12 giờ
3.3.Điểm tựa trong thao tác vùng răng sau trên
- Cầm dụng cụ tương răng trước trên.
- Đầu bệnh nhân hơi ngửa, xoay phải hay trái tùy vùng làm việc
- Tư thế 9 giờ với mặt ngoài hàm I và mặt trong hàm III, tựa phía trước răng thao tác
- Tư thế 11 giờ với mặt trong hàm I và mặt ngoài hàm III, tựa phía trước răng thao tác
3.4.Điểm tựa trong thao tác vùng răng sau dưới
- Đầu bệnh nhân hơi cúi, xoay phải hay trái tùy vùng làm việc
- Vị trí 9 giờ, với mặt ngoài vùng VI và mặt trong vùng IV, tự trên răng dưới trước răng thao tác
- Vị trí 11 giờ, với mặt trong vùng VI và mặt ngoài vùng IV, tự trên răng dưới trước răng thao tác
4. Vấn đề tay liên quan
4.1.Lỏng khớp (hypermobility)
- Biên độ vận động quá mức bình thường
- 4-13% trẻ lỏng khớp
- Lỏng khớp liên quan đến áp thụ cảm
- Kiểm tra bằng nghiệm pháp ngón tay chỉ mũi
- Giảm áp thụ cảm dẫn đến cơ hoạt động nhiều hơn để cầm chặt và cân bằng ổn định khớp
- Học cách không để khớp ngón gập ngược hoặc sử dụng ống silicone hỗ trợ.
- Có thể nhờ đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình
- Có thể thay đổi cách cầm dụng cụ
4.2.Cơ yếu
- Liên quan tới bàn tay nhỏ thương gặp ở nữ
- Đánh giá bằng dụng cụ đo lực tay
- Tình trạng đau và mỏi khi thao tác điều trị
- Cần tập thể dục bàn tay và ngón tay
4.3.Móng tay dài
- Ảnh hưởng đến cơ lực, cầm đúng dụ cụ và tính linh động trong thao tác
- Liên quan đến thủng găng và làm đau bệnh nhân
4.4.Bài tập cơ ngón tay và bàn tay
- Thực hiện các bài tập cơ gập, duỗi và dạng ngón tay.
- Nên tập thường xuyên với bác sĩ nữ có bàn tay nhỏ và yếu
- Cải thiện khả năng kiểm soát và sức bền cơ, vận động linh hoạt và giảm khả năng chấn thương.
- Thực hiện cả 2 tay cả 9 động tác, từ 10-20 phút. Giữ ngang eo.
KỸ THUẬT KHÁM VÀ LÀM BỆNH ÁN RHM
- Muốn có một chẩn đoán chính xác để đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất thì cần phải biết khai thác,
khám phát hiện và phân tích chi tiết các dấu hiệu thực thể thu được khi làm bệnh án.
- Bệnh án không chỉ phục vụ cho chẩn đoán, điều trị mà còn là tài liệu quan trọng về cơ sở pháp lý, tư
liệu trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học.
- Ngoài ra còn là tư liệu để đánh giá trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của của người y bác
sĩ trong công tác khám chữa bệnh và hồi cứu sau điều trị.
1. Quy trình khám lâm sàng
- Nguyên tắc
o Vị trí nha sĩ và tư thế bệnh nhân:
▪ BN ngồi thoải mái, lưng và đầu trên một mặt phẳng, nghiêng 450 so với sàn nhà.
▪ Nha sĩ ngồi bên phải ở vị trí 10h
o Nguồn ánh sáng tốt
o Làm vùng khám trước khi bắt đầu khám
o Khám kỹ lưỡng và toàn diện
o Khám tuần tự theo thứ tự cố định
- Phương tiện khám
o Dùng các giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác
o Dụng cụ khám:
▪ Gương khám: nhìn gián tiếp, chiếu sáng và banh mô mềm
▪ Thám trâm/ Kẹp gắp/ Cây đo túi nướu
▪ Quả bóp hơi và xịt nước/ Máy thử tủy/ Bông gạc
a) Hỏi bệnh
- Phần hành chính
o Họ và tên/ Tuổi/ Giới/ Địa chỉ
o Số điện thoại liên lạc/ Nghề nghiệp/ Tình trạng kinh tế (+-)
- Lý do đến khám là gì
o Thể hiện triệu chứng và sự lo lắng của bệnh nhân
o Sử dụng ngôn ngữ của bệnh nhân
o Thường đến do triệu chứng chủ quan, khách quan gây khó chịu hay lo âu; Khám định kì;
chuyên khoa khác yêu cầu
o Ví dụ: đau ở vùng nào, sưng ở vùng nào, chấn thương sau tai nạn giao thông....
- Tại sao đến khám
o Vấn đề thúc đẩy bệnh nhân
o Ví dụ: đợt cấp của một cơn đau
- Bệnh sử
o Cần đặt một số câu hỏi để xác định:
▪ Thời điểm bắt đầu, triệu chứng đầu tiên là gì? Vị trí
▪ Tiến triển bệnh: liên tục, từng cơn, tăng dần, biến mất hay tái phát...
▪ Đã điều trị gì trước đây hay chưa?
o Khi tiếp cận một cơn đau
▪ Tính chất, cường độ của cơn đau, đau liên tục hay từng cơn
▪ Thời gian của mỗi cơn đau
▪ Vị trí và vùng lan tỏa
▪ Đau do kích thích hay tự phát
▪ Cái gì làm đau tăng hay giảm
▪ Khi đau có triệu chứng đi kèm hay không
▪ Chẩn đoán, điều trị và kết quả điều trị trước đây
▪ Triệu chứng toàn thân có liên quan
- Tiền sử:
o Tiền sử răng miệng: giúp phát hiện những bệnh lý khác không liên quan đến vấn đề đến khám
và cũng có thể giúp thêm dữ kiện để chẩn đoán lý do đến khám
▪ Có vấn đề răng miệng nào khác không
▪ Có được chăm sóc răng gần đây hay không
▪ Có chụp phim Xquang răng gần đây không? Phim gì
▪ Các lần điều trị răng miệng trước có gì đặc biệt
▪ Có điều trị chuyên sâu chỉnh nha, nha chu, phẫu thuật không
▪ Có nhổ răng không? Bao giờ? Tại sao
▪ Có thói quen xấu về răng miệng (cắn móng tay, cắn bút chì, mút lưỡi, mút môi má,
bú tay, nghiến răng)
o Tiền sử bản thân và gia đình
▪ Lối sinh hoạt hàng ngày
▪ Thói quen (hút thuốc lá, rượu bia, hút thuốc, ăn trầu)
▪ Đời sống xã hội kinh tế
▪ Tiền sử bệnh những người trong gia đình để biết ảnh hưởng của môi trường và bệnh
di truyền
b) Khám lâm sàng
- Nguyên tắc
o Theo thứ tự nhất định
o Nhận định dù âm tính hay dương tính đều phải ghi nhận
o Những gì bình thường thì phải ghi lại đơn giản, trung thực
o Những gì có liên quan hoặc nghi ngờ có liên quan trực tiếp hay gián tiếp cần được tìm kiếm,
phân tích, mô tả kỹ lưỡng
o Hiểu và biết sử dụng các phương tiện khám thích ứng cho từng trường hợp cụ thể
- Quy trình khám lâm sàng
b.1. Khám ngoài mặt: đặt bệnh nhân ngồi thoải mái và quan sát
- Sự cân xứng của khuôn mặt
- Da phủ:
o Màu sắc da có thay đổi (đỏ, tím, nhiễm sắc, giãn mạch)
o Cảm giác:
▪ Tìm cảm giác nóng của da
▪ Tăng, giảm hay rối loạn cảm giác
▪ Sờ nắn các vùng lỗ trên hốc mắt, dưới hốc mắt, lỗ cằm
o Nếu có khối sưng, khám xác định những đặc tính sau:
▪ Vị trí: ở vùng má, vùng môi, vùng cơ cắn, vùng cằm, vùng dưới cằm, vùng dưới hàm
vùng dưới góc hàm ....
▪ Giới hạn: rõ hay không?
▪ Mật độ: mềm, phập phều, chắc, rắn, cứng như gỗ
▪ Sự bám dính: da phủ trên khối u di động hay bám chặt vào phía dưới, khối sưng bám
chặt vào xương hay không?
▪ Cảm giác: sờ khối có gây đau hay không?
b.2. Khám hạch
- Đối với hạch dưới hàm: bệnh nhân cúi đầu và khám hạch bên nào thì nghiêng đầu về bên ấy, sờ nắn
theo cành ngang từ vùng góc hàm đến vùng dưới cằm với ngón tay cong hình móc câu (hạch đơn
độc, di động có thể gặp ở 40 - 60%)
- Hạch cổ: Chụm những đầu ngón tay, sờ nắn dọc theo bờ trước cổ dọc cơ ức đòn chủm
- Hạch sau tai và vùng chủm
b.2. Khám xương trong chấn thương
- Sờ nắn tuyến nước bọt dưới hàm, mang tai đồng thời kiểm tra lỗ đổ của nó
b.3. Khám khớp cắn và khớp thái dương hàm
- Mục đích:
o Xác định mối liên hệ giữa các rang với nhau. Các cấu trúc thuộc bộ máy nhai có nằm trong
giới hạn sinh lý hay không?
o Phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởng đến thểm mỹ cũng như chức năng
o Phát hiện những vấn đề về khớp thái dương hàm và cơ nhai có liên quan đến khớp cắn
- Khám bệnh nhân: Khám lâm sàng cơ khớp hệ thống nhai
o Sờ nắn
o Nghe tiếng kêu khớp
o Khám động học hàm dưới
o Test hỗ trợ khám lâm sàng
- Khám khớp cắn: Phân loại khớp cắn theo Angle: theo răng số 3 và răng số 6.
o Loại I:
