BTH BẾN NỌC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

BÀI THU HOẠCH

CHUYẾN ĐI THAM QUAN


ĐỀN BẾN NỌC
Tiểu đội 1 – Nhóm 21 Giảng viên: Nguyễn Văn Tài

TÊN SINH VIÊN: Phạm Gia Bảo


Lê Trần Hoàng Duy
Trần Khánh Duy
Phạm Thế Dương
Nguyễn Tiến Đạt
Nguyễn Tuấn Đạt
Quách Thành Đạt
Lê Minh Đăng
Trần Hải Đăng
Tạ Xuân Đang

Việt Nam ta trải qua hàng ngàn năm trong biển


lửa, bom đạn, non sông biển nước Việt Nam đã
chứng kiến biết bao những anh hùng, chiến sĩ đã ngã
xuống vì Đất Nước vì Độc Lập dân tộc. Đến nay,
Việt Nam ta đã được 48 năm sống trong hoà bình ấm
no nhưng những tàn dư, thương đau của chiến tranh
vẫn còn tồn tại mãi. Là một sinh viên khoa Xây dựng
của Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, có
điều kiện học GDQP&AN và có cơ hội đi đến Đền
Tưởng Niệm Bến Nọc đã giúp cho em hiểu tầm quan
trọng của hiểu rõ lịch sử ta như Bác Hồ đã nói “dân
ta phải biết sử ta” và hơn thế nữa là sự kính trọng, tự
hào về những sự hy sinh ấy.
Đền tưởng niệm Bến Nọc nằm ở đường Lê Văn Việt, phường tăng Nhơn Phú A, quận
9, Thành phố Hồ Chí Minh được Nhà nước cho xây dựng vào năm 200, nhầm ghi nhớ nỗi
đau mà thực dân Pháp đã làm cho đồng bào, chiến sĩ Nam bộ nói chung và thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng đã chịu nỗi đau mất mát vô cùng lớn. Khi có trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách
mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946-1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở TPHCM.

Sau khi di chuyển từ Viện


Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM đến
Đền tưởng niệm khoảng 1km. Đến
nơi điều đầu tiên chúng em thấy là
khuôn viên đền vô cùng rộng và
trang trọng, tôn nghiêm để tưởng
nhớ đến các vị anh hùng, chiến sĩ
đến những người dân vì hai chữ
“Độc lập” mà quên mình, hơn thế
nữa là nơi nhầm phản ánh hay tố
cáo sự tàn ác và hung bạo mà bọn
thực dân mang lại cho Việt Nam ta. Đền nằm giữa một khuôn viên vô cùng rộng với nhiều
cây xanh, trước khi bước vào điện thì chúng em thấy được tượng của các bà mẹ ôm xác con
của mình, ôm những đứa con đã dũng cảm hy sinh, chiến đấu ngoan cường vì Tổ Quốc và đó
cũng phản ánh lên sự tàn ác, hung bạo mang rợn của bợn giặt Pháp. Khi vào điện, chính giữa
là bàn thờ để chúng ta dân hương tưởng nhớ đến vị anh hùng, ở hai bên là dòng chữ “Vì nước
quên thân”. Và tiểu đội 1 vô cùng ấn tượng với hai dòng câu đối:

“Muối mặn sát lòng dân bè lũ ngoại xâm tính thôn đất nước

Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ phần”