▪ R6: Múi ngoài gần của rang cối lớn thứ nhất hàm trên nằm trong rãnh ngoài của gần
của rang cối thứ nhất hàm dưới.
▪ R3: Răng nanh hàm dưới nằm ở giữa răng cửa bên và răng nanh hàm trên
o Loại II: nhô hàm trên hay thụt hàm dưới
▪ R6: Múi ngoài xa của răng cối lớn thứ nhất hàm trên chạm rãnh ngoài gần của răng
cối thứ nhất hàm dưới.
▪ R3: Răng nanh hàm dưới nằm ở phía xa so với răng nanh hàm trên
• Chi 1: răng cửa hàm trên nghiêng ngoài quá mức.
• Chi 2: răng cửa hàm trên nghiêng trong quá mức.
o Loại III:
▪ R6: múi ngoài gần răng cối lớn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài
gần răng cối lớn vĩnh viên hàm dưới.
▪ R3: Răng nanh hàm dưới nằm ở phía gần so với răng nanh hàm trên
- Độ cắn chìa: Nó được đo từ rìa cắn của răng cửa giữa hàm trên và răng dưới ở cắn khít trung tâm
- Độ cắn phủ: khoảng cách theo chiều đứng giữa đỉnh của răng cửa giữa hàm trên và đỉnh của răng
cửa giữa hàm dưới khi mặt phẳng nhai nằm ngang và các răng ở cắn khít trung tâm
- Xác định răng thiếu tiếp xúc, tiếp xúc quá mức, chạm sớm ở các tư thế cắn khít trung tâm, nhô hàm,
đưa hàm sang bên.
- Ghi nhận những điểm bất thường như:
o Hình dạng cung rang
o Răng lệch, chuyển vị, xoay nghiêng
o Răng mòn bất thường
b.4. Khám trong miệng
- Khám mô mềm
o Khám vùng môi
▪ Mối liên hệ giữa môi trên và dưới, giữa rang và môi
▪ Để ý những tốn thương hay sự thôi đổi màu sắc
▪ Lật môi để quan sát niêm mạc môi, thắng môi
▪ Sờ 2 ngón tay để tìm sự khác biệt tính chất, khối sưng trong môi
o Khám vùng má
▪ Dùng ngón tay/ gương để kéo má.
▪ Quan sát niêm mạc má, lỗ ống Stenon, đường cắn
o Khám khẩu cái, lưỡi gà
▪ Cho bệnh nhân ngửa ra sau
▪ Nhìn trực tiếp hoặc gián tiếp qua gương để thấy vùng lồi cùng
▪ Yêu cầu bệnh nhân kêu A...A... dùng gương đề lưỡi để quan sát khẩu cái mềm, lưỡi
gà, trụ amidan, amidan và thành sau yết hầu
o Khám lưỡi
▪ Để lưỡi bình thường quan sát lưng lưỡi
▪ Đè lưỡi để quan sát đáy lưỡi
▪ Bệnh nhân lè lưỡi ra, dung 2 ngón tay quấn gạc để kéo lưỡi ra phía trước và sang 2
bên để quan sát hông lưỡi
▪ Bệnh nhân cong lưỡi lên để quan sát bụng lưỡi
▪ Ấn chẩn lưỡi bằng 1 hay 2 ngón tay có mang gắng hay bằng cán dụng cụ
▪ Chú ý: Thể tích lưỡi, sự di động, thắng lưỡi, tình trạng niêm mạc lưỡi, tình trạng của
các gai lưỡi...
o Khám sàn miệng
▪ Bệnh nhân cong lưỡi quan sát phần trước của sàn miệng
▪ Kéo lưỡi ra trước và đưa sang bên để quan sát phần sau của sàn miệng
▪ Ấn chẩn sàn miệng: ngón trỏ tau mặt ấn xuống sàn miệng phía trong, ngón cái tay trái
chịu trở sẽ ở phía ngoài
- Khám xương hàm và niêm mạc phủ
o Quan sát niêm mạc mặt ngoài và mặt trong của XHD và niêm mạc khẩu cái để phát hiện: tổn
thương hay thay đổi màu sắc
o Nếu có lỗ dò ghi nhận:
▪ Số lượng
▪ Hình dạng
▪ Dịch dò ra
o Nếu có vết loét:
▪ Đáy, màu, bờ viền, vùng xung quanh
▪ Nền cứng hay không
▪ Cảm giác đau khi khám
▪ Sự chảy máu lúc khám
▪ Tình trạng hạch đi kèm
o Ngón tay cẩn thận rà tất cả bề mặt của xương phía ngoài và phía trong để tìm vùng đau và
vùng sưng.
o Nếu có vùng sưng thì chú ý:
▪ Vị trí, những giới hạn
▪ Thể tích
▪ Mật độ
▪ Cảm giác khi sờ
- Khám mô nha chu
o Khám mô nha chu bao gồm các bước sau:
▪ Khám mô nướu (đánh giá mô nha chu nông)
▪ Khám mô nha chu sâu
▪ Khám các yếu tố liên quan đến nha chu và ảnh hưởng đến điều trị
o Màu sắc
▪ Nướu lành mạnh: màu hồng nhạt
▪ Nướu bị nhiễm trùng: màu đỏ (sậm, tươi)
o Hình dáng, thể tích, độ dai
▪ Nướu bình thường:
• Viền nướu mỏng áp sát vào mặt rang
• Nướu chắc, đàn hồi, bám chắc vào XOR
▪ Nướu bất thường: thay đổi đường viền, hình dạng (sưng, phù nề...), độ săn chắc
o Dịch hay mủ tiết ra từ khe nướu
▪ Nướu bình thường: không có dịch, có mủ tiết ra từ khe nướu
▪ Nướu viêm: dịch hoặc mủ chảy ra từ khe nướu
o Đo độ sâu túi nha chu
▪ Dụng cụ: cây đo túi nha chu
▪ Nướu bình thường: khe nướu: 1-3 mm
▪ Túi nha chu: khe nướu > 3 mm
o Đánh giá độ mất bám dính
▪ Dùng cây đo túi nha chu
▪ Đo khoảng cách từ đáy túi đến đường nối men – xê măng
o Gary C (1990) chia độ lung lay của răng làm 5 mức độ:
▪ Độ 0: răng bình thường không lung lay
▪ Độ 1: khám bằng tay có cảm giác lung lay (mắt không nhìn thấy)
▪ Độ 2: răng lung lay theo chiều ngoài trong với biên độ ≤ 1 mm
▪ Độ 3: răng lung lay theo chiều ngoài trong và gần xa > 1 mm
▪ Độ 4: răng lung lay theo chiều dọc, gõ nhẹ hoặc lấy ngón tay ấn xuống răng hơi lún
o Một số chỉ số nha chu khác: Chỉ số OHI – S/ Chỉ số PlI/ Chỉ số GI/ Chỉ số PI/ Chỉ số BOP/
Chỉ số PPD/ Chỉ số CAL/ Chỉ số CPITN
- Khám răng
o Nhìn
▪ Chùi sạch các mặt của răng khám
▪ Nguồn sáng tốt
▪ Xịt hơi, xịt nước
o Thăm dò: Dùng đầu trâm thăm dò hố rãnh hoặc cạnh miếng trám
o Sờ: Sờ vùng chóp kiểm tra phản ứng đau
o Gõ: Dùng cán gương gõ ngang và gõ dọc, gõ từ rang lành đến răng nghi ngờ
o Thử tủy: đánh giá mức độ sống của tủy răng
▪ Thử nhiệt:
• Thử nóng bằng que gutta percha hơ nóng hoặc đầu dụng cụ hơ nóng đặt trên
mặt rang ở vị trí 1/3 cổ
• Thử lạnh: bằng viên nước đá hay bằng chlorure ethylene xịn lên miếng gòn
▪ Thử điện: bằng máy thử điện
o Một số phương pháp khác: gây tê tại chỗ có chọn lọc, dùng phẩm màu, khoan, cắn gòn, thử
cone....
o Một số chi tiết cần ghi nhận:
▪ Răng mất, răng thiếu, răng lệch, dị dạng
▪ Răng bị mòn
▪ Răng bị gãy
▪ Răng sau, vị trí sâu, độ sâu...
▪ Tiếp điểm của răng
▪ Răng đang mọc
2. Cận lâm sàng
- Soi tươi
- Chọc dò
- Nuôi cấy, kháng sinh đồ
- Phết tế bào bong
- Nhuộm xanh Toluidin: Vùng tân sinh hiện rõ do tăng hoạt động của nhân tế bào
- Sinh thiết: Nạo, bấm, cắt (trọn/ một phần > 5mm)
- Xét nghiệm
o Công thức máu
o Thời gian máu chảy máu đông
o Chức năng đông máu toàn bộ
o Amylase máu
o Điện giải đồ
3. Các thành phần trong bệnh án
- 1. Phần hành chính
o Họ và tên bệnh nhân
o Tuổi
o Giới tính
o Dân tộc
o Nghề nghiệp
o Địa chỉ
o Ngày đến khám (ngày vào viện)
o Ngày làm bệnh án
- 2. Lý do đến khám
o Sử dụng ngôn ngữ của bệnh nhân
o Sưng, đau vùng nào; do chấn thương ....
- 3. Tiền sử
o Bản thân:
▪ Toàn thân: bệnh lý nội ngoại khoa?
▪ Răng hàm mặt: đã điều trị gì trước đây?
▪ Thói quen sinh hoạt: số lần chải răng, khi nào chải, thuốc lá, rượu bia...
o Gia đình: bệnh lý nội ngoại khoa liên quan? (tính chất di truyền)
- 4. Bệnh sử:
o Khởi phát khi nào, triệu chứng tăng dần hay giảm, các điều trị đã thực hiện trước đây.
o Thường bắt đầu với: Theo lời khai của bệnh nhân (người nhà bệnh nhân)
- 5. Khám lâm sàng (thăm khám hiện tại)
o Toàn thân: tình trạng toàn thân, da niêm mạc, hạch ngoại biên..., dấu hiệu sống
o Khám các cơ quan khác: Thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, tiết niệu,
sinh dục...
o Chuyên khoa:
▪ Triệu chứng cơ năng: cảm nhận của bệnh nhân
▪ Triệu chứng thực thể:
• Khám ngoài mặt:
• Khám trong miệng:
➢ Khám khớp TDH
➢ Khám khớp cắn: Cắn phủ, cắn chìa, há miệng tối đa, phân lại Angle
➢ Khám mô mềm: niêm mạc, lưỡi, khẩu cái, lỗ ống tuyến ....
➢ Khám răng theo 4 vùng
➢ Khám mô nha chu: mô nha chu nông, sâu, các chỉ số

- 6. Cận lâm sàng


o Công thức máu, chức năng đông máu, nuôi cấy, kháng sinh đồ ....
o Xquang, CT, MRI...
- 7. Tóm tắt, biện luận và chẩn đoán
o Biện luận: đưa ra lập luận, dẫn chứng, chẩn đoán phân biệt để hướng tới chẩn đoán cuối cùng
o Chẩn đoán: chẩn đoán cuối cùng
- 8. Kế hoạch điều trị
o Nguyên tắc tổng quát: phương hướng điều trị
o Điều trị chuyên biệt: lập luận để ra hướng điều trị chính xác cho bệnh nhân
- 9. Tiên lượng
o Tiên lượng trước mắt và lâu dài
o Tiên lượng theo tính mạng, chức năng, thẩm mỹ
4. Tổng kết
- Cần nhớ
o Quy trình khám một bệnh nhân
o Thứ tự của một bệnh án
- Với mỗi phân môn khác nhau bệnh án sẽ có những trọng tâm khác nhau. Ví dụ: nặng về thăm khám
lâm sàng đối với NRTP, Nội nha, PTHM, Nha chu trong khi nặng về hướng điều trị đối với Phục
hình, Chỉnh nha...
KỸ THUẬT NHỔ RĂNG MÔ PHỎNG
- Với những tiến bộ trong lĩnh vực nội nha và phục hình vấn đề chỉ định nhổ răng không còn là “phổ
biến”.
- Tuy nhiên, Nhổ răng vẫn là một chỉ định quan trọng trong những trường hợp không thể giữ lại răng,
nhổ để ngừa biến chứng hay để phục vụ cho phục hình, chỉnh hình...
- Để đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và công sức, người thầy thuốc cần nắm vững quy trình,
ý nghĩa của thao tác.
- Danh pháp của răng
o Tên gọi:
▪ Răng hàm nhỏ (tiền hàm) - Răng cối nhỏ (tiền cối)
▪ Răng hàm lớn – Răng cối lớn
o Kí hiệu răng:
▪ Hệ thống đánh số phổ thông (ADA 1975)
▪ Hệ thống đánh số theo Palmer
▪ Hệ thống đánh số quốc tế (FDI)
1. Tư thế và quy tắc bàn tay trái
1.1.Tư thế bệnh nhân
- Hàm trên:
o Phần lưng của ghế răng tạo với sàn nhà góp 1200
o Tựa đầu bệnh nhân sao cho mặt phẳng cắn hàm trên vuông góc với sàn nhà.
o Miệng bệnh nhân ngang ngực nha sĩ
- Hàm dưới
o Phần lưng của ghế răng tạo với sàn nhà góp 1100
o Tựa đầu bệnh nhân sao cho mặt phẳng cắn hàm dưới vuông góc với sàn nhà.
o Miệng bệnh nhân ngang bụng hay khuỷu nha sĩ
➔ Hàm trên ngang ngực vuông góc
➔ Hàm dưới song song ngang bụng
1.2.Tư thế nha sĩ
- Thông thường đứng bên phải và phía trước bệnh nhân (Thường vị trí 7).
- Trừ trường hợp nhổ vùng hàm dưới bên phải.
- Khuỷu tay áp sát người, cổ tay thẳng để kiểm soát lực.
1.3.Tư thế bàn tay
- Bàn tay phải:
o Kềm hoặc bẩy nằm gọn trong lòng bàn tay
o Đối với kềm:
▪ Đặt ngón cái vào giữa 2 cán kềm.
▪ 4 ngón còn lại giữ 2 cán kềm.
▪ Cán kềm, cổ tay, cẳng tay tạo thành một đường thẳng
o Đối với bẩy:
▪ Cầm bẩy thông thường: Cầm cán bẩy chặt trong lòng bàn tay, ngón cái và ngón giữa
duỗi dài theo cán và tỳ vào gần mũi bẩy.
▪ Cầm bẩy đầu ngón tay: Giữ cán bẩy bằng các đầu ngón tay dùng trong trường hợp
cần nhiều cảm giác.
- Quy tắc bàn tay trái
o Chức năng
▪ Banh, bảo vệ môi, má, lưỡi và giữ chắc xương hàm.
▪ Bóp chặt huyệt ổ răng giúp hạn chế chảy máu và giảm đau.
▪ Đánh giá độ lung lay qua cảm giác xúc giác của các đầu ngón tay đặt tại vùng nhổ.
o Vùng hàm I
▪ Tư thế 1: ngón cái đặt ở hành lang ngang với rang cần nhổ để banh môi má, 4 ngón
còn lại duỗi dài trên má để giữ chặt đầu.
▪ Tư thế 2: ngón cái đặt ở hành lang, ngón trở ở khẩu cái ngang với răng cần nhổ.
o Vùng hàm II và III
▪ Tư thế 1: ngón cái ở khẩu cái, ngón trỏ phía hành lang.
o Vùng hàm IV và V
▪ Dùng kềm mỏ chim: Ngón cái ở cằm, ngón trỏ ở hành lang, ngón giữa ở lưỡi.
o Vùng hàm VI
▪ Dùng kềm mỏ chim: ngón cái ở lưỡi, ngón trỏ ở hành lang, ba ngón còn lại đỡ lấy
cằm.
2. Phương pháp nhổ răng bằng kềm bẩy đơn giản
2.1.Chuẩn bị bệnh nhân, bác sĩ và dụng cụ
- Bệnh nhân: tâm lý, các yêu cầu sức khỏe...; tư thế
- Bác sĩ: rửa tay, mang găng, tư thế bác sĩ
- Dụng cụ:
o Bộ dụng cụ khám
o Bộ bơm kim tiêm thuốc tê
o Kềm bẩy
o Bông gạc, thuốc sát khuẩn
2.2.Sát khuẩn và trải săng
- Kiểm tra lại chính xác răng cần nhổ và sát khuẩn bằng dung dịch betadin.
- Thứ tự:
o Sát khuẩn ngoài miệng
o Sát khuẩn trong miệng
o Trải săng
2.3.Gây tê
- Nhiều kỹ thuật gây tê
o Gây tê bôi
o Gây tê tại chỗ
o Gây tê vùng
2.4. Bóc tách lợi và dây chằng cổ răng
- Chỉ định: các răng chắc, vỡ thân hay chỉ còn chân
- Kỹ thuật: cầm cây bóc tách hoặc bẩy như kiểu cầm bút, tựa theo mặt răng tách phần lợi bám vào
răng giúp kềm và bẩy tiếp cận được với răng và xương ổ răng. Hạn chế làm rách hay tổn thương lợi.
2.5.Bẩy răng
- Bẩy song song:
o Chỉ định: dùng với bẩy thẳng và bẩy khuỷu.
o Kỹ thuật: ấn bẩy sâu xuống xương ổ răng theo trục của răng rồi xoay bẩy tại điểm bẩy.
o Cơ chế: khi ấn hướng tới chóp theo trục răng thì làm đứt dây chằng, rộng xương ổ kết hợp
xoay nhẹ bẩy khiến cạnh bên lưỡi đẩy răng ra khỏi ổ.
o Chiều xoay bẩy: tùy thuộc vào vị trí đặt bẫy và hình dạng chân răng.
- Bẩy ngang/ bẩy vuông góc
o Chỉ định: dùng với bẩy thẳng.
o Kỹ thuật: đưa cây bẩy chếch ngang hướng vuông góc với trục răng vào khe giữ răng và xương
ổ răng tại điểm bẩy.
o Cơ chế: khi xoay bẩy cạnh lưỡi của bẩy một phía tựa vào xương ổ răng một phía hất răng
khỏi huyệt ổ răng.
o Chiều xoay bẩy: tùy thuộc vào vị trí đặt bẫy và hình dạng chân răng.
- Quy trình
o Cầm bẩy sao cho lưỡi nghiêng 1 góc 450 với trục của răng, tìm một khe hở giữa chân và
xương ổ gần ngoài/ xa ngoài rồi lách bẩy vào, mặt lõm của lưỡi áp vào răng.
o Sau đó tùy tình huống để áp dụng bẩy tư thế bẩy vuông góc hay song song.
o Tuyệt đối không tựa vào răng bên cạnh.
2.6.Nhổ răng bằng kềm
- Cặp kềm:
o Mở mỏ kềm vừa phải, hướng theo trục của răng.
o Đặt mỏ kềm bên trong trước rồi mới đặt bên ngoài
o Bóp cán kềm bám chặt và sát vùng cổ răng.
o Duy trì lực bóp kềm, không quá yếu gây trượt, không quá mạnh gây vỡ răng.
- Lung lay răng
o Mục đích: làm đứt dây chằng, nới rộng xương ổ
o Lung lay theo chiều ngoài trong với biên độ tăng dần, có thể thêm lực xoay với răng một
chân hay răng nhiều chân chụm.
- Lấy răng ra
o Khi răng đã lung lay nhiều dung lực rút răng ra nhẹ nhàng khỏi huyệt ổ răng.
o Ở hàm trên: ra ngoài và xuống dưới
o Ở hàm dưới: ra ngoài và lên trên
- Kiểm soát huyệt ổ răng
o Bơm rửa sạch và thấm khô để quan sát huyệt ổ răng (kết hợp với sờ chóp)
o Nạo sạch tổ chức hạt, xương vụn bệnh lý hay nang chân răng.
KỸ THUẬT ĐẶT ĐÊ CAO SU
1. Đại cương
1.1.Lịch sử
- Rubber Dam
- 1864, Sanford Christie Barnum: chứng minh tiện ích của việc cách ly răng bằng tấm cao su.
- 1882, S. S. White: giới thiệu kềm bấm lỗ đê. Delous Palmer: giới thiệu 1 kiểu móc giữ đê dùng cho
tất cả loại răng.
1.2.Mục đích của đê cao su
- Tạo thuận lợi và tăng hiệu quả điều trị
o Thực hiện điều trị trong phẫu trường khô, sạch và vô trùng (tính chất vật liệu, hiệu quả khử
khuẩn).
o Tăng phẫu trường làm việc (nhìn rõ, giảm vướng mắc dụng cụ - vùng răng sau).
o Thao tác nhanh hơn, tránh được các sự cố (cuốn gòn, gãy dụng cụ…)
- Bảo vệ bệnh nhân
o Tránh rơi vào họng, khí quản các dụng cụ nhỏ, mảnh răng vỡ, vật liệu trám, dung dịch
o Bảo vệ mô mềm (nướu, lưỡi, môi, má) tránh tác động cắt của dụng cụ.
o Tránh tổn thương niêm mạc miệng do sử dụng hóa chất.
- Bảo vệ nhân viên y tế
- Giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp
1.3.Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định
o Điều trị nội nha
o Trám răng
- Chống chỉ định:
o Bệnh nhân bị hen, mang máy thở
o Bệnh nhân động kinh, tâm thần
o Bệnh nhân dễ ói mửa
1.4.Khó khăn trong việc đặt đê
- Tốn kém về thời gian và chi phí cho việc đặt đê
- Bệnh nhân há miệng liên tục, có thể gây khô miệng
- Bác sĩ và bệnh nhân không giao tiếp được với nhau trong quá trình điều trị.
- Một số trường hợp khó khăn trong việc đặt đê
2. Bộ dụng cụ đặt đê
- Đê cao su
o Làm bằng cao su hoặc sillicon
o Kích thước
▪ 127x127mm: Cách ly 1 răng (điều trị nội nha)
▪ 152x152mm: Cách ly nhiều răng (phục hồi, trám răng)
o Độ dày, màu sắc, hương vị khác nhau
o Thế hệ đê cao su mới: OptraDam, OptiDam
o ĐCS được thiết kế theo không gian ba chiều phù hợp với xoang miệng
o Không cần dùng kềm bấm lỗ
o Giúp giảm sự căng của ĐCS → đặt đê dễ dàng hơn
o Mở rộng tầm nhìn và tạo phẫu trường làm việc tối ưu, có thể cô lập răng ở cả hai hàm
- Khung căng đê
o Duy trì sự căng của tấm cao su để ép môi và lưỡi
o Hình chữ U
o Có 2 loại: nhựa, kim loại
- Kềm bấm lỗ đê
o Dùng để bấm lỗ trên đê
o Mâm xoay, 5 cỡ lỗ (0,7 – 2 mm)
o Mâm không xoay, 1 cỡ lỗ
- Móc giữ đê
o Based on material
▪ Metallic: Stainless steel – Carbon steel
▪ Plastic
o Based on number of bows
▪ Single bow
▪ Double bow
o Loại cho răng trước có 2 cung hai bên
o Loại cho răng sau có 1 cung, có / không có cánh nhỏ (cung thường
được đặt về phía xa của răng cần đặt)
o Răng vỡ lớn
o Đặt móc ở răng bên cạnh về phía xa răng cần điều trị
o Lựa chọn móc duy trì được 4 điểm tiếp xúc với răng
o Nếu móc quá lớn, có thể gây tổn thương mô mềm
o Nếu móc quá nhỏ sẽ không khít sát và ổn định
- Kềm mang móc giữ đê
o Mở và đặt clamp quanh răng
o Kềm Ivory cho phép nha sĩ ấn clamp xuống nướu
- Chỉ nha khoa
o Kiểm tra điểm tiếp xúc giữa các R, phục hình
o Tránh sự rơi clamp vào khí quản, thực quản.
- Khung căng đê
- Chất bôi trơn
- Chỉ nha khoa
3. Quy trình đặt đê cao su
3.1.Nguyên tắc
- Cần có ống hút phẫu thuật
- Làm sạch cao răng, bộc lộ rõ khi làm việc
- Các kẽ răng thông thoáng
- Móc giữ đê phải có 4 điểm chạm trên răng, ôm chặt cổ răng vừa phải
- Móc giữ đê đặt ở chu vi nhỏ nhất của thân răng, không làm cản trở thao tác của bác sĩ.
- Đê cao su phải ôm kín quanh cổ răng liên quan, không được rách.