Hai câu đối ấy đã nói lên bao nhiêu là sự căm thù, oán hận bọn giặc đã tàn ác giết hại
dân ta. Cũng như ca ngợi và tôn vinh những vị anh hùng, chiến sĩ , đồng bào đã “Vì nước
quên thân”.
Khi chúng em cùng các giảng viên thắp hương tưởng niệm, thì thầy Thanh lên đọc “bức thư
có một không hai- Gửi Lại Người Đang Sống”.Đoạn trích một bức thư được gói kỹ càng đẻ
lại giữa cánh rừng nguyên sinh cạnh 3 bộ hài cốt của ba chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1 ( Trung đội
Ký con, Trung đoàn Binh Giã, Quân giải phóng miền Nam). Bức thư ấy được viết khi 3 chiến
sĩ Vũ, Chí, Dũng đã sức kiệt không thể đi tiếp vì bao ngày chịu đói và bị thương do bọn giặc
thả bom. Khi đọc lá thư ấy chúng em có thể cảm nhận được sự xúc động của thầy Thanh, có
lẽ thầy muốn khóc, khóc vì những sự hy sinh oai hùng của những chàng chiến sĩ, khóc vì dân
ta thời đó phải chịu cảnh bom đạn như thế, hay khóc vì cảm phục những chàng lính khi sắp
không còn nhưng vẫn rất lạc quan. Tiểu đội em cũng thế như thầy có lẽ cảm xúc của tụi em
cũng có phần nào là xúc động và thấy cảm phục và tự hào về những gì mà các chiến sĩ để lại.
Tuy rằng, chỉ được nghe vài dòng của bức thư ấy nhưng đa phần sinh viên chúng em đã hiểu
được những công lao, khổ cực, hy sinh vô cùng to lớn của các chiến sĩ ấy và hơn nữa là sự ghi
nhớ những lời dặn dò của các chiến sĩ đến người đang sống, để sống sao cho không phụ những
gì họ đã hy sinh. Tiếp đó chúng em được giảng viên cho ra bãi cỏ bên cạnh điện để nghe cô
Trang tâm sự. Mặc dù thời tiết lúc đấy có phần ôi bức nhưng cô vẫn đứng đấy tâm sự về chuyện
chiến tranh, cô đã cho tụi em nhưng kiến thức mới về chiến tranh hoặc là ôn lại những kiến
thức ấy. Chung quy lại cô đã giúp tiểu đội e và cũng như các bạn tiểu đội có thêm một góc
nhìn mới về những gì giặc đã đem lại cho Việt Nam ta nói chung và Bến Nọc TPHCM nói
riêng.
Sau khi kết thúc buổi trò chuyện cùng cô Trang, chúng em được đi xem xung quanh đền. Trên
các bức tường của ngôi đền chính có bức phù điêu khắc hoạ những hình ảnh dân ta bị ném
xác xuống cầu Bến Nọc đầy đau thương, không chỉ vậy nơi đây còn lưu giữ những thứ mà
bọn thực dân Pháp dùng để tra tấn và giết hại dân ta.

Những bạn trẻ hiện tại đang ngày càng sa lầy bản thân theo những xu hướng tiêu cực
của đời sống hiện tại mà quên đặt ra cho bản thân câu hỏi "vì sao", càng ngày càng nhiều
người bỏ quên vai trò to lớn của Lịch Sử và giá trị lịch sử đchúng em lại, đó không chỉ đơn
thuần là một bài học, một sự ghi nhớ chi tiết về một sự kiện đặc biệt nào đó trong lịch sử mà
còn là một sự nhắc nhở chiêm nghiệm của bản thân mỗi người trong quá trình hoạt động của
cuộc sống.

Dưới góc nhìn của một


học sinh sống trải nghiệm, Lịch
sử và ý nghĩa của nó dần bị bỏ
qua, thậm chí bị thay thế bởi xã
hội này. Nhưng ít người hiểu
rằng sự tồn tại và phát triển của
chúng ta đều là do sự chuyển
động của Lịch sử: không ai
muốn sự hy sinh của mình mà
không được đền đáp, kể cả
những người lính cũng như những anh hùng. Người anh hùng đã hy sinh ở vùng đất mà chúng
tôi đến thăm này cũng vậy. Từ thuở ấu thơ “Uống nước nhớ nguồn” đã là câu tục ngữ gắn liền
với mỗi người, nhưng thời gian trôi qua, người ta ngày càng thờ ơ với công lao to lớn của các vị
anh hùng dân tộc. Một sự hy sinh không gì có thể đo lường được. Chuyến thăm này nhắc nhở tôi
về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử.

You might also like