- Khung căng đê phải đặt cân xứng ở giữa so với đê, phần mở của chữ U quay lên trên, phần cong lồi
của đáy chữ U quay ra ngoài, bờ trên của khung nằm thấp hơn mũi bệnh nhân.
3.2.Quy trình
- Sửa soạn răng
o Lấy sạch cao răng
o Kiểm tra vùng kẽ răng bằng chỉ nha khoa
o Mài nhẵn ở vị trí không đều của miếng trám cũ.
- Chọn clamp
o Ôm khít cổ răng (nếu cần có thể mài bớt),
o Không gây đau và tổn thương nướu.
o Nên giữ clamp bằng chỉ nha khoa
- Bấm lỗ trên đê
o Đánh dấu vị trí răng cần đặt:
▪ Mặt láng ra ngoài.
▪ Đặt đê cân xứng.
▪ 2 đường thẳng chia đê làm 4 phần đều nhau tương ứng 4 phần hàm.
▪ 4 đường thẳng chia đê làm 9 phần đều nhau, giao điểm của 4 đường là vị trí của 4 R
nanh
o Chọn lỗ thích hợp, bấm mạnh, dứt khoát.
- Đặt đê
o Đặt móc và đê cùng lúc
o Đặt móc vào cổ răng trước
o Đặt đê vào răng trước
- Ấn đê xuống khỏi tiếp điểm 2 răng
- Căng đê lên khung
- Đặt ống hút nước bọt
- Tháo hệ thống đê
o Cách 1
▪ Tháo khung chữ U ra khỏi đê.
▪ Dùng kềm kẹp clamp lấy clamp ra khỏi răng, cắt chỉ (nếu có).
▪ Lấy đê cao su ra (có thể lấy toàn bộ hệ thống clamp và đê ra cùng lúc, nếu dùng clamp
có cánh).
o Cách 2
▪ Tháo clamp ra khỏi răng.
▪ Lấy đồng thời đê và khung ra khỏi răng.
4. Trường hợp đặc biệt
- Răng chưa mọc hết: Không có điểm chặn để giữ clamp không trượt khỏi thân răng
- Thân răng gãy còn lại quá thấp: Không có điểm chặn để giữ clamp
- Răng chen chúc
KỸ THUẬT ĐO TÚI NHA CHU VÀ LẤY CAO RĂNG
1. Mảng bám và cao răng
- Mảng bám răng là một lớp màng sinh học không màu hoặc hơi ngà tạo thành trên bề mặt răng do vi
khuẩn, nước bọt và thức ăn thừa tạo thành.
- Cao răng (vôi răng) là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước
bọt.
- Phân loại
o Theo vị trí
▪ Cao răng trên nướu
▪ Cao răng dưới nướu
o Theo tính chất
▪ Cao răng nước bọt
▪ Cao răng huyết thanh
CAO RĂNG TRÊN NƯỚU CAO RĂNG DƯỚI NƯỚU
Ở phía thân răng so với đường viền Ở phía chóp răng so với đường viền
Vị trí
nướu nướu
Màu sắc Vàng/ trắng Nâu/Đen
Phân bố Gần các lỗ ống tuyến nước bọt Tất cả các vùng trong miệng
Tỷ lệ chất khoáng và Trung bình khoảng 37% thể tích, từ Trung bình khoảng 58% thể tích, từ
nguồn gốc nước bọt dịch nướu
Tiềm năng bệnh tật Ít bằng chứng Liên hệ với bệnh nha chu
- Tác động của mảng bám cao răng đối với sức khỏe mô nha chu
2. Dụng cụ
2.1.Dụng cụ đo túi nha chu
- Cây đo túi nha chu
o Xác định vị trí cao răng
o Đo mức độ tụt nướu, độ rộng của nướu dính, kích cỡ tổn thương miệng
o Xác định bất thường răng và mô mềm
o Xác định vị trí và tình trạng vùng chẽ răng, khả nảng chảy máu và liên quan niêm mạc miệng.
- Phân loại các cây đo túi nha chu
o 1 • Cây đo cổ điển, đo bằng tay, không kiểm soát áp lực
o 2 • Cây đo với áp lực không đổi
o 3 • Cây đo tự động với áp lực không đổi, ghi lại dữ liệu
o 4 • Cây đo 3D
o 5 • Cây đo 3D và siêu âm
2.2.Dụng cụ lấy cao răng bằng tay
- Dụng cụ hình liềm
2.3.Máy cạo cao siêu âm
3. Kỹ thuật đo túi nha chu
3.1.Quy tắc đo túi:
- Đo lần lượt theo 6 vùng răng
- Trên mỗi vùng răng lấy 1 giá trị cao nhất
3.2.Kỹ thuật đo túi
- Đầu làm việc song song với bề mặt chân răng.
- Luôn đảm bảo đầu dò tiếp xúc với bề mặt răng khi tiếp xúc với đáy túi để đảm bảo đọc đúng và hạn
chế tổn thương mô mềm.
- Khi đo mặt bên, nghiêng cây đo túi về phía đường giữa ở mặt bên
- Lực đặt vào khe nướu khoảng 25 gram
- Vì thông thường không có thang đo để đo, áp suất 25g thường tương đương với áp suất cần thiết để
ấn miếng đệm của ngón tay cái xuống 1–2 mm
- Di chuyển cây thăm dò theo nhịp đi bộ (Walking stroke) bằng cách di chuyển đầu dụng cụ lên xuống
và đi tới (với mỗi bước có chiều cao 1-2 mm và chiều dài là 1 mm)
- Chỉ dùng cổ tay hoặc ngón tay để di chuyển cây thăm dò để tạo áp lực nhẹ nhàng khi khám mô nha
chu.
- Yếu tố gây cản trở việc đo túi nha chu
o Cao răng
o Phục hình
4. Quy trình lấy cao răng
4.1.Định nghĩa
- Lấy cao răng
o Thủ thuật mục đích loại bỏ mảng bám và cao răng khỏi bề mặt thân răng.
o Cao răng trên nướu
o Cao răng dưới nướu
- Làm nhẵn bề mặt chân răng
o Kỹ thuật tác động vào bề mặt chân răng để loại bỏ mảng bám và khôi phục bám dính của
nướu vào chân răng.
4.2.Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định
o Vệ sinh răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
o Điều trị các bệnh lý nha chu
- Chống chỉ định tạm thời
o Bệnh nhân đang có nhiễm trùng răng miệng.
o Bệnh nhân mắc bệnh toàn thân đang trong giai đoạn tiến triển: bệnh máu (Hemophillie, xuất
huyết giảm tiểu cầu), đái tháo đường...
4.3.Quy trình lấy cao răng
- Khám vào chẩn đoán nha chu
- Chuẩn bị dụng cụ
o Bộ dụng cụ khám cơ bản
o Dụng cụ lấy cao
o Dụng cụ và bột đánh bóng
o Dung dịch sát khuẩn súc miệng
- Tư thế của bệnh nhân và nha sĩ
o Tránh cho người làm lâm sàng và bệnh nhân khó chịu và bị thương tổn
o Cho phép một tầm nhìn sáng sủa, tốt nhất vừa đúng với tầm nhìn
o Cho phép tiếp cận răng dễ dàng
o Có hiệu quả: thời gian và sức lực
o Vùng răng sau hàm trên bên phải
▪ Nha sĩ: ngồi hướng 9 giờ
▪ Hướng chiếu sáng của đèn
▪ Tầm nhìn
▪ Banh môi má
▪ Điểm tựa:
• Ngoài miệng, lòng bàn tay ngửa.
• Phần lưng ngón giữa và ngón thứ tư tựa vào trên mặt ngoài của hàm dưới bên
phải của khuôn mặt.
o Vùng răng cửa hàm trên
▪ Nha sĩ: ngồi hướng 12h
▪ Hướng chiếu sáng của đèn
▪ Tầm nhìn
▪ Banh môi má
▪ Điểm tựa
o Vùng răng sau hàm trên bên trái
▪ Nha sĩ: ngồi hướng 9h
▪ Hướng chiếu sáng của đèn
▪ Tầm nhìn
▪ Banh môi má
▪ Điểm tựa
o Vùng răng sau hàm dưới bên trái
▪ Nha sĩ: ngồi hướng 9h
▪ Hướng chiếu sáng của đèn
▪ Tầm nhìn
▪ Banh môi má
▪ Điểm tựa
o Vùng răng cửa hàm dưới: mặt ngoài
▪ Nha sĩ: ngồi hướng 8h, 12h
▪ Hướng chiếu sáng của đèn
▪ Tầm nhìn
▪ Banh môi má
▪ Điểm tựa
o Vùng răng cửa hàm dưới: mặt trong
▪ Nha sĩ: ngồi hướng 12h
▪ Hướng chiếu sáng của đèn
▪ Tầm nhìn
▪ Banh môi má
▪ Điểm tựa
o Vùng răng sau hàm dưới bên phải:
▪ Nha sĩ: ngồi hướng 12h
▪ Hướng chiếu sáng của đèn
▪ Tầm nhìn
▪ Banh môi má
▪ Điểm tựa
- Tiến hành lấy cao răng
o Việc lấy cao được thực hiện theo thứ tự từ vùng I đến vùng VI
o Trong mỗi vùng cũng nên theo một thứ tự:
▪ Mặt ngoài
▪ Kẽ răng
▪ Mặt trong
▪ Mặt nhai
- Thao tác với dụng cụ cầm tay
o Chủ yếu động tác kéo mạnh và ngắn.
o Áp cạnh sắc của dụng cụ sát vào mặt răng ngay bờ dưới của mảnh cao răng về phía chóp gốc
răng.
o Kéo dụng cụ về phía thân răng với một lực đủ mạnh để tách miếng cao bong ra thành từng
mảng
o Khi kéo dụng cụ, tay không rời điểm tựa, đoạn đường đi của dụng cụ ngắn để tránh tổn
thương đến mô lân cận
o Tránh đào bới, bào mòn mảnh cao
o Tránh các miếng trám
- Thao tác với dụng cụ cầm tay
o Sự ổn định
o Sự thích nghi
▪ Đặt ở 1mm hoặc 2mm của đầu làm việc tiếp xúc với bề mặt của răng
o Góc độ của dụng cụ
▪ Là góc tạo bởi bề mặt của dụng cụ và bề mặt của răng
o Lực đè ngang
o Chuyển động cổ tay và ngón tay
- Thao tác với máy cạo cao
o Lưu ý:
▪ Mũi lấy cao luôn song song với trục của răng.
▪ Cần có điểm tựa
o Thao tác
▪ 1. Lắp đầu cạo cao vào máy
▪ 2. Bật công tắc mở máy, đèn sáng báo hiệu máy mở
▪ 3. Vặn nút tốc độ, nút điều chỉnh nước ở mức độ thích hợp
▪ 4. Ấn pedal kiểm tra nước
▪ 5. Đặt đầu lấy cao răng vào vị trí lấy cao, ấn nút điều khiển chân khoảng 5-10 giây
sau đó dừng khoảng 3-5 giây, tiếp tục ấn nút điều khiển chân.
▪ 6. Góc độ của đâu cây lấy cao với răng tốt nhất là 0 độ và ko bao giơ vượt quá 15o,
nếu không sẽ gây tổn thương cho răng và mô quanh răng
- Đánh bóng răng
o Mục đích
▪ Để lấy sạch mảnh cao răng còn sót, mảng bám răng, vết dính
▪ Giúp mặt răng trơn nhẵn dễ chải rửa
o Quy trình:
▪ Lắp đài cao su hay chổi đánh bóng vào tay khoan
▪ Lấy bột đánh bóng vào chổi hay đài cao su
▪ Áp đầu cao su hay chổi có bôi thuốc lên mặt răng, cho máy chạy chậm và di chuyển
đều trên mặt răng
- Súc miệng – sát khuẩn – dặn dò
o Cho bệnh nhân súc miệng kĩ bằng nước sát khuẩn, nước muối sinh lý hoặc chloherxidine
gluconate 2%
o Chấm thuốc sát khuẩn
o Hướng dẫn bệnh nhân vệ
sinh răng miệng, hẹn tái
khám lại sau 3-6 tháng
KỸ THUẬT TẠO XOANG TRÁM THEO BLACK
1. Đại cương
- Sâu răng là một bệnh nhiễm trùng, có nguồn gốc vi khuẩn, gây ra sự khử khoáng và phá hủy các mô
cứng của răng
- Tổn thương mô cứng của răng không do sâu
o Mòn răng
o Chấn thương răng
- Greene Vardiman Black (1836-1915):
o Một trong những người sáng lập ngành Nha khoa hiện đại ở Hoa Kỳ
o Thành tựu:
▪ Nguyên nhân của tình trạng nhiễm Fluor ở răng
▪ Phân loại xoang trám và yêu cầu của xoang trám lý tưởng
▪ “Mở rộng phòng ngừa”
▪ Ghế nha điều khiển bằng chân
- Mục đích của tạo xoang trám
o Lấy đi tất cả mô răng sâu, không cho sâu răng lến triển, phòng ngừa không để răng bị sâu lại
o Tạo xoang lưu giữ miếng trám sao cho dưới tác động của lực nhai sinh lý mà không bị vỡ
răng và bong miếng trám
o Cho phép đạt được thẩm mỹ và chức năng của vật liệu trám
➔ Tạo xoang trám và sự chuẩn bị về mặt cơ học của răng để tiếp nhận vật liệu trám nhằm phục hồi
lại hình thể, chức năng, thẩm mỹ của răng
2. Phân loại xoang trám
- Theo hình thể: Gồm có xoang đơn và xoang kép
o Xoang đơn: là xoang chỉ chiếm 1 mặt răng
o Xoang kép: là xoang chiếm từ 2 mặt răng trở lên
- Theo Black: Dựa theo vị trí sâu răng, phân loại xoang trám thành 6 loại (6 nhóm)
o Loại I: Sâu răng ở hố rãnh
▪ Hố rãnh mặt nhai răng cối lớn/nhỏ.
▪ Rãnh ngoài răng cối lớn dưới và rãnh trong của răng cối lớn hàm trên.
▪ Mặt trong răng cửa hàm trên

o Loại II: Sâu răng ở mặt bên sau

o Loại III: Sâu răng ở mặt bên răng trước không tổn thương rìa cắn

o Loại IV: Sâu răng ở mặt bên răng cửa có tổn thương rìa cắn

o Loại V: Sâu răng ở cổ răng

o Loại VI: Tổn thương ở đỉnh múi của răng sau hoặc ở rìa cắn của răng cửa
3. Các thành phần của xoang
- Thành xoang: là các thành bao bọc xung quanh xoang, được gọi tên theo tên của mặt răng tương ứng
với thành đó.
- Ví dụ:
o Thành ở phía gần của R được gọi là thành gần.
o Thành ở phía ngoài của R được gọi là thành ngoài hay thành má.
o Thành ở phía trong của R được gọi là thành trong hay thành lưỡi.
o Thành xoang nằm về phía lợi R (nướu răng) được gọi là thành lợi (hay vách nướu)

- Đáy xoang: là vách xoang nằm về phía tủy hoặc là thành xoang song song trục răng. Như vậy đáy
xoang có thể là thành tủy hay thành trục.

- Đường góc: là đường được thành lập do hai thành xoang gặp nhau và tên của đường góc là tên của
hai thành gặp nhau (góc nhị diện).
o Ví dụ: Thành má và thành tủy gặp nhau tại đường góc má tủy
- Điểm góc: là điểm gặp nhau của ba thành xoang, được gọi tên theo tên
của ba thành hợp thành (góc tam diện).
o Điểm góc lưỡi lợi (nướu) trục là điểm gặp nhau của 3 thành:
thành lưỡi, thành lợi, thành trục.
o Điểm góc xa tủy má là điểm gặp nhau của 3 vách: thành xa,
thành tủy, thành má.
- Đáy xoang, đường góc và
điểm góc
Thành trong: lingual – l
Thành ngoài: facial – f
Thành lợi: gingial – g
Thành trục: axial – a
Thành cắn: incisive – i
Thành tủy: pulpal – p
Thành gần: mesial – m
Thành xa: distal – d
Thành nhai: occlusal – o
4. Các yêu cầu của xoang trám
- Đáy phẳng và thẳng góc lực nhai
o Đáy xoang hình cầu: Đây thường là đáy tự nhiên của một lỗ sâu: sau
khi mở rộng miệng lỗ sâu, nạo sạch đáy thì đáy thường có hình này
o Trường hợp xoang quá sâu, nếu làm một đáy phẳng lớn sẽ làm hại đến
tủy răng, ta có thể làm một đáy với nhiều bậc phẳng (hình bậc thang)

- Phải có phần lưu: phần lưu phải ở trong ngà

- Bờ, thành xoang thẳng, vững chắc


o Bờ có thể thẳng đứng hoặc vát
o Bờ men không có ngà nâng đỡ cần loại bỏ
- Góc xoang
o Tránh tạo góc nhọn
o Góc vuông, tròn hoặc tù
- Miệng xoang đủ rộng: Để đưa dụng cụ và
vật liệu trám vào
5. Các giai đoạn tạo xoang
a. Mở lối vào xoang
- Dùng khoan tròn hoặc trụ để mở rộng, lấy hết đi các bờ men không được chống đỡ bằng ngà lành
- Dùng cây nạo (vừa với lỗ sâu) để nạo lấy hết thức ăn nhồi nhét và mô răng sâu, ngà mềm trong lỗ
sâu
b. Tạo xoang
- Tùy vị trí sâu hoặc bệnh lý xảy ra ở mặt răng nào mà tạo hình
dạng xoang thích hợp của từng loại xoang.
- Nguyên tắc
o Mở rộng bờ mép xoang đến khoảng men lành
o Thành xoang phẳng và được chống đỡ bằng ngà lành
mạnh
o Ở mặt nhai, miếng trám phải có bờ mặt dày thích hợp để có độ cứng cần thiết, nhưng phải
tiết kiệm mô răng

o Nối hai xoang lại với nhau nếu phần men còn lại
giữa hai xoang quá ít (nhỏ hơn 1,5mm).
o Xoang răng không được có những điểm hoặc
góc nhọn, đường quanh bờ mép X phải tròn,
điểm góc phải rõ
o Xoang phải có phần lưu
c. Lấy hết chất sâu
- Kiểm tra lại thấy còn chút ít mô sâu thì phải dùng nạo bén hoặc mũi khoan tròn để lấy đi cho hết.
- Dùng nạo ngà để kiểm tra độ cứng mềm của lớp ngà còn lại

d. Hoàn tất
- Vát bờ men: dùng mũi khoan trụ để vát đi phần bờ men yếu
hoặc nhọn
- Rửa sạch xoang (cho sạch hết các chất bẩn, hoặc bụi ngà
trong xoang)
- Cô lập răng, khử khuẩn và thổi khô xoang
KỸ THUẬT LẤY DẤU VẬT LIỆU ALGINATE
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
- Khay lấy dấu làm sẵn Khay lấy dấu cá nhân
- Khay toàn hàm Khay bán hàm
- Khay cho hàm còn răng Khay cho hàm mất răng
- Khay nhựa Khay kim loại
- Khay đục lỗ Khay không đục lỗ
- Kích cỡ nhỏ, trung bình, lớn
a) Khay lấy dấu
o Khay lấy dấu làm sẵn
o Khay lấy dấu cá nhân
- Yêu cầu khi thử khay
o Khay cứng chắc để không bị biến dạng
o Cấu tạo phù hợp với chất liệu lấy dấu
o Phù hợp với vị trí và tính chất mất răng
o Phù hợp với hình dáng và kích thước cung răng
- Khi thử khay, thành ngoài cách đều mặt ngoài các răng thật khoảng 3-5mm
- Phía sau trùm kín răng khôn, lồi củ XHT, tam giác hậu hàm
b) Chuẩn bị Alginate và dụng cụ trộn
2. Chuẩn bị bệnh nhân
- Giải thích rõ công việc và các động tác cần phối hợp với bác sĩ trong suốt quá trình lấy dấu
- Thao tác thử trên BN vài lần
- Cho BN súc miệng nước ấm để loại bỏ bớt chất nhờn của nước bọt và thức ăn dính trên răng
- Bệnh nhân quá nhạy cảm: dùng thuốc tê xịt họng trước khi lấy khuôn 2-3 phút
➔ Tư thế
- Bệnh nhân ngồi tư thế thoải mái
- Lưng ghế gần như vuông góc với sàn nhà.
- Lấy dấu hàm trên: miệng bệnh nhân ngang ngực BS
- Lấy dấu hàm dưới: miệng bệnh nhân ngang khuỷu tay.
3. Kỹ thuật lấy dấu
a) Đánh vật liệu lấy dấu
- Lấy bột và nước
o Trong khi vận chuyển và lưu trữ kéo dài, trước khi mở một túi mới, lên lắc đều hoặc để lộn
ngược và phải hướng lên trong khoảng một phút
o Điều này sẽ pha trộn các thành phần nặng với những thành phần nhẹ hơn, kết quả là đầy đủ
các thành phần của vật liệu trong mỗi muỗng
- Alginate trong thành phần chứa silicat gây ra vấn đề về phổi nếu hít phải (bệnh bụi phổi). Cho nên
khi trộn, kĩ thuật viên cần sử dụng bảo hộ bằng khẩu trang
- Đong bột và nước theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất
b) Các thì trong quá trình lấy dấu
- Thì trộn: hòa tan các thành phần trong hỗn hợp trộn (bột/nước) → Thời gian trộn Alginate thông
thường là 20 – 30 giây, chậm nhất là 1 phút.
- Thì miết: đuổi bọt khí sinh ra trong quá trình hòa tan các thành phần. Miết hỗn hợp theo 1 chiều.
- Thì gom: thu gọn hỗn hợp đã trộn thành 1 khối
- Thì lấy: dùng động tác vét vật liệu để lấy trọn khối hỗn hợp trên mặt lưỡi của bay trộn
c) Tư thế
- Vị trí bác sĩ: bên phải bệnh nhân (vị trí 9h)
- Lấy dấu hàm trên: có thể đứng phía sau bệnh nhân (vị trí 11h30)
d) Quy trình lấy dấu
- B1: Đưa khay vào miệng bệnh nhân
o Cán thìa tạo 1 góc 45o so với đường trung trực của mặt
- B2: Điều chỉnh thìa
o Sau khi đi cả khay vào miệng thì điều chỉnh cán khay sao cho trùng với đường trung trực của
mặt thì dừng lại.
o Hai ngón trỏ và ngón giữa đỡ đáy khay rồi ấn đều từ sau ra trước cho đến khi đáy song song
và cách đều mặt nhai
- B3: Hướng dẫn bệnh nhân làm động tác môi má
o Mím môi để lấy dấu thắng môi, thắng má
o Đưa lưỡi ra trước để lấy dấu thắng lưỡi
o Sau đó nói bệnh nhân mềm môi má trở lại
- B4: Gỡ khay
o Sau khi đông cứng 2-3 phút, thìa lấy dấu lên dược lấy ra khỏi miệng bệnh nhân. Nếu lấy ra
quá chậm có thể gây biến dạng vĩnh viễn hoặc rách dấu.
o Khay được gỡ nhẹ nhàng theo trục răng
o Rửa trên vòi nước để bỏ bớt nước bọt và máu (nếu có)
o Sau khi lấy dấu, khay nên được khử trùng và đổ mẫu ngay.
e) Yêu cầu của một dấu răng tốt
- Dấu trung thực, không bị co giãn, biến dạng
- Phản ánh đủ chi tiết như cung răng, thắng môi – má – lưỡi, vòm miệng, sàn miệng.
- Không bọng, không rách
- Chất lấy dấu không bong khỏi khay
- Thành và đáy không bị lộ
4. Kỹ thuật đổ mẫu
- Định nghĩa: Đổ mẫu là công việc chuyển từ khuôn dấu đã lấy sang mẫu thạch cao
- B1: Trộn thạch cao
o Thời gian trộn: 1-2 phút
o Thạch cao càng đặc, trộn lâu hoặc cho thêm muối vào nước thì càng cứng
- B2: Đổ mẫu
o Đổ một ít thạch cao vào vị trí cao nhất của khuôn như sống hàm, vòm miệng để thạch cao
tràn vào các dấu răng và vùng làm việc.
o Khi thạch cao lấp đầy các dấu răng thì đổ nhanh đầy khuôn
- B3: Đổ đế
o Trộn ít thạch cao đổ xuống bàn kính và úp khay lấy dấu lên trên sao cho đáy khay sog song
với mặt phẳng ngang.
o Bề dày từ ngách tiền đình đến đáy mẫu khoảng 10-12mm
- B4: Gỡ mấu
o Gỡ mẫu nhẹ nhàng theo trục răng
o Nếu răng nghiêng hoặc đứng đơn lẻ thì cần phải cắt dấu để tránh gãy mẫu
KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM TRONG NHA KHOA
- Kiểm soát lây nhiễm là một quy trình toàn diện có hệ thống, nhằm mục đích ngăn ngừa lan truyền
tác nhân gây bệnh cho người làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe có tiếp xúc trực tiếp hoặc
gián tiếp với bệnh nhân, sinh bệnh phẩm.
- Lây truyền bệnh đòi hỏi:
o Ký chủ nhạy cảm
o Tác nhân gây bệnh đủ tính lây nhiễm và đủ lượng để gây nhiễm
o Nguồn chứa cho phép tác nhân gây bệnh tồn tại và nhân lên
o Phương thức lây truyền
➔ Chuỗi nhiễm
1. Lây nhiễm và kiểm soát lây nhiễm
1.1.Nguồn bệnh
- Bệnh nhân có thể là 1 vector mang bệnh
➔ Tất cả BN đều có nguy cơ như nhau
- Dụng cụ có thể nhiễm trùng
- Không khí bị lây nhiễm
1.2.Vi sinh vật gây bệnh
- Virus: Con đường lây truyền bệnh
o Quan hệ tình dục không an toàn
o Mẹ sang con khi mang thai và cho con bú
o Đường máu
- Vi khuẩn
o Staphylococcus aureus → MRSA
o Mycobacterium tuberculosis: Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 do khó phát hiện ra
bệnh
- Chlamydiae, Rickettsia, Mycoplasma
- Nấm
- Ký sinh trùng
1.3.Đường lây truyền
- Biện pháp chuẩn chống lại bệnh lây truyền theo
đường máu
o NVYT bảo vệ niêm mạc của mình
o Không được để dụng cụ sắc nhọn gây tổn thương
o Mẫu hàm, hàm giả cần được khử khuẩn trước khi gửi đi
o Rác thải nha khoa cần được đóng kín và xử lý theo đúng quy định.
o Phương tiện tiếp xúc với niêm mạc bệnh nhân phải được tiệt khuẩn mức độ cao hoặc khử
khuẩn
- Các vi khuẩn trong dịch miệng cũng như các mảnh nhỏ của mô mềm và mô cứng bắn ra bên ngoài
khoang miệng của bệnh nhân và trở thành các hạt lơ lửng trong không khí với nhiều kích thước và
thành phần khác nhau trong hầu hết mọi ca điều trị nha khoa.
- Các thiết bị tạo ra khí dung chính trong nha khoa: dụng cụ quay, dụng cụ siêu âm, thiết bị đánh bóng
răng dùng hơi, vòi xịt nước xịt hơi
- Khu vực có số lượng hạt khí dung cao nhất xung quanh khoang miệng trong quá trình điều trị
- Các cấp độ vô khuẩn
o Tiệt khuẩn (Sterilization): Diệt hoặc loại bỏ mọi dạng vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi
khuẩn
o Khử khuẩn (Disinfection): Loại bỏ hầu hết hoặc tất cả các VSV gây bệnh trên dụng cụ nhưng
không diệt được hết bào tử vi khuẩn
o Làm sạch, khử bẩn (Cleaning): Dùng biện pháp cơ học để làm sạch tác nhân nhiễm khuẩn,
chất hữu cơ trên dụng cụ
o Khử nhiễm (Decontamination): Loại bỏ các chất hữu cơ và
giảm số lượng VK gây bệnh để đảm bảo an toàn khi sử
dụng, vận chuyển, thải bỏ
o Sát khuẩn (Antiseptic)
➔ Làm sạch, khử khuẩn: vùng làm việc
➔ Khử khuẩn: đồ vật gần với bệnh nhân
➔ Tiệt khuẩn: dụng cụ làm việc trực tiếp với bệnh nhân
2. Khử khuẩn dụng cụ
2.1.Phân loại dụng cụ
- Dụng cụ phải tiệt khuẩn (Critical Items):
o Áp dụng đối với những dụng cụ trực tiếp tác động vào mô mềm, xương, tiếp xúc trực tiếp
với máu, khoang vô khuẩn…
o Các dụng cụ này sau khi sử dụng phải tiệt khuẩn bằng nhiệt hoặc thải bỏ đối với các dụng cụ
sử dụng 1 lần…
- Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ cao (Semi-critical):
o Áp dụng đối với những dụng cụ có tiếp xúc với niêm mạc hoặc da bị tổn thương
o Tối thiểu phải được khử khuẩn mức độ cao bằng hóa chất
o Ví dụ: Gương nha khoa, tay khoan, dụng cụ trám răng…
- Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ trung bình – thấp (non-critical)
o Áp dụng với những dụng cụ chỉ tiếp xúc với da lành
o Chỉ cần rửa sạch và khử khuẩn bằng các dung dịch khử khuẩn
2.2.Quy trình khử khuẩn dụng cụ
- B1: Dụng cụ làm xong phải ngâm ngay vào dung dịch khử khuẩn
- B2: Sau đó dụng cụ được lau rửa cẩn thận với xà phòng → Loại bỏ máu, nước bọt, mảnh vụn
o Phương pháp lau rửa dụng cụ:
▪ Dùng bàn chải cọ rửa
▪ Chải rửa bằng máy siêu âm
▪ Máy rửa tự động
- B3: Dụng cụ được đóng gói
- B4: Hấp
- B5: Bảo quản
- B6: Sử dụng
2.3.Các biện pháp khử khuẩn nóng
- Đốt:
o Đốt trực tiếp trên ngọn lửa đèn cồn hoặc cồn
o Phương pháp này không nên dùng vì không đảm bảo vô khuẩn và gây hỏng dụng cụ
- Đun sôi
o Phương pháp rất đơn giản, rẻ tiền nhưng không khử khuẩn tuyệt đối được.
o Nguyên tắc
▪ Đun sôi 30 phút kể từ lúc sôi
▪ Nước ngập dụng cụ
▪ Có thể thêm vào natri carbonat để tăng hiệu quả
▪ Nên dùng nước đã được đun sôi để nguội
o Nhiệt độ dưới 100oC
▪ Huyết thanh hoặc dịch cơ thể
▪ Vacxin
▪ Thanh trùng sữa
o Ở nhiệt độ > 100oC
▪ Kim tiêm
▪ Dụng cụ kim loại và dụng cụ phẫu thuật ngoại trừ kéo, dao
- Tủ sấy khô
o Khử khuẩn dụng cụ, bột, dầu và những thứ không hấp ướt hay đun sôi được
o Nhiệt độ, thời gian tối ưu
▪ 160oC trong 120 phút
▪ 180oC trong 30 hoặc 60 phút
o Ưu điểm:
▪ Khử khuẩn được dụng cụ là kính, thủy tinh không bị hỏng
▪ Không làm gỉ sét, ăn mòn
▪ Giá thành rẻ
o Nhược điểm: hư hại đồ vải và cao su
- Autoclave
o Phương pháp chắc chắn nhất để tiêu diệt tất cả vi khuẩn và bào tử trong một thời gian ngắn
nhất.
o Nguyên lý:
▪ Áp lực 1atm, nhiệt độ 120oC trong 15-20 phút
▪ Áp lực 2atm, nhiệt độ 134oC trong 3 phút
▪ Dụng cụ phải được bao bọc trong túi hấp
o Nhược điểm: giá thành cao
- Tia tử ngoại
o Tia tử ngoại có bước sóng khoảng 0,39 µm
o Ảnh hưởng đến hầu như tất cả quá trình trao đổi chất và sinh lý chức năng của mỗi sinh vật.
o Khống chế khả năng sinh sản của vi sinh vật
2.4.Tay khoan
- Quy trình chuẩn
o B1: Dùng tay xịt hơi làm sạch ống dầu trong khoảng 10 giây
o B2: Rửa mặt ngoài bằng bàn chải và xà phòng hoặc dùng máy rửa, không dùng máy siêu âm
o B3: Lau bỏ vết dầu và loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng cồn
o B4: Bao bọc và hấp ẩm
o B5: Bơm dầu bôi trơn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất
3. Bảo vệ da và niêm mạc
3.1.Sát khuẩn da và niêm mạc người bệnh
- Tiêu chuẩn của thuốc sát trùng lý tưởng
o Tác dụng ở nồng độ loãng
o Không độc với mô hoặc làm hỏng dụng cụ
o Ổn định
o Không làm mất màu hoặc nhuộm màu
o Không mùi
o Tác dụng nhanh ngay cả khi có protein lạ, dịch rỉ viêm
- Phân loại thuốc sát khuẩn
o Oxy hóa: H2O2, Ozon, Phức hợp có Cl, KMnO4
o Chất gây tổn thương màng: Chlorhexidine
o Biến chất Protein: Cồn, Phức hợp phenol, Iod, Kim loại nặng như Hg, Ag
3.2.Rửa tay sát khuẩn
- Rửa tay: Chùi rửa để loại bỏ các vết bẩn nhìn thấy được bằng phương pháp cơ học
- Sát khuẩn tay: Diệt khuẩn bằng các chất hóa học
3.3.Sử dụng đồ bảo hộ cá nhân
- Các biện pháp bảo vệ
o Bác sĩ: mũ, kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay, rửa tay đúng cách
o Bệnh nhân: kính bảo hộ, khăn trải ngực
- Khẩu trang
o Không tiếp xúc với lỗ mũi hay môi / Có hiệu quả lọc vi khuẩn cao
o Viền khẩu trang kín / Không gây mờ kính
o Mang và tháo dễ dàng / Không gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng
o Không xẹp ngay cả khi ướt
- Khẩu trang
o Đeo đúng cách, phân biệt mặt trong ngoài
o Thay khẩu trang 1 giờ/ lần
- Găng tay
o Nhiều vật liệu khác nhau
o Dày, mỏng khác nhau
o 1 bệnh nhân/ 1 đôi + 1 giờ/ 1 đôi
- Kỹ thuật đeo găng
o Mang găng tay
▪ Làm giảm nguy cơ lây truyền mầm bệnh từ BN cho NVYT và ngược lại, và giữa các
bệnh nhân với nhau.
▪ Giảm nhiễm bẩn bàn tay của nhân viên y tế
o Việc mang găng không thể thay thế được việc rửa tay
▪ Cần phải măng găng tay khi tiếp xúc với niêm mạc, máu, nước bọt, hoặc các chất bẩn.
▪ Tháo găng sau mỗi 60 phút hoặc khi kết thúc điều trị
▪ Sử dụng găng tay mới cho bệnh nhân tiếp theo
- Mặc áo bảo hộ
o Có thể mặc áo choàng, áo blouse… nhằm mục đích bảo vệ da tránh khỏi máu, nước bọt, các
chất bẩn khác
o Nên thay áo khi bị dính bẩn
o Khi ra khỏi khu vực điều trị cần phải thay áo
4. Vô trùng phòng nha
- Môi trường phòng nha
o Có thể bị nhiễm bẩn
o Không liên quan trực tiếp trong việc lây truyền bệnh truyền nhiễm
o Không đòi hỏi quy trình khử khuẩn nghiêm ngặt
- Môi trường phòng nha được chia thành 2 loại sau:
o Bề mặt tiếp xúc (Clinical contact surface)
o Bề mặt phẳng trong phòng (Housekeeping surface)
4.1.Bề mặt tiếp xúc
- Touch surfaces tiếp xúc trực tiếp và nhiễm bẩn trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.
o VD: tay cầm đèn, công tắc, nút điều khiển, viết, điện thoại, hộp chứa…
- Transfer surfaces không tiếp xúc trực tiếp với chất bẩn nhưng thường xuyên tiếp xúc với dụng cụ
nhiễm bẩn.
o VD: khay dụng cụ, các giá treo dụng cụ…
- Splash, spatter, and droplet surfaces không tiếp xúc trực tiếp với các chất bẩn, dụng cụ bẩn.
o VD: mặt bàn, mặt tường…
- Dụng cụ bảo vệ “BARRIER”
o “Barrier” đều phải kháng nước
o Túi nylon, băng nylon
- Lau rửa và khử khuẩn
o Bề mặt được làm sạch trước khi khử khuẩn
o Sử dụng các hóa chất khử khuẩn
4.2.Nơi làm việc
- Sàn nhà mỗi ngày lau hai lần:
o Lần một: giờ nghỉ trưa: Lau ướt/ Lau xà phòng/ Lau ướt/ Lau khô
o Lần hai: sau khi nghỉ làm việc vào buổi tối: Lau ướt/ Lau xà phòng/ Lau nước Javel/ Lau khô
- Trang thiết bị
o Ghế nha, bàn dụng cụ:
▪ Lau bằng hóa chất khử khuẩn sau mỗi lần điều trị
▪ Xịt dung dịch khử khuẩn sau mỗi buổi làm việc.
o Ống nhổ, đầu xịt hơi: xịt dung dịch khử khuẩn (Novospray, veyrasept...) sau mỗi lần điều trị.
o Máy chụp phim, máy cạo vôi, … cũng phải được lau bằng hóa chất khử khuẩn hằng ngày.
o Mặt bằng làm việc khác: xịt dung dịch khử khuẩn sau mỗi buổi làm việc.
5. Xử lý rác thải y tế
- Chất thải là các vật liệu, vật dụng bị thải bỏ hay những cặn bã tạo thành sau quá trình sử dụng.
- Trong quá trình điều trị nha khoa, các loại chất thải đều có chứa vi khuẩn và có thể là nguồn lây bệnh
cho mọi người.
➔ Do đó, cần phải kiểm soát, xử lý chất thải y tế một cách thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự lây
nhiễm cho nhân viên y tế, bệnh nhân và làm ô nhiễm môi trường xung quanh
- Phân loại các chất thải
o Chất thải lây nhiễm
o Chất thải hóa học nguy hại
o Chất thải phóng xạ
o Bình chứa áp suất
o Chất thải thông thường
- Mã màu sắc
o Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
o Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ.
o Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.
o Màu trắng đựng chất thải tái chế.
- Chất thải lây nhiễm
o Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể
nhiễm khuẩn.
o Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học
của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
o Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét
nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
o Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn
o Dụng cụ sắc nhọn sau khi sử dụng xong phải cho vào bình hoặc chai nhựa có nắp đậy, chai
hoặc bình phải đủ dày để tránh bị đâm thủng
o Sau đó cần được đốt trong các lò đốt chuyên dụng’
- Chất thải thông thường
o Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh
o Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế: Những chất thải này không dính máu,
dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
o Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng
các tông, túi nilon, túi đựng phim.
o Chất thải ngoại cảnh
BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Đại cương
- Định nghĩa
o Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động
tới người lao động.
o Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ.
o Một số bệnh nghề nghiệp không thể chữa khỏi và để lại di chứng.
o Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được
- Trong 47 công việc có ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động nhất, thì các việc liên quan đến
ngành nha khoa đã chiếm đến 5
o 1. Dental Hygienist
o 2. General Dentist
o 4. Dental laboratory technicians
o 5. Dental assistants
o 7. Prosthodontists
- Theo đó, mức độ nguy cơ của nghề nghiệp được xác định theo 6 thông số như:
o 1. Tiếp xúc với nguồn, chất ô nhiễm.
o 2. Tiếp xúc với nguồn/người mang bệnh lây nhiễm.
o 3. Công việc mang tính chất nguy hiểm, môi trường độc hại.
o 4. Tiếp xúc với nguồn bức xạ.
o 5. Nguy cơ bị thương, bị bỏng, cắt, đâm, ...
o 6. Ngồi quá lâu một chỗ.
2. Rối loạn cơ xương khớp
- Định nghĩa
o Rối loạn CXK là rối loạn của các cơ, gân, dây thần kinh ngoại vi hoặc hệ thống mạch máu
không bị gây ra trực tiếp bởi các tình huống khẩn cấp (trượt ngã)
o Bao gồm 3 giai đoạn:
▪ Rối loạn tư thế: Giai đoạn đầu tiên, thường liên quan đến sai tư thế hoặc tư thế mất
cân bằng cơ kéo dài.
▪ Rối loạn chức năng
▪ Rối loạn cấu trúc: Giai đoạn cuối, thường khó điều trị và để lại di chứng không hồi
phục.
- Yếu tố nguy cơ
o Sự lặp lại
▪ Lặp lại hơn 30 động tác/phút
▪ 1 động tác thực hiện quá 50% chu kì
o Lực
▪ Lực cầm nắm và lực bóp
▪ Nguy cơ lớn hơn sự lặp lại
o Tư thế không tự nhiên
▪ Cổ gấp > 30o, thân mình cúi gập
▪ Cổ tay gấp hoặc duỗi > 30o
o Tư thế tĩnh: Tư thế không tự nhiên được duy trì ở trạng thái tĩnh lâu.
o Sự rung: Tỷ lệ xuất hiện tê bì ≈ TG sử dụng máy móc có rung tần cao
o Stress cơ học:
▪ Áp lực do tiếp xúc với bờ góc dụng cụ
▪ Găng tay chật, đồng hồ đeo tay
o Dụng cụ
▪ Dụng cụ cầm tay trong nha khoa có đường kính tay cầm nhỏ
▪ Sự gắng sức quá mức của các cơ nhỏ
o Thời gian nghỉ
▪ Thời gian hồi phục của cơ
▪ 20 phút
- Các kiểu cầm nắm dụng cụ
o Cầm nắm mạnh: cầm chắc một vật trong lòng bàn tay, ngón cái bao quanh vật
o Cầm nắm chính xác: giữ một vật giữa ngón cái và các ngón đối để giúp cảm nhận xúc giác
tinh tế ở các ngón tay và chủ động điều khiển vật.
- Cơ chế của tổn thương
Yếu tố nguy cơ: thời gian, mức độ, tần suất
→ Các triệu chứng (mỏi cơ, mất cân bằng cơ)
→ Thiếu máu cơ/hoại tử cơ và teo cơ
→ Đau, Phản ứng tự vệ của cơ thể
→ Giảm vận động khớp, chèn ép thần kinh, thoái hóa đĩa đệm
→ Các bệnh cơ xương khớp
- Dịch tế học: Tỷ lệ mắc 21 – 85%
o Hội chứng ống cổ tay
o Hội chứng cổ vai cánh tay
o Hội chứng đau thắt lưng
- Các bệnh thường gặp
2.1.Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome)
- Giải phẫu ống cổ tay
- Dịch tễ
o Cộng đồng: 3%
o Nhân viên nha khoa: rất cao
- Nguyên nhân
o Các nguyên nhân bao gồm liên tục uốn cong bàn tay lên, xuống hoặc từ bên này sang bên kia
ở cổ tay và liên tục kẹp chặt một dụng cụ mà không cho các cơ nghỉ ngơi
- Triệu chứng
o Rối loạn cảm giác: Cảm giác châm chích, tê bì, ngứa ran và đau ở ngón cái, ngón trỏ và ngón
giữa
o Thay đổi nhiệt độ
o Thay đổi màu sắc
o Rối loạn vận động
- Nghiệm pháp
o Nghiệm pháp Tinel
o Nghiệm pháp Phalen
o Nghiệm pháp ấn vào ống cổ tay
- Chẩn đoán
o Cơ năng: dị cảm/ giảm cảm giác/ đau/ tê cứng
o Thực thể: Tinel (+)/ Phalen (+)/ Test dẫn truyền thần kinh
2.2.Hội chứng cổ vai cánh tay
- Dịch tễ: 27,6 – 85% trong nhân viên nha khoa
- Nguyên nhân
o Thoái hóa đốt sống cổ (70-80%)
o Thoát vị đĩa đệm (20-25%)
- Lâm sàng
o Hội chứng đốt sống cổ
▪ Đau vùng cổ gáy cấp hay mạn tính
▪ Hạn chế vận động cột sống cổ - dấu hiệu vẹo cổ
▪ Điểm đau cột sống cổ, ấn gai cạnh sống (+)
o Hội chứng rễ thần kinh
▪ Đau vùng cổ gáy lan đến bàn tay
▪ Tăng khi xoay đầu hoặc gập cổ sang bên
▪ Rối loạn vận động, cảm giảm kiểu rễ
▪ Yếu cơ và rối loạn cảm giác: rát bỏng, kiến bò, tê bì vùng vai, cánh tay hoặc ở bàn
tay và các ngón tay
▪ Nghiệm pháp: kéo dãn/ ép
o Hội chứng tủy cổ
▪ Thoát vị đĩa đệm
▪ Tê bì và mất khéo léo hai bàn tay
▪ Đi lại khó khăn, nhanh mỏi
▪ Teo cơ hai tay
▪ Liệt tay ngoại vi, liệt trung ương 2 chân
- Triệu chứng
o Mỏi quá mức vai, cổ và gáy
o Đau vùng cổ, vai và một bên tay
o Tê và nhạy cảm ngón tay, bàn tay
o Lực nắm bàn tay yếu đi
o Vụng về, dễ đánh rơi đồ vật
2.3.Hội chứng đau thắt lưng
- Dịch tễ
o 6,5 – 8% trong cộng đồng
o Nha khoa: Tỷ lệ cao nhất
- Nguyên nhân
o Căng giãn cơ, dây chằng cạnh sống
o Thoái hóa cột sống
o Thoát vị đĩa đệm
o Trượt đốt sống
- Triệu chứng
o Đau xuất hiện đột ngột, kèm co cứng cơ cạnh sống
o Vẹo cột sống
o Ấn đau dọc theo mỏm gai sau hoặc khe liên đốt
o Đau dọc mông lan đến đùi qua cằng chân đến bàn ngón chân
o Tê bì, Lasegue (+)
2.4.Dự phòng
- 1. Tư thế trung tính khi làm việc
- 2. Sử dụng kính phóng đại
- 3. Quan tâm đến đôi tay
- 4. Tập thể dục
- 5. Sắp xếp dụng cụ và thuốc men hợp lý
- 6. Tự nhận biết và kiểm soát yếu tố nguy cơ
3. Bệnh truyền nhiễm
3.1.Viêm gan siêu vi
- Viêm gan B là nguyên nhân chủ yếu của viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên toàn
thế giới
- Tần suất lây nhiễm:
o Tỷ lệ mắc bệnh cao và ngày càng tăng
o Đa số không có triệu chứng lâm sàng
o Phát hiện dựa trên xét nghiệm kháng thể
o Nguy cơ lây nhiễm HBV sau khi kim tiêm có máu dương tính với HBV dao động từ 23%
đến 62%
3.2.HIV/ AIDS
- HIV: Là loại Retrovirus
o Có ái tính với TCD4, monocyte, đại thực bào
o Khả năng né tránh hệ miễn dịch
- AIDS: Acquired ImmunoDeficiency Syndrome
o Bệnh mạn tính do HIV gây ra
o HIV phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch (TCD4)
o Bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng
được
- Quy trình xử lý vết thương
o Với tổn thương da chảy máu:
▪ Để vết thương chảy máu trong vòng 5 – 10 phút.
▪ Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.
▪ Rửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10
hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút
o Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt
▪ Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút
- Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
o Nguy cơ cao
▪ Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều
▪ Máu và các dịch của người bệnh bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ
trước.
o Nguy cơ thấp
▪ Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
▪ Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét.
o Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị
tổn thương
3.3.Lao
- Điều kiện thuận lợi
o Người sống và sinh hoạt chung với bệnh nhân lao phổi AFB (+)
o Người nhiễm HIV/AIDS
o Suy dinh dưỡng
o Đái tháo đường, loét dạ dày và mắc các bệnh mạn tính khác...
o Người tiếp xúc với chất độc
o Nghiện rượu
o Dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

You might also